Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình theo Nghị định 15/2013/NĐ-CP

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng

Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/2013 và thay thế: 1. Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004, 2. Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ và 3. Khoản 4 Điều 13, Điều 18 và Điều 30 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ. Các quy định trước đây của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ. Tải Nghị định Link 1 hoặc Link 2.

Chủ đề này thảo luận, tìm hiểu về nội dung tại Chương III Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình.
Điều 17. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình
Điều 18. Trách nhiệm của chủ đầu tư
Điều 19. Trách nhiệm của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
Điều 20. Tổ chức thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế xây dựng công trình sau thiết kế cơ sở
Điều 21. Thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng
Điều 22. Thay đổi thiết kế xây dựng công trình

Đề nghị các bạn Thảo luận mang tính xây dựng, tích cực, học hỏi và cầu thị.
Chúc các bạn sức khỏe, thành công.
 

trongtai

Thành viên rất năng động
Tham gia
1/3/08
Bài viết
102
Điểm thành tích
18
Tuổi
36
Theo em Nghị định này quy định tại điều 21 thì Chủ đầu tư chỉ phải gửi hồ sơ sau TKCS tới các cơ quan quản lý để thẩm tra thì toàn các công trình to ví dụ như "đường bộ từ cấp III trở lên". Vậy "đường bộ từ cấp III trở xuống" thì không phải gửi và các Sở cũng không thẩm tra. Chắc tư vấn được làm :).
 

Xe Dap Oi

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
22/8/08
Bài viết
673
Điểm thành tích
63
Thẩm tra, thẩm định thiết kế

Tôi thấy trong nghị định này có mục về công tác thẩm tra sau khi tham gia ý kiến thiết kế cơ sở của Sở, liệu thế này có kỹ quá không khi mà thiết kế cơ sở đã là xương sống để các chủ đầu tư thiết kế bước tiếp theo.
Năng lực và con người của Sở có đủ để thẩm tra với khối lượng lớn trên địa bàn tỉnh không? Mặc dù trong nghị định có cho phép nếu SXD không đủ năng lực thì chỉ định đơn vị thẩm tra bên ngoài.
Vậy thì vẫn là thế không khác hơn và khá hơn mà lại sinh ra chậm thủ tục, điều này có thể khiến cho bộ máy Nhà nước thêm cồng kềnh. Theo tôi thì Sở Xây dựng địa phương chỉ nên dừng lại ở việc làm tốt công tác tham gia thiết kế cơ sở là tiền đề xuyên suốt của công trình và dự án. Không nên tiếp tục thẩm tra (mặc dù nghị định ra rồi)...
 

phugiang2007

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
31/1/08
Bài viết
181
Điểm thành tích
63
Tuổi
43
1. Tại Bác đọc chưa kỹ hay sao chứ NĐ15 quy định chỉ những cái to mới đến Sở, đối với công trình tư nhân thì cái nào 07 tầng trở lên mới vào Sở cơ mà.
3. Mình làm công tác thẩm định nhiều năm nên gặp nhiều vấn đề dạng này lắm. Ông Ban QL làm chậm, thiết kế kém, kết quả thẩm định yêu cầu sửa, TK sửa không kịp dẫn đến trể nải, UBND TP khiển trách CĐT thế là các anh ấy đổ cho Sở làm chậm, người thực hiện bị khiển trách khi đó lấy hồ sơ ra thì có hai bộ trước, sau khi sửa và có cả biên bản nghiệm thu hồ sơ (lần sau) của CĐT nên thoát. Nay thì hồ sơ chưa nghiệm thu, mình thẩm định xong bảo nó sửa, về thì nó cũng sửa nhưng đến tám tháng mới xong nó chả nộp thẩm định lại mà còn tâu với UBND là mình làm khó, nhưng nội dung mình kêu nó sửa là vô lý (vì nó đã sửa rồi) còn cái bộ nằm ở sở là cái bộ nháp, chưa được thừa nhận mà!
Tóm lại, tại sao không nghiệm thu trước rồi hãy thẩm đinh sau cho nó phù hợp với logic vì:
- Việc nghiệm thu là việc của CĐT và nhà thầu tư vấn. Nội dung nghiệm thu thực hiện theo hợp đồng dân sự đã ký giữa các bên. Việc này chả liên quan gì đến công tác QLNN cả. Nghiệm thu để còn thanh toán cho người ta chứ chả nhẽ lại bắt nhà thầu chờ cái ông QLNN nữa hay sao (tư vấn làm sai tư vấn chịu theo hợp đồng, NĐ15 cũng cho phép Tư vấn bảo lưu kết quả nữa cơ mà). Giả sử trường hợp KQ thẩm định bảo sửa, tư vấn không sửa thì CĐT không nghiệm thu, không trả tiền hay sao ?
- Việc thẩm định xong mới được nghiệm thu sẽ làm phát sinh vấn đề xã hội giữa tư vấn và cơ quan quản lý, đây là điều hoàn toàn không tốt, dề nảy sinh tiêu cực;
- Nếu bước nghiệm thu thực hiện sau khi có kết quả thẩm định của cơ quan QLNN thì nảy sinh vấn đề mức độ khuyến cáo trong thẩm định như thế nào thì mới được nghiệm thu? Ông CĐT có nghề thì không sao, gặp ông tay mơ, ông ấy cứ vác hồ sơ chạy tới, chạy lui chỉnh sửa báo cáo thẩm định (thẩm tra) cho đẹp mới dám nghiệm thu thì toi mất, biết bao giờ mới xong.
.......
Chả hiểu sao lại quy định như thế này. Rất vô lý (tôi cá là cuối cùng Bộ sẽ sửa nội dung này).
 

