Bản vẽ cấp điện trong công trình !

wepro

Thành viên năng động
Tham gia
27/9/08
Bài viết
62
Điểm thành tích
8
Tôi đã đọc nhiều bản vẽ cấp điện trong công trình, nhưng ở Việt nam tôi chưa từng thấy một bản vẽ điện nào thể hiện ở dạng không gian(?!) Vì sao trong kiến trúc có vẽ phối cảnh, trong kết cấu có bản tính dạng không gian, trong cấp thoát nước có sơ đồ không gian mà trong bản vẽ điện không thể hiện. Theo ý kiến của tôi, một bản vẽ không chỉ cho những người có chuyên môn sâu đọc, mà những chủ đầu tư hay những người "ngoại đạo" đọc vẫn có thể hiểu được thì đó mới là bản vẽ sát với thực tế. Các bạn nghĩ sao về điều này?
Mong có nhiều ý kiến phản hồi từ các bạn !
 
Last edited by a moderator:

kiepbuidoi

Thành viên mới
Tham gia
4/8/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
đúng là ếch ngồi đáy giếng! Bách Khoa thì đúng còn Cn Thái Nguyên là cùi bắp, trên nước thi có mấy chục trường đào tạo điện chính quy, hàng trăm trường đào tạo tại chức nữa chứ ko phải ít như chú nói đâu? Lần sau lên có biết thì nói còn ko thì thôi nhé!
Thân chào!
 

duc.tvxd.kcx

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
15/9/08
Bài viết
16
Điểm thành tích
1
Tuổi
43
Đúng như bạn nói là như thế. Nhưng ở ngành điện thì có SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ rồi đó thôi. Sơ đồ nguyên lý bạn làm chi tiết thì người '' ngoại đạo '' cũng có thể đọc và hiểu rõ nó. Nếu theo bạn thì bạn thể hiện không gian của cấp điện thì bạn thể hiện như thế nào. Mình cũng đang nghĩ là nếu có thể hiện thì thể hiện những gì được nhỉ. Các bạn cho ý kiến nhé.=D>
 

kts.phuonganh

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
12/8/08
Bài viết
84
Điểm thành tích
8
Bạn Wepro chắc có lẽ đã "vấp" phải 1 bản vẽ ko ISO, chứ tất cả các kỹ sư điện dù trong nước hay ngoài nước cũng đều qua trường lớp đào tạo, và tất nhiên là đều có những quy định chung để ai cũng có thể hiểu được! Dân trong nghề thì biết nhiều và rõ hơn, có thể đọc được các thông số kỹ thuật một cách dễ dàng còn dân "ngoại đạo" thì cũng có thể hiểu được những nội dung chính của bản vẽ. Việc này cũng là thước đo để đánh giá chất lượng của bản vẽ mạng điện đó!
Sơ đồ không gian, sơ đồ nguyên lý chính là "3d" của dân điện!:D
Mình làm kiến trúc và cũng đã đọc bản vẽ của kỹ sư về điện, mình vẫn hiểu được mờ.
Nếu các bạn có cách thể hiện nào hay thì cùng chia sẻ chớ cũng đừng căng thẳng quá (cùng nghề mờ) :D
 

