Các yếu tố làm nên sự thành công của dự án

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Câu hỏi: Theo các bạn, trong các yếu tố đề cập ở hình dưới yếu tố nào là yếu tố mấu chốt mang tính quyết định? Hãy dùng các lý lẽ, dẫn chứng để bảo vệ quan điểm đó.
cac-yeu-to-lam-nen-du-an-thanh-cong_zps2f0faf46.jpg
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
1 sự việc bao giờ cũng gồm 2 thành phần là các vấn đề nội tại và tác động bên ngoài. 3 hình của bác TA không được sắp xếp theo 2 yếu tố trên, đan xen nhau nên không làm rõ được vai trò của từng thành phần, ý nghĩa của mỗi hình đề cập đên vấn đề gì.
Về nội tại: tài chính, nhân lực, quản trị
Về tác động bên ngoài: thông tin, môi trường
Vai trò của kiểm soát được đặt ra trong suốt quá trình, tại tất cả các yếu tố.
Về phầm mềm và các công cụ khác: được coi là yếu tố hỗ trợ tại các công tác, quá hình thực hiện
 

phanvanlam

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
18/4/09
Bài viết
12
Điểm thành tích
3
Tuổi
36
1 sự việc bao giờ cũng gồm 2 thành phần là các vấn đề nội tại và tác động bên ngoài. 3 hình của bác TA không được sắp xếp theo 2 yếu tố trên, đan xen nhau nên không làm rõ được vai trò của từng thành phần, ý nghĩa của mỗi hình đề cập đên vấn đề gì.
Về nội tại: tài chính, nhân lực, quản trị
Về tác động bên ngoài: thông tin, môi trường
Vai trò của kiểm soát được đặt ra trong suốt quá trình, tại tất cả các yếu tố.
Về phầm mềm và các công cụ khác: được coi là yếu tố hỗ trợ tại các công tác, quá hình thực hiện
Đồng quan điểm với bác! yếu tố nội tại và bên ngoài phải song hành với nhau mới đem lại sự thành công, Nhưng yếu tố nội tại chiếm vai trò rất quan trọng và quyết định đến thành công. Nều yếu tố nội tại không theo kịp sự thay đổi của bên ngoài thì thất bại là điều chắc chắn.
 

TuanPMP

Thành viên mới
Tham gia
27/5/13
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
43
Các yếu tố làm nên sự thành công của dự án theo mình là:
1. Quản lý các bên liên quan
2. Quản lý Nguồn lực Con người
3. Quản lý Truyền thông
4. Quản lý Rủi ro
Mong nghe thêm ý kiến của các cao nhân
 

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Có lẽ đầu tiên phải đưa ra các tiêu chí thành công của dự án. Không có được các tiêu chí này thì việc xác định các yếu tố mang lại thành công cho dự án sẽ không đi đến đâu.
 

kamikalaze

Thành viên năng động
Tham gia
19/2/08
Bài viết
76
Điểm thành tích
33
Tuổi
41
Một trọng những yếu tô không thành công của dự án là Những khoản chi không chính thức quá nhiều
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Một trọng những yếu tô không thành công của dự án là Những khoản chi không chính thức quá nhiều
Giữa vấn đề học thuật và vấn đề thực tế là những việc khác nhau. Bạn chỉ có thể đưa vào lý thuyết những cái phù hợp với Luật pháp chứ không bàn về vấn đề phạm pháp
 

tuananhce03

<font color="red">Thành viên BQL Diễn đàn</font>
Tham gia
5/10/08
Bài viết
400
Điểm thành tích
43
Một trọng những yếu tô không thành công của dự án là Những khoản chi không chính thức quá nhiều
Ở Hà Nội thì chưa chắc nhé bác.
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị từng phát biểu: " Doanh nghiệp nói họ đi làm dự án ở đâu cũng có chi phí tiêu cực nhiều hay ít, những nơi khác có bôi thì trơn còn Hà Nội bôi cũng không trơn"
 

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Giữa vấn đề học thuật và vấn đề thực tế là những việc khác nhau. Bạn chỉ có thể đưa vào lý thuyết những cái phù hợp với Luật pháp chứ không bàn về vấn đề phạm pháp

Không nên sủ dụng mô hình chỉ phù hợp với luật pháp. Các vấn đề phạm pháp gọi là rủi ro của dự án. Phải tính đến các rủi ro này để đề ra biện pháp khắc phục và bổ sung kinh phí dự phòng thì dự án mới "thành công" được. Ở VN đã có dự án nào được gọi là "thành công" chưa? Bác tuananhce03 nói "Hà Nội bôi cũng không trơn" vậy cái tiền bôi cũng không trơn và tiền bôi tiếp để trơn tính vào đâu?