phugiang2007

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
31/1/08
Bài viết
181
Điểm thành tích
63
Tuổi
43
Tôi thấy trong nghị định này có mục về công tác thẩm tra sau khi tham gia ý kiến thiết kế cơ sở của Sở, liệu thế này có kỹ quá không ...
Tôi cũng nghĩ thế, bước thẩm định TKCS nên bỏ cho rồi. Quy chuẩn, tiêu chuẩn đầy ra đó nay chỉ cần có thêm dịch vụ công về thông tin quy hoạch là tư vấn làm được rồi. Việc kiểm soát nên lồng gép trong giai đoạn thẩm tra của Sở luôn cho gọn (nói thật NĐ52 trước đây xem ra chuẩn quá rồi). Giải pháp hiện nay dường như là giải pháp ôn hòa giữa nhóm soạn thảo NĐ16, 112, 12 và nhóm soạn thảo NĐ15 thì phải. Không nhẽ phủ định hết sao:D
 
Last edited by a moderator:

thongktnl

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
30/6/08
Bài viết
344
Điểm thành tích
43
1. Tại Bác đọc chưa kỹ hay sao chứ NĐ15 quy định chỉ những cái to mới đến Sở, đối với công trình tư nhân thì cái nào 07 tầng trở lên mới vào Sở cơ mà.
3. Mình làm công tác thẩm định nhiều năm nên gặp nhiều vấn đề dạng này lắm. Ông Ban QL làm chậm, thiết kế kém, kết quả thẩm định yêu cầu sửa, TK sửa không kịp dẫn đến trể nải, UBND TP khiển trách CĐT thế là các anh ấy đổ cho Sở làm chậm, người thực hiện bị khiển trách khi đó lấy hồ sơ ra thì có hai bộ trước, sau khi sửa và có cả biên bản nghiệm thu hồ sơ (lần sau) của CĐT nên thoát. Nay thì hồ sơ chưa nghiệm thu, mình thẩm định xong bảo nó sửa, về thì nó cũng sửa nhưng đến tám tháng mới xong nó chả nộp thẩm định lại mà còn tâu với UBND là mình làm khó, nhưng nội dung mình kêu nó sửa là vô lý (vì nó đã sửa rồi) còn cái bộ nằm ở sở là cái bộ nháp, chưa được thừa nhận mà!
Tóm lại, tại sao không nghiệm thu trước rồi hãy thẩm đinh sau cho nó phù hợp với logic vì:
- Việc nghiệm thu là việc của CĐT và nhà thầu tư vấn. Nội dung nghiệm thu thực hiện theo hợp đồng dân sự đã ký giữa các bên. Việc này chả liên quan gì đến công tác QLNN cả. Nghiệm thu để còn thanh toán cho người ta chứ chả nhẽ lại bắt nhà thầu chờ cái ông QLNN nữa hay sao (tư vấn làm sai tư vấn chịu theo hợp đồng, NĐ15 cũng cho phép Tư vấn bảo lưu kết quả nữa cơ mà). Giả sử trường hợp KQ thẩm định bảo sửa, tư vấn không sửa thì CĐT không nghiệm thu, không trả tiền hay sao ?
- Việc thẩm định xong mới được nghiệm thu sẽ làm phát sinh vấn đề xã hội giữa tư vấn và cơ quan quản lý, đây là điều hoàn toàn không tốt, dề nảy sinh tiêu cực;
- Nếu bước nghiệm thu thực hiện sau khi có kết quả thẩm định của cơ quan QLNN thì nảy sinh vấn đề mức độ khuyến cáo trong thẩm định như thế nào thì mới được nghiệm thu? Ông CĐT có nghề thì không sao, gặp ông tay mơ, ông ấy cứ vác hồ sơ chạy tới, chạy lui chỉnh sửa báo cáo thẩm định (thẩm tra) cho đẹp mới dám nghiệm thu thì toi mất, biết bao giờ mới xong.
.......
Chả hiểu sao lại quy định như thế này. Rất vô lý (tôi cá là cuối cùng Bộ sẽ sửa nội dung này).

