Cách bón phân cho cây lúa mang lại năng suất cao

panda2018

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
13/12/18
Bài viết
16
Điểm thành tích
1
Tuổi
31
Nơi ở
tphcm
Để tăng năng suất cây lúa là vấn đề hàng đầu luôn luôn được nông dân quan tâm, hiện nay trước bối cảnh biến đổi khí hậu phức tạp. Vì vậy việc sản xuất lúa đạt năng suất cao, chất lượng tốt cần quy trình bón phân cho cây lúa hợp lý.

Lúa là loại cây trồng chủ lực trong phát triển nông nghiệp Việt Nam. Cây lúa có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau từ đất phù sa, đất phèn, đất mặn, đến cả đất bạc màu. Việc bón phân cho cây lúa không chỉ giúp cây lúa khỏe, hạn chế sâu bệnh hại, cho năng suất cao mà còn đảm bảo chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng.

Phương pháp bón phân cho cây lúa
- Tỷ lệ bón phân ở từng thời kỳ (%)
Loại phân
Bón lót
Bón thúc đẻ nhánh
Bón thúc đòng
Đạm 35-70 0-45 0-30
Lân 55-100 0-30 0-15
Kali 20-50 0-30 50
- Bón phân lót cho cây lúa
Cách bón phân cho cây lúa mang lại năng suất cao2
Quy trình bón phân cho cây lúa thường bón lót bằng phân chuồng trong quá trình làm đất và phân lân, phân đạm, kali bón trước khi cày bừa lần cuối.
Cây lúa sẽ hấp thu khá nhiều lân trong giai đoạn sinh trưởng đầu, do vậy phân lân cần phải được bón lót toàn bộ hoặc bón lót và bón thúc sớm nên bón rải đều trên mặt ruộng trước khi cày bừa lần cuối để tiến hành gieo cấy.
Nên bón lót nhiều phân kali đối với: giống lúa ngắn ngày, giống lúa đẻ nhánh nhiều, lúa có hiện tượng bị ngộ độc sắt, hay mưa nhiều, ngập nước, thời tiết lạnh
Lượng đạm để bón lót cho lúa là 1/3 số lượng phân bón. Nếu cấy bằng mạ già, các giống lúa ngắn ngày thì lượng đạm cần bón sẽ nhiều hơn.
- Bón thúc giúp cây lúa đẻ nhánh nhanh
Cách bón phân cho cây lúa mang lại năng suất cao3
Bón bằng phân đạm cộng thêm với một phần phân lân. Thời gian bón thúc để cây lúa đẻ nhánh vào khoảng 15-20 ngày sau khi cấy
Đối với đất phèn hoặc đất quá chua khả năng cố định lân của đất rất mạnh thì bón thúc lân cho lúa là rất cần thiết nhằm hạ độ phèn và độc tố trong đất, cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng cho lúa. Nên dùng các dạng lân hạt để tránh bám dính gây cháy lá.
Nên dành 1/2 -2/3 lượng đạm còn lại để bón thúc giai đoạn đẻ nhánh giúp lúa đẻ nhánh nhanh, tập trung và cũng để giảm lượng phân lót, tránh mất đạm. Ở các trường hợp: cấy giống dài ngày, giống lúa ngắn ngày, đẻ nhánh nhiều, nhiệt độ khi gieo cấy cao cần bón thúc nhiều đạm
Đối với giống lúa cực ngắn, lúa mùa thời gian bón thúc đẻ nhánh sớm hơn
Bón thúc đạm cho lúa thời kỳ tốt nhất là sau khi rút nước ruộng, lưu ý không nên rút nước quá 1 ngày trước khi bón thúc vì việc rút nước trong một thời gian dài sẽ làm cỏ dại phát triển và làm mất đi lượng đạm.

Ngoài ra thì chúng ta nên áp dụng công nghệ hiện đại để tăng năng suất : chúng ta nên trang bị những may phun phan bon để tiến hành bón phân cho cây lúa của mình để tiết kiệm chi phí nhân công cũng như thời gian .

Quý khách có nhu cầu mua may phun phan bon cho lua vui lòng liên hệ :
Hotline: 0911491218 - 0915387137 - 0978455263
 

Top