Điều chỉnh dự toán

Nam Nguyễn Hoài

Thành viên có triển vọng
Tham gia
10/3/16
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Đơn vị chúng tôi là Chủ đầu tư một công trình xây dựng, công trình được duyệt dự toán cuối năm 2011; được tổ chức đấu thầu và ký hợp đồng năm 2012, trong quá trình thực hiện dự án có một số vướng mắc xin hỏi các thành viên trong diễn đàn cho ý kiến về các nội dung như sau:

1. Sau khi ký hợp đồng xong do chưa có vốn nên không triển khai thi công được, gần đây mới có Quyết định phân bổ vốn cho công trình. Như vậy chúng tôi có phải điều chỉnh dự toán theo chế độ chính sách tiền lương, giá nguyên, vật liệu, định mức thay đổi tại thời điểm trước khi thi công để làm căn cứ thương thảo, ký phụ lục hợp đồng bổ sung với nhà thầu hay không (với trường hợp thiết kế không thay đổi)?

2. Hợp đồng đã ký với nhà thầu là hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh với điều khoản điều chỉnh giá như sau:

+ Giá hợp đồng chỉ được thay đổi và điều chỉnh khi được sự đồng ý và phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

+ Giá hợp đồng sẽ được điều chỉnh để tính đến việc tăng hoặc giảm chi phí nảy sinh từ thay đổi trong luật pháp của Nhà nước (bao gồm việc ban hành luật mới và việc sửa đổi bổ sung các luật hiện hành) hoặc những quy định của Chính phủ có tính pháp lý (gọi chung là thay đổi pháp luật) có hiệu lực sau ngày khởi công làm ảnh hưởng đến Nhà thầu trong việc thực hiện những nghĩa vụ theo hợp đồng.

Với điều khoản hợp đồng nêu trên thì:

a. Việc điều chỉnh dự toán thời điểm trước khi thi công như đề cập ở trên được Chủ đầu tư phê duyệt có thể hiểu là được sự đồng ý và phê duyệt của cấp có thẩm quyền hay không? (Theo mục b – khoản 1 – điều 31 – Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015)

b. Chúng tôi có thể hiểu chế độ chính sách tiền lương và định mức thay đổi là thay đổi trong luật pháp Nhà nước hay không?
 

Nam Nguyễn Hoài

Thành viên có triển vọng
Tham gia
10/3/16
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Anh Thế Anh và các anh em trong diễn đàn xin cho ý kiến với ạ. Rất mong ý kiến đóng góp của mọi người.
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
1. Không cần lập dự toán điều chỉnh trong TH này ngay từ Nghị định 112/2009 và hiện nay là Nghị định 32/2015 đã nói các trường hợp phải lập dự toán điều chỉnh rồi.
Trường hợp tổ chức đấu thầu, ký hợp đồng xong mà chưa có vốn thì xem xét trách nhiệm các bên liên quan như CĐT, phòng tài chính...

2. Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh
- "Giá hợp đồng chỉ được thay đổi và điều chỉnh khi được sự đồng ý và phê duyệt của cấp có thẩm quyền" => quá cứng nhắc. Khi có sự thay đổi về giá hợp lý (căn cứ vào báo giá các thời điểm của cơ quan có thẩm quyền). BẮT BUỘC PHẢI ĐỒNG Ý.
- "Giá hợp đồng sẽ được điều chỉnh để tính đến việc tăng hoặc giảm chi phí nảy sinh từ thay đổi trong luật pháp của Nhà nước (bao gồm việc ban hành luật mới và việc sửa đổi bổ sung các luật hiện hành) hoặc những quy định của Chính phủ có tính pháp lý (gọi chung là thay đổi pháp luật) có hiệu lực sau ngày khởi công làm ảnh hưởng đến Nhà thầu trong việc thực hiện những nghĩa vụ theo hợp đồng" -> Quá cứng thành ra bây giờ mới hỏi thay đổi chính sách tiền lương và định mức có là "thay đổi trong luật pháp Nhà nước". Ý hiểu thì anh em mình dễ nói với nhau là có, nhưng mà ra công đường thì anh hỏi Bộ Tư pháp mới biết chính xác được.
 