Tiện đây em đưa thêm mô hình quản lý dự án Prince2.

Prince2_procces_model__zpsc050339e.jpg


Bài sau em sẽ đưa 1 tình huống giả định về nhà máy Lọc dầu Dung Quất để mọi người cùng bàn xem nếu được làm lại từ đầu thì làm gì để dự án thành công hơn.

 
Last edited by a moderator:

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Bài viết đây. Mời mọi người tham luận. Bác nguyentheanh chạy thử mô hình ở trên xem kết quả thế nào.

---------------------------

Nghiên cứu Tình huống

CÂU CHUYỆN LỌC DẦU DUNG QUẤT

CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT FULBRIGHT ECONOMICS TEACHING PROGRAM

27/01/2007

Nguyễn Xuân Thành

Ý tưởng xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên ở Việt Nam được hình thành vào năm 1992 với đề xuất của Tổng Công ty Dầu khi Việt Nam (PetroVietnam) đặt vị trí nhà máy tại Bà Rịa – Vũng Tàu, thành phố dầu khí của Việt Nam cách TP.HCM 120 km hay tại Đồng Nai, tỉnh có tốc độ tăng trưởng công nghiệp nhanh chóng và nằm liền kề TP.HCM.

Tháng 8 năm 1993, Tập đoàn Dầu khí Total của Pháp được chính thức chỉ định làm nghiên cứu khả thi đầu tư nhà máy lọc dầu đầu tiên ở Việt Nam. Sau đó, Total và PetroVietnam đồng ý thành lập liên doanh để xây dựng và vận hành nhà máy lọc dầu tại xã Long Sơn, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách Mỏ Bạch Hổ 140 km. Tổng chi phí đầu tư nhà máy với công suất 130.000 thùng/ngày sẽ vào khoảng 1,3 tỷ USD. Vị trí nhà máy sẽ gần với nguồn dầu thô, chủ yếu sẽ từ khu mỏ Bạch Hổ và gần thị trường tiêu thụ với TP.HCM và vùng phụ cận sử dụng hơn một phần hai lượng tiêu thụ xăng dầu toàn quốc. Do vậy, theo tính toán của Total, dự án lọc dầu sẽ có khả năng đứng vững về mặt tài chính. Suất sinh lợi nội tại của dự án theo mô hình tài chính cơ sở là 15%.

Tuy nhiên, sau khi phê duyệt và chuẩn bị khởi công xây dựng thì dự án được yêu cầu phải chuyển địa điểm. Các nhà lãnh đạo Việt Nam cho rằng dự án cần phải được đặt tại miền Trung, nơi gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút đầu tư và đang tụt lại so với các trung tâm kinh tế ở Hà Nội và TP.HCM. Việc đặt nhà máy lọc dầu tại Khu Công nghiệp Dung Quất của Tỉnh Quảng Ngãi sẽ là nền tảng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của khu vực miền Trung. Cụ thể, việc đầu tư nhà máy lọc dầu sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng, đặc biệt là hóa dầu, từ đó đẩy nhanh nhịp độ công nghiệp hóa của Duyên hải Trung bộ.

Total, về phần mình, cho rằng việc xây dựng nhà máy lọc dầu tại Dung Quất sẽ tốn thêm 500 triệu USD so với địa điểm ở Bà Rịa – Vũng Tàu vì phải đầu tư thêm cho hệ thống cơ sở hạ tầng. Hơn thế nữa, nhà máy tại Dung Quát sẽ tốn chi phí lớn trong việc vận chuyển dầu thô từ khu mỏ Bạch Hổ đi 1.000 km tới Quảng Ngãi. Total cho rằng chi phí vận chuyển dầu thô tăng thêm là 28 triệu USD/năm. Cộng thêm vào đó, do thị trường tiêu thụ xăng dầu miền Trung chỉ chiếm 12% tổng cầu nội địa, phần lớn sản phẩm xăng dầu chế biến sẽ lại phải được vận chuyển đi 800 km lên khu vực xung quanh Hà Nội, hay 800 km xuống khu vực xung quanh TP.HCM. Tính gộp lại, dù vận chuyển bằng đường ống hay tàu thủy thì chi phí sản xuất cũng sẽ tăng lên ít nhất 5%, nghĩa là 10-15 USD/tấn. Như thế, giá thành sẽ cao hơn giá nhập khẩu. Vào năm 1995, Total chính thức rút khỏi dự án.

