Các điểm mới của Nghị định 12/2009/NĐ-CP

  • Khởi xướng minhtuong
  • Ngày gửi

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Theo các bác khi ND12 có hiệu lực thì cán bộ công chức nhà nước có được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế và giám sát không ?

Điều này thì không thể có rồi :D

Điều 40. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình
1. Người được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký; đã trực tiếp tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng từ 3 năm trở lên hoặc ít nhất 5 công trình hoặc có kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng công trình 3 năm trở lên trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực; đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng

Như vậy thì các bác công chức nhà nước sau này về hưu cũng khó có thể làm thêm được :(
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Tôi chưa hiểu là thủ tục thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình
Điều 10 thì nói chủ đầu tư tổ chức thẩm đinh, và lấy ý kiến các cơ quan nhà nước. Vậy tại sao tại điều 9 của nghị định về hồ sơ thẩm định lại có thêm tờ trình thẩm định của chủ đầu tư? ai trình?trình ai bây giờ? nếu là trình cơ quan nhà nước thì chỉ là trình lấy ý kiến thôi chứ? đó là tôi hỏi về vốn ngoài ngân sách, còn vốn trong ngân sách chẳng lẻ chủ đầu tư là UBND Tỉnh lại đi trình Sở thẩm định? nghe có vẽ kỳ quá.
Xin làm rõ thêm chi tiết này:confused::confused:

Rõ ràng là CĐT phải trình đơn vị đầu mối thẩm định dự án rồi chứ bác.
Cấp tỉnh: Sở KH&ĐT
Cấp Huyện: Đơn vị quản lý ngân sách ( Phòng TC-KH)

Việc lấy ý kiến đối với thiết kế cơ sở chứ, bác đọc kỹ lại trong Nghị định 12 thử xem.
Vốn ngân sách tỉnh CĐT thì có 2 trường hợp xảy ra.
- Trình ra bộ theo quy định.
- Trường hợp còn lại thì do BQLDA của tỉnh thực hiện

Đôi điều trao đổi, các bác đóng góp ý kiến thêm nhé!
 

phugiang2007

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
31/1/08
Bài viết
181
Điểm thành tích
63
Tuổi
43
Một số điểm nhận thấy có sự điều chỉnh giữa NĐ12 và NĐ16, NĐ112

1. Về thẩm định thiết kế cơ sở.
NĐ12 có xu hướng giảm nhẹ và dần đi đến việc hủy bỏ việc quản lý XD thông qua biện pháp thẩm định TKCS tuy nhiên do có một số lượng lớn các DA, CT không cần xin phép xây dựng nên nội udng này vẫn giữ lại để quản lý các công trình không phải xin phép XD (các DA sử dụng vốn NSNN) còn tất cả cá DA, CT sử dụng vốn khác, NN sẽ thực hiện việc quản lý thông qua hình thức xem xét cấp phép xây dựng.
Việc này sẽ thắt nút cổ chai ở khâu cấp phép; kinh nghiệm cho thấy giải pháp này không tối ưu;

2. Về Chủ đầu tư :

Ẩn ý nhưng gỡ rối ngoạn mục cho NĐ16 và NĐ112 trong việc định nghĩa lại Chủ đầu tư bà Ban QLDA, NĐ12 ngầm cho phép người QĐĐT ủy thác cho bất kỳ đơn vị nào miễn là có đủ năng lực để làm chủ đầu tư vì vậy sẽ trở lại thời kỳ UBND các cấp thành lập Ban QLDA trực thuộc và giao cho Ban này thực hiện hầu như toàn bộ các DA, CT thuộc thẩm quyền QD của cấp đó và với quyền hạn có thể nói là không hạn chế, thậm chí Ban QLDA cũng không bị giới hạn quyền được làm Chủ đầu tư; (mục c, Đ3, NNĐ12)
Những mục b Điều 3 theo mình nghĩ ý nghĩa chắc chỉ là giữ thể diện cho NĐ16, NĐ112 mà thôi rồi đay tất tật đều chỉ thực hiện mục c, Đ3 mà thôi;

3.Về các bước Thiết kế :

