Các vấn đề thắc mắc khi vận dụng ĐM

  • Khởi xướng tho_xay
  • Ngày gửi

beck

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
4/6/08
Bài viết
197
Điểm thành tích
28
Tuổi
38
Ván khuôn thép cho công tác móng.

Trong Đm1776 thì công tác ván khuôn móng thì chỉ có ván khuôn gỗ. Trong khi thực tế dùng ván khuôn thép rất nhiều. Vậy khi tra mã vận dụng thì nên tra mã thế nào thì hợp lý nhất?
 

convitcon323

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
7/12/07
Bài viết
14
Điểm thành tích
3
Ngày 31/3/2008, UBND Thành phố Hà nội ban hành Quyết định số 16/QĐ-UBND về việc bãi bỏ các tập đơn giá xây dựng công trình Thành phố Hà nội.

Danh mục các tập đơn giá xây dựng công trình bãi bỏ :

- Quyết định số 54/2001/QĐ-UBND ngày 12/7/2001 về việc ban hành đơn giá công tác sửa chữa trong xây dựng cơ bản Thành phố Hà nội.

- Quyết định số 191/2006/QĐ-UBND ngày 25/10/2006 về việc ban hành bảng giá ca máy và thiết bị thi công trên địa bàn Thành phố Hà nội.

- Quyết định số 192/2006/QĐ-UBND ngày 25/10/2006 về việc ban hành đơn giá xây dựng công trình Thành phố Hà nội - Phần xây dựng.

- Quyết định số 193/2006/QĐ-UBND ngày 25/10/2006 về việc ban hành đơn giá xây dựng công trình Thành phố Hà nội - Phần khảo sát.

- Quyết định số 204/2006/QĐ-UBND ngày 21/11/2006 về việc ban hành đơn giá xây dựng công trình Thành phố Hà nội - Phần lắp đặt.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Các pro cho em hỏi với. Nếu những công trình xây dựng mới trên địa bàn Hà Nội sau ngày Quyết định trên có hiệu lực thì tính chi phí như thế nào? theo đơn giá nào?
 

convitcon323

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
7/12/07
Bài viết
14
Điểm thành tích
3
Trong Đm1776 thì công tác ván khuôn móng thì chỉ có ván khuôn gỗ. Trong khi thực tế dùng ván khuôn thép rất nhiều. Vậy khi tra mã vận dụng thì nên tra mã thế nào thì hợp lý nhất?

Theo ý kiến của em thì có thể coi như là ván khuôn tường vách mà áp dụng. Đây chỉ là ý kiến của em các bác pro vào góp ý chỉ giáo thêm.
 

convitcon323

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
7/12/07
Bài viết
14
Điểm thành tích
3
Hjx.Em thấy các bác pro có vẻ không tận tình với các mục này lắm hay sao mà câu hỏi thì đã đưa từ lâu mà chẳng thấy ai ngó tới.Nếu em có sai lầm hay chưa đọc kỹ thì cũng nên ghé vào giúp đỡ chứ cứ im re thế này.
Hic.
Bao giờ mới hết là gà
Để em vi tính ta là pro???
 
S

son_vq121

Guest
Có ngay đây!

Trước đây khi làm hồ sơ đấu thầu mình đã gặp vấn đề này nhiều, bạn có thể vận dụng định mức "AF.87211 - Ván khuôn mố trụ cầu trên cạn", không ai bắt chẹt bạn đâu, thực tế trong dự toán thiết kế nhiều dự toán sư cũng vận dụng như thế.

