Điều chỉnh dự toán xây dựng theo Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015

thanhle82

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
23/5/13
Bài viết
214
Điểm thành tích
43
Tôi có 2 vấn đề thắc mắc:
1. Về điều chỉnh dự toán xây dựng công trình, theo khoản 4 điều 11 Nghị định số 32/2015/NĐCP ngày 25/3/2015 thì trường hợp chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí nhưng không làm thay đổi giá trị dự toán xây dựng đã phê duyệt bao gồm cả dự phòng thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh. Theo mục b khoản 1 điều 31 thì chủ đầu tư có quyền điều chỉnh và phê duyệt dự toán xây dựng công trình điều chỉnh không làm vượt dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt. Đọc xong thấy hình như hơi choải nhau.
2. Dự toán xây dựng công trình sâu khi được sở chuyên ngành thẩm đinh và được cấp quyết định đầu tư phê duyệt thì Chủ đầu tư tiến hành phê duyệt dự toán gói thầu thi công xây dựng để xác định giá gói thầu. Như vậy chủ đầu phải tiến hành lập lại dự toán của gói thầu hay chỉ cần lấy giá trị đã được cấp quyết định đầu tư để xác định chi phí xây dựng của gói thầu. Nếu trường hợp chủ đầu tư lập lại dự toán thì định mức áp dụng có thể khác với định mức đã được phê duyệt không.
 

daotuananh2110

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
6/5/09
Bài viết
121
Điểm thành tích
28
Tuổi
43
Tôi có 2 vấn đề thắc mắc:
1. Về điều chỉnh dự toán xây dựng công trình, theo khoản 4 điều 11 Nghị định số 32/2015/NĐCP ngày 25/3/2015 thì trường hợp chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí nhưng không làm thay đổi giá trị dự toán xây dựng đã phê duyệt bao gồm cả dự phòng thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh. Theo mục b khoản 1 điều 31 thì chủ đầu tư có quyền điều chỉnh và phê duyệt dự toán xây dựng công trình điều chỉnh không làm vượt dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt. Đọc xong thấy hình như hơi choải nhau.
2. Dự toán xây dựng công trình sâu khi được sở chuyên ngành thẩm đinh và được cấp quyết định đầu tư phê duyệt thì Chủ đầu tư tiến hành phê duyệt dự toán gói thầu thi công xây dựng để xác định giá gói thầu. Như vậy chủ đầu phải tiến hành lập lại dự toán của gói thầu hay chỉ cần lấy giá trị đã được cấp quyết định đầu tư để xác định chi phí xây dựng của gói thầu. Nếu trường hợp chủ đầu tư lập lại dự toán thì định mức áp dụng có thể khác với định mức đã được phê duyệt không.
Có mấy vấn đề tham gia như sau:
1. Mình cũng đang rất phân vân với bạn về khoản 4 Điều 11 và mục b khoản 1 Điều 31 Nghị định 32
- Khoản 4 Điều 11:
4. Trường hợp chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí nhưng không làm thay đổi giá trị dự toán xây dựng đã được phê duyệt bao gồm cả chi phí dự phòng thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh.
- Tại Khoản 5 Điều 11
5. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công trình điều chỉnh thực hiện theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Mục b Khoản 1 Điều 31:
1. Chủ đầu tư có các quyền sau đây:
b) Điều chỉnh và phê duyệt dự toán xây dựng công trình điều chỉnh không làm vượt dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt;
Trong khi đó Nghị định 59/2015/NĐ-CP không có điều nào nói về việc thẩm quyền điều chỉnh dự toán xây dựng công trình. Các bạn xem có ý kiến vấn đề này thế nào?
2. Dự toán đã được Sở, Ngành thẩm định khi phê duyệt lại theo mình thì Chủ đầu tư chỉ cần lấy giá trị này phê duyệt lại làm giá gói thầu thôi. Nếu làm khác đi khi ra Kho bạc thanh toán họ sẽ không đồng ý vì họ chỉ cần so sánh giữa giá trị mình phê duyệt và giá trị thẩm định của Sở, ngành thôi.
 