Trong vòng 3 tháng kể từ thời điểm Total rút lui, Tập đoàn LG của Hàn Quốc và Petronas của Malaysia nhảy vào thay thế. Sau khi thực hiện lại nghiên cứu khả thi, tổ hợp các công ty này yêu cầu được trợ giá sản phẩm để dự án đứng vững được vể mặt tài chính. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam từ chối mọi đề xuất có yêu cầu trợ giá. Đến 1997, sau 2 năm không đạt được kết quả gì, hai công ty này cũng tuyến bố bỏ cuộc.

Trong đợt hồi sinh thứ ba của dự án, Chính phủ Liên bang Nga chỉ định công ty dầu khí nhà nước Zarubezhneft, đối tác của Nga trong Liên doanh Vietsovpetro, hợp tác với Việt Nam để triển khai Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Liên doanh VietRoss giữa PetroVietnam (50%) và Zarubezhneft (50%) được thành lập vào tháng 12 năm 1998 sau khi chủ trương xây dựng nhà máy chính thức được Chính phủ thông qua vào tháng 7 năm 1997.1 Tổng vốn đầu tư được điều chỉnh từ 1,3 lên 1,5 tỷ USD. Dự kiến, nhà máy sẽ được hoàn thiện trong năm 2001 và đi vào hoạt động trong năm 2002. Tổng công suất lọc dầu của nhà máy vẫn là 130.000 thùng/ngày, tương đương 6,5 triệu tấn/năm.

Theo chính các quan chức của PetroVietnam, cơ chế liên doanh 50-50 của VietRoss đã làm cho mọi quyết định phải được đưa ra trên cơ sở đồng thuận. Những bất đồng trong lựa chọn công nghệ và đấu thầu cung cấp thiết bị không thể được giải quyết khi hai đối tác liên doanh đều có cùng quyền biểu quyết như nhau. Theo lời của ông Phạm Quang Dự, Chủ tịch HĐQT PetroVietnam: “Mất hơn 1 năm mới hoàn tất thủ tục thành lập liên doanh và 9 tháng để lựa chọn công nghệ”.

Đến năm 2001, Zarubezhneft đề nghị xin rút khỏi Liên doanh VietRoss, mặc dù vẫn tiếp tục tham gia dưới vai trò nhà thầu xây dựng khu bể chứa dầu thô. Vào cuối năm 2002, Vietnam đồng ý đền bù 235 triệu USD, tương đương với giá trị mà Zarubezhneft đã đầu tư vào Liên doanh. Vào tháng 2 năm 2003, Liên doanh VietRoss được chính thức giải thế. PetroVietnam trở thành nhà đầu tư duy nhất vào Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.

Thêm hai năm nữa để tính toán lại toàn bộ dự án trên cơ sở là Việt Nam tự đầu tư. Đến giữa năm 2005, nghiên cứu khả thi nhà máy lọc dầu Dung Quất được đưa ra Quốc hội Khóa XI thảo luận tại kỳ họp thứ 7. Đến tháng 6, Thủ tướng Chính phủ chính thức ký quyết định điều chỉnh dự án.2 Tổng chi phí đầu tư được nâng từ 1,5 tỷ lên thành 2,501 tỷ USD.

Công suất của dự án vẫn là 130,000 thùng dầu thô/ngày hay 6,5 triệu tấn/năm. Trong thời gian đầu, 100% nguồn dầu thô sẽ là dầu ngọt Bạch Hổ. Về dài hạn, nguồn dầu thô sẽ là hỗn hợp giữa dầu ngọt Bạch Hổ với dầu chua Trung Đông. Cơ cấu sản phẩm của nhà máy lọc dầu gồm xăng không chì (1,8 triệu tấn/năm), nhiên liệu phản lực/dầu hỏa dân dụng (400.000 tấn/năm), dầu diesel động cơ (3 triệu tấn/năm), khí hóa lỏng LPG (280,000 tấn/năm), dầu nhiên liệu F.O. (300.000 tấn/năm) và propylene (108,000 tấn/năm).

PetroVietnam đưa ra hai nguyên nhân dẫn đến việc tăng chi phí đầu tư lên 1 tỷ USD trong khi quy mô dự án vẫn không đổi. Thứ nhất là ảnh hưởng của sự gia tăng giá dầu thế giới. Trong những lần làm dự toán vào cuối thập niên 90, giá máy móc - thiết bị thấp do hầu như không có dự án lọc dầu lớn nào được đầu tư mới khi giá dầu thấp. Trong thời gian qua, giá dầu đã tăng lên chóng mắt và do vậy nhiều nhà đầu tư đổ xô đi xây dựng nhà máy lọc dầu. Cầu đối với máy móc thiết bị vì thế tăng lên. Nguyên nhân thứ hai dẫn đến việc tăng chi phí đầu tư là do thay đổi thiết kế tổng thể. Trong thiết kế năm 1997, một trong những sản phẩm chính của nhà máy là xăng A83 và dầu diesel công nghiệp. Xăng A83 hiện nay đã không còn lưu hành và sản phẩm của nhà máy sẽ là A90/92/95. Diesel công nghiệp, theo tính toán trước đây, là nhằm phục vụ các nhà máy nhiệt điện. Đến nay, các nhà máy nhiệt điện này (mà phần lớn nằm tại Khu Công nghiệp Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu!) đã chuyển sang sử dụng khí đốt.3