HUNG-THINH

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
21/10/09
Bài viết
169
Điểm thành tích
43
HĐ kí năm 2011 thì thực hiện theo ND48 của Chính phủ. HĐ là văn bản pháp lý cao nhất để nói chuyện (nhưng chú ý là HĐ đó phải đúng theo quy định của pháp luật nghĩa là theo đúng ND48 và TT08, còn không đúng thì cũng không có giá trị pháp lý). Việc không thể thi công theo đúng tiến độ thỏa thuận trong HĐ trong trường hợp này chắc chắn là do lỗi của chủ đầu tư. Vì vậy, việc chủ đầu tư bồi thường, đền bù cho nhà thầu bằng cách điều chỉnh giá HĐ thông qua điều chỉnh dự toán là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với pháp luật.
 

Nam Nguyễn Hoài

Thành viên có triển vọng
Tham gia
10/3/16
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
1. Không cần lập dự toán điều chỉnh trong TH này ngay từ Nghị định 112/2009 và hiện nay là Nghị định 32/2015 đã nói các trường hợp phải lập dự toán điều chỉnh rồi.
Trường hợp tổ chức đấu thầu, ký hợp đồng xong mà chưa có vốn thì xem xét trách nhiệm các bên liên quan như CĐT, phòng tài chính...

2. Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh
- "Giá hợp đồng chỉ được thay đổi và điều chỉnh khi được sự đồng ý và phê duyệt của cấp có thẩm quyền" => quá cứng nhắc. Khi có sự thay đổi về giá hợp lý (căn cứ vào báo giá các thời điểm của cơ quan có thẩm quyền). BẮT BUỘC PHẢI ĐỒNG Ý.
- "Giá hợp đồng sẽ được điều chỉnh để tính đến việc tăng hoặc giảm chi phí nảy sinh từ thay đổi trong luật pháp của Nhà nước (bao gồm việc ban hành luật mới và việc sửa đổi bổ sung các luật hiện hành) hoặc những quy định của Chính phủ có tính pháp lý (gọi chung là thay đổi pháp luật) có hiệu lực sau ngày khởi công làm ảnh hưởng đến Nhà thầu trong việc thực hiện những nghĩa vụ theo hợp đồng" -> Quá cứng thành ra bây giờ mới hỏi thay đổi chính sách tiền lương và định mức có là "thay đổi trong luật pháp Nhà nước". Ý hiểu thì anh em mình dễ nói với nhau là có, nhưng mà ra công đường thì anh hỏi Bộ Tư pháp mới biết chính xác được.
1. Cái trách nhiệm như anh nói xin từ từ xem xét đã, bởi vì đây là lỗi hệ thống từ trên xuống, em là không thể can thiệp nổi. Cũng không phải do Chủ đầu tư đâu. Vấn đề ở đây là công trình không có vốn do nhiều yếu tố nhé. Nhưng em hỏi ở đây là trước thời điểm thi công có điều chỉnh dự toán theo chế độ chính sách tiền lương, nguyên nhiên, vật liệu, điều chỉnh định mức do Bộ Xây dựng công bố mới.... để làm căn cứ thương thảo, ký phụ lục với nhà thầu không. Câu hỏi của em là có hay không với tình huống rất rõ ràng như trên.
2. Hợp đồng nó đã là vậy rồi, vấn đề em không muốn bàn xét ở đây là cứng nhắc hay không nhé. Cái câu bắt buộc phải đồng ý của anh là đơn vị nào (Chủ đầu tư hay nhà thầu) bắt buộc phải đồng ý. Trường hợp tăng giá thì sao?, giảm giá thì sao? Anh cho ý kiến cụ thể đối với từng trường hợp nhé
 