kts hao

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
2/7/08
Bài viết
87
Điểm thành tích
8
Tôi đã đọc nhiều bản vẽ cấp điện trong công trình, nhưng ở Việt nam tôi chưa từng thấy một bản vẽ điện nào thể hiện ở dạng không gian(?!) Vì sao trong kiến trúc có vẽ phối cảnh, trong kết cấu có bản tính dạng không gian, trong cấp thoát nước có sơ đồ không gian mà trong bản vẽ điện không thể hiện. Theo ý kiến của tôi, một bản vẽ không chỉ cho những người có chuyên môn sâu đọc, mà những chủ đầu tư hay những người "ngoại đạo" đọc vẫn có thể hiểu được thì đó mới là bản vẽ sát với thực tế. Các bạn nghĩ sao về điều này?
Mong có nhiều ý kiến phản hồi từ các bạn !
Bản chất khi thể hiện 3-D (hình không gian 3 chiều) đều có ý nghĩa đối với từng loại bản vẽ.
-Trong kiến trúc cho ta thấy hình thức công trình trong thực tế, mầu sắc... và chỉ cần đối với bước lập Dự án (bước 1), trong bản vẽ thi công chỉ cần thể hiện đúng, đủ các hình chiếu kết hợp với ghi chú là có thể lập dự toán và thi công được.
-đối với bản vẽ thiết kế nước, PCCC cần sơ dồ không gian để biết code bố trí thiết (các thiết bị này thường có code lắp đặt khác nhau). Ngoài ra còn thể hiện chiều dài, chủng loại các loại ống dẫn... các loại ống nối: tê, cút, chếch... nếu không có bản sơ đồ không gian công thì rất khó thống kê và lắp đặt.
- Đối với bản vẽ điện do các code thiết bị thường bố trí đơn giản nên chỉ cần ghi chú là đủ VD: ổ cắm, công tắc.. bổ trí tại code nào... Các loại đèn, quạt... trong bản vẽ bao giờ chẳng ghi công suất, vị trí lắp đặt trên bản vẽ (cách tường hoặc sàn bao nhiêu). Như vậy là đủ 3 chiều không gian rồi để định vị để lắp đặt thiết bị rồi. Đối với những bản vẽ điện cho việc lắp đặt các thiết bị công nghệ phúc tạp nếu cần vẫn thể hiện sơ đồ không gian.
*Mục đích bản vẽ thi công là để tiên lượng được vật liệu, và để thi công được. Cách thể hiện cần đơn giản, dễ hiểu nhất nhất và giành cho người có chuyên môn. Nếu không có chuyên môn thì thể hiện cách nào họ cũng không hiểu mà cần kèm thêm giáo trình cho họ đọc!
P/S:
-Mọi vấn đề tồn tại và được nhiều người thừa nhận đương nhiên đều có lý của nó.
- Khi trả lời hoặc nêu ý kiến trên diễn đàn theo tôi chúng ta nên thể hiện thái độ thiện chí, xây dựng.
 
N

ntuyensvvn

Guest
-Bạn Wepro thân mến! Bản vẽ 3-D chỉ dùng cho những người chuyên nghiệp về đồ họa và cũng chính là những KT Sư mới rõ về vấn đề đó. Nếu như bạn là dân điện mà nắm rõ cả cách biểu diễn 3-D thì mình nghĩ bạn có cả 3 bằng thì mới đủ trình độ để biểu diễn bản vẽ điện, tức là bằng: KTS, Kỹ sư xây dựng, Kỹ sư điện, ngoài KTS và Điện ra bạn muốn phối cảnh công trình tốt thì bạn phải tính toán kết cấu thật tốt. Ví dụ: Tính cho hệ khung dầm, cột..... Mình là dân điện nhưng không cần phải quan tâm đến 3-D, không biết bạn đã nắm kỹ hết 2D chưa? Thân chào.
 
C

chinhhtd

Guest
Bạn kiepbuidoi không nên nói vậy.ở đâu chả có người học được và người học dốt.Đành rằng đầu vào có khác nhau nhưng kết quả đào tạo ra thế nào da thực tế phản ánh.Sao cn thái nguyên lại ko đúng,tùy thôi ban a
 

voquochung1979

Thành viên mới
Tham gia
13/12/07
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
vẽ dạng không gian thì dễ bóc dự toán hơn.tại tiền thiết kế điện dân dụng quá thấp nên vẽ 3D sẽ tốn thời gian nhiều hơn
 