Về cơ cấu vốn, vốn chủ sở hữu của PetroVietnam bao gồm khoản 226 triệu USD đã đầu tư và 800 triệu USD từ nguồn thu xuất khẩu dầu thô. Phần chi phí đầu tư còn lại được tài trợ bằng nợ vay. 1 tỷ USD được vay từ nguồn tín dụng đầu tư phát triển.4

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho vay 250 triệu USD. Ba ngân hàng thương mại quốc doanh còn lại (BIDV, Incombank và VBARD) cho vay hợp vốn 225 triệu USD.

Nhà máy lọc dầu chiếm diện tích 338ha mặt đất và 473ha mặt biển nằm trong Khu Công nghiệp Dung Quất với các hạng mục công trình lớn là nhà máy chính5, khu bể chứa dầu thô, khu bể chứa sản phẩm, hệ thống ống dẫn dầu thô, cảng xây dựng, cảng xuất sản phẩm, hệ thống phao rót dầu không bến (SPM), đường ống ngầm dưới biển và khu vực vòng quay tàu, đường vào nhà máy lọc dầu và khu nhà ở.

Hợp đồng kỹ thuật, mua thiết bị và xây dựng (EPC) cho nhà máy chính theo hình thức chìa khóa trao tay, nội dung quan trọng nhất của dự án, được ký kết với một tổ hợp các công ty do Technip (Pháp) dẫn đầu với giá trị 1,56 tỷ USD. Các nhà thầu chính trong tổ hợp gồm Technip (Pháp), JGC (Nhật Bản) và Reunida Technica (Tây Ban Nha).

Ngày 28 tháng 11 năm 2005, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được chính thức khởi công. Theo Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hoàng Trung Hải giải trình tại Quốc hội,6 dự án có suất sinh lợi nội tại 6%. Quyết tâm hiện nay của Chính phủ Việt Nam là hoàn thành xây dựng vào năm 2008 và đưa nhà máy vào hoạt động trong năm 2009.7 Cũng trong thời gian triển khai Dự án Dung Quất (với tên gọi là nhà máy lọc dầu số 1), Chính phủ Việt Nam đã quyết định lựa chọn địa điểm để xây dựng thêm ba nhà máy lọc dầu nữa: nhà máy lọc dầu số 2 tại Nghi Sơn, Thanh Hóa, nhà máy lọc dầu số 3 tại Long Sơn, Bà Rịa – Vũng Tàu (địa điểm được Total chọn ban đầu vào đầu thập niên 90) và nhà máy lọc dầu số 4 tại Nhơn Hội, Bình Định.8

Ghi chú

1 Quyết định số 514/TTg ngày 10 tháng 7 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ.

2 Theo Quyết định về việc điều chỉnh Dự án đầu tư Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất của Thủ tướng Chính phủ ngày 17 tháng 6 năm 2005.

3 Website của UBND Tỉnh Quảng Ngãi, “Tổng đầu tư dự án Dung Quất phải tăng 1 tỷ USD”, 8/6/2005. http://www.quangngai.gov.vn/quangngai/tiengviet/bangtin/2005/5617/

4 Lãi suất 3,6%/năm, kỳ hạn 16 năm, ân hạn trong thời gian xây dựng là 4 năm.

5 Gồm các phân xưởng: chưng cất dầu thô ở áp suất khí quyển (CDU); xử lý naphtha bằng hyđro (NHT); reforming xúc tác liên tục; xử lý LPG (LTU); thu hồi propylene (PRU); xử lý kerosene (KTU); xử lý naphta từ RFCC (NTU); xử lý nước chua; nước chua (SWS); tái sinh amine (ARU); trung hòa kiềm (CNU); thu hồi lưu huỳnh (SRU); isomer hóa (ISOM); xử lý LCO bằng hyđro (LCO-HDT).

6 Quốc hội Khóa XI, Kỳ họp thứ 7, 8/6/2005.

7 Tính tại thời điểm Thủ tướng Chính phủ tới kiểm tra Dự án vào tháng 8/2006 thì nhà thầu chính Technip đã chậm so với tiến độ 10 tuần (Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ, “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Các công trình trọng điểm của ngành dầu khí phải đảm bảo đúng tiến độ và tiêu chuẩn chất lượng”, 7/8/2006).