Có điểm mới là bất kể công trình nào, viẹc tổ chức thực hiện bao nhiêu bước thiết kế sẽ do người quyết định đầu tư quyết, pháp luật không quy định cứng công trình mnào phải thiết kế 3 bước, cái nào chỉ cần 2...thậm chí đối với hạng mục nhỏ thuộc DA nếu có yêu cầu kỹ thuật phức tạp vần có thể yêu cầu TK 03 bước..Hay, theo mình điểm này rất thực tế và có vẻ hiểu nghề đây;

4. Việc thay đổi, điều chỉnh thiết kế :

Trước NĐ12, muốn điều chỉnh TK rất vã, các CĐT chả biết nó có làm cái gọi là thay đổi TKCS hay không thế là lại phải hỏi, chờ, mỏi và chán nay thì các Bác thấy rồi chỉ khi nào làm thay đổi các nội dung sau thì mới cần bẩm ông lớn :
- Khi làm thay đổi địa điểm, vị trí xây dựng;
- Khi làm biến dạng quy mô đầu tư, công suất TK được duyệt;
- Khi làm to, nhỏ cái TMĐT;
- Khi làm thay đổi mục tiêu đầu tư;
Đấy còn lại thì vô tư, CĐT làm tất; Nội dung này theo mình thấy điều chỉnh rất phù hợp với thời gian vừa qua;

5. Các Tổ chức tham gia thiết kế;
Việc cho cả Chủ đầu tư và anh Thi công tham gia thiết kế (nếu làm được) mình thấy sao sao ấy, hình như vẫn chưa giải quyết được mối quan hệ giữa quyền lợi và trách nhiệm cho chu toàn, thấu đáo. VD : Anh chủ đầu tư tự thiết kế thì làm sao xuất hóa đơn để lấy mo-nì đây, chả dại nếu ko có tiền mà lại chịu trách nhiệm ? Anh Nhà thầu cho phép anh này TK BVTC vậy cơ chế về quyền lợi và trách nhiệm ra sao; mặt khác trong tất cả các bước TK đều có mối liên hệ với nhau và đều có khả năng ảnh hưởng đến CLCT vậy khi sảy ra sự cố thì phân công trách nhiệm ra sao ?
Điểm này tuy mới nhưng có vẻ khi soạn đên đây các Bác có vẻ bùn ngủ hay sao ấy;

6. Kiểm soát KL phát sinh;

hồi lucc Mười sáu với lại cái Một trăm mười hai quyên mất điểm này làm rối cả thiên hạ, chữa ngay, chữa ngay nhưng cách nào đây ? Nhét vào NĐ99 thì muôn mất rồi, thêm một TT nữa thì sợ Bộ trưởng rầy thôi thì nhét vội và NĐ12. Kể cũng hay hồi thời còn NĐ52, riêng cái khoản phát sinh này nó làm sinh ra rất nhiều các vấn đề cần giải quyết, liên quan đến nhiều chủ thể vì đặc điểm của nó là chưa được kiểm soát thông qua đấu thầu, lý do phát sinh thì muôn hình vạn trạng, nhớ lại thời ấy mà đau hết cả đầu. Để vá cái lỗi này thôi thì phàm những việc phát sinh bó lại thành một bó to giao phứt cho Anh chủ đầu to miến sao đừng vượt TMĐT chuyến này thì sướng nhé.

Vẫn còn nhiều điểm quan tâm; xin được tham luận vài điểm này mong các A, E chỉ giáo giúp;
 

tuvanhpc

Thành viên mới
Tham gia
13/3/09
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Tuổi
46
Nội dung Nghị định số 12/2009/NĐ-CP bao gồm phần lớn các nội dung của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP; ngoài ra, có sửa đổi, bổ sung thêm một số nội dung để đáp ứng yêu cầu mới của thực tế, cụ thể như sau:

(1) Sửa đổi, bổ sung quy định về việc Xác định chủ đầu tư và Tổ chức quản lý dự án (đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước) giúp cho các cấp quyết định đầu tư, đặc biệt là ở các địa phương dễ dàng hơn trong việc giao chủ đầu tư và tổ chức quản lý dự án.

(2) Sửa đổi, bổ sung quy định về Lập, thẩm định dự án và thiết kế cơ sở nhằm đơn giản hoá thủ tục hành chính, đồng thời làm rõ quy trình thực hiện để tránh tình trạng hiểu và thực hiện không thống nhất như trước đây, nhất là ý kiến cho rằng thẩm định dự án và thẩm định thiết kế cơ sở là hai thủ tục riêng.

