Hỏi Về bảo đảm thực hiện hợp đồng.

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
Trong 1 số bản dự thảo hợp đồng gần đây , mình thấy ở Điều khoản về các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng có ghi :
Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng :
- Bên nhà thầu ( bên B) phải có đảm bảo thực hiện hợp đồng được cung cấp bởi 1 tổ chức tín dụng được bên giao thầu ( bên A) chấp nhận.
- Giá trị bảo đảm thực hiện bằng 10% giá trị hợp đồng.
- Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được giải toả dần theo khối lượng thực hiện tương ứng của bên B.

Theo các bạn quy định như vậy ( gạch đầu dòng thứ 3) có phù hợp các quy định hiện hành không ?
 
L

lestrong

Guest
Trong 1 số bản dự thảo hợp đồng gần đây , mình thấy ở Điều khoản về các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng có ghi :


Theo các bạn quy định như vậy ( gạch đầu dòng thứ 3) có phù hợp các quy định hiện hành không ?

Rất hay và thực tế. Với những gói thầu nhỏ thì ko sao còn với những gói thầu có giá trị lớn thì 10% giá trị của gói thầu quả là ko lớn. Trong tình hình giá trị lãi xuất của Ngân hàng cho vay ngày càng tăng như hiện nay thì việc giải phóng giá trị bảo đảm thực hiện theo khối lượng thực hiện của nhà thầu là 1 yêu cầu rất thực tế của nhà thầu.
Luật yêu cầu giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng tương ứng với giá trị hợp đồng được ký kết, như vậy, nếu muốn giải tỏa dần tiền bảo đảm thực hiện hợp đồng thì cứ sau mỗi bận nghiệm thu khối lượng thực hiện CDT và Nhà thầu lại xác định lại khối lượng và giá trị còn lại tương ứng và ký hợp đồng lại với khối lượng và giá trị còn lại đó để xác định giá trị bảo đảm hợp đồng tương ứng. (vây có rườm rá quá ko nhỉ?)
Em nghĩ đây là 1 tình huống hay, mời cả nhà góp ý cùng anh Hungvina16.
 

sunyal

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
16/12/07
Bài viết
87
Điểm thành tích
18
Vâng, đúng là như vậy các Bác ạh!
Trong mẫu "Hợp đồng thi công xây lắp" (mẫu mới) có nói rõ điều này. Vùa rồi em làm ĐATN nên có tìm hiểu. (tiếc là máy tính của em đang có sự cố nên không Up mẫu HĐ ấy lên chính xác đựoc)
"giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng giảm dần theo khối luợng công việc thực hiẹn đuợc nghiệm thu". Sau mỗi lần thanh toán thì hai bên xác định lại giá trị của bảo đảm thực hiện hợp đồng trên cơ sở khối luợng công việc còn lại.
Nếu NT nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng bằng tiền mặt thì tại mỗi lần thanh toán khối luợng công việc nghiệm thu , NT sẽ đựoc hoàn laị 1 khoản bảo đảm thực hiện hợp đồng theo khối luợng công việc đã hoàn thành(tính theo % GTTHHĐ)
Nếu NT nộp bảo đảm bằng hình thức thư bảo lãnh của Ngân hàng thì trên cơ sở khối luợng công việc nghiệm thu đựoc thanh toán ở mỗi lần thanh toán , hai bên sẽ kí xác nhận lại giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
 
M

minhtuong

Guest
Trong 1 số bản dự thảo hợp đồng gần đây , mình thấy ở Điều khoản về các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng có ghi :


Theo các bạn quy định như vậy ( gạch đầu dòng thứ 3) có phù hợp các quy định hiện hành không ?

Qui định này chưa có trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên vấn đề này tùy thuộc vào thương thảo, thỏa thuận của hai bên và phải đưa vào hợp đồng.
Mình thấy việc này không có vấn đề gì sai trái cả, qua ví dụ sau:
Ví dụ 1 công trình có 10 hạng mục, trước khi ký hợp đồng thì nhà thầu phải đảm bảo thực hiện HĐ cho 100% nhiệm vụ hợp đồng.
Sau khi có đến 9 hạng mục công trình được hoàn thành, được nghiệm thu đưa vào sử dụng thì trách nhiệm thực hiện hợp đồng còn lại của nhà thầu không còn 100% nữa mà đã giảm rất nhiều, chẳng hạn chỉ còn 10% chẳng hạn. Như vậy giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng của nhà thầu phải giảm tương ứng chứ.

Có những hợp đồng có giá trị bảo đảm hợp đồng lên đến nhiều tỉ đồng, đây là một khoản vốn đáng kể chứ.
 
T

td.bitexco

Guest
Không đọc kỹ VB rất nguy hiểm khi áp dụng

Trong 1 số bản dự thảo hợp đồng gần đây , mình thấy ở Điều khoản về các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng có ghi :
Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng :
- Bên nhà thầu ( bên B) phải có đảm bảo thực hiện hợp đồng được cung cấp bởi 1 tổ chức tín dụng được bên giao thầu ( bên A) chấp nhận.
- Giá trị bảo đảm thực hiện bằng 10% giá trị hợp đồng.
- Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được giải toả dần theo khối lượng thực hiện tương ứng của bên B.
Theo các bạn quy định như vậy ( gạch đầu dòng thứ 3) có phù hợp các quy định hiện hành không ?

Xin khẳng định với bạn là quy định như phần gạch đầu dòng thứ 3 (tô đậm màu đỏ, gạch chân) là sai luật. Bản chất của đảm bảo thực hiện hợp đồng là nhà thầu phải dùng một khoản kinh phí của mình hoặc thông qua bảo lãnh tương đương của Ngân hàng để đảm bảo sẽ thực hiện hợp đồng một cách đầy đủ. Phần bảo lãnh này được quản lý bởi CĐT trước khi hợp đồng có hiệu lực.

Phần bảo lãnh này phải được đảm bảo có hiệu lực cho đến khi thực hiện xong hợp đồng, kéo dài đến khi thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có). Không có khái niệm: "Sau mỗi lần thanh toán thì hai bên xác định lại giá trị của bảo đảm thực hiện hợp đồng trên cơ sở khối luợng công việc còn lại". Càng không thể làm công tác: "CĐT và Nhà thầu lại xác định lại khối lượng và giá trị còn lại tương ứng và ký hợp đồng lại với khối lượng và giá trị còn lại đó để xác định giá trị bảo đảm hợp đồng tương ứng" nếu làm theo cách này chắc một hợp đồng 20 lần thanh toán sẽ phải ký lại 20 hợp đồng, một việc tối kỵ trong các mối quan hệ A-B khi quá nhiều lần thay đổi/bổ sung/ký lại HĐ (duy ý chí). Nếu còn thấy chưa đủ cơ sở vững chắc để chứng minh thì mời các bạn đọc lại Điều 55 của Luật đấu thầu.

Xin nhấn mạnh lại là đảm bảo "thực hiện Hợp đồng" chứ không phải đảm bảo từng phần của hợp đồng nên không thể lý luận khi giá trị hợp đồng còn lại nhỏ (không quá 10%) thì giá trị bảo đảm phải nhỏ đi cho tương xứng. Vì ngoài công tác thực hiện các KL theo HĐ các nhà thầu còn phải làm nhiều việc khác cũng rất quan trọng như : làm thủ tục thanh quyết toán, hoàn công, bàn giao, cung cấp các hoá đơn chứng từ... Nếu hình dung sau khi thực hiện gần xong HĐ và cũng lấy gần hết tiền của HĐ mà nhà thầu chây ì không làm nghiệm thu quyết toán thì CĐT phải có biện pháp (ngoài tiền bảo hành và tiền giữ lại theo HĐ khi thanh toán) dùng bảo đảm thực hiện hợp đồng để quản lý nhà thầu thực hiện đúng tiến độ.
 
P

phụng sự tổ quốc tôi

Guest
Sai lầm trầm trọng!

Trong 1 số bản dự thảo hợp đồng gần đây , mình thấy ở Điều khoản về các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng có ghi :
Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng :
- Bên nhà thầu ( bên B) phải có đảm bảo thực hiện hợp đồng được cung cấp bởi 1 tổ chức tín dụng được bên giao thầu ( bên A) chấp nhận.
- Giá trị bảo đảm thực hiện bằng 10% giá trị hợp đồng.
- Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được giải toả dần theo khối lượng thực hiện tương ứng của bên B.
Theo các bạn quy định như vậy ( gạch đầu dòng thứ 3) có phù hợp các quy định hiện hành không ?

Dòng chữ màu đỏ thể hiện người làm hợp đồng không hiểu gì về bản chất của bảo đảm hợp đồng, xa rời thực tiễn. Lý do:
- Bảo đảm thực hiện hợp đồng có 2 mục đích chính:
+ Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lỗi gì gây ra từ phía nhà thầu, thì số tiền bảo đảm hợp đồng là giúp CĐT cầm đằng cán để Nhà thầu khỏi xù, hoặc đền bù vào thiệt hại tức thời do nhà thầu gây ra trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, sau khi thực hiện xong, số tiền bảo lãnh ấy để CĐT cầm đằng cán "xử lý" nhà thầu khi không chịu bảo hành nếu xảy ra hư hỏng...

+ Khi ký hợp đồng, thường CĐT sẽ tạm ứng trước cho nhà thầu % giá trị theo hợp đồng. Do đó bảo lãnh hợp đồng mà nhà thầu phải nộp cho CĐT 1 phần là tránh trường hợp nhà thầu tạm ứng rồi tiêu luôn (trong trường hợp nhà thầu không nộp bảo lãnh tiền tạm ứng hợp đồng). CĐT phải cầm đằng cán.
Tóm lại bản chất là giúp chủ đầu tư cầm đằng cán.
- Trên thực tế thì Nhà thầu sẽ nộp bảo lãnh hợp đồng bằng cách:
+ Nếu chưa có quan hệ tốt với ngân hàng, thì phải nộp tiền ký quỹ (được ngân hàng trả lãi đàng hoàng).
+ Nếu đã có quan hệ tốt thì Nhân hàng tự bảo lãnh cho nhà thầu.
Cả 2 trường hợp trên nhà thầu đều mất phí cực kỳ thấp, không phải tính như lãi suất ngân hàng đâu các bạn ah. Nói chung mức phí này chẳng là gì so với lợi nhuận kinh doanh cả.

* KẾT LUẬN: kết hợp với các phân tích rất sâu sắc và thực tiễn của bạn td.bitexco, nội dung 3 về bảo lãnh hợp đồng trong tình huống trên là quá phi thực tế và không thể hiện đúng bản chất của bảo đảm hợp đồng.
 
Last edited by a moderator:

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
Cám ơn các bạn .
Trường hợp này mình cũng thấy không ổn cho phía chủ đầu tư, nhưng đây lại là thực tế ( trong tay mình đang có một số hợp đồng xây lắp A-B đã ký kiểu này - giá trị HĐ tương đối lớn)
Về phí bảo lãnh thì ý kiến của Phụng sự tổ quốc là đúng , nhưng mình thấy trong Quy chế bảo lãnh Ngân hàng có quy định : Số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với 1 khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Không biết có phải vì hạn mức này mà các bên đã đưa ra 1 điều khoản hợp đồng mang tính "thả gà ra đuổi" như thế không?
Nếu không vì 1 lý do nào đó thì tại sao các bên lại đưa ra 1 điều khoản như vậy ?
 
P

phụng sự tổ quốc tôi

Guest
Cám ơn các bạn .
Trường hợp này mình cũng thấy không ổn cho phía chủ đầu tư, nhưng đây lại là thực tế ( trong tay mình đang có một số hợp đồng xây lắp A-B đã ký kiểu này - giá trị HĐ tương đối lớn)
Về phí bảo lãnh thì ý kiến của Phụng sự tổ quốc là đúng , nhưng mình thấy trong Quy chế bảo lãnh Ngân hàng có quy định : Số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với 1 khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Không biết có phải vì hạn mức này mà các bên đã đưa ra 1 điều khoản hợp đồng mang tính "thả gà ra đuổi" như thế không?
Nếu không vì 1 lý do nào đó thì tại sao các bên lại đưa ra 1 điều khoản như vậy ?

quy định bạn nói là ở ngân hàng nào vậy (mình chắc lại là ngân hàng nhà nước quá). Bây giờ các ngân hàng cổ phần mọc ra như nấm, họ mời chào khách hàng, kể cả dịch vụ bảo lãnh thì không có cái quy định "thả gà ra đuổi" như bạn nói đâu. Người nhà mình làm ngân hàng đấy, và bản thân mình cũng trực tiếp đi làm bảo lãnh rồi. Nên mình thấy quy định của hợp đồng trên phi lý.
Không tin, bạn kiểm tra thử đi các hợp đồng đã ký kia trên thực tế có làm cái việc định lại giá trị bảo lãnh sau 1 thời gian thi công, rồi ngân hàng viết giấy bảo lãnh mới, rồi chủ đầu tư cùng nhà thầu ký phụ lục hợp đồng bổ sung không? Mình tin chắc là không. Mà trên thực tế đã bất khả thì thì mình nghĩ không nên bàn.
 

viet_cdct

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
30/11/07
Bài viết
17
Điểm thành tích
3
Tuổi
53
Các bác cho em hỏi chút nhé:
1- Công ty em có một hợp đồng tư vấn thiết kế, hiện đã thực hiện xong thiết kế cơ sở và đang triển khai thiết kế BVTC. Do quá trình thẩm định của cơ quan chức năng có thẩm quyền( SXD) và chủ đầu tư kéo dài, nên theo hợp đồng đã ký thì đã hết thời hạn. Tuy nhiên thời gian kéo dài này là thời gian thẩm định và phê duyệt không tính trong thời gian thực hiện hợp đồng. Mặc dù vậy bên em vẫn phải xin ra hạn thời gian thực hiện hợp đồng, mà ra hạn thì phải nộp tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng 1 lần nữa, rất khổ cho công ty.
*************
Các bác có ai biết có văn bản quy định nào về việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng khi ra hạn thời gian không hoặc có văn bản nào quy định không phải nộp thêm tiền bảo lãnh thực hiện khi ra hạn thời gian thực hiện hợp đồng không?( Lần bảo lãnh thứ nhất đã thực hiện xong và đã hết hạn do thời gian thẩm định, phê duyệt kéo dài).
 

Tamsla

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
25/7/08
Bài viết
34
Điểm thành tích
8
Tuổi
50
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Tôi thấy các đồng nghiệp thảo luận về vấn đề " Bảo lãnh thực hiện hợp đồng" là rất hay. Tuy nhiên tôi đồng ý với quan điểm là: Việc xác định lại giá trị còn lại của BLTHHĐ sau mỗi đợt nghiệm thu thanh toán A-B là không phù hợp. Điều này đã được quy định rất rõ ràng trong Nghị định 48/NĐ-CP về quản lý HĐXD rồi. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cần lưu ý thêm tính ràng buộc giữa thời gian Bên giao thầu nhận được BLTHHĐ và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, thời điểm bắt đầu để hai bên xác định tiến độ thực hiện hợp đồng để tránh những bất lợi trong quá trình thực hiện hợp đồng ( đặc biệt là việc xử lý khối lượng phát sinh, điều chỉnh hợp đồng XD)
 

hdungsetco

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
6/3/08
Bài viết
44
Điểm thành tích
8
Giải phóng bảo lãnh thực hiện hợp đồng theo từng đợt thanh toán

Ý kiến này rất hay tuy nhiên vấn đề này đã được quy định rất rõ ràng trong nghị định 48 về hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng. Mặt khác việc giải phóng bảo lãnh này tuy tạo điều kiện cho nhà thầu có thêm nguồn vốn nhưng lại đẩy các phần rủi ro do việc nhà thầu không tiếp tục thực hiện các công tác xây dựng còn dang dở thì lấy ai ra chịu trách nhiệm, lấy tiền đâu để bù vào khoản này. Theo quan điểm của chủ đầu tư (mình làm bên chủ đầu tư) thì nếu nhà thầu yêu cầu rút bớt phần bảo lãnh thực hiện hợp đồng thì chủ đầu tư nên đưa thẳng vào phần bảo lãnh tiền tạm ứng. Hiện nay chưa có quy định rõ ràng về mức bảo lãnh tiền tạm ứng nên CHủ đầu tư hoàn toàn có quyền bắt nhà thầu bảo lãnh cho toàn bộ phần tiền mà chủ đầu tư ứng cho nhà thầu để tối thiểu hóa các rủi ro về mặt tài chính mà chủ đầu tư phải chịu.
tuy nhiên trong thực tế, rất ít trường hợp chủ đầu tư tiến hành giữ lại tiền mà chủ yếu là nhà thầu thực hiện việc bảo đảm thực hiện hợp đồng bằng bảo lãnh của ngân hàng với chi phí không đáng kể nên khó có trường hợp nhà thầu bị đọng vốn và không có đủ tiền để thực hiện các đầu mục công việc.
 

hoangttptqdbd

Thành viên có triển vọng
Tham gia
2/7/08
Bài viết
8
Điểm thành tích
3
Tuổi
48
Theo Điều 16 NĐ 48, có quy định rõ về đảm bảo thực hiện hợp đồng, gạch đầu dòng thứ nhất và thứ hai coi như là đúng nhưng gạch đầu dòng thứ 3 là không chính xác vì
"Bên giao thầu hoàn trả cho bên nhận thầu bảo đảm thực hiện hợp đồng khi bên nhận thầu đã chuyển sang nghĩa vụ bảo hành và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm bảo hành". Tất nhiên bạn hãy xem dự án đó thuộc nguồn vốn nào, nếu không thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước thì coi như vẫn chấp nhận được. Bởi hợp đồng là thỏa thuận ...
 

duonghung74

Thành viên mới
Tham gia
28/7/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Về việc giảm trừ dần bảo đảm hợp đồng theo khối lượng hoàn thành.
Theo tôi tại nghị định 48/NĐ-CP về quản lý HĐXD cũng chỉ nói tới việc bảo lãnh tiền tạm ứng và tiền này sẽ giảm giần sau mỗi lần thanh toán (việc bảo lãnh tiền tạm ứng phải được hai bên thỏa thuận). Còn việc bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu đặt một khoản tiền tương ứng với 10% giá trị hợp đồng cho Chủ đầu tư và khoản tiền này sẽ giữ nguyên cho tới khi chuyển sang chế độ bảo hành (nộp tiền bảo hành hoặc tín thư ngân hàng).
Việc giữ nguyên bảo đảm thực hiện hợp đồng tới khi bảo hành công trình để phòng khi nhà thầu trong quá trình thi công bỏ dở, vị phạm hợp đồng ....CĐT sẽ yêu cầu đơn vị cấp bảo đảm trả khoản tiền này (CĐT họ luôn cầm đằng chuôi).

Hiểu biết thế nào viết vậy, có gì chưa đúng mong các bác thông cảm nhé.:D
 

vutrusao

Thành viên mới
Tham gia
10/3/11
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
nhân đây các bác cho em hỏi chút. Đảm bảo thực hiện hợp đồng đối với việc mua sắm hàng hóa thì hiệu lực của nó như thế nào, em thấy trong hợp đồng có phần bảo hành, vậy đảm bảo thực hiện hợp đồng có được tồn tại đến lúc thực hiện xong cả quá trình bảo hành và cung cấp phụ tùng thay thế không.
Mong nhận được sự góp ý của mọi người, xin cảm ơn
 

thanhtungxd

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
17/5/10
Bài viết
43
Điểm thành tích
8
nhân đây các bác cho em hỏi chút. Đảm bảo thực hiện hợp đồng đối với việc mua sắm hàng hóa thì hiệu lực của nó như thế nào, em thấy trong hợp đồng có phần bảo hành, vậy đảm bảo thực hiện hợp đồng có được tồn tại đến lúc thực hiện xong cả quá trình bảo hành và cung cấp phụ tùng thay thế không.
Mong nhận được sự góp ý của mọi người, xin cảm ơn

Bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp này đến khi bàn giao nghiệm thu thiết bị đưa vào sử dụng, còn việc thực hiện công tác bảo hành thì bạn phải làm bảo lãnh bảo hành.
BR
 

thanhbanquanlytravinh

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
19/10/09
Bài viết
151
Điểm thành tích
28
Chào bạn!
Sản phẩm tư vấn thiết kế là sản phẩm bằng chất xám, không có văn bản nào quy định phải thực hiện việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, có thể bạn nhầm là bảo lãnh tiền tạm ứng thì đúng hơn.
Theo quy định tại khoản 2, điều 16 Nghị định 48/2010/NĐ-CP quy định bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho các gói thầu, nhưng trừ hợp đồng tư vấn xây dựng và những hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện. Điều 55 luật xây dựng cũng quy định như vậy
Khi thương thảo hợp đồng lần sau bạn nên lưu ý để không phải khổ nhé.
Chúc thành công!
 
Last edited by a moderator:

trungnguyenktxd

Thành viên có triển vọng
Tham gia
1/5/11
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
Theo NDD thì ko nói cụ thể về vấn đề giảm trừ giá trị bảo lãnh hợp đồng như bạn đưa ra. Thực tế mình thấy ban A ko đồng ý với quan điểm là giảm trừ như trên.
Theo mình thì điều đó là rất khó trừ khi trong điều khoản hợp đồng hai bên đã thống nhất điều khoản đó cụ thể rồi.
 

hanchan

Thành viên có triển vọng
Tham gia
3/9/08
Bài viết
8
Điểm thành tích
3
Tuổi
35
Các anh cho em hỏi: Trong Luật đấu thầu có quy định là "Nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước khi hợp đồng có hiệu lực". Nhưng trong mẫu hợp đồng thi công theo Thông tư 09 lại ghi là "Nhà thầu phải nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng tương đương ...% giá trị hợp đồng cho Chủ đầu tư trong vòng ... ngày sau khi hợp đồng đã được ký kết". Như vậy là bảo đảm thực hiện hợp đồng phải nộp trước hay sau khi ký kết hợp đồng ạ? Nếu nộp trước thì mình chưa có giá trị hợp đồng thì làm sao xác định được giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng ạ?
 

tran2

Thành viên mới
Tham gia
25/5/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Theo mình:
- Hợp đồng Tư vấn thiết kế không phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng (Điều 55 Luật đấu thầu)
- Bảo đảm THHĐ (= thư bảo lãnh thì được giải tỏa; = tiền thì được hoàn trả) khi Bên B đã hoàn thành các công việc theo hợp đồng và chuyển sang nghĩa vụ bảo hành. Không " giải toả dần theo khối lượng thực hiện tương ứng của bên B"
- Bảo lãnh tiền tạm ứng thì 2 bên có thể thỏa thuận: Bên A sẽ có văn bản đề nghị ngân hàng giải tỏa bảo lãnh tương ứng giá trị đã thu hồi qua các kỳ thanh toán.
 

nguyen kim le chuyen

Thành viên mới
Tham gia
24/5/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
3
Chào bạn, tôi xin tham gia thảo luận 1 chút về chủ đề này. Căn cứ Điều 55 của Luật Đấu thầu về: Bảo đảm thực hiện hợp đồng:
1. Nhà thầu trúng thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước khi hợp đồng có hiệu lực, trừ lĩnh vực đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn và hình thức tự thực hiện.
2. Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu và tối đa bằng 10% giá hợp đồng; trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng phải cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được người có thẩm quyền cho phép.
3. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng phải kéo dài cho đến khi chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có).
4. Nhà thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực.
----
Theo đó, hàng gạch đầu dòng thứ 3 của bài viết trên: "Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được giải toả dần theo khối lượng thực hiện tương ứng của bên B" là không đúng với Luật Đấu thầu, không đúng với quy định. Trong thương thảo và ký kết hợp đồng các bên phải cân nhắc kỹ khi đưa các điều khoản không có trong Luật và Nghị định vào.

Hoàn toàn chính xác, đúng theo quy định
Để rõ hơn nữa, thì các anh chị có thể hiểu trên khía cạnh tài chính như sau:
Khi Nhà thầu chưa bàn giao công trình cho Chủ đầu tư (giai đoạn nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng), thì tài sản công trình này chưa được ghi nhận vào Tài sản của Chủ đầu tư hoặc nói cách khác tài sản trong quá trình xây dựng chưa phải là của Chủ đầu tư mặc dù đã thanh toán khối lượng thi công. Cũng vì thế mà giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng chưa tới thời điểm nghiệm thu hoàn thành & chuyển giao thì không thể giảm tương ứng với việc thanh toán khối lượng thi công.
Mặt khác, việc thu hồi chỉ được thực hiện trên bảo đảm tiền ứng
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top