Thân!
 

alone271258

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
11/10/08
Bài viết
11
Điểm thành tích
3
Gấp gấp

Xin các bác cho em ý kiến về cách tính khấu hao khung chống thép hình, đà giáo thép hình
- Theo như bên Tư vấn TEDI, thì tính khấu hao khung chống thép hình và đà giáo thép hình trên toàn bộ giá vật liệu, nhân công, máy thi công. Ví dụ như mã AI. 11911, để sản xuất 1 tấn đà giáo thép hình mất 20 triệu. Vì vậy khi tính khấu hao thì sẽ tính (2% tháng * 8 tháng + 7% )*20 triệu.
- Nhưng theo ĐM 1776, em thấy ghi chú dưới mã hiệu AI.11911 thì khấu hao 2%* số tháng + 7% hao hụt cho 1 lần tháo dỡ, lắp dựng cho VLC (thép hình, thép tấm, thép tròn)
Vậy theo các bác thì em làm theo cái nào.
Bên Tedi thì cứ giữ khăng khăng ý kiến của mình
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Xin các bác cho em ý kiến về cách tính khấu hao khung chống thép hình, đà giáo thép hình
- Theo như bên Tư vấn TEDI, thì tính khấu hao khung chống thép hình và đà giáo thép hình trên toàn bộ giá vật liệu, nhân công, máy thi công. Ví dụ như mã AI. 11911, để sản xuất 1 tấn đà giáo thép hình mất 20 triệu. Vì vậy khi tính khấu hao thì sẽ tính (2% tháng * 8 tháng + 7% )*20 triệu.
Quan điểm của TEDI là tất cả những gì hình thành đà giáo đều đem khấu hao hết, kể cả que hàn, ô xy, đất đèn đã tiêu hao hết khi tháo dỡ, lắp dựng.
- Nhưng theo ĐM 1776, em thấy ghi chú dưới mã hiệu AI.11911 thì khấu hao 2%* số tháng + 7% hao hụt cho 1 lần tháo dỡ, lắp dựng cho VLC (thép hình, thép tấm, thép tròn)
ĐM1776 chỉ tính khấu hao vật liệu chính (VLC). Còn vật liệu phụ dùng để sản xuất hay tháo dỡ, lắp dựng (như que hàn, ô xy, đất đèn) tiêu hao hết cho một lần sản xuất hay tháo dỡ, lắp dựng thì không tính khấu hao nữa (tính hết cả 100% hao phí một lần luôn, lần tháo dỡ, lắp dựng tiếp theo thì lại phải sử dụng lượng vật liệu que hàn, ô xy, đất đèn khác để thực hiện). Như ở trên thì bên TEDI một lần tháo dỡ, lắp dựng tiếp theo chỉ tính có 7% hao phí vật liệu phụ trong mã hiệu AI.11911 mà thôi.
 
T

thanhkhtkmcc1

Guest
Vấn đề khấu hao "khổ lắm nói mãi"

Xin các bác cho em ý kiến về cách tính khấu hao khung chống thép hình, đà giáo thép hình
- Theo như bên Tư vấn TEDI, thì tính khấu hao khung chống thép hình và đà giáo thép hình trên toàn bộ giá vật liệu, nhân công, máy thi công. Ví dụ như mã AI. 11911, để sản xuất 1 tấn đà giáo thép hình mất 20 triệu. Vì vậy khi tính khấu hao thì sẽ tính (2% tháng * 8 tháng + 7% )*20 triệu.
- Nhưng theo ĐM 1776, em thấy ghi chú dưới mã hiệu AI.11911 thì khấu hao 2%* số tháng + 7% hao hụt cho 1 lần tháo dỡ, lắp dựng cho VLC (thép hình, thép tấm, thép tròn)
Vậy theo các bác thì em làm theo cái nào.
Bên Tedi thì cứ giữ khăng khăng ý kiến của mình