Mặt khác, mở rộng phạm vi đối tượng các công trình không phải lập dự án, chỉ lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật nhằm đơn giản hoá, giảm bớt thủ tục trong đầu tư xây dựng. Theo đó, công trình có quy mô nhỏ, đơn giản (giá trị <15 tỷ đồng), đã rõ chủ trương đầu tư thì không phải lập dự án mà lập ngay thiết kế bản vẽ thi công và dự toán để phê duyệt và triển khai ngay.

(3) Bổ sung quy định về các trường hợp Điều chỉnh dự án để đáp ứng yêu cầu thực tế, phù hợp với cơ chế thị trường, đồng thời cũng bảo đảm được yêu cầu quản lý của nhà nước.

(4) Sửa đổi các quy định về Thi tuyển thiết kế kiến trúc theo hướng giảm bớt các công trình bắt buộc phải thi tuyển thiết kế kiến trúc. Chỉ những công trình công cộng có quy mô lớn, có yêu cầu kiến trúc đặc thù thì mới tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc. Mặt khác giao quyền và tạo thế chủ động cho người quyết định đầu tư được quyết định việc thi tuyển thiết kế kiến trúc.

(5) Bổ sung quy định về Các loại thiết kế xây dựng để bảo đảm vừa phù hợp với các công trình đặc thù, chuyên ngành, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc xác định số bước thiết kế do người quyết định đầu tư quyết định phù hợp với quy mô, tính chất của từng công trình, dự án.

(6) Bổ sung mới 2 điều quy định về Giám sát, đánh giá đầu tư và Phá dỡ công trình xây dựng.

Bổ sung quy định về giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng nhằm bảo đảm dự án được thực hiện đúng nội dung dự án đã được phê duyệt và tuân thủ pháp luật. Mặt khác, kịp thời phát hiện, xử lý những vấn đề phát sinh để bảo đảm tính khả thi và tính hiệu quả của dự án.

Bổ sung quy định về phá dỡ công trình để làm rõ các đối tượng công trình phải phá dỡ và các yêu cầu khi phá dỡ công trình xây dựng. Theo đó, việc phá dỡ công trình phải có người quyết định và chịu trách nhiệm, phải có phương án phá dỡ nhằm bảo đảm an toàn cho con người, các công trình lân cận và môi trường xung quanh.
 
Last edited by a moderator:

nguyenduong171

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
12/6/08
Bài viết
245
Điểm thành tích
18
Tuổi
46
Về Giám sát, đánh giá đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng công trình:
Dự án sử dụng vốn nhà nước trên 50% tổng mức đầu tư thì phải được giám sát, đánh giá đầu tư. Đối với dự án sử dụng vốn khác, việc giám sát, đánh giá đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định.
Như vậy các dự án có sử dụng vốn NSNN < 50% Tổng vốn đầu tư không phải báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư. Điều này hoàn toàn hợp lý đối với các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa
 

nguyenduong171

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
12/6/08
Bài viết
245
Điểm thành tích
18
Tuổi
46
Ở Phụ lục 1: Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình:
Các dự án đầu tư xây dựng công trình:....., hạ tầng khu công nghiệp không kể mức vốn thuộc dự án Nhóm A. Vậy dự án hạ tầng cụm công nghiệp được phân loại thuộc nhóm nào? Rất mong các anh chị trên diễn đàn cho ý kiến?
 

dohoangduong

Thành viên có triển vọng
Tham gia
21/7/08
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
Tuổi
50
Qua nghiên cứu NĐ12, mình thấy có những điểm mới nổi bật sau:
6. Điều 19: quy định rõ các dự án đề phải có giấp phép xây dựng; Trước đây, NĐ16 và LXD, cho phép dự án NSNN đã được phê duyệt thì không cấn GPXD