1. Bác ơi, thời buổi giờ thì công trình tư nhân 7 tầng đầy rẫy và ko đc coi là to nữa roài (hì, nói thế thôi chứ chỉ xét mấy TP to thôi nhé); ngoài ra còn những cái như mình nói: đường dây và trạm 10;22;35 KV thì xã nào, huyện nào chả có, rồi chiếu sáng, cây xanh, cấp thoát nước cấp III cũng đưa vào. Sở mà ôm hết thì ko biết làm đến bao giờ mới hết việc (làm đúng và có trách nhiệm nhé). Với năng lực của các Sở địa phương bây giờ, mà làm hết được từng ấy công việc thì ko chỉ mình, mà hầu hết các thành viên trên diễn đàn này chả ai tin cả; vả lại làm như thế có quá thừa và gây rườm rà thủ tục, gây khó khăn cho các CĐT tư nhân và TVTK.
3. Như bác nói các trường hợp bác gặp công nhận ông CĐT to gan, dám đổ lỗi oan cho cả Sở (đổ cho ông chuyên viên còn ổn, nhưng Sở còn mấy sếp, các ông ấy làm loạn thế ko sợ sau này bị dính đòn lại à).
Còn như điều bác lo, như vậy càng làm tăng trách nhiệm của mấy ông Sở. Các ông ấy ra văn bản thẩm tra, nếu sau 1 thời gian (vài tuần hoặc 1 tháng) không thấy phản hồi từ CĐT, Tư vấn thiết kế thì có thể phát văn bản giục tiến độ, nếu không được thì có văn bản báo cáo cấp trên (UBND tỉnh), ko để trường hợp CĐT lờ đi thì Sở cũng cho qua được. Còn vấn đề nghiệm thu như mình đã đưa ra, sau khi CĐT thuê thẩm tra xong nghiệm thu 70% thôi, còn 30% để chờ khi cơ quan QLNN thẩm tra xong tính tiếp, vừa tránh được việc rũ bỏ trách nhiệm của Tư vấn, vừa hạn chế được nảy sinh tiêu cực khi cơ quan QLNN làm khó tư vấn.
 
Last edited by a moderator:

thongktnl

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
30/6/08
Bài viết
344
Điểm thành tích
43
Các bác ơi, trong Nghị định này không thấy nói về tham gia ý kiến Thiết kế cơ sở của cơ quan QLNN, điều 21 chỉ nói về việc thẩm tra của cơ quan QLNN đối với hồ sơ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở, hay em chưa đọc kỹ nhỉ?
 