8 Các tỉnh Quảng Ninh, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa và Cần Thơ cũng đang được xem xét để làmđịa điểm xây dựng nhà máy lọc dầu.
 
S

sudico

Guest
Mời bác DLSS tiếp tục ạ, chủ đề đang rất hay!
Nhà em tìm trên mạng có quyển Guidelines For a Successful Construction Project, không biết đã có bản dịch tiếng Việt chưa nhỉ?
 

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Tiếp theo là những tính huống giả định từ thông tấn xã vỉa hè by Nguyễn Tất Cả (14-01-2009)

Tổng giá trị đầu tư 1 NMLD cỡ 2.5 tỷ USD là tương đối rẻ. Trong vòng 30 năm trở lại đây, chỉ có những nước đang phát triển ở châu Á như TQ, VN, Ấn độ, Malaysia mới xây mới NMLD. Ở Mỹ và đa số các nước châu Âu, các nhà máy lọc dầu đều được xây dựng thập kỷ 70 và hiện nay một số nhà máy đang được nâng cấp (revamp). Revamping cho 1 NMLD chẳng hạn NMLD Whiting cua BP cũng khoảng 3.8 tỷ USD, revamping NMLD của Repsol (Spain) cũng cỡ khoảng 1.3 tỷ Euro. Nói thế để các đồng chí thấy rằng 2.5 tỷ USD cũng không phải quá đắt.

Dự toán ban đầu khi làm báo cáo nghiên cứu khả thi chi tiết (detailed feasibility study) cho nhà máy là 1.5 tỷ USD với một cấu hình nhà máy tương đối hoàn chỉnh. Thông thường, khi xây dựng các nhà máy lớn như NMLD Dung Quất (grass-root refinery) thì người ta xây dựng theo 1 cấu hình cơ bản, sau đó sẽ xây dựng thêm các phân xưởng khác để tăng giá trị của nhà máy. Khi trình lên Quốc hội, Petrovietnam biết rằng nếu trình dự toán 1.5 tỷ USD thì Quốc hội sẽ không phê duyệt nên phải tìm mọi cách giảm bớt dự toán bằng cách cắt bỏ 2 phân xưởng (trên cấu hình nhà máy và dự toán chi phí) để có được dự toán khoảng 1.3 tỷ USD để Quốc hội có thể thông qua.

Báo cáo nghiên cứu khả thi trình 5 địa điểm: Long Sơn (Vũng Tàu), Văn Phong (Khánh Hòa), Nghi Sơn (Thanh Hóa), Dung Quất (Quảng Ngãi) và 1 địa điểm nữa hình như Vũng Áng.

Đối với các đồng chí chưa biết thì dự toán trong giai đoạn DFS là +30% (sẽ được chính xác dần trong giai đoạn thiết kể tổng thể FEED (+20%), thiết kế chi tiết (+10%).

Quyết định địa điểm Dung Quất là quyết định mang nhiều tính chính trị, với yếu tố NMLD sẽ là đầu máy kinh tế cho miền trung để cân bằng với miền Bắc và miền Nam. Quyết định xây dựng NMLD tại Quảng Ngãi do TT Võ Văn Kiệt ký năm 1996 được coi là điểm khởi đầu cho NMLD.
Trước khi có quyết định này, địa điểm được nghĩ tới nhiều nhất là Long Sơn với các lợi thế gần nguồn cung cấp (dầu thô) và gần thị trường tiêu thụ lớn nhất (miền Nam). Khi quyết định địa điểm Dung Quất, vấn đề là chi phí vận chuyển nguyên liệu từ Vũng Tàu ra nhà máy và chi phí vận chuyển sản phẩm từ nhà máy đến các nguồn tiêu thụ. Dung Quất trước kia là vùng đồi trống, cơ sở hạ tầng gần như ZERO nên sẽ tốn nhiều chi phí để xây dựng cơ sở hạ tầng. Lợi thế duy nhất của Dung Quất là cảng nước sâu (mớn nước 25 m) thuận lợi cho các tàu lớn (ocean tankers) có thể ra vào. Tuy nhiên khí hậu biển Dung Quất khá phức tạp (mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm, sóng lớn) nên phải xây dựng thêm Đê chắn sóng (breakwater) để che chắn cho cảng xuất sản phẩm.

Kể từ khi có ý định xây dựng NMLD, Total muốn xây ở Long Sơn nhưng không được chấp nhận. BP cũng từ chối. Các công ty này đặt điều kiện tham gia vào thị trưởng phân phối xăng dầu nhưng đó là lĩnh vực độc quyền của Nhà nước nên không đạt được thỏa thuận. Sau này có liên doanh 9 bên bao gồm một số công ty Hàn Quốc cũng ngỏ ý muốn tham gia nhưng cũng không thành công.