Mã hiệu AI.11911 của định mức 1776 thì ai cũng biết rồi, vấn đề là ở chỗ quan điểm. Hiện thời tồn tại các quan điểm như sau:
Quan điểm 1: Một số cán bộ lập dự toán ở Tedi và một số công chức nhà nước ở Cục thì cho rằng: mọi kết cấu thép phục vụ thi công giống nhau, ta chỉ cần sản xuất 1 lần (hệ định hình) sau đó nhấc từ chỗ nọ sang chỗ kia, không hao hụt mất mát gì cả. Do vậy 2%/1tháng + 7% cho toàn bộ các lần luân chuyển là tốt lắm rồi (luật do họ tự nghĩ).
Quan điểm 2: "thường là của các nhà thầu" thì cho rằng: Căn cứ vào mã hiệu AI.11911, khi nhà thầu sử dụng thép hình làm đà giáo, vành đai, khung chống thì cứ sau khi sử dụng 1 lần, nhà thầu lại phải cắt tháo ra, hàn nối lại theo kích thước của hạng mục tiếp theo, vì vậy quy định của định mức 1776 là phù hợp, các hạng mục khác nhau thì không sử dụng lại của nhau được.
Vấn đề cần thảo luận ở đây là quan điểm về cách sử dụng hệ đà giáo này, một bên thì cho rằng chỉ phải sản xuất 1 lần và chuyển sang chỗ khác, không hao hụt, sứt mẻ gì, một bên thì cho rằng phải cắt ra, hàn lại cho hạng mục kế tiếp. Vậy tôi nghĩ các bạn phải nghiên cứu biện pháp thi công để có thể chứng minh đối với hệ kết cấu nào thì phải tháo ra hết, hệ nào thì có thể tháo ra 1 phần rồi chuyển sang chỗ khác. Còn về nguyên tắc, không có kết cấu nào không phải tháo ra vì không thể cẩu được theo tình hình thực tế tại hiện trường đối với 1 kết cấu đà giáo kiểu như vậy.
Mong các bạn tham khảo.
Thân
 

faxtel22

Thành viên năng động
Tham gia
28/4/08
Bài viết
75
Điểm thành tích
8
Ý nghĩa định mức

Các bạn cho mình hỏi:
1. Ý nghĩa Công tác AA.22412-cào bóc mặt đường asphalt dày 7cm
2. Ý nghĩa AD.25112-Cày xới mặt đường bê tông nhựa cũ, lu lèn sau cày phá.
3. Sự khác nhau giữa 2 công tác này và cách vận dụng.
Thanks.
 

DauthauGXD

Phần mềm tốt nhất để đấu thầu, thắng thầu
Tham gia
7/7/07
Bài viết
755
Điểm thành tích
93
Nơi ở
Công ty CP Giá Xây Dựng số 18, Nguyễn Ngọc Nại
Website
giaxaydung.vn
Mã hiệu AI.11911 của định mức 1776 thì ai cũng biết rồi, vấn đề là ở chỗ quan điểm. Hiện thời tồn tại các quan điểm như sau:
Quan điểm 1: Một số cán bộ lập dự toán ở Tedi và một số công chức nhà nước ở Cục thì cho rằng: mọi kết cấu thép phục vụ thi công giống nhau, ta chỉ cần sản xuất 1 lần (hệ định hình) sau đó nhấc từ chỗ nọ sang chỗ kia, không hao hụt mất mát gì cả. Do vậy 2%/1tháng + 7% cho toàn bộ các lần luân chuyển là tốt lắm rồi (luật do họ tự nghĩ).
Quan điểm 2: "thường là của các nhà thầu" thì cho rằng: Căn cứ vào mã hiệu AI.11911, khi nhà thầu sử dụng thép hình làm đà giáo, vành đai, khung chống thì cứ sau khi sử dụng 1 lần, nhà thầu lại phải cắt tháo ra, hàn nối lại theo kích thước của hạng mục tiếp theo, vì vậy quy định của định mức 1776 là phù hợp, các hạng mục khác nhau thì không sử dụng lại của nhau được.
Vấn đề cần thảo luận ở đây là quan điểm về cách sử dụng hệ đà giáo này, một bên thì cho rằng chỉ phải sản xuất 1 lần và chuyển sang chỗ khác, không hao hụt, sứt mẻ gì, một bên thì cho rằng phải cắt ra, hàn lại cho hạng mục kế tiếp. Vậy tôi nghĩ các bạn phải nghiên cứu biện pháp thi công để có thể chứng minh đối với hệ kết cấu nào thì phải tháo ra hết, hệ nào thì có thể tháo ra 1 phần rồi chuyển sang chỗ khác. Còn về nguyên tắc, không có kết cấu nào không phải tháo ra vì không thể cẩu được theo tình hình thực tế tại hiện trường đối với 1 kết cấu đà giáo kiểu như vậy.
Mong các bạn tham khảo.
Thân