L

lestrong

Guest
1. Tại Bác đọc chưa kỹ hay sao chứ NĐ15 quy định chỉ những cái to mới đến Sở, đối với công trình tư nhân thì cái nào 07 tầng trở lên mới vào Sở cơ mà.
3. Mình làm công tác thẩm định nhiều năm nên gặp nhiều vấn đề dạng này lắm. Ông Ban QL làm chậm, thiết kế kém, kết quả thẩm định yêu cầu sửa, TK sửa không kịp dẫn đến trể nải, UBND TP khiển trách CĐT thế là các anh ấy đổ cho Sở làm chậm, người thực hiện bị khiển trách khi đó lấy hồ sơ ra thì có hai bộ trước, sau khi sửa và có cả biên bản nghiệm thu hồ sơ (lần sau) của CĐT nên thoát. Nay thì hồ sơ chưa nghiệm thu, mình thẩm định xong bảo nó sửa, về thì nó cũng sửa nhưng đến tám tháng mới xong nó chả nộp thẩm định lại mà còn tâu với UBND là mình làm khó, nhưng nội dung mình kêu nó sửa là vô lý (vì nó đã sửa rồi) còn cái bộ nằm ở sở là cái bộ nháp, chưa được thừa nhận mà!
Tóm lại, tại sao không nghiệm thu trước rồi hãy thẩm đinh sau cho nó phù hợp với logic vì:
- Việc nghiệm thu là việc của CĐT và nhà thầu tư vấn. Nội dung nghiệm thu thực hiện theo hợp đồng dân sự đã ký giữa các bên. Việc này chả liên quan gì đến công tác QLNN cả. Nghiệm thu để còn thanh toán cho người ta chứ chả nhẽ lại bắt nhà thầu chờ cái ông QLNN nữa hay sao (tư vấn làm sai tư vấn chịu theo hợp đồng, NĐ15 cũng cho phép Tư vấn bảo lưu kết quả nữa cơ mà). Giả sử trường hợp KQ thẩm định bảo sửa, tư vấn không sửa thì CĐT không nghiệm thu, không trả tiền hay sao ?
- Việc thẩm định xong mới được nghiệm thu sẽ làm phát sinh vấn đề xã hội giữa tư vấn và cơ quan quản lý, đây là điều hoàn toàn không tốt, dề nảy sinh tiêu cực;
- Nếu bước nghiệm thu thực hiện sau khi có kết quả thẩm định của cơ quan QLNN thì nảy sinh vấn đề mức độ khuyến cáo trong thẩm định như thế nào thì mới được nghiệm thu? Ông CĐT có nghề thì không sao, gặp ông tay mơ, ông ấy cứ vác hồ sơ chạy tới, chạy lui chỉnh sửa báo cáo thẩm định (thẩm tra) cho đẹp mới dám nghiệm thu thì toi mất, biết bao giờ mới xong.
.......
Chả hiểu sao lại quy định như thế này. Rất vô lý (tôi cá là cuối cùng Bộ sẽ sửa nội dung này).

Như trước đây Bên em thì cứ ra Báo cáo thẩm định khuyến cáo CDT, còn ông ấy có làm theo Báo cáo thẩm định hay không do ông ấy tự quyết định, sau này có Thanh kiểm tra thì em cũng có cái BC thẩm định chống lưng rồi.
Theo tinh thần của Nghị định mới về công tác thẩm tra thẩm định em có mấy thắc mắc sau:
1. Trường hợp Cơ quan quản lý nhà nước đồng thời là Chủ đầu tư (ví dụ các công trình giao thông được UBND tỉnh giao Sở GTVT làm Chủ đầu tư - đồng thời theo phân cấp quản lý Sở GTVT cũng là Sở quản lý chuyên ngành giao thông), vậy:
- Có cần phải thông qua bước thẩm tra của Sở GTVT nữa không? Vì Sở GTVT là Chủ đầu tư thì chắc chắn phải làm công tác thẩm định phê duyệt TKKT (KTBVTC) - DT rồi.
- Giả sử vẫn phải làm động tác thẩm tra, vậy sau khi ra Báo cáo thẩm tra thì Báo cáo cho ai? (mình làm Chủ đầu tư rồi, ra báo cáo thẩm tra cho mình lại à?)
(Theo em cái này phải quy định rõ trong Thông tư hướng dẫn của BXD)
2. Trường hợp Chủ đầu tư không là cơ quan quản lý chuyên ngành:
- Theo hướng dẫn tại Điều 17 về trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình tại Mục 4 ghi thế này:
4. Thẩm định thiết kế của chủ đầu tư, thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc của tổ chức tư vấn (nếu có).
Vậy:
+ Chủ đầu tư thẩm định thiết kế trước, sau đó lại gửi HS cho cơ quan quản lý chuyên ngành thẩm tra? Không biết em hiểu như vậy có chính xác không? Nếu thật sự như vậy thì Nghị định 15 lại càng rườm rà thêm cho công tác quản lý dự án rồi.
+ Hoặc theo cách nghĩ khác, ở bước này Chủ đầu tư không thuê tư vấn thẩm tra HS mà sau khi kiểm tra hồ sơ theo hướng dẫn tại tiết a, b Mục 1, Điều 20 về Tổ chức thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế xây dựng công trình sau thiết kế cơ sở sẽ gửi thẳng HS chưa qua thẩm tra thiết kế cho cơ quan quản lý chuyên ngành thẩm tra (Cơ quan quản lý NN chuyên ngành sẽ thẩm tra khi có đủ năng lực hoặc thuê tư vấn ngoài làm). Sau khi có Báo cáo thẩm tra của cơ quan quản lý chuyên ngành gửi Báo cáo cho Chủ đầu tư thẩm định phê duyệt. Theo ý suy nghĩ này em thấy nó thuận hơn, nhưng không biết có chính xác không, mong các anh chị tham gia ý kiến dùm.
+ Hoặc 1 ý khác Chủ đầu tư vẫn thuê tư vấn thẩm tra HS, sau đó gửi BC thẩm tra của tư vấn và HS cho cơ quan quản lý nhà nước thẩm tra tiếp nữa (theo tinh thần tại tiết đ, Mục 1, Điều 20 về Tổ chức thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế xây dựng công trình sau thiết kế cơ sở)? Cơ quan quản lý chuyên ngành sau khi xem xét ra tiếp 1 BC thẩm tra nữa?