Năm 1997 tưởng chừng hết hy vọng cho việc xây dựng NMLD vì khủng hoảng kinh tế châu Á. May mắn cuối năm 98 thì công ty dầu khí hải ngoại của Nga là Zarubezhneft (cũng là phía Nga trong liên doanh Vietsopetro) ngỏ ý tham gia dự án Dung Quất. Hợp tác giữa Zarubezhneft và Petrovietnam là Hiệp định liên chính phủ giữa VN và liên bang Nga để xây dựng NMLD Dung Quất và thành lập công ty liên doanh (CTLD) nhà máy lọc dầu Việt Nga (Vietross). Vốn pháp định của CTLD là 800 triệu USD, mỗi bên đóng góp 400 triệu, đều từ nguồn lợi bán dầu thô của Vietsopetro. Cổ phần mỗi bên là 50/50 và nguyên tắc làm việc giữa 2 bên cũng là nguyên tắc đồng thuận, nghĩa là có 1 vấn đề mà nếu 1 trong 2 bên không chịu thì sẽ không quyết định được.
CTLD ký hợp đồng bản quyền công nghệ với UOP (Mỹ) và IFP (Pháp) để mua bản quyền cho một số phân xưởng công nghệ chính, sau đó ký Hợp đồng thiết kế tổng thể FEED với Foster Wheeler (Anh), tổ chức đấu thầu xây dựng nhà máy.

Vào thời điểm đó, NMLD ban đầu được chia thành 8 gói thầu với mục đích là tăng cường sự tham gia của các nhà thầu VN và Nga (trong những gói thầu xây dựng cơ bản và công nghệ không phức tạp), còn gói thầu EPC 1 và 4 sẽ đấu thầu quốc tế. Qui định về đấu thầu thì với các gói thầu trị giá hơn 500 triệu phải qua đấu thầu 2 giai đoạn. Các đồng chí tìm đọc về Nghị định đấu thầu của Bộ KH-ĐT nhá.

Các gói thầu đó là:

EPC 1: Các phân xưởng công nghệ, phụ trợ trong hàng rào nhà máy. Là gói thầu chính.
EPC 2: Khu bể chứa dầu thô
EPC 3: Khu bể chứa sản phẩm
EPC 4: Phao rót dầu không bến (Single Point Mooring)
EPC 5 A: Đê chắn sóng
EPC 5B: Cảng xuất sản phẩm
EPC 6: San lấp mặt bằng nhà máy
EPC 7: Khu nhà điều khiển trung tâm

Chính do việc phân chia các gói thầu làm cho việc nối kết và điều phối giữa các gói thầu EPC (Engineering-Procurement-Construction) phức tạp hơn vì cần chuyển dữ liệu tính toán cho các đường ống công nghệ liên kết giữa các gói nhưng gói EPC 1 là gói thầu chính lại bị chậm do quá trình đấu thầu).

Sản phẩm của NMLD bao gồm:

LPG
Propylene
Xăng 83
Xăng 92
Kerosene (xăng máy bay)
Jet A1 (nhiên liệu bay)
Diesel
Dầu đốt

NMLD Dung Quất được thiết kế với công suất tổng cộng 6.5 triệu tấn/năm (tương đương với 148 ngàn thùng/ngày (BPSD) chứ không phải 145 ngàn thùng/ngày) như vnexpress. Trong giai đoạn đầu NM sẽ chế biến dầu thô Bạch Hổ, là dầu nhẹ vì nhiều parafin, giai đoạn sau chế biến 5.5 triệu tấn dầu Bạch Hổ + 1 triệu tấn dầu chua. Nhà máy được thiết kế cho cả 2 trường hợp này.

Trong vài năm gần đây, sản lượng khai thác mỏ Bạch Hổ đã gần đến peak, theo ngành khai thác thì sau giai đoạn peak đó, sản lượng sẽ giảm rất nhanh. Điều đó có nghĩa nếu nguồn dầu ngọt ở các mỏ đang khai thác không đủ 5.5 triệu tấn (giả sử có spec tương đương mỏ Bạch Hổ) trong những năm tới thì NM sẽ phải sửa đổi để có thể chế biến với tỷ lệ dầu chua lớn hơn. Việc sửa đổi sẽ được thực hiện bằng cách nâng cấp phân xưởng chưng cất dầu thô, một số phân xưởng xử lý, làm sạch.