N

Nguyen Anh Vu

Guest
Tôi đã đọc nhiều bản vẽ cấp điện trong công trình, nhưng ở Việt nam tôi chưa từng thấy một bản vẽ điện nào thể hiện ở dạng không gian(?!) Vì sao trong kiến trúc có vẽ phối cảnh, trong kết cấu có bản tính dạng không gian, trong cấp thoát nước có sơ đồ không gian mà trong bản vẽ điện không thể hiện. Theo ý kiến của tôi, một bản vẽ không chỉ cho những người có chuyên môn sâu đọc, mà những chủ đầu tư hay những người "ngoại đạo" đọc vẫn có thể hiểu được thì đó mới là bản vẽ sát với thực tế. Các bạn nghĩ sao về điều này?
Mong có nhiều ý kiến phản hồi từ các bạn !
Chương trình thiết kế REVIT có hướng dẫn thiết kế M&E dạng không gian . Mình cũng đang nghiên cứu . có gì sẽ trao đổi sau .
 

kin-kin

Thành viên mới
Tham gia
29/5/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
hi các pác
nghe các pác nói về cái gọi là "sơ đồ không gian " trong hồ sơ phần điện có vẻ đúng như "ếch ngồi đáy giêng" (câu này của pác kiepbuidoi)
thật ra trong ho sơ điện có cái sơ đồ giống như trogn phần nước gọi là sơ đồ không gian, tuy nhiên trong hồ sơ điện nó gọi là sơ đồ đứng, nó khái quát tất cả các phụ tải điện trong 1 công trình trên một bản vẽ, cái sơ đồ này thường suát hiện trong cáchồ sơ điện của các cty thiết kế NN, nếu pác nào có nhu cầu hôm nào em xin được poss lên để các pác góp ý
 

dinhanbk

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
7/11/08
Bài viết
12
Điểm thành tích
3
Tuổi
38
mình đọc topic từ đầu đến cái cuối cùng thì nhận ra các bác nhà ta nghĩ cao siêu quá.đối với hệ thống điện thì sơ đồ nguyên lý là quan trọng nhất nếu mà đọc vào sơ đồ nguyên lý mà ko hiểu thì khỏi đọc những thứ khác.
còn vấn đề bản vẽ 3D đối với hệ thống điện là không cần thiết vì hệ thống điện rất đa dạng và phức tạp cho nên khi làm bản vẽ 3D sẽ khiến cho người vẽ mất rất nhiều thời gian để làm bản vẽ.
cũng không thể nói là bản vẽ Điện không cần bản vẽ 3D vì có 1 số hạng mục cũng cần phải có bản vẽ 3D để thể hiện được sơ đồ nguyên lý
ví dụ : bus duct, calble tray,trunking...
@kin-kin
sơ đồ đứng này không phải ở công ty thiết kế NN mới có đâu bạn mà tất cả các nước đều sử dụng.
khi thiết kế bản vẽ thì phải biết sơ đồ nguyên lý như thế nào thì mới thiết kế được.
 

bantayviet

Thành viên mới
Tham gia
20/7/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
37
minh nghi ban wepro noi dung day,minh ve ra de cho nguoi ta thi cong ma. voi lai nhu the thi cung giup chu dau tu nam ro hon ve cac chuc nang su dung cua thiet bi dien . Vi tri cua no khi hong hoc nhin qua ban khong gian se tim duoc dung duong day hong hon,cung khong can thiet phai hoi tho dien khi muon sua.

-------------
Bạn chú ý viết bài bằng tiếng Việt có dấu.
 
Last edited by a moderator:
V

vu_electrical

Guest
Chào cả nhà

Mình thấy mỗi người học một nơi, một trường khác nhau. Học lực cũng khác nhau nốt, vì vậy theo mình sơ đồ mình gửi kèm có thể xem là không gian điện cũng được, Các bác cho ý kiến nha.
 