Vấn đề này vẫn hay gây tranh cãi, hình như có thảo luận mấy lần trên diễn đàn rồi thì phải.
Nếu chúng ta phân biệt rõ giữa sản xuất và lắp dựng thì cũng không có gì phải khó hiểu. Thường thì chúng ta sản xuất 1 lần và sử dụng cho nhiều lần. Khối lượng sản xuất và khối lượng lắp dựng tháo dỡ khác nhau .
MÌnh ví dụ 1 hệ đà giáo 10 tấn sử dụng cho 5 trụ cầu, (hồ sơ thiết kế chỉ cho 1trụ, luân chuyển 5 lần). Vậy thì bắt buộc chúng ta phải tính sản xuất cho 10 tấn, vật liệu sau một tháng sử dụng và 1 lần lắp dựng tháo dỡ sẽ tính hao hụt giống như ĐM (AI.119...). Còn riêng nhân công và MTC thì không thể tính theo tỷ lệ đó, bởi chung ta phải huy động từng đó NC và MTC thì mới SC được 1 tấn sản phẩm (chẳng nhẽ lại tính 26.5 công x tỷ lệ 2%+7%, vậy thì còn bao nhiêu công nữa ???)
Riêng phần lắp dựng và tháo dỡ thì phải tính toàn bộ 10 tấn x 5 trụ =50 tấn.
Đúng như định mức, không có gì khác cả . Bọn mình đi duyệt với Teddi vẫn trên quan điểm này và vẫn OK.
Theo mình lúc đi duyệt nên thuyết minh rõ giữa khối lượng sản xuất lắp dựng tháo dỡ, sẽ rõ vấn đề cả thôi
 
S

son_vq121

Guest
Các bạn nói rất đúng, về quan điểm thì cả tư vấn và nhà thầu mỗi bên đều có lý, tuy nhiên bám theo quan điểm định mức (chúng ta phải viết, nói và làm theo chủ trương, đường lối của của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà) thì khấu khao trên vật liệu chính là đúng.

Thực ra thì Tedi cũng có ba, bảy Tedi (ý mình nói là mỗi Phòng mỗi khác), vấn đề là họ thiếu kinh nghiệm thực tế, họ đâu biết cụ thể nhà thầu làm ngoài hiện trường thế nào. Theo như "nangmai" đã nói, một số Phòng của Tedi vẫn chấp nhận cách tích khâu hao theo vật liệu chính, một số khác thì không. Cái 7% cho một lần lắp dựng, tháo dỡ một số bác còn chỉ cho 7%/10 (luật rừng) nữa chứ, thế mới đau!

Mình lấy ví dụ thực tế nhé: đối với đà giáo thì "có thể" sản xuất một lần, dùng nhiều lần, nhưng đối với khung chống cọc ván thép thì hơi khó, bởi vì phụ thuộc vào kích thước của khung chống mà, mỗi cầu mỗi khác, do đó hầu như phải sản xuất mới.

Có một điều, nói các anh em ở Tedi đừng giân nhé, thiết kế thì mình không nói, các bạn là số "dzách" rồi, nhưng dự toán thì còn nhiều vấn đề lắm, mình không vơ đũa cả nắm, nhưng đúng là có một số dự toán lập không thể chấp nhận được, kể cả quan điểm, cách trình bày, hết sức luộm thuộm, nếu cần mình sẽ lấy up một file dự toán do Tedi lập lên để các bạn kiểm chứng xem mình nói có đúng không.

Hết sức xin lỗi nếu có làm ai đó buồn!

Thân!
 