Tối ưu nhất là sửa đổi để có thể chế biến 100% dầu chua Trung Đông. Câu hỏi này đã từng được đặt ra trong giai đoạn xem xét thiết kế nhưng do nguồn vốn đầu tư ban đầu có hạn, chưa nhất thiết thực hiện nâng cấp khi vẫn có đủ nguồn cung dầu ngọt. Để đảm bảo sự linh hoạt cho nguồn nguyên liệu thì việc này sớm muộn cũng phải thực hiện. Với các nhà máy lọc dầu trên thế giới, nguồn cung có thể từ khắp nơi theo tuyến ống cung cấp cho nhà máy, từ Trung Đông, từ Nord Sea, từ sand oil Canada....

-----------

Phần sau: Tại sao giá thành lên tới 2.5 tỷ USD?
 

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Tại sao giá thành lên tới 2.5 tỷ USD?


Theo báo cáo khả thi thì dự tính mức tiêu thụ nhiên liệu của VN cho tới thời điểm hoàn thành nhà máy (khoảng 2001 theo dự kiến) vẫn chủ yếu là xăng khoảng 10 triệu tấn, diesel ít hơn. Do đó cấu hình NMLD khi đó là chủ yếu sản xuất xăng.

Nếu như tôi nhớ không lầm thì dự báo đến năm 2010 thì nhu cầu tiêu thụ xăng của thị trường VN là khoảng 16 triệu tấn/năm, do đó NMLD số 2 (Nghi Sơn) cũng đặt mục tiêu chủ yếu là sản xuất xăng.

Sở dĩ có xăng 83 trong số các loại sản phẩm của NMLD là do khi thực hiện báo cáo Nghiên cứu khả thi, VN vẫn dùng xăng 83 và xăng 92. Cho đến khoảng năm 2001 thì xăng 83 mới bị phase-out (theo tôi biết thỉ không phase-out hoàn toàn xăng 83 mà vẫn được dùng một phần trong quân đội, bác nào trong quân đội thì confirm giúp).

Ngoài ra, xăng thương mại dùng chủ yêu bây giờ là xăng 95, 98. Do đó, để đảm bảo xăng của NMLD sản xuất ra đáp ứng được nhu cầu thị trường hiện tại thì phải nâng chỉ tiêu sản phẩm. Với cấu hình nhà máy với dự toán như đã được Quốc hội phê duyệt thì NMLD chỉ sản xuất được lượng rất ít xăng 95, 98 (vì sản phẩm xăng là hỗn hợp pha trộn sản phẩm từ nhiều phân xưởng khác nhau có trị số octan (RON/MON) khác nhau).

Như đã nói ở post trước, khi trình Quốc hội, bên Dầu khí đã cố gắng cắt giảm tổng giá thành dự án để được thông qua bằng cách cắt bỏ 2 phân xưởng chế biến là Isomer hóa và phân xưởng xử lý LCO (một thành phần để pha chế diesel).

Trong quá trình đàm phán Hợp đồng EPC với tổ hợp nhà thầu Technip (Technip Consortium, bao gồm Technip Coflexip (Phá
 
Last edited by a moderator:

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Không hiểu sao không post trọn vẹn được trong 1 bài, phải tách làm 2 mới được.


(Technip Consortium, bao gồm Technip Coflexip (Pháp), Technip Geoproduction (Malaysia), JGC (Nhật), Technicas Reunidas (Tây Ban Nha),thầu phụ Toyo Engineering (Nhật) và Chiyoda Engineering (Nhật), nhà thầu khẳng định nếu không lắp đặt 2 phân xưởng trên thì không guarantee chất lượng sản phẩm xăng và diesel. Lập luận của Nhà thầu là đúng nên phải lắp đặt thêm 2 phân xưởng trên, chi phí khoảng hơn 100 triệu USD (bao gồm chi phí bản quyền công nghệ, chi phí thiết kế, mua sắm xây dựng....).

Quá trình thực hiện đấu thầu và đàm phán hợp đồng kéo quá dài, từ 2000 đến năm 5/2005 mới ký được hợp đồng. Trong khoảng thời gian này giá thép và vật liệu xây dựng cũng tăng cao, mà NMLD chủ yếu là thiết bị và đường ống thép.

Như đã nói ở trên, NMLD bao gồm các hạng mục khác do các nhà thầu VN thực hiện như:
Gói EPC 5A: Đê chắn sóng (Công ty xây dựng Lũng Lô, Bộ Quốc phòng)

Gói EPC 5B: Cảng sản phẩm (Cienco 6)
Gói EPC 6: San lấp mặt bằng nhà máy
Gói EPC 7: Khu nhà điều khiển trung tâm

Đặc điểm chung của các nhà thầu xây dựng VN là cố gắng bỏ giá thầu thấp để được trúng thầu rồi sau đó tìm mọi cách xin phát sinh Hợp đồng.