Nghị định mới ra khá nóng hổi, tuy nhiên chưa rành mạch lắm, qua thảo luận thế này tôi hy vọng sẽ đúc kết được các ý hay sau này thực hiện cho đúng, mời các đồng nghiệp, các anh chị tham gia thêm ạ.
 

binh253

Thành viên mới
Tham gia
25/9/12
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
33
Thẩm tra, thẩm định thiết kế

Khi cơ quan QLNN thẩm định xong thì CĐT mới nghiệm thu là đúng rồi. Khi đó, TVTK mới sửa hồ sơ khi nào được cơ quan QLNN đóng dấu thẩm định thì mới có cơ sở thanh toán chứ, chẳng lẽ thả gà ra đuổi ah!
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Thẩm tra, thẩm định thiết kế

Tôi thắc mắc 1 số nội dung, cần anh chị giúp đỡ:
1. Trong mục 2 Điều 20. Tổ chức thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế xây dựng công trình sau thiết kế cơ sở, theo tôi hiểu thì người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế BVTC với thiết kế 1 bước và CĐT phê duyệt thiết kế BVTC với thiết kế 2, 3 bước?
2. Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công cùng với Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình đối với trường hợp thực hiện thiết kế 1 bước; chủ đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật (trong trường hợp thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (trong trường hợp thiết kế 2 bước) hoặc thiết kế khác triển khai sau thiết kế cơ sở. Nội dung phê duyệt thiết kế theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
Người phê duyệt thiết kế phải căn cứ vào kết quả thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền, kết quả thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan để phê duyệt thiết kế.
2. Cơ quan QLNN không thẩm tra khối lượng, dự toán khảo sát?
Mong anh chị góp ý.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Tôi thắc mắc 1 số nội dung, cần anh chị giúp đỡ:
1. Trong mục 2 Điều 20. Tổ chức thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế xây dựng công trình sau thiết kế cơ sở, theo tôi hiểu thì người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế BVTC với thiết kế 1 bước và CĐT phê duyệt thiết kế BVTC với thiết kế 2, 3 bước?
Tôi lại hiểu khác:
- Theo NĐ15 thì:
(1) Thiết kế BVTC trong trường hợp TK 3 bước không phải thẩm định và phê duyệt; chỉ phải thẩm định và phê duyệt thiết kế BVTC trong trường hợp TK 1 bước hoặc 2 bước (Quy định trước đây: Thiết kế BVTC khi TK 1, 2 hay 3 bước đều phải được thẩm định và phê duyệt)
(2) CĐT có trách nhiệm tổ chức thẩm định TKKT (TK 3 bước), thiết kế BVTC (TK 1, 2 bước).
(3) Trách nhiệm phê duyệt thiết kế:
+ CĐT phê duyệt TKKT (TK 3 bước) và thiết kế BVTC (TK 2 bước) và các TK khác sau TKCS
+ Người QĐĐT có trách nhiệm phê duyệt thiết kế BVTC (TK 1 bước) cùng với phê duyệt BCKTKT (Giống quy định trước đây)
(4) TK BVTC (trong mọi trường hợp TK 1, 2 hay 3 bước) đều phải được CĐT (hoặc người đại diện CĐT) xác nhận trước khi thi công.