Last edited by a moderator:

dungkt1

Thành viên năng động
Tham gia
18/12/07
Bài viết
60
Điểm thành tích
8
Tuổi
38
Vấn đề này vẫn hay gây tranh cãi, hình như có thảo luận mấy lần trên diễn đàn rồi thì phải.
Nếu chúng ta phân biệt rõ giữa sản xuất và lắp dựng thì cũng không có gì phải khó hiểu. Thường thì chúng ta sản xuất 1 lần và sử dụng cho nhiều lần. Khối lượng sản xuất và khối lượng lắp dựng tháo dỡ khác nhau .
MÌnh ví dụ 1 hệ đà giáo 10 tấn sử dụng cho 5 trụ cầu, (hồ sơ thiết kế chỉ cho 1trụ, luân chuyển 5 lần). Vậy thì bắt buộc chúng ta phải tính sản xuất cho 10 tấn, vật liệu sau một tháng sử dụng và 1 lần lắp dựng tháo dỡ sẽ tính hao hụt giống như ĐM (AI.119...). Còn riêng nhân công và MTC thì không thể tính theo tỷ lệ đó, bởi chung ta phải huy động từng đó NC và MTC thì mới SC được 1 tấn sản phẩm (chẳng nhẽ lại tính 26.5 công x tỷ lệ 2%+7%, vậy thì còn bao nhiêu công nữa ???)
Riêng phần lắp dựng và tháo dỡ thì phải tính toàn bộ 10 tấn x 5 trụ =50 tấn.
Đúng như định mức, không có gì khác cả . Bọn mình đi duyệt với Teddi vẫn trên quan điểm này và vẫn OK.
Theo mình lúc đi duyệt nên thuyết minh rõ giữa khối lượng sản xuất lắp dựng tháo dỡ, sẽ rõ vấn đề cả thôi
Tất nhiên là lắp dựng thì sẽ tính là 10 tấn x 5 trụ = 50 tấn như ví dụ của bạn, nhưng nhân công và máy thi công cho phần hao hụt khi tính khấu hao không lẽ bạn ko tính ah, ví dụ khi hệ đà giáo đó tháo ra để sử dụng luân chuyển thì sẽ có hao hụt vật liệu đi vậy khi tính bố sung hàn nối, chắp vá... để sử dug cho lần luân chuyên mới thì phải có hao hụt cho phần nhân công và MTC cho phần này chứ. vậy theo câu hỏi của bạn alone271258 thì khấu hao tính theo phải tính thế này chứ: (2% tháng * 8 tháng + 7% *số lần luân chuyển)*20 triệu. có đúng không nhỉ??
 