Một điều cần nhớ ở đây là tất cả các hợp đồng EPC của NMLD đều là Hợp đồng Turn-key Lump Sum (chìa khóa trao tay, giá cố định), có qui định chặt chẽ, nghĩa là giá trị Hợp đồng bao gồm tất cả các phạm vi công việc mà Nhà thầu EPC phải dự tính thực hiện và Nhà thầu phải chấp nhận tất cả phát sinh nếu có, theo tiến độ tính trước. Do đó trong quá trình dự thầu và đàm phán Hợp đồng, Nhà thầu phải tính toán cẩn thận và nghiêm túc tất cả các công việc họ sẽ phải thực hiện để hoàn thành Hợp đồng. Để làm được như vậy đòi hỏi Nhà thầu phải có kinh nghiệm thực tế và đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, máy móc thi công, năng lực tài chính, khả năng quản lý...

Nhà thầu Lũng Lô là một trong những nhà thầu củ chuối nhất vì thực sự không có năng lực thực hiện những công trình tương tự (mặc dù có thi công Đê chắn sóng nhỏ ở Bạch Long Vĩ), không có kinh nghiệm thi công Đê chắn sóng như Dung Quất. Cũng phải mở ngoặc với các bác là Đê chắn sóng Dung Quất là 1 trong những Đê chắn sóng lớn trên thế giới, đòi hỏi độ rủi ro 1/100 năm, dùng các khối acropod (bản quyền của nhà thầu Acropod Pháp) để đánh tan sóng.

Trong quá trình khảo sát địa chất biển khu vực Cảng Dung Quất, số liệu của nhà thầu khảo sát địa chất (hình như Ban quản lý Biển Đông) đưa ra sơ sài (lưới khoan 500x500 m) và nói một cách không rõ ràng là có túi bùn ở khu vực Đê chắn sóng. Những thông tin về địa chất (cũng như một số thông tin khác mà Chủ đầu tư đưa ra được coi là các thông tin tin cậy - rely on information) để cho nhà thầu thực hiện. Điều ấy có nghĩa là nhà thầu chào giá trên cơ sở những thông tin do Chủ đầu tư cung cấp, nếu thông tin đó sai thì Nhà thầu không chịu trách nhiệm).

Với một vấn đề như vậy, giải pháp tốt nhất và ngay từ ban đầu là phải clear những thông tin trên bằng cách khảo sát thực tế và chi tiết (trong Hồ sơ mời thầu cũng có yêu cầu) để biết thực chất và tìm giải pháp xử lý.

Khi nhà thầu Lũng Lô ký hợp đồng, Lũng Lô cam kết họ đã tính toán đến việc xử lý túi bùn, nghĩa là hứa bừa mà không dựa trên cơ sở khảo sát thực tế. Khi đã ký được hợp đồng và bắt đầu thi công, Nhà thầu Lũng Lô ăn vạ bằng mọi cách để xin phát sinh hợp đồng để xử lý túi bùn mà thực chất cho đến khi đó họ cũng không biết cụ thể thực tế túi bùn đó có kích thước như nào, cách xử lý ra sao, do đó cứ nâng khống khối lượng xử lý.

Việc xin phát sinh Hợp đồng cũng là một trong những khó khăn cho công trình, sẽ nói ở post sau. Có điều khó hiểu là tháng trước xin phát sinh 10 triệu, 4 tháng sau đã xin tăng thành 50 triệu??? Tương tự các gói thầu khác, các nhà thầu VN cũng xin phát sinh.

Gói thầu EPC số 2 và số 3 lúc đầu (khi còn liên doanh Việt Nga) do Nhà thầu Nga liên danh với Lilama thực hiện), sau này cũng do Tổ hợp Technip thực hiện do thực chất nhà thầu Nga không có năng lực mà do phía Nga ép phía VN phải cho nhà thầu của họ trúng thầu. Chi phí cho 2 gói thầu này cũng khác so với dự toán ban đầu.

Chi phí tổng cộng của NMLD bao gồm chi phí thực hiện các Hợp đồng EPC (có nhiều phát sinh về giá so với dự toán 1.5 tỷ USD khi trình Quốc hội), chi phí Hợp đồng Tư vấn quản lý dự án (Project Management Consultant), Tư vấn tài chính và các hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng như đền bù giải tỏa, chi phí khảo sát địa chất, đánh giá tác động môi trường, chi phí xây dựng đườnghuwc cao tốc từ Dốc Sỏi đến NMLD (tiêu chuẩn rất cao cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm bằng đường bộ)....

Những khó khăn nào đối với NMLD khiến cho thời gian hoàn thành dự án lâu như vậy?
 

Top