Huongly1111

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/6/09
Bài viết
294
Điểm thành tích
28
Tuổi
36
Theo những nghị định cũ thì chủ đầu tư có quyền điều chỉnh dự toán trong trường hợp điều chỉnh giảm không vấn đề gì.
Nhưng bây giờ em vướng 1 cái là hiện đơn vị em là chủ đầu tư đang điều chỉnh dự toán xây dựng công trình giảm hơn so với dự toán xây dựng đã được phê duyệt. Tuy nhiên bác ở trên sở chuyên ngành lại bảo chủ đầu tư phải trình sở chuyên ngành thẩm định, và UBND (người quyết định đầu tư) phê duyệt điều chỉnh.
Trong khi theo điểm b, khoản 1, Điều 31, Nghị định 32/2015/NĐ-CP thì chủ đầu tư có quyền điều chỉnh và phê duyệt dự toán xây dựng công trình điều chỉnh không làm vượt dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt.
Vậy các bác cho em hỏi chủ đầu tư có quyền điều chỉnh, thẩm định, phê duyệt dự toán XDCT điều chỉnh như điểm b, khoản 1, Điều 31, Nghị định 32 không? Hay phải trình sở chuyên ngành thẩm định và UBND phê duyệt?
 

thanhxdcd

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
12/3/09
Bài viết
13
Điểm thành tích
1
Tôi có 2 vấn đề thắc mắc:
1. Về điều chỉnh dự toán xây dựng công trình, theo khoản 4 điều 11 Nghị định số 32/2015/NĐCP ngày 25/3/2015 thì trường hợp chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí nhưng không làm thay đổi giá trị dự toán xây dựng đã phê duyệt bao gồm cả dự phòng thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh. Theo mục b khoản 1 điều 31 thì chủ đầu tư có quyền điều chỉnh và phê duyệt dự toán xây dựng công trình điều chỉnh không làm vượt dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt. Đọc xong thấy hình như hơi choải nhau.
2. Dự toán xây dựng công trình sâu khi được sở chuyên ngành thẩm đinh và được cấp quyết định đầu tư phê duyệt thì Chủ đầu tư tiến hành phê duyệt dự toán gói thầu thi công xây dựng để xác định giá gói thầu. Như vậy chủ đầu phải tiến hành lập lại dự toán của gói thầu hay chỉ cần lấy giá trị đã được cấp quyết định đầu tư để xác định chi phí xây dựng của gói thầu. Nếu trường hợp chủ đầu tư lập lại dự toán thì định mức áp dụng có thể khác với định mức đã được phê duyệt không.
Thắc mắc thứ 2 của bạn hôm nay mình được anh Cư, Viện phó viện KTXD, Bộ XD hướng dẫn như sau: Nếu dự án có nhiều gói thầu thì Chủ đầu tư lập dự toán cho từng gói thầu làm cơ sở để lập HSMT và đánh giá HSDT. Còn đối với dự án có một gói thầu thì lấy luôn giá trị được phê duyệt làm giá gói thầu. Trường hợp 1 gói thầu nêu trên nếu thời gian từ lúc phê duyệt đến lúc tổ chức đấu thầu kéo dài thì phải lập lại dự toán gói thầu để cập nhật giá vật liệu, nhân công, máy thi công cho phù hợp với thực tế.
 

k_linhxdd

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
10/4/11
Bài viết
26
Điểm thành tích
3
Tôi có 2 vấn đề thắc mắc:
1. Về điều chỉnh dự toán xây dựng công trình, theo khoản 4 điều 11 Nghị định số 32/2015/NĐCP ngày 25/3/2015 thì trường hợp chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí nhưng không làm thay đổi giá trị dự toán xây dựng đã phê duyệt bao gồm cả dự phòng thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh. Theo mục b khoản 1 điều 31 thì chủ đầu tư có quyền điều chỉnh và phê duyệt dự toán xây dựng công trình điều chỉnh không làm vượt dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt. Đọc xong thấy hình như hơi choải nhau.
2. Dự toán xây dựng công trình sâu khi được sở chuyên ngành thẩm đinh và được cấp quyết định đầu tư phê duyệt thì Chủ đầu tư tiến hành phê duyệt dự toán gói thầu thi công xây dựng để xác định giá gói thầu. Như vậy chủ đầu phải tiến hành lập lại dự toán của gói thầu hay chỉ cần lấy giá trị đã được cấp quyết định đầu tư để xác định chi phí xây dựng của gói thầu. Nếu trường hợp chủ đầu tư lập lại dự toán thì định mức áp dụng có thể khác với định mức đã được phê duyệt không.

