Bảo vệ mái tôn không bị tốc khi có gió bão

ducnguyen3792

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
28/5/19
Bài viết
16
Điểm thành tích
1
Tuổi
32
Nơi ở
TT. Phú Mỹ, Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu
Website
bluescopezacs.vn
Hàng năm ở nước ta có hàng chục cơn bão lớn nhỏ đi qua, gây nhiều thiệt hại cho người dân, đặc biệt là cư dân ở miền Bắc và miền Trung. Để chủ động phòng chống bão, giảm thiểu thiệt hại đến mức tối đa, chúng ta nên chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất. Dưới đây là 6 kinh nghiệm phòng chống bão hiệu quả cho nhà sử dụng tôn lợp mái.

1. Gia cố lại mái nhà bằng vít


Trong mưa bão, nhà mái tôn lợp rất dễ bị tốc mái nếu không được gia cố cẩn thận và chặt chẽ. Một trong những nguyên nhân là do mái không được vít chặt, vít đã bị hư hỏng, gỉ sét nên không còn chắc chắn nữa. Khi bão vào, mái nhà không đủ “sức” để chống lại sức giật của gió.

Do đó, kinh nghiệm phòng chống bão cho nhà với tôn lợp mái quan trọng trước tiên là hãy gia cố lại hệ thống vít trên mái. Cần phải bắn thêm vít để tăng thêm độ chắc chắn. Vít nào đã hỏng thì cần thay vít mới, vít nào còn lỏng lẻo thì dùng máy bắn vít vặn chặt lại ngay. Khoảng cách của những đinh vít nên gần mép của tôn lợp mái. Với những gia đình nằm trong vùng bão lũ thường xuyên thì bạn nên cố định mái với khung nhà bằng các loại đinh vít chắc, vít cường độ cao và gia tăng số lượng vít tại các vị trí của thanh xà gồ, cứ 5 vít/m dài.

2. Cố định các góc của mái nhà

Giữ được các góc của mái nhà với tôn lợp mái chắc chắn bạn sẽ giảm thiểu được nguy cơ tốc mái rất lớn. Thông thường người ta sẽ bao phủ 1 tấm kim loại để che chắn tất cả những cạnh của mái tôn lợp theo các góc nhà. Như vậy gió sẽ không thể tốc mái lên được. Bên cạnh đó liên kết tấm phủ nóc nhà và tấm phủ góc đầu hồi nhà.

Kinh nghiệm phòng chống bão từ nhiều nơi cho hay, đối với nhà ở gần biển, nơi thường xuyên gặp bão thì nên sử dụng các loại bu lông ốc vít bằng inox SUS 304 để chống sự ăn mòn.

3. Sử dụng ke chống bão

Dùng keo cũng là kinh nghiệm phòng chống bão cho nhà với tôn lợp mái rất hiệu quả, nó giúp tăng sự liên kết giữa mái và xà gồ. Ke này có độ bền rất cao, có thể chịu được sức gió giật cấp 10-12. Khi bắn lên tôn lợp mái, diện tích của ke phải được trùm lên toàn bộ sóng dương và 1 phần của sóng âm của 2 tấm tôn lợp. Nhờ đó, nó mang lại độ kín khít, chắc chắn giữa 2 tấm tôn, không bị xé, bay kể cả khi bão giật tới cấp 17.

4. Sử dụng nẹp gia cố mái nhà

Để thật chắc chắn, bạn nên sử dụng các thanh nẹp kiên cố. Cách này không quá tốn kém mà mang lại hiệu quả. Có thể thanh nẹp bằng tre gỗ hoặc bằng sắt thép (40×4) tùy kinh tế gia đình nhà bạn..

Khoảng cách giữa các thanh nẹp nên nhỏ hơn hoặc bằng 2,5m (đối với nẹp sắt thép) và 1,2-1,5m (đối với nẹp bằng gỗ, tre…) Để tăng khả năng gia cố cho mái tôn lợp, nên cố định các thanh nẹp bằng các đinh vít cường độ cao hoặc xâu lại bằng dây thép 02 vào xà gồ.

5. Sử dụng bao cát

Kinh nghiệm phòng chống bão khá đơn giản và phổ biến là sử dụng các bao cát đặt trên mái tôn để gia cố thêm cho mái nhà. Thường sẽ sử dụng các bao cát từ 15-20 kg, cách nhau khoảng 1-1,5m. Với những nhà mái tôn lợp có độ dốc lớn thì nên liên kết các bao cát với nhau bằng dây vắt.

6. “Phòng bão hơn chống bão”

Nhà mái tôn lợp mái khá thông dụng nhưng về khả năng chống bão thì kém hơn các nhà mái bằng kiên cố khác. Do đó, để giảm thiểu thiệt hại, chúng ta nên phòng bão hơn chống bão. Ngay sau khi nhận được thông báo từ các phương tiện quốc gia, bạn nên nhanh chóng gia cố cho mái nhà với những cách đã nêu trên. Đồng thời, di chuyển các vật dụng cần thiết về nơi an toàn để tránh bị cuốn theo trong cơn bão.

Hơn thế nữa, ngay từ khi xây dựng nhà bạn nên sử dụng những giải pháp phòng tránh bão ngay từ đầu như: đảm bảo sử dụng vít tốt, được vặn chắc kĩ càng, chiều dài nhà không nên vượt quá 3 lần chiều rộng, không nên thiết kế nhà chữ U hay chữ T đối với nhà mái tôn để tránh hứng gió…

Kinh nghiệm phòng chống bão khi thiết kế xây dựng nhà với tôn lợp mái nữa là không bao giờ quên làm móng nhà. Nên giằng móng bằng bê tông cốt thép, mái hiên ngắn, có trần mái…để hạn chế bị gió thốc gây tốc mái tôn lợp.

Chúng ta không thể ngăn được bão lũ sự xuất hiện nhưng chúng ta có thể phòng tránh và hạn chế tối đa thiệt hại của nó đối với gia đình mình. Đừng quên áp dụng các kinh nghiệm phòng chống bão. Ngoài ra, nếu bạn cần hỗ trợ trong việc gia cố mái tôn lợp, xây dựng đúng kỹ thuật, khắc phục sự cố, thiệt hại sau bão…

7. Lựa chọn mái tôn lợp chất lượng

Nếu bạn đang muốn tìm kiếm cho mình vật liệu tôn lợp mái chất lượng cao, sản phẩm tôn lợp mái Tôn BlueScope Zacs®+ Hoa Cương Công Nghệ INOK™ tự hào là sản phẩm mang đến cho bạn điều đó. Đây là sản phẩm của NS BlueScope Việt Nam, sản xuất với dây chuyền sản xuất và công nghệ tiên tiến, hiện đại, kế thừa 100 năm kinh nghiệm của tập đoàn BlueScope Úc. Đây là dòng sản phẩm tôn lợp mái đáp ứng yếu tố phong thủy và tôn vinh nét đẹp ngôi nhà bạn. Với những ưu điểm vượt trội và nổi bật như:
  • Công nghệ INOK™- Chống rỉ sét như INOX: với lớp mạ vi cấu trúc với 4 lớp ma trận bảo vệ hoàn hảo cho tôn lợp. Giúp tôn lợp mái chủ động ngăn ngừa rỉ sét đỏ, đặc biệt tại mép cắt, lỗ vít và những vết trầy xước.
  • Chế độ bảo hành X2: Tôn Zacs®+ Công Nghệ INOK™ được áp dụng chế độ bảo hành chính hãng, chống ăn mòn thủng lên đến 20 năm cho bạn an tâm tin dùng và lựa chọn.
  • Chống bám bụi: Tôn lợp mái được áp dụng công nghệ G- Tech độc quyền tạo vân hoa cương, khiến bụi bám trên mái nhà dễ dàng rửa trôi sau vài cơn mưa.
  • Mẫu mã đa dạng, màu sắc phong phú, tính thẩm mỹ cao, độ bền cao.
Là nhà cung cấp tôn lợp mái hàng đầu với rất nhiều sản phẩm chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhiều dòng sản phẩm được ưa chuộng và tin dùng: tôn lạnh Zacs, Zacs Hoa Cương, tôn Lạnh Màu Sắc Việt, Xà Gồ Zacs, Bluescope Zacs Tấm Trần, tôn Zacs Bền Màu. Với nhiều chủng loại, kích thước, độ dày khác nhau cho bạn sự lựa chọn đa dạng phù hợp với công trình nhà mình với giả cả hợp lý.
 
Chỉnh sửa cuối:

Top