File đính kèm

  • 1-So Do Nguyen Ly Dien.pdf
    477 KB · Đọc: 1.833

ngoctuy

Thành viên mới
Tham gia
23/12/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Ếch ngồi đáy giếng

đúng là ếch ngồi đáy giếng! Bách Khoa thì đúng còn Cn Thái Nguyên là cùi bắp, trên nước thi có mấy chục trường đào tạo điện chính quy, hàng trăm trường đào tạo tại chức nữa chứ ko phải ít như chú nói đâu? Lần sau lên có biết thì nói còn ko thì thôi nhé!
Thân chào!
Đây là 1 con ếch to nhất từ trước đến nay.sv BK ai cũng giông như ban này thì thiệt là buồn.P/S về mở rộng cái miệng "giếng" ra nha bạn
 

perfect_space

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
23/8/08
Bài viết
48
Điểm thành tích
8
Tuổi
39
Mình thấy mỗi người học một nơi, một trường khác nhau. Học lực cũng khác nhau nốt, vì vậy theo mình sơ đồ mình gửi kèm có thể xem là không gian điện cũng được, Các bác cho ý kiến nha.
Đây là một sơ đồ nguyên lý thông thường mà pác.
Vệ vụ tranh luận sơ đồ không gian em có chút ý kiến như sau:
- Về kiến trúc, quy hoạch khi thể hiện không gian rõ ràng sẽ cho ta biết được hình khối, tỉ lệ, màu sắc và cả sự hợp lý trong cách tổ chức. nhưng nếu một người không có chuyên môn về kiến trúc thì khi nhìn một bản 3d thể hiện họ cũng chỉ thấy thích mắt mà thôi. Lấy ví dụ điển hình nếu đó là bản vẽ theo trường phái hữu cơ, giải toả kết cấu hay hậu hiện đại thì những người không có chuyên môn cũng bảo xấu mù:))
- Về Kết cấu khi thể hiện không gian rõ ràng giúp các kỹ sư kết cấu nắm bắt được hệ thống chịu lực chính của công trình, nắm bắt được các tải trọng dồn lên theo phương nào . Nhưng lại đặt vào trường hợp không có chuyên môn kết cấu, đâu phải cứ dầm to là dầm có khả năng chịu lực chính (nếu là dầm ứng suất trước thì sao) đâu phải cứ cột là có khả năng chịu nén (cột treo với sàn vượt nhịp thì sao).
- Về bản vẽ điện nước việc thể hiện sơ đồ không gian là rất cần thiết vì sẽ cho chúng ta biết được các điểm đấu nối dùng cút loại gì, tê loại gì. Nhưng lại nói ví dụ về vấn đề chuyên môn với phần thoát nước WC đâu phải lúc nào cút chéo, t vuông có thể đáp ứng, nhiều lúc vì thực tế thi công ta phải kết hợp rất nhiều cút nối tại 1 vị trí.:((
- Bây giờ bàn về vến đề bản vẽ điện quả thật sơ đồ không gian sẽ giúp ta nhận rõ các điểm đấu nối cũng như khoảng cách cụ thể hơn nhưng nếu thể hiện trong bản vẽ để đáp ứng được một người không hiểu gì có thể đọc được là rất khó: lý do bạn không đọc được sơ đồ nguyên lý thì sơ dồ không gian cũng chẳng giúp gì dược việc thể hiện chi tiết từ khoảng cách đến chiều cao như bạn nêu sẽ càng làm rối thêm các chi tiết cần thể hiện. Mình thấy điều này là thừa không cần thiết. như vậy cũng như kiến trúc, kết cấu, nước thì điện cũng cần có một chuyên môn vững để có thể đọc được bản vẽ.:-w
Còn bàn về vấn đề đào tạo thì càng không nên vì thầy cô đã cung cấp các kiến thức cần thiết để chúng la làm việc còn để đáp ứng công việc bạn phải học thêm các thầy cô ở bên ngoài, Tất cả những vấn đề bạn cần phải được tìm hiểu và thực hiện lâu dài . Biết đâu một ngày nào đó bạn viết được một phần mềm chạy dây mà ngay cả những cháu lớp một có thể đọc được như thế mọi người sẽ cảm ơn bạn rất nhiều =D>
 
Last edited by a moderator:

thinhnguyen97kdd

Thành viên mới
Tham gia
28/4/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Tôi rất đồng ý với ý kiến của bạn,mình lên diễn đàn cũng là để tìm tòi học hỏi thôi,
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top