"1. Về điều chỉnh dự toán xây dựng công trình, theo khoản 4 điều 11 Nghị định số 32/2015/NĐCP ngày 25/3/2015 thì trường hợp chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí nhưng không làm thay đổi giá trị dự toán xây dựng đã phê duyệt bao gồm cả dự phòng thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh" Ở đây có nghĩa là CĐT chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí chứ không phê duyệt lại nữa vì giá trị dự toán là không thay đổi.

"Theo mục b khoản 1 điều 31 thì chủ đầu tư có quyền điều chỉnh và phê duyệt dự toán xây dựng công trình điều chỉnh không làm vượt dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt" trường hợp này thì giá trị dự toán xây dựng giảm thi CĐT có quyền điều chỉnh và phê duyệt dự toán xây dựng công trình điều chỉnh nhưng phần giá trị giảm của dự toán xây dựng phải được thẩm tra và thẩm định trước khi phê duyệt DT điều chỉnh. Đây là ý kiến của mình, mong được giúp đỡ.
 

thanhle82

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
23/5/13
Bài viết
214
Điểm thành tích
43
Thắc mắc thứ 2 của bạn hôm nay mình được anh Cư, Viện phó viện KTXD, Bộ XD hướng dẫn như sau: Nếu dự án có nhiều gói thầu thì Chủ đầu tư lập dự toán cho từng gói thầu làm cơ sở để lập HSMT và đánh giá HSDT. Còn đối với dự án có một gói thầu thì lấy luôn giá trị được phê duyệt làm giá gói thầu. Trường hợp 1 gói thầu nêu trên nếu thời gian từ lúc phê duyệt đến lúc tổ chức đấu thầu kéo dài thì phải lập lại dự toán gói thầu để cập nhật giá vật liệu, nhân công, máy thi công cho phù hợp với thực tế.
Như vậy khi chủ đầu tư phê duyệt lại dự toán gói thầu thi công xây dựng thì chỉ cần bộ phận thẩm định thuộc chủ đầu tư thẩm đình rồi trình chủ đầu tư phê duyệt thôi chư không cần phải qua các sở chuyên ngành thẩm định dự toán gói thầu thi công xây dựng nữa đúng không ban?
 

levuhuy488

Thành viên mới
Tham gia
6/11/10
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
Cho mình hỏi luôn là ai có thẩm quyền phê duyệt lại dự toán gói thầu? Chủ đầu tư hay người cấp Quyết định đầu tư
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.562
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Cho mình hỏi luôn là ai có thẩm quyền phê duyệt lại dự toán gói thầu? Chủ đầu tư hay người cấp Quyết định đầu tư

Theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP như dưới đây thì Chủ đầu tư phê duyệt bạn nhé:
3. CĐT tổ chức xác định, cập nhật dự toán gói thầu XD, thực hiện thẩm định, phê duyệt để thay thế giá gói thầu xây dựng ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã phê duyệt, làm cơ sở để lập HSMT hoặc HSYC và đánh giá lựa chọn nhà thầu xây dựng.

4. CĐT được thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn QLCP đủ điều kiện năng lực thực hiện xác định, cập nhật, thẩm tra dự toán gói thầu xây dựng trước khi phê duyệt.

Tuy nhiên: nếu điều chỉnh dự toán gói thầu mà dẫn đến TMĐT tăng lên, thì phải trình người QĐ đầu tư xem xét. Như vậy, khi xác định lại phải cộng tổng lại và so sánh với giá trị TMĐT đã nhé.
 

hanamsgd

Thành viên có triển vọng
Tham gia
26/11/12
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
Tuổi
36
theo Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ về Quy định chi tiết hợp đồng xây dựng.
tại Điều 18 mục 2 có nêu " Việc tạm ứng hợp đồng chỉ thực hiện sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực, riêng đối với hợp đồng xây dựng thì phải có kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận hợp đồng.... "
minh chưa hiểu rõ nội dung này, vì bên mình đang thực hiện dự án xây dựng trường học, khu vực xây dựng năm trong diện tích dất của nhà trường, không có giải phóng mặt bằng, khi thanh toán bên kho bạc họ lại yêu cầu nội dung đấy, anh chị em cho ý kiếm tham khảo với
 

hanamsgd

Thành viên có triển vọng
Tham gia
26/11/12
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
Tuổi
36
"1. Về điều chỉnh dự toán xây dựng công trình, theo khoản 4 điều 11 Nghị định số 32/2015/NĐCP ngày 25/3/2015 thì trường hợp chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí nhưng không làm thay đổi giá trị dự toán xây dựng đã phê duyệt bao gồm cả dự phòng thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh" Ở đây có nghĩa là CĐT chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí chứ không phê duyệt lại nữa vì giá trị dự toán là không thay đổi.

"Theo mục b khoản 1 điều 31 thì chủ đầu tư có quyền điều chỉnh và phê duyệt dự toán xây dựng công trình điều chỉnh không làm vượt dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt" trường hợp này thì giá trị dự toán xây dựng giảm thi CĐT có quyền điều chỉnh và phê duyệt dự toán xây dựng công trình điều chỉnh nhưng phần giá trị giảm của dự toán xây dựng phải được thẩm tra và thẩm định trước khi phê duyệt DT điều chỉnh. Đây là ý kiến của mình, mong được giúp đỡ.
mình thấy các Luật mới ra bây giờ đá nhau nhiều quá
 

zzcrazyzz

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
10/11/08
Bài viết
26
Điểm thành tích
3
Tuổi
36
Ýb, khoản 1, Điều 31, Nghị định 32 có nói về quyền của CĐT "điều chỉnh, phê duyệt dự toán công trình điều chỉnh không làm vượt dự toán xây dựng công trình". Tuy nhiên tại Ý b, khoản 2, Điều 31, Nghị định 32 thì CĐT có nghĩa vụ "tổ chức lập dự toán..., dự toán điều chỉnh trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt". Vậy 2 ý này có đá nhau ko? Giải thích như thế nào cho hợp lí đây?

Khoản 4, Điều 11, Nghị định 32 có nói về việc khi điều chỉnh cơ cấu không làm thay đổi giá trị dự toán thì CĐT tổ chức thực hiện. Sau khi thực hiện thì CĐT ban hành văn bản pháp lý nào để chứng minh là mình đã thực hiện đúng thẩm quyền?
 

zzcrazyzz

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
10/11/08
Bài viết
26
Điểm thành tích
3
Tuổi
36
Theo những nghị định cũ thì chủ đầu tư có quyền điều chỉnh dự toán trong trường hợp điều chỉnh giảm không vấn đề gì.
Nhưng bây giờ em vướng 1 cái là hiện đơn vị em là chủ đầu tư đang điều chỉnh dự toán xây dựng công trình giảm hơn so với dự toán xây dựng đã được phê duyệt. Tuy nhiên bác ở trên sở chuyên ngành lại bảo chủ đầu tư phải trình sở chuyên ngành thẩm định, và UBND (người quyết định đầu tư) phê duyệt điều chỉnh.
Trong khi theo điểm b, khoản 1, Điều 31, Nghị định 32/2015/NĐ-CP thì chủ đầu tư có quyền điều chỉnh và phê duyệt dự toán xây dựng công trình điều chỉnh không làm vượt dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt.
Vậy các bác cho em hỏi chủ đầu tư có quyền điều chỉnh, thẩm định, phê duyệt dự toán XDCT điều chỉnh như điểm b, khoản 1, Điều 31, Nghị định 32 không? Hay phải trình sở chuyên ngành thẩm định và UBND phê duyệt?

Nhưng tại điểm b, khoản 2, cũng điều 31, nghị định 32 thì chủ đầu tư phải trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Vậy giữa quyền và nghĩa vụ cái nào ưu tiên hay xưt lý ntnt?
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Nhưng tại điểm b, khoản 2, cũng điều 31, nghị định 32 thì chủ đầu tư phải trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Vậy giữa quyền và nghĩa vụ cái nào ưu tiên hay xưt lý ntnt?

Việc phê duyệt điều chỉnh, phê duyệt dự toán xây dựng công trình theo Điều 31, Nghị định số 32/2015/NĐ-CP của các bạn thảo luận ở trên mình có ý kiến thảo luận như sau:
- Về quyền của chủ đầu tư:
b) Điều chỉnh và phê duyệt dự toán xây dựng công trình điều chỉnh không làm vượt dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt;
- Về nghĩa vụ của chủ đầu tư:
b) Tổ chức lập dự toán xây dựng công trình, dự toán xây dựng công trình điều chỉnh trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt;

Thực tế thì 2 quy định chỗ quyền và nghĩa vụ này không mâu thuẫn với nhau.
Về quyền: Chủ đầu tư được phép phê duyệt điều chỉnh dự toán xây dựng công trình đối với thiết kế 2 bước đảm bảo không vượt dự toán xây dựng trong quyết định phê duyệt của người quyết định đầu tư.

Về nghĩa vụ: Chủ đầu tư phải có nghĩa vụ lập dự toán xây dựng công trình (đối với thiết kế 2 bước) trình người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt. Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh ở đây được hiểu là khi lập dự toán xây dựng điều chỉnh đã vượt dự toán xây dựng đã được người quyết định đầu tư phê duyệt ban đầu.
 

zzcrazyzz

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
10/11/08
Bài viết
26
Điểm thành tích
3
Tuổi
36
Việc phê duyệt điều chỉnh, phê duyệt dự toán xây dựng công trình theo Điều 31, Nghị định số 32/2015/NĐ-CP của các bạn thảo luận ở trên mình có ý kiến thảo luận như sau:
- Về quyền của chủ đầu tư:

- Về nghĩa vụ của chủ đầu tư:


Thực tế thì 2 quy định chỗ quyền và nghĩa vụ này không mâu thuẫn với nhau.
Về quyền: Chủ đầu tư được phép phê duyệt điều chỉnh dự toán xây dựng công trình đối với thiết kế 2 bước đảm bảo không vượt dự toán xây dựng trong quyết định phê duyệt của người quyết định đầu tư.

Về nghĩa vụ: Chủ đầu tư phải có nghĩa vụ lập dự toán xây dựng công trình (đối với thiết kế 2 bước) trình người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt. Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh ở đây được hiểu là khi lập dự toán xây dựng điều chỉnh đã vượt dự toán xây dựng đã được người quyết định đầu tư phê duyệt ban đầu.

Cảm ơn b đã tham gia góp ý, hiện h là đang suy luận, trao đổi để hiểu vấn đề 1 cách hợp lí. Thêm 1 chút nữa là trên cơ sở ntn để cho rằng công trình thiết kế 2 bước, CĐT có thể quyền phê duyệt vì hiện tại theo NĐ59 thì mới phân cấp CĐT phê duyệt DT đối với công trình thiết kế 3 bước?
 

bachanpr

Thành viên có triển vọng
Tham gia
21/5/08
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
các bạn nếu chủ đầu tư phê duyệt dự toán gói thầu thì có được phép điều chỉnh không nhỉ.
 

bachanpr

Thành viên có triển vọng
Tham gia
21/5/08
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
tôi thấy có rất nhiều mẫu thuẫn trong nghị định 37, ví dụ: tại khoản 2 điều 37 nghị định 37, trường hợp vượt giá gói thầu được duyệt, giá gói thầu này là trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt, theo quy định tại nghị định 32, chủ đầu tư phê duyệt dự toán sau khi có kế hoạch lựa chọn nhà thầu và luôn luôn dự toán này cao hơn giá gói thầu vậy phải báo cáo người có thẩm quyền ah. Còn nữa, vấn đề điều chỉnh giá đối với phần khối lượng tạm ứng lại mâu thuẫn với thông tư 03/TT-BKH, oải
 

thanhle82

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
23/5/13
Bài viết
214
Điểm thành tích
43
Cảm ơn b đã tham gia góp ý, hiện h là đang suy luận, trao đổi để hiểu vấn đề 1 cách hợp lí. Thêm 1 chút nữa là trên cơ sở ntn để cho rằng công trình thiết kế 2 bước, CĐT có thể quyền phê duyệt vì hiện tại theo NĐ59 thì mới phân cấp CĐT phê duyệt DT đối với công trình thiết kế 3 bước?
Trong khoản 5 Điều 11 Nghị định số 32/NĐ-CP thì nói thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công trình điều chỉnh thực hiện theo quy định tại Nghị định về Quản lý dự án đầu tư xây dựng (NĐ 59) nhưng NĐ 59 chỉ nói về thẩm quyền phê duyệt thiết kế và dự toán chứ không nói đến thiết kế, dự toán điều chỉnh. Điều này có thể hiểu là thẩm quyền thẩm định thiết kế, dự toán điều chỉnh theeo NĐ 59 chính là thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế dự toán có đúng không.
 

UnKienDuc

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
24/9/08
Bài viết
10
Điểm thành tích
1
Thắc mắc thứ 2 của bạn hôm nay mình được anh Cư, Viện phó viện KTXD, Bộ XD hướng dẫn như sau: Nếu dự án có nhiều gói thầu thì Chủ đầu tư lập dự toán cho từng gói thầu làm cơ sở để lập HSMT và đánh giá HSDT. Còn đối với dự án có một gói thầu thì lấy luôn giá trị được phê duyệt làm giá gói thầu. Trường hợp 1 gói thầu nêu trên nếu thời gian từ lúc phê duyệt đến lúc tổ chức đấu thầu kéo dài thì phải lập lại dự toán gói thầu để cập nhật giá vật liệu, nhân công, máy thi công cho phù hợp với thực tế.
Nghe A Cư hướng dẫn thì cũng thấy hợp lý nhưng để làm thì có nhiều vấn đề còn phải bàn, ví dụ:
- Hầu hết các dự án đều có nhiều gói thầu, ít nhất có gói: xây dựng, mua sắm, tư vấn...vậy ý dự án có 1 gói thầu tức là 1 gói xây dựng có phải không ạ.
- Trường hợp "thời gian từ lúc phê duyệt đến lúc tổ chức đấu thầu kéo dài thì phải lập lại dự toán gói thầu để cập nhật giá vật liệu, nhân công, máy thi công cho phù hợp với thực tế" là hợp lý, nhưng nếu giá vật liệu, nhân công có thay đổi nhưng khi lập dự toán gói thầu xong, giá trị không thay đổi so với dự toán xây dựng thì việc lập dự toán gói thầu chả có ý nghĩa gì, cứ lấy luôn dự toán xd được duyệt là xong, chưa nói đến còn phải mất một số khoản chi phí cho việc này (tư vấn lập, thẩm tra chẳng hạn). Vì vậy, có nhất định là phải lập dự toán gói thầu không. Đọc hết các quy định, chả thấy chỗ nào ghi là "phải" lâp cả. Vậy nên chăng trong văn bản pháp lý nên quy định phải lập dự toán gói thầu xây dựng để tránh trường hợp lúc có lúc không, và như vậy, chi phí cho công tác lập dự toán gói thầu đương nhiên có mặt trong tổng mức đầu tư của dự án.
- Hiện tại chưa có văn bản hướng dẫn NĐ 32 nên lập dự toán gói thầu phải làm cụ thể như thế nào, đã có bác nào nhìn thấy mặt mũi cái dự toán này thì chỉ giùm. vì chưa dòm thấy nó bao giờ nên chi phí cho việc làm ra nó sẽ tính ra sao là cả vấn đề nan giải.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top