Y

ylangylang2004

Guest
Chào các bạn!
Đúng là tính khấu hao đà giáo là một hạng mục gây tranh cãi nhiều nhất khi tính dự toán vì tính phức tạp của công việc, sự không rõ ràng của định mức và quan điểm của các bên khi nhìn nhận vấn đề.
Vẫn biết rằng không phải tự nhiên mà từ định mức 24 BXD đưa cách tính khấu hao mới vào trong dự toán trong đó có phân chia rõ VL chính, VL phụ. Trước đó, định mức 1260 vấn tính khấu hao đà giáo đều tính như đà giáo vạn năng (Theo QĐ 02/1999/Qđ-BXD ngày 11/01/1999 đà giáo khấu hao 20%/năm => 20/12=1.67%/tháng). Khi đó có lẽ không nhiều nhà thầu thắc mắc như bây giờ? Chắc chắn những người làm định mức đã phải tham khảo rất nhiều (QL, TVTK, TVGS, nhà thầu thi công,...) mới đưa ra cách tính mới này.
Cho dù NĐ 99 hay NĐ gì chăng nữa trao cho BQL nhiều quyền hạn hơn nữa thì tất cả những người tham gia trong dây chuyền QL chi phí đầu tư XDCT đều hiểu rằng “cứ theo định mức là an toàn và dễ dàng hơn cả, tại sao cứ phải khác đi làm gì, mệt”.
Để dung hoà, mình thường tính khấu hao như thế này, các bạn có thể tham khảo:
1.Xem xét tiến độ thi công để tính xem cần bao nhiêu bộ đà giáo cho toàn bộ công trình, hạng mục nào cần trước.
2.Sản xuất đà giáo cho hạng mục cần trước với KL như TK (phần vật liệu chỉ tính Vl phụ, NC, MTC như định mức).
3.Khấu hao VL chính như định mức cho phép.
4.Các hạng mục thi công sau do luân chuyển đà giáo chỉ tính khấu hao VL chính. Nếu đà giáo luân chuyển đến không đủ thì SX thêm cho đủ.
5.LD và TD thì không có gì bàn cãi nữa, cứ định mức mà tính.
PS. Định không nói thêm nhưng thấy nhắc nhiều đến TEDI nên phải comment thêm mấy câu.
-I am Tedian.
-Tedi là một đơn vị tư vấn cũng phải đi trình duyệt bảo vệ hồ sơ như các đv tư vấn khác, sao có thể đồng hoá với Cục được (chắc là ẩn chỉ Cục GĐ).
-Tedi không thể tự ra luật (rừng), nếu Ban QL không chấp thuận thì BQL có quyền tự sửa hồ sơ để trình duyệt. Thông thường số tiền trình duyệt không khớp với hồ sơ tư vấn trình do ban đã thay đổi một số yếu tố.
-Tedi có 13 đơn vị thành viên với hơn 2000 nv, mỗi năm có hàng trăm đồ án ra đời. Bạn đã làm bn công trình, gặp bn người. Bạn kết luận như vậy không sợ mình hồ đồ ư?
Mình biết như thế này là spam nên không có ý định comment tiếp về đề tài riêng này nữa. Nếu cần, các bạn nhắn tin cho mình để không làm loãng topic bổ ích này. Thân!
 

chipmituot

Thành viên có triển vọng
Tham gia
7/2/09
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
kíu kíu kíu em với

em đang lập DT cho công tác hút cát để san lấp mặt bằng.em hỏi các anh chị trong diễn đàn là: dùng ĐM hút bùn được ko?em đang sử dụng ĐM: AB.61110 cho công tác này-Đắp đất cát mặt bằng công trình bằng tàu hút nhưng em muốn triết tinh từ loại tàu hút 600CV về 150CV có được ko?nếu được thì triết tính ntnao?tàu hút 150CV thì tàu kéo là bao nhiêu CV,canô là bao nhiêu CV? và ca máy tương ứng là bao nhiêu?em lập dự án này bị khống chế tiền nên hơi căng.CT loại này thi thuế suất thuế GTGT là bao nhiêu?em đang tính 10% vì nó thuộc loại XDvà LĐặt. CTnạo vét thuỷ lợi thuế GTGT là bao nhiêu? em vẫn làm 5% mà vẫn ok phê duyệt. em làm vậy có sai KO?
 
H

HAIHA

Guest
Vậy là vấn đề này vẫn chưa có lời giải thuyết phục.
Như bạn son_vq nói "đối với đà giáo thì "có thể" sản xuất một lần, dùng nhiều lần, nhưng đối với khung chống cọc ván thép thì hơi khó, bởi vì phụ thuộc vào kích thước của khung chống mà, mỗi cầu mỗi khác, do đó hầu như phải sản xuất mới"
Vậy thì để đúng nhất ta tách ra 2 loại, 1 là kết cấu định hình thì khấu hao toàn bộ giá trị hình thành kết cấu đó, còn phần cần sản xuất mới thì ta tính khấu hao vật liệu chính thôi.
 
H

HAIHA

Guest
Hầu hết thì nhà thầu "lờ lớ lơ" cái vụ "có thể sản xuất 1 lần dùng nhiều lần" mà cứ bám vào định mức để tính khấu hao mỗi vật liệu chính.
Tôi thấy quan điểm tính của TEDI về vụ kết cấu định hình là hoàn toàn đúng.
 

Top