Nam Nguyễn Hoài

Thành viên có triển vọng
Tham gia
10/3/16
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
HĐ kí năm 2011 thì thực hiện theo ND48 của Chính phủ. HĐ là văn bản pháp lý cao nhất để nói chuyện (nhưng chú ý là HĐ đó phải đúng theo quy định của pháp luật nghĩa là theo đúng ND48 và TT08, còn không đúng thì cũng không có giá trị pháp lý). Việc không thể thi công theo đúng tiến độ thỏa thuận trong HĐ trong trường hợp này chắc chắn là do lỗi của chủ đầu tư. Vì vậy, việc chủ đầu tư bồi thường, đền bù cho nhà thầu bằng cách điều chỉnh giá HĐ thông qua điều chỉnh dự toán là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với pháp luật.
Vấn đề ở đây là Chủ đầu tư hoàn toàn không phải bồi thường, đền bù cho nhà thầu bởi vì điều chỉnh không làm tăng giá trị hợp đồng, hơn nữa hợp đồng ban đầu ghi: Ngày khởi công : Khi có thông báo khởi công
 
Chỉnh sửa cuối:

7662989

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
1/6/10
Bài viết
16
Điểm thành tích
1
Tuổi
34
Theo e thì hợp đồng ký vào thời điểm nghị điểm 48, trên căn cứ vẫn là nghị định 48, mà nội dung ghi như thế thì chắc chắn là phải điều chỉnh rồi, dù có không điều chỉnh sau này t hi công giá trị phát sinh tăng lên so với thời điểm dự thầu thì vẫn phải làm dự toán điều chỉnh phát sinh
- Trước hết bây giờ phải làm dự toán điều chỉnh , sau đó ký kết phụ lục hợp đồng thi công xây dựng
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
1. Cái trách nhiệm như anh nói xin từ từ xem xét đã, bởi vì đây là lỗi hệ thống từ trên xuống, em là không thể can thiệp nổi. Cũng không phải do Chủ đầu tư đâu. Vấn đề ở đây là công trình không có vốn do nhiều yếu tố nhé. Nhưng em hỏi ở đây là trước thời điểm thi công có điều chỉnh dự toán theo chế độ chính sách tiền lương, nguyên nhiên, vật liệu, điều chỉnh định mức do Bộ Xây dựng công bố mới.... để làm căn cứ thương thảo, ký phụ lục với nhà thầu không. Câu hỏi của em là có hay không với tình huống rất rõ ràng như trên.
2. Hợp đồng nó đã là vậy rồi, vấn đề em không muốn bàn xét ở đây là cứng nhắc hay không nhé. Cái câu bắt buộc phải đồng ý của anh là đơn vị nào (Chủ đầu tư hay nhà thầu) bắt buộc phải đồng ý. Trường hợp tăng giá thì sao?, giảm giá thì sao? Anh cho ý kiến cụ thể đối với từng trường hợp nhé
Có thể từ trước đến nay mọi người vẫn hay dùng nhiều hoặc lạm dụng từ "điều chỉnh dự toán". Vậy khi nào thì PHẢI điều chỉnh dự toán, anh có thể nghiên cứu kỹ Điều 11 của Nghị định 112/2009 và Nghị định 32/2015 đều viết rõ ràng trong trường hợp không có thay đổi về thiết kế của anh thì không cần lập dự toán điều chỉnh, đã ký HĐ rồi thì cứ làm theo hợp đồng. Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh -> đơn giá sẽ được điều chỉnh theo thời gian thực tế thi công -> Miễn sao tổng tiền thanh toán không vượt TMĐT (kể cả vượt dự toán, vượt giá gói thầu lúc đầu thầu cũng kệ). Anh xem lại điều khoản thanh toán trong HĐ tại các giai đoạn xem thế nào nhé.
 

Nam Nguyễn Hoài

Thành viên có triển vọng
Tham gia
10/3/16
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
đúng như anh nói, với trường hợp thông thường không có điều chỉnh thiết kế thì không có " điều chỉnh dự toán". Tuy nhiên vì công trình này chưa có lệnh khởi công, trong khi duyệt dự toán từ năm 2011, đến nay một số đơn giá áp dụng định mức 1776 đã bị bổ sung, thay thế nhiều. Duyệt dự toán và cả trúng thầu đều ghi áp dụng định mức 1776. Hơn nữa giá vật liệu năm 2011 so với thời điểm hiện tại cũng đã khác nhiều, cơ cấu tính đơn giá nhân công trong dự toán duyệt và thông tư 01/2015 cũng khác. Vì vậy em thì đang hiểu: điều chỉnh dự toán trước, sau đó thương thảo, điều chỉnh lại giá hợp đồng. Chẳng biết quy trình như vậy hợp lý không. Xin thêm ý kiến của các bậc tiền bối
 

dungsijojo

Thành viên mới
Tham gia
4/4/12
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Theo tôi bạn nên lập dự toán đã điều chỉnh giá theo quy định và Hợp đồng đã ký kết, sau đó làm tờ trình lên Chủ đầu tư xem xét và giải quyết. Sau khi Chủ đầu tư thẩm tra và phê duyệt thì ký Phụ lục hợp đồng điều chỉnh cho phù hợp với quy định hiện hành của nhà nước.
 

7662989

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
1/6/10
Bài viết
16
Điểm thành tích
1
Tuổi
34
Trường này là biến đổi giá Vật liệu làm theo Thông tư 09/2008/TT-BXD ngày 17-04-2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng.
Em nghĩ làm dự toán điều chỉnh - Trình Người quyết định đầu tư ( nếu vượt TMĐT) hoặc trình CĐT nếu không vượt TMĐT -> phê duyệt dự toán điều chỉnh -> ký kết phụ lục hợp đồng -> rồi thi công .
 

HUNG-THINH

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
21/10/09
Bài viết
169
Điểm thành tích
43
Vấn đề ở đây là Chủ đầu tư hoàn toàn không phải bồi thường, đền bù cho nhà thầu bởi vì điều chỉnh không làm tăng giá trị hợp đồng, hơn nữa hợp đồng ban đầu ghi: Ngày khởi công : Khi có thông báo khởi công
Căn cứ theo quy định tại NĐ 48 thì phải điều chỉnh giá đối với loại HĐ này. Phương pháp tính theo TT08. Việc tăng hay giảm giá trị không bàn. Còn HĐ ghi ngày khởi công khi có thông báo khởi công: ghi vậy là đúng theo quy định pháp luật hay không thì bạn chắc tự hiểu. Chắc trong quyết định phê duyệt DA và phê duyệt KH đấu thầu cũng ghi kiểu vô thời hạn như thế sao? nên nhớ nếu vượt tiến độ thực hiện DA là nằm ngoài tầm kiểm soát của chủ đầu tư rồi nhé. Gói thầu đã kí HĐ thì căn cứ vào HĐ mà xử, đầu tiên sẽ là điều chỉnh HĐ (nếu vẫn nằm trong tầm kiểm soát của CĐT, nếu vượt thì phải xin chủ trương), trên cơ sở điều chỉnh dự toán và kí phụ lục...
 

KieuManhTu

Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
18/9/08
Bài viết
170
Điểm thành tích
43
Tuổi
38
Em có ý kiến thế này:


Về câu hỏi 1: Việc điều chỉnh dự toán thời điểm trướckhi thi công như đề cập ở trên được Chủ đầu tư phê duyệt có thể hiểu là được sự đồng ý và phê duyệt của cấp có thẩm quyền hay không? (Theo mục b – khoản 1 – điều 31 – Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015)


Trước hết, theo điều khoản chuyển tiếp của nghị định 32, việc điều chỉnh dự toán này sẽ không theo nghị định 32 mà theo nghị định 112.
Theo khỏa 3 điều 11 nghị định 112: “Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán công trình điều chỉnh. Đối với các công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, nếu giá trị dự toán công trình điều chỉnh không vượt giá trị dự toán đã được người quyết định đầu tư phê duyệt thì Chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định, phê duyệt; trường hợp vượt giá trị dự toán đã được người quyết định đầu tư phê duyệt thì Chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư trước khi tổ chức thẩm định dự toán và trình người quyết định đầu tư phê duyệt”.

Do đó, (trường hợp của anh là dự án thì) chủ dầu tư phê duyệt dự toán điều chỉnh là đúng thẩm quyền.

Về câu hỏi 2: Chúng tôi có thể hiểu chế độ chính sách tiền lương và định mức thay đổi là thay đổi trong luật pháp Nhà nước hay không?
(Em đoán anh đang muốn lôi 2 cái đó ra để điều chỉnh dự toán và điều chỉnh giá hợp đồng)

Trước hết, về hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh thì sẽ được phép điều chỉnh giá theo các thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng (ví dụ được điều chỉnh cho loại vật liệu nào, điều chỉnh khi biến động giá vật liệu lớn hơn bao nhiêu %, thời gian bắt đầu được điều chỉnh là từ khi nào, ...).
Việc điều chỉnh dự toán khi tiền lương có sự biến động là hợp lý, vì theo điều khoản của hợp đồng.
Và theo khoản 4 điều 15 của Thông tư số 04/2010/TT-BXD: "Dự toán công trình điều chỉnh là cơ sở để điều chỉnh giá hợp đồng, giá gói thầu và điều chỉnh tổng mức đầu tư.".
Như vậy, muốn được điều chỉnh hợp đồng, điều chỉnh TMĐT thì phải có dự toán điều chỉnh được duyệt.

Còn việc điều chỉnh dự toán theo định mức dự toán, thì có thể điều chỉnh dự toán khi định mức thay đổi. Vì định mức là cơ sở để chủ đầu tư, tư vấn tham khảo lập và quản lý chi phí. Nhưng sẽ không dùng để điều chỉnh hợp đồng được. Vì theo quy định của các thông tư nghị định, điều chỉnh giá hợp đồng không có nội dung điều chỉnh do định mức thay đổi. Đơn giá nhà thầu dự thầu được xác định bằng định mức của nhà thầu, có thể tham khảo định mức nhà nước để lập giá thầu nhưng không thể dùng để điều chỉnh giá hợp đồng được.
 

hieu.xd911

Thành viên có triển vọng
Tham gia
17/6/09
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
Mình cũng đã bị một công trình tương tự
Công trình được đấu thầu ký hợp đồng đơn giá điều chỉnh năm 2008, đã tạm ứng hợp đồng 2 tỷ tại thời điểm 2008 lúc vào thi công thì không giải phóng được mặt bằng, công trình dừng thi công và tìm mặt bằng mới
Năm 2010 tìm được mặt bằng mới => nhà thầu không chấp nhận giá tại thời điểm 2008
Giải quyết
Xin chủ trương điều chỉnh tổng mức đầu tư, vì khi điều chỉnh vượt tổng mức,
Phê duyệt lại thiết kế dự toán điều chỉnh
Nhà thầu thi công đề xuất lại giá và ký phụ lục hợp đồng điều chỉnh
Trường hợp của bạn là phải xin chủ trương điều chỉnh lại tổng mức đầu tư hoặc cơ cấu chi phí trong dự toán
Nhà thầu tham gia gói thầu xẽ khó chấp nhận giá tại thời điểm 2011
Cứ điều chỉnh và ký phụ lục hợp đồng cho chắc, (Điều chỉnh tại thời điểm này chưa chắc đã cao hơn năm 2011 đâu)
Giá nhân công giá máy bây giờ giảm nhiều đấy
 

Top