2. Cơ quan QLNN không thẩm tra khối lượng, dự toán khảo sát???
Tôi hiểu rằng theo NĐ15 thì:
(1) Công tác khảo sát phục vụ thiết kế giao cho CĐT chịu trách nhiệm hoàn toàn, cơ quan QLNN không phải thẩm định "Nhiệm vụ khảo sát" và "Phương án kỹ thuật khảo sát" mà CĐT phê duyệt là đủ.
(2) Cơ quan QLNN chỉ thẩm tra thiết kế đối với một số công trình được quy định.
 

hoan_baola

Thành viên mới
Tham gia
22/10/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
3
Tuổi
39
Theo tôi trả lại vai trò Thẩm tra Thiết kế cho Sở Xây dựng thì chắc chắn yên tâm hơn về chất lượng thiết kế (tất nhiên thủ tục hành chính sẽ mệt lắm, nhiêu khê lắm). Tuy nhiên, với rất nhiều dự án (trong đó có dự án của chúng tôi đang thực hiện) để đầy đủ hồ sơ để Sở Xây dựng thẩm tra thì còn dài lắm. Nghị định số 12/2009 giao quyền quá lớn cho Chủ đầu tư nên khâu phê duyệt TKKT và TK BVTC rất "nhộm nhoạm". Thanh tra sở XD (số 2 ngõ Bà Triệu) và Phòng Quản lý cấp phép của Sở Xây dựng sẽ lại rất nhộn nhịp "giá thuê ghế ngồi" lại nhảy vọt :)).
 

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
39
Website
www.giaxaydung.vn
Mình với tư cách là 1 kỹ sư Thủy lợi thì thấy có những điểm khác biệt sau:

1. Công trình thủy lợi được gọi chung là Công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tất cả công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ được sở quản lý chuyên ngành thẩm tra trừ công trình thuộc khoản a điều 21.
Theo mình điều này là tốt vì như thế chất lượng hồ sơ thiết kế sẽ tăng lên vì bản chất những công trình thủy lợi mang tính đặc thù cao nên giao cho sở chuyên ngành sẽ tốt hơn. Chi cục thủy lợi sẽ thể hiện được chức năng của mình.

2. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước không đủ điều kiện để thẩm tra thì thuê hoặc chỉ định tổ chức tư vấn, cá nhân đủ điều kiện để thẩm tra thiết kế. Sở chuyên ngành sẽ có trách nhiệm thẩm tra toàn bộ công trình thuộc chuyên ngành mình quản lý.

Theo mình thì phải có sửa đổi trong việc cấp chứng chỉ hành nghề vì hiện nay công chức không được cấp chứng chỉ hành nghề mà không có chứng chỉ thì sao có đủ năng lực để thẩm tra.

3. Cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra công tác nghiệm thu. Công trình ai làm chủ đầu tư không cần biết nhưng nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng phải qua sở chuyên ngành hết.

Tóm lại là: Rút bớt quyền của chủ đầu tư và giao cho Cơ quan quản lý nhà nước.
 

Ks.TranNgocHai

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
27/5/12
Bài viết
159
Điểm thành tích
43
Mình với tư cách là 1 kỹ sư Thủy lợi thì thấy có những điểm khác biệt sau:

1. Công trình thủy lợi được gọi chung là Công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tất cả công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ được sở quản lý chuyên ngành thẩm tra trừ công trình thuộc khoản a điều 21.
Theo mình điều này là tốt vì như thế chất lượng hồ sơ thiết kế sẽ tăng lên vì bản chất những công trình thủy lợi mang tính đặc thù cao nên giao cho sở chuyên ngành sẽ tốt hơn. Chi cục thủy lợi sẽ thể hiện được chức năng của mình.

2. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước không đủ điều kiện để thẩm tra thì thuê hoặc chỉ định tổ chức tư vấn, cá nhân đủ điều kiện để thẩm tra thiết kế. Sở chuyên ngành sẽ có trách nhiệm thẩm tra toàn bộ công trình thuộc chuyên ngành mình quản lý.

Theo mình thì phải có sửa đổi trong việc cấp chứng chỉ hành nghề vì hiện nay công chức không được cấp chứng chỉ hành nghề mà không có chứng chỉ thì sao có đủ năng lực để thẩm tra. .

3. Cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra công tác nghiệm thu. Công trình ai làm chủ đầu tư không cần biết nhưng nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng phải qua sở chuyên ngành hết.

Tóm lại là : Rút bớt quyền của chủ đầu tư và giao cho Cơ quan quản lý nhà nước.
Các bác hiểu 2 từ " Thuê " hoặc " Chỉ Định " như thế nào?
Theo tôi Thuê: Đơn Vị tư vấn kí HD với QLNN
Chỉ định: Đơn vị tư vấn được QLNN chỉ định kí HD với CDT
Hiểu vậy đúng không ạ?
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Gửi bởi malsoni810
...Sở chuyên ngành sẽ có trách nhiệm thẩm tra toàn bộ công trình thuộc chuyên ngành mình quản lý.

...nhưng nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng phải qua sở chuyên ngành hết.
Theo mục 2 điều 45, Sở chuyên ngành chủ trì và phối hợp với Sở Xây dựng. Và cũng nêu rõ, Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối.
Nên có làm thì nhớ gọi anh Sở Xây dựng nữa nhé :D
 

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
39
Website
www.giaxaydung.vn
Các bác hiểu 2 từ " Thuê " hoặc " Chỉ Định " như thế nào?
Theo tôi Thuê: Đơn Vị tư vấn kí HD với QLNN
Chỉ định: Đơn vị tư vấn được QLNN chỉ định kí HD với CDT
Hiểu vậy đúng không ạ?
Theo em thì nếu cơ quan QLNN không đủ năng lực để thẩm tra thiết kế thì sẽ trực tiếp ký hợp đồng với tổ chức tư vấn hoặc cá nhân có đủ năng lực để thực hiện chứ không phải là chỉ định để ký với CĐT vì theo nghị định 15/2013/NP-CP đã nói.

Điều 21 :
1. Chủ đầu tư phải gửi hồ sơ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở.... tới cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng để thẩm tra....

3. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước không đủ điều kiện để thẩm tra thì cơ quan này được thuê hoặc chỉ định tổ chức tư vấn, cá nhân đủ điều kiện để thẩm tra thiết kế. Sở chuyên ngành sẽ có trách nhiệm thẩm tra toàn bộ công trình thuộc chuyên ngành mình quản lý.

Tóm lại: Khâu thẩm tra thiết kế là của cơ quan QLNN, đủ năng lực thì họ làm, không đủ thì trực tiếp thuê.
Xin lỗi anh vì bài dưới em trích dẫn thiếu 3 từ rất quan trọng "cơ quan này " nên gây thắc mắc cho anh.
 

Ks.TranNgocHai

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
27/5/12
Bài viết
159
Điểm thành tích
43
Đầu tiên em xin kính chúc anh Hải cùng gia đình sang năm mới có được mọi điều tốt đẹp nhất. Hy vọng sớm gặp lại để được cụng ly với anh ạ.

Theo em thì nếu cơ quan QLNN không đủ năng lực để thẩm tra thiết kế thì sẽ trực tiếp ký hợp đồng với tổ chức tư vấn hoặc cá nhân có đủ năng lực để thực hiện chứ không phải là chỉ định để ký với CĐT vì theo nghị định 15/2013/NP-CP đã nói



Tóm lại : Khâu thẩm tra thiết kế là của cơ quan QLNN, đủ năng lực thì họ làm, không đủ thì trực tiếp thuê.
Xin lỗi anh vì bài dưới em trích dẫn thiếu 3 từ rất quan trọng " cơ quan này " nên gây thắc mắc cho anh.

Ý tui nói cái từ "Thuê" hoặc "Chỉ định" ấy. Đó là 2 cách thực hiện khác nhau. Anh thuê thì rõ ràng rồi, còn chỉ định ví dụ như tôi chỉ định malsoni thì ai trả tiền cho malsoni?
 

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
39
Website
www.giaxaydung.vn
Tại Nghị định số 112/2009/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình định cũng quy định cụ thể điều kiện để cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng. Chứng chỉ này do giám đốc sở xây dựng cấp. Cá nhân là công chức đang làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước có liên quan đến quản lý chi phí xây dựng đáp ứng đủ điều kiện sẽ được cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng. Theo đó, cán bộ công chức nhà nước đã đủ năng lực để thẩm tra kỹ thuật dự toán của các công trình (theo mình nghĩ từ thẩm tra nên thay bằng từ thẩm định ở cơ quan nhà nước mới đúng nghĩa). Chỉ có các loại như chứng chỉ Tư vấn giám sát... thì cán bộ công chức mới không được cấp và việc này không bị chi phối bởi Nghị định 15/CP mới ban hành này.
Có 1 điều là ở bảng Phụ lục phân loại, phân cấp công trình xây dựng trong Nghị định 15/CP thì công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm cả công trình Thủy lợi và công trình lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, chăn nuôi. Như vậy khi xin cấp chứng chỉ Tư vấn giám sát các loại công trình này thì sẽ nên ghi rõ ràng là công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong đó sẽ đóng mở ngoặc là (thủy lợi hoặc thủy sản hoặc diêm nghiệp...).:)

- Ks.thanhtan nên xem lại quy định về Điều kiện năng lực của chủ trì thẩm tra thiết kế xây dựng công trình và tổ chức tư vấn khi thẩm tra thiết kế xây dựng công trình trong nghị định 12/2009/NĐ-CP để xem có bị nghị định 15/2013/NĐ-CP chi phối hay không?

- Theo mình tinh thần của NĐ 15/2013/NP-CP đã rất rõ là chuyển khâu thẩm tra thiết kế về cho cơ quan QLNN chuyên ngành nhằm đảm bảo chất lượng của hồ sơ thiết kế. Việc thẩm định, phê duyệt thiết kế - dự toán vẫn là trách nhiệm của chủ đầu tư (điều 18)

- Việc cấp chứng chỉ hành nghề đối với Công trình thủy lợi mà nay sẽ là công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn hay các ngành khác trước giờ phải ghi rõ loại hình chuyên môn của người được cấp chứng chỉ chứ không phải NĐ 15/2013/NP-CP ra mới phải lưu ý điều này.

- Việc mọi người lo là khi cơ quan QLNN có đủ năng lực để thực hiện các việc được NĐ 15/2013/NP-CP giao hay không thì theo mình điều này không có gì phải lo ngại. Ban đầu không đủ năng lực thì có quyền thuê tư vấn thực hiện, dần dần sẽ bổ sung năng lực để tự thực hiện.
 

tbthanh

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
28/2/08
Bài viết
23
Điểm thành tích
3
Tuổi
46
- Theo mình tinh thần của NĐ 15/2013/NP-CP đã rất rõ là chuyển khâu thẩm tra thiết kế về cho cơ quan QLNN chuyên ngành nhằm đảm bảo chất lượng của hồ sơ thiết kế. Việc thẩm định, phê duyệt thiết kế - dự toán vẫn là trách nhiệm của chủ đầu tư (điều 18).

Không đúng lắm! CQNN chỉ thẩm tra những tiêu chuẩn "chủ yếu" của vốn # NSNN thôi còn CĐT vẫn phải làm "thẩm tra" các phần khác.
 
Last edited by a moderator:

phuongnam164

Thành viên rất năng động
Tham gia
13/10/09
Bài viết
114
Điểm thành tích
18
Trong Nghị định 15/2013 em không hiểu về khái niệm thẩm trathẩm định. E thấy đối với các cơ quan QLNN có lúc dùng khái niệm thẩm tra, có lúc lại dùng thẩm định. Cụ thể thế nào nhờ các anh/chị/em giải thích giúp.

Trước đây em vẫn làm như sau: Thiết kế + thẩm tra (CĐT thuê Cty tư vấn làm) + thẩm định (cơ quan nhà nước thẩm định lại ở chỗ em là phòng tài chính để cho báo cáo kinh tế kỹ thuật). Vậy cho em hỏi sau khi NĐ 15 ra thì vẫn như thế hay là phải thay đổi?
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top