Áp dụng, vận dụng đơn giá định mức- Lập, thẩm tra dự toán

hieuinco

Thành viên mới
Tham gia
19/5/12
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Mình đang có bài toán mong cả nhà góp ý:
Công việc: 1. Tháo giỡ tấm lợp mái, mái tôn múi chiều dài 22m, độ cao của mái 27m(thời gian sử dụng 16 năm) vận chuyển phạm vi 30m
ĐM chỉ tính cho việc tháo tấm lợp ở độ cao <=4m và <=16m.
ĐM chỉ tính hao phí nhân công: không tính hao phí máy, không tính hao phí vật liệu phụ (đá cắt)

Công việc 2: Tháo dỡ vì kèo kết cấu thép khẩu độ 37m(>18m rất nhiều) chiều cao nhà 27m(trọng lượng vì kèo 14 tấn/1vk) thời gian sử dụng 16 năm(đã duy tu bảo dưỡng, nhiều lần)
ĐM chỉ tính cho việc tháo dỡ vì kèo khẩu độ <=16m
Vận chuyển phạm vi 30m

Xin nhờ mọi người chiết tính công tác tháo lắp vận chuyển phạm vi 30m giúp mình. có thể up lên diễn đàn để mọi người cùng thảo luận hoặc gửi vào đ/c: hieutran.vietnamese@gmail.com
Xin được hỗ trợ, cần gấp
 

congquan0405

Thành viên mới
Tham gia
15/8/14
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Theo mình bạn có thể sử dụng một số cách sau
1. Điều chỉnh từ định mức có sẵn.

- Bạn có thể lấy một công tác khác có trong định mức mà cách thi công của nó tương tự như công tác tạm tính đó để vận dụng. Ví dụ: Công tác rải vữa lót sàn không có định mức. Bạn có thể chiết tính phần vật liệu là vữa lót (có định mức), còn nhân công và máy thì lấy bằng công tác đổ bê tông lót.
- Bạn cũng có thể lấy một định mức nào đó rồi điều chỉnh đi cho phù hợp (nhưng phải có kinh nghiệm, hiểu biết về biện pháp, điều kiện thi công, yêu cầu kỹ thuật của công trình và am hiểu về định mức mới chỉnh đúng được).

2. Ước tính
- Nếu không có công tác khác tương đương thì bạn có thể tạm tính giá vật liệu, nhân công, máy cho công tác đó bằng một số tiền nào đó. Lưu ý là số tiền này càng sát với thực tế càng tốt.
- Bạn cũng có thể căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm lập hoặc báo giá của nhà sản xuất. Thường họ báo là chi phí đầy đủ để làm công tác đó, thì bạn bớt các chi phí theo định mức tỷ lệ đi và phân tách được chi phí VL, NC, M ra để đưa vào bảng dự toán sao cho khi tính tổng hợp chi phí thì vừa bằng báo giá là được.

3. Sử dụng số liệu từ công trình tương tự
Đây là làm theo kiểu tiền lệ. Bạn có thể tham khảo ở các công trình tương tự đã thực hiện. Ví dụ: Dự toán của một công trình khác đã được duyệt, hồ sơ thanh, quyết toán... ở trong đó họ lập thế nào, bạn có thể lập như vậy. Nói chung bất cứ nguồn nào chứng minh được giá trị thực của chúng.
Như vậy, việc lưu trữ số liệu quá khứ (nước ngoài thường dùng thuật ngữ History data) là rất quan trọng đối với người lập dự toán và kỹ sư định giá, quản lý chi phí.

4. Đi lập định mức mới để áp dụng cho công trình
Bạn cũng có thể liên hệ các đơn vị có chức năng, kinh nghiệm (Viện Kinh tế xây dựng) để lập định mức áp dụng cho công trình hoặc hỏi các chuyên gia định mức. Bạn có thể liên hệ Trung tâm thông tin, Viện Kinh tế xây dựng tại số 37, Lê Đại Hành, Hà Nội. Các đơn vị khác có thể thu thập số liệu để đưa ra định mức, nhưng ở giai đoạn hiện nay việc giải trình, bảo vệ thuyết phục là khá khó khăn.
Đặc biệt lưu ý nếu công trình, gói thầu của bạn sẽ thực hiện theo hình thức chỉ định thầu. Hãy xem thêm phần quản lý định mức trong Thông tư 04/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top