Có cần thiết phải duyệt dự toán, KHĐT trong trường hợp này?

mrpda87

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/6/11
Bài viết
230
Điểm thành tích
43
Tuổi
36
Nơi ở
Việt Trì - Phú Thọ
Mình đang gặp tình huống, mong được anh em góp ý:
- Trong quá trình thi công, để đảm bảo mặt bằng nên phải di dời một số cột điện nhưng tư vấn lập dự án và BVTC không tính rõ phần chi phí di dời này, chỉ lấy 1 số tạm tính trong TMĐT. Bên mình đã nhờ 1 công ty tư vấn lập chi tiết dự toán chi phí này, như vậy có phải duyệt kế hoạch đấu thầu, chỉ thầu công tác chọn tư vấn này không (thủ tục tương tự như việc chọn nhà thầu khảo sát lập dự án và BVTC). (Bên mình cũng đã định để bên tư vấn lập BVTC làm phần này, nhưng khi trao đổi thì các đồng chí có góp ý là tư vấn lập công tác di dời đường điện này không có trong phần đăng ký kinh doanh nên không làm được, và giá trị phần công việc này rất nhỏ, chi phí tư vấn khoảng hơn 10tr, bên mình chủ yếu muốn làm cho nhanh gọn và không trái luật)
Mong nhận được ý kiến đóng góp của anh chị em trong diễn đàn.
 

MaiLinhGXD

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
6/8/12
Bài viết
136
Điểm thành tích
28
Chào bạn, công trình của bạn đang trong quá trình thi công và đã có 1 số tạm tính như bạn nói nghĩa là trong TMĐT đã tính đến công tác này, bây giờ bạn lập dự toán chi tiết thì nhất thiết cần phải duyệt dự toán này, đây là phần phát sinh khối lượng có đơn giá mới, dự toán duyệt xong bạn phải ký phụ lục hợp đồng để làm căn cứ thanh toán. Trường hợp phải duyệt lