Đề cương đóng cọc thử

nguyenintact

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
26/9/08
Bài viết
33
Điểm thành tích
18
Tuổi
46
Trước khi đóng cọc ta phải chuẩn bị đề cương đóng cọc thử để TVGS duyệt. Thực ra việc tính toán chỉ gọi là "cho vui" thôi. Quá trình đóng cọc thực tế khác nhiều so với giá trị lý thuyết, thậm chí có khi còn mâu thuẩn. Ăn cơm dương gian mà làm sao nói chuyện âm phủ được, đúng không? Trong bài này tôi gởi cho các chú file đề cương đóng cọc thử (có cả tờ bìa) và file excell tính toán. Các chú tải xong rồi nên thong thả tìm cho ra các nút CẢM ƠN trên diễn đàn và bấm vào đó nghe? Mấy chú cầu đường này lì lắm. Người ta chửi vậy mà mấy chú vẫn cứ tải, lại càng im re. Hằng gì mấy giám đốc công ty xây dựng hay trốn như một con chuột, cứ đem "cu tí, cu tèo" đi họp thay, chịu chửi thay. Chửi máy "cu" đó chẵng khác nào đàn gảy tai trâu. Mình nhớ năm 1996 trở về trước. Rất khó thi vào ngành cầu đường bởi điểm quá cao. Chính vì thế mà khi ra trường các chú cứ tưởng mình cao thật, đến nổi bây giờ-2008, ngành cầu đường tụt xuống chót cùng. Bày ra cho nhiều mà làm có xong đâu. Vì vậy mà các nhà thầu nước ngoài mới nhảy vào. Giá thầu tăng gấp 2, gấp 3 nhưng bù lại chất lượng công trình rất tốt, vượt tiến độ. Còn mấy ông nhà thầu trong nước thì tìm cách câu giờ, cầu mưa, cầu bão để công trình sập bất đắt kỳ tử, đổ lổi cho thiên tai, trượt giá V.v.. để tìm cách lấy thêm tiền bỏ túi. Những sinh viên mới ra trường rút kinh nghiệm từ mấy ông đi trước mà cố gắng làm cho tốt. nhanh chóng thay đổi diện mạo của ngành xây dựng. Phấn đấu trong 5 đến 10 năm nữa các bạn sẽ là những người chủ. Mình là người Việt phải đoàn kết giúp đỡ những người việt. Chứ đừng có thái độ khi làm việc với ta thì lừ đừ, cái mặt nhăn như ăn ớt còn khi làm việc với tây thì làm bộ lăn xăng, làm điệu emsi cười như muốn vỡ miệng.

decuong.jpg



tinhtoan.jpg
 

File đính kèm

  • de cuong.rar
    47,9 KB · Đọc: 7.865
Last edited by a moderator:

MANHHUNGCT621

Thành viên năng động
Tham gia
30/5/08
Bài viết
62
Điểm thành tích
18
Tuổi
46
Chi phí đóng cọc thử

Có bác nào đã làm dự toán phần đóng cọc thử chưa cho mình xin với?
 

chaungm

Thành viên có triển vọng
Tham gia
9/5/08
Bài viết
9
Điểm thành tích
3
Tuổi
49
Đóng cọc thử

Em hỏi ngu tí: em có CT định sử dụng cọc khoan nhồi thì cọc thử là cọc gì: khoan nhồi hay cọc BTCT?

Lại nữa: có nên tách gói thầu làm cọc thử ra riêng không? chẳng là CT của em muốn khởi công sớm (làm lễ giả bộ thôi tránh mấy bác địa phương) mà chưa có hsơ TK phần móng. do đó định bảo bọn TK nó cho cái hsơ cọc thử rồi thuê người làm cọc thử. nghe mọi người nói nên để nhà thầu thi công móng đảm nhận luôn phần cọc thử này. em chẳng biết kiểu nào hay hơn, nếu giao NT móng làm thì hay hơn cái gì?
 

nguyenminhtoan

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
12/9/08
Bài viết
40
Điểm thành tích
6
Cọc khoan nhồi thì phải khoan khảo sát thôi , không phải đóng cọc thử , mà có muốn đóng cũng khó , vì lam sao mà đóng được cọc BTCT đạt đến độ sâu như cọc khoan nhồi được...
 

lankt2000

Thành viên mới
Tham gia
13/12/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
3
Mục đích , ý nghĩa , biện pháp và cách xác định sức chịu tải của cọc bằng PP thử động

Trước tiên xin cám ơn bạn nguyenintact đã gửi đề cương thử cọc và cách xác định sức chịu tải của cọc bằng cách thử động . Đây là một vấn đề mà hiện nay rất nhiều bạn còn bỡ ngỡ và không biết cách thực hiện . Với kinh nghiệm của người đi trước và có tìm hiểu khá sâu về việc này xin có một số góp ý với tác giả và trao đổi với tất cả các bạn trên diễn đàn như sau :
1- Mục đích , ý nghĩa : Mặc dù đã có tài kiệu khảo sát khảo sát địa chất để thiết kế tính toán sức chịu tải của cọc nhưng như bạn nguyenintact đã nói đây là việc ăn cơm trần gian nói chuyện âm phủ nên thường là không chính xác do đó phải tiến hành thử cọc ( thường là thử động vì thử tĩnh chi phí rất cao ) mục đích là để kiểm tra lại giữa lý thuyết tính toán và thực tế đồng thời có quyết định cho tiến hành đúc cọc hàng loạt để tránh lãng phí
2- Biện pháp thực hiện :
a- Đề cương thử cọc là do thiết kế lập và phải thử trước khi đúc cọc hàng loạt chứ không phải đúc cọc xong rồi mới thử và xử lý như vậy sẽ lãng phí ( cọc đúc quá dài so với yêu cầu ) hoặc là nguy hiểm khó khăn cho việc xử lý ( cọc quá ngắn không đạt so với kết quả thử cọc )
b- Đề cương viết khá chuẩn theo TCXDVN 286:2003 , tuy nhiên ngay cả TCXD 286:2003 cũng vẫn tồn tại một số điều sau :
* Cách xác định chiều cao rơi búa H tính toán nói không rõ ràng mà cụ thể ờ đây bạn nguyenintact đã triển khai là : H = W/Q là không đúng . Vì W trong lý lịch của búa chính là năng lượng tối đa của búa khi đóng thực tế khi đóng đa số là không đạt năng lương này vì :
- Đã đóng đến cao độ thiết kế nhưng do đất yếu hoặc búa quá lớn , đất nền yếu làm cọc chối ít do đó không đạt năng lương tối đa nên H < W/Q ( điều này rất dễ kiểm tra , các bạn cứ đo H1 thực tế rồi so sánh với H2 = W/Q thì sẽ thấy đa phần là H1 < H2
- Do búa đã sử dụng nhiều nên năng lương của búa sẽ nhỏ hơn so với thông số kỹ thuật ban đấu của nhà sản xuất cung cấp
- Do đó khi thử chúng ta phải đo cụ thể chiều cao này bằng cách đo độ nẩy cao của búa khi đóng và khi tính toán cũng chỉ được phép tính là Ett = 0,9QxH chứ không tính là Ett = QxH như trong đề cương đã viết
* Thời gian chờ nghỉ cọc quá ngắn , và nói không rõ khi quy định :
- Với đất nền là sét thời gian nghỉ chờ đất phục hồi là > 6 ngày là quá ít đặc biệt là đối với đất nến là loại bùn nhão . Đúng ra phải quy định cụ thể hơn , thí dụ sét cứng là ....... ; sét dẻo cứng là ........; sét dẻo mềm là .....; bùn nhão là ...... ngày
* Không giải thích rõ ràng ý nghĩa , nôi dung của từng ký hiệu trong công thức xác định độ chối ett nên bạn nguyenintact đã nhầm khi viết và tính toán Q = trọng lương phần rơi của búa là 4,5T trong công thức Ett = Qx0.9H là đúng còn Q ở vế hai thì phải là QT : trọng lương toàn bộ búa = 11T ( hoặc tương đương ) bạn nguyenintact đã nhầm khi nói trọng lượng toàn bộ búa cũng bằng trọng lương piston búa ( hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau )
c- Không nên tính toán độ chối của cọc quá nhỏ eo < 2mm ( ở bảng tính ví dụ cho trụ T2 T3, T6, T7 ) vì khi đó ảnh hưởng của độ chối đàn hồi lên kết quả tính toán là rất lớn nên phải tính thêm độ chối đàn hồi vào độ chối của cọc sẽ rất phức tạp , do đó trong trường hợp này phải xem xét thay búa lớn hơn , thướng thì nên chọn eo > 10mm là vừa

Vài ý kiến chia sẻ , bạn nào có kiến bổ sung xin góp ý để cùng hiểu vấn đề cho đúng để làm cho tốt


Một lần nữa xin cám ơn bạn nguyenintact
 

trithanh0612

Thành viên mới
Tham gia
12/3/10
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
43
cam ơn bạn nhiều. mà công thức tính độ chối đấy bạn lấy từ giáo trình nào hả? nếu có bạn gửi giúp mình nhé.
 
Last edited by a moderator:

ha 501

Thành viên mới
Tham gia
6/10/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
43
cảm ơn bạn nhiều nha, vậy mà mình tìm hoài công thức tính độ chối bây giờ mình hiểu rồi.
 

vankhanhck45

Thành viên mới
Tham gia
26/7/11
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Trước tiên xin cám ơn bạn nguyenintact đã gửi đề cương thử cọc và cách xác định sức chịu tải của cọc bằng cách thử động . Đây là một vấn đề mà hiện nay rất nhiều bạn còn bỡ ngỡ và không biết cách thực hiện . Với kinh nghiệm của người đi trước và có tìm hiểu khá sâu về việc này xin có một số góp ý với tác giả và trao đổi với tất cả các bạn trên diễn đàn như sau :
1- Mục đích , ý nghĩa : Mặc dù đã có tài kiệu khảo sát khảo sát địa chất để thiết kế tính toán sức chịu tải của cọc nhưng như bạn nguyenintact đã nói đây là việc ăn cơm trần gian nói chuyện âm phủ nên thường là không chính xác do đó phải tiến hành thử cọc ( thường là thử động vì thử tĩnh chi phí rất cao ) mục đích là để kiểm tra lại giữa lý thuyết tính toán và thực tế đồng thời có quyết định cho tiến hành đúc cọc hàng loạt để tránh lãng phí
2- Biện pháp thực hiện :
a- Đề cương thử cọc là do thiết kế lập và phải thử trước khi đúc cọc hàng loạt chứ không phải đúc cọc xong rồi mới thử và xử lý như vậy sẽ lãng phí ( cọc đúc quá dài so với yêu cầu ) hoặc là nguy hiểm khó khăn cho việc xử lý ( cọc quá ngắn không đạt so với kết quả thử cọc )
b- Đề cương viết khá chuẩn theo TCXDVN 286:2003 , tuy nhiên ngay cả TCXD 286:2003 cũng vẫn tồn tại một số điều sau :
* Cách xác định chiều cao rơi búa H tính toán nói không rõ ràng mà cụ thể ờ đây bạn nguyenintact đã triển khai là : H = W/Q là không đúng . Vì W trong lý lịch của búa chính là năng lượng tối đa của búa khi đóng thực tế khi đóng đa số là không đạt năng lương này vì :
- Đã đóng đến cao độ thiết kế nhưng do đất yếu hoặc búa quá lớn , đất nền yếu làm cọc chối ít do đó không đạt năng lương tối đa nên H < W/Q ( điều này rất dễ kiểm tra , các bạn cứ đo H1 thực tế rồi so sánh với H2 = W/Q thì sẽ thấy đa phần là H1 < H2
- Do búa đã sử dụng nhiều nên năng lương của búa sẽ nhỏ hơn so với thông số kỹ thuật ban đấu của nhà sản xuất cung cấp
- Do đó khi thử chúng ta phải đo cụ thể chiều cao này bằng cách đo độ nẩy cao của búa khi đóng và khi tính toán cũng chỉ được phép tính là Ett = 0,9QxH chứ không tính là Ett = QxH như trong đề cương đã viết
* Thời gian chờ nghỉ cọc quá ngắn , và nói không rõ khi quy định :
- Với đất nền là sét thời gian nghỉ chờ đất phục hồi là > 6 ngày là quá ít đặc biệt là đối với đất nến là loại bùn nhão . Đúng ra phải quy định cụ thể hơn , thí dụ sét cứng là ....... ; sét dẻo cứng là ........; sét dẻo mềm là .....; bùn nhão là ...... ngày
* Không giải thích rõ ràng ý nghĩa , nôi dung của từng ký hiệu trong công thức xác định độ chối ett nên bạn nguyenintact đã nhầm khi viết và tính toán Q = trọng lương phần rơi của búa là 4,5T trong công thức Ett = Qx0.9H là đúng còn Q ở vế hai thì phải là QT : trọng lương toàn bộ búa = 11T ( hoặc tương đương ) bạn nguyenintact đã nhầm khi nói trọng lượng toàn bộ búa cũng bằng trọng lương piston búa ( hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau )
c- Không nên tính toán độ chối của cọc quá nhỏ eo < 2mm ( ở bảng tính ví dụ cho trụ T2 T3, T6, T7 ) vì khi đó ảnh hưởng của độ chối đàn hồi lên kết quả tính toán là rất lớn nên phải tính thêm độ chối đàn hồi vào độ chối của cọc sẽ rất phức tạp , do đó trong trường hợp này phải xem xét thay búa lớn hơn , thướng thì nên chọn eo > 10mm là vừa

Vài ý kiến chia sẻ , bạn nào có kiến bổ sung xin góp ý để cùng hiểu vấn đề cho đúng để làm cho tốt


Một lần nữa xin cám ơn bạn nguyenintact
hi bạn có thể cho mình cách tính chính xác 1 tẹo về độ chối ko...cách chọn búa luôn...mình muốn viết 1 cái soft nhỏ nhỏ bằng VB để làm cho nhanh
 

hoangchutrans

Thành viên mới
Tham gia
24/11/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
35
Bác ơi sao không tải được???? Bác có đăng chổ nào nữa ko???
 

hb_k41

Thành viên mới
Tham gia
13/10/12
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
Cảm ơn bạn mong mọi thành viên chia sẽ kinh nghiệm để anh em mới vào nghề học hỏi.
 

tieulongnhan

Thành viên mới
Tham gia
29/10/11
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
36
thanks anh vì đã đưa lên diễn đàn tài liệu bố ích cho sinh viên chúng em.
 

vandung494390

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
12/1/12
Bài viết
152
Điểm thành tích
63
Xin gửi bạn
1. Đề cương đúc, đóng cọc thử
2. Bảng tính toán : Chọn loại búa, sức chịu tải, tính độ chối của cọc khi đóng
3. Bản vẽ cọc đóng 40x40cm
4. Mốt số tiêu chuẩn, quy đinh ban hành cho thi công và nghiệm thu cọc đóng
Đây là link tài liệu, bạn có thể tìm thấy rất nhiều cái hay trong này về cọc đóng bê tông cốt thép : http://www.mediafire.com/download/0cbbobd6zg5iwkd/Cọc+đóng+40x40.rar
Thân!
 
  • Like
Các tương tác: Acad

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top