Điều 19. Giấy phép xây dựng công trình
1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình sau đây:
b) Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
Theo mình hiểu thì những dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì không cần xin cấp giấy phép xây dựng ( theo khoản b, điểm 1 , điều 19 - NĐ 12). Không biết mình hiểu vây có đúng không, mong các ban tham gia cùng.
Em cũng rất cần câu trả lời này, Dự án của công ty em không thuộc dự án sử dụng NSNN, vậy sau khi Dự án đầu tư được phê duyệt( nghĩa là thiết kế cơ sở được phê duyệt) thì có phải lập hồ sơ xin phép xây dựng nữa không?
Rất mong các bác khai sáng giùm.
 

tuvanhpc

Thành viên mới
Tham gia
13/3/09
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Tuổi
46
Gửi các bác slide của thầy Long, Trưởng phòng Cơ chế, Chính sách, Viện Kinh tế Xây dựng
 

File đính kèm

  • Nhung van de doi moi cua ND12.ppt
    90,5 KB · Đọc: 423

Capcon

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/9/07
Bài viết
257
Điểm thành tích
43
Haha... anh minhtuong oi, vậy thì tại sao em học ĐH kiến trúc, tốt nghiệp kiến trúc sư mà vẫn bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề thì mới được "hành nghề"?!! (Nhóc con em đang học mẫu giáo, thấy cũng có khiếu vẽ lắm, phen này phải cấm nó theo nghề mới được!):-w Đùa tí thôi chứ em đang sợ sắp chết đói đây! Vì theo em biết không ít CĐT vẫn tự thực hiện thiết kế (lấy dấu cty tư nhân), nay có NĐ này thì thoải mái rồi, vậy thì tư vấn lấy gì mà sống:((.

Thế là bên em là Ban QLDA đại diện cho CĐT, có cán bộ là kiến trúc sư thì vẫn có thể tự thiết kế nếu có chứng chỉ hành nghề nhỉ :cool:
 
Last edited by a moderator:

daithu

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
19/2/08
Bài viết
11
Điểm thành tích
1
Tuổi
45
MÌnh đã đọc NĐ 12, tuy nhiên còn vấn đề mông lung:
NĐ 12 không đả động gì đến vấn đề quản lý dự án trong trường hợp nguồn vốn đầu tư là vốn không phải ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên khi đến thông tư 03 hướng dẫn Nghị định 12 thì lại kết luận.
"Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, chủ đầu tư căn cứ quy mô, tính chất của dự án và điều kiện hoàn cảnh thực tế của cơ quan, đơn vị mình để lựa chọn hình thức, mô hình tổ chức quản lý thực hiện dự án sau đây cho phù hợp.
Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác thì chỉ khuyến khích tham khảo, áp dụng"

Mặt khác NĐ 12 lại có điều yêu cầu:

"
Điều 36. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân
1. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình và công việc theo quy định của Nghị định này."

Có phải với dự án có nguồn vốn tư nhân thì chủ đầu tư muốn thành lập hay không thành lập Ban QLDA cũng được.Trong trường hợp có thành lập thì cũng không cần tuân thủ về năng lực, qui mô theo cấp công trình :">

Mong các bác chỉ giáo.

Chỗ tôi công tác là công ty cổ phần có nguồn vốn đầu tư dự án là tư nhân.Chúng tôi cũng thành lập Ban QLDA nhưng không tương xứng với qui mô của công trình ( công trình cấp 1 nhưng Ban QLDA chỉ ở hạng 2 :)) ) Không biết như vậy có được không nhỉ ....:((
 
Last edited by a moderator:

vanhuongthuthuy

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
5/3/08
Bài viết
178
Điểm thành tích
18
Tuổi
39
Chào các bác!=D>

Tôi đã theo dõi chủ đề này từ đầu. Các bác có rất nhiều ý kiến và phát hiện rất thiết thực tại NĐịnh 12. Thông qua các bài viết cũng như file do bạn phamtuannb post lên diễn đàn (Presentation (3-3moi).rar và MotsodiemmoiveND12.doc), tôi đã tổng hợp lại những điểm mới và những khác biệt của NĐ 12 mà từ trước các bác đã thảo luận. Một bảng tổng hợp có các hình vẽ minh họa rất dễ hiểu. Nhiều khi nhìn hình dễ hiểu hơn là cách diễn đạt í.


Hy vọng sẽ giúp ích được ít nhiều cho những ai đang quan tâm ND 12 cũng như mong muốn được thỉnh giáo nhiều hơn. Chúc tất cả!x(
 

File đính kèm

  • Mot so diem moi ve ND12-POST.doc
    257,5 KB · Đọc: 510

ducanh182003

Thành viên mới
Tham gia
7/1/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Điều 13. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình
1. Khi đầu tư xây dựng các công trình sau đây, chủ đầu tư không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình để trình người quyết định đầu tư phê duyệt:
b) Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất), phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

tại điểm b có đề cập "tiền sử dụng đất" được hiểu cụ thể là như thế nào vậy các đồng nghiệp nhỉ?
 

ducanh182003

Thành viên mới
Tham gia
7/1/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Mình lập chủ đề này để mọi người đóng góp thảo luận các điểm mới của Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Vấn đề đầu tiên mà mình nêu ra là khái niệm BCNCTKT và BCNCKT được đưa vào dấu () bên cạnh các khái niệm báo cáo đầu tư XDCT và dự án đầu tư XDCT.
Vậy chúng ta hiểu việc đưa vào dấu () hai khái niệm này như thế nào?

Tôi xin đóng góp như vài ý kiến như sau nhé:
- BCNCTKT tương đương BCĐT; BCNCKT tương đương DAĐT.
- Hiện Luật đấu thầu chỉ để cập đến BCNCTKT và BCNCKT trong khi đó luật xây dựng lại nói đến BCĐT và DAĐT thôi. có thể NĐ 12 góp phần làm rõ giữa hai luật này.
 

cong_k3

Thành viên có triển vọng
Tham gia
13/8/08
Bài viết
9
Điểm thành tích
3
Hi, mình cũng góp 1 cái:
Cái này các nhà thầu chú ý này. Theo Nghị định 12CP thì:


Về cơ bản, không được phép, nhưng nếu được chấp thuận của cấp quyết định đầu tư-tức trong 1 số trường hợp, vẫn được thực hiện.

Mình thấy ông nội TVGS vẫn được ký hợp đồng với nhà thầu Xây dựng về thí nghiệm vật liệu đầu vào mà.
 

cong_k3

Thành viên có triển vọng
Tham gia
13/8/08
Bài viết
9
Điểm thành tích
3
Cơ quan mình chuẩn bị thảo luận về Nghị định 12/2009/NĐ-CP... Các bác nào có thắc mắc gì cứ gửi cho em. Để bữa đó em hỏi rồi trả lời cho các bác! hìhì!!!!
 

cong_k3

Thành viên có triển vọng
Tham gia
13/8/08
Bài viết
9
Điểm thành tích
3
Điều 13. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình
1. Khi đầu tư xây dựng các công trình sau đây, chủ đầu tư không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình để trình người quyết định đầu tư phê duyệt:
a) Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;
b) Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất), phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

Theo điều này của nghị dịnh 12-2009 thì kể từ ngày 1/4 tới đây văn bản 1751 có điều chỉnh gì không? Hay vẫn giữ nguyên mong mọi người cho ý kiến.

Mình không hiểu "không bao gồm tiền sử dụng đất": cái tiền này em không hiểu bao gồm những tiền gì, bác nào biết nói cho em hiểu với
 

tieuhungtinh

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
13/1/09
Bài viết
41
Điểm thành tích
8
Các bác cho em hỏi một chút về ND16:
" Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án trước khi phê duyệt. Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư. Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án lấy ý kiến thẩm định thiết kế cơ sở của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 6 Điều này và lấy ý kiến các cơ quan liên quan để thẩm định dự án". Vậy ai là người thẩm định thuyết minh dự án?
 
L

luongbmt_ksct

Guest
Theo điều 40 nghị định 12/2009 thi phải có tối thiểu là 3 năm kinh nghiệm tham gia thiết kế hoặc thi công, hoặc it nhất 5 công trình , vậy Tốt nghiệp Đại học 2 năm mà đã thiết kế > 5 năm công trình và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thì có được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát hay ko. Mong các đại ca chi giùm nghi định gì khó hiểu quá.
 
K

kiencang

Guest
Mình không hiểu "không bao gồm tiền sử dụng đất": cái tiền này em không hiểu bao gồm những tiền gì, bác nào biết nói cho em hiểu với

Một số văn bản có thể giúp bạn hiểu rõ hơn: Nghị định số 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất; Thông tư 117/2007/TT-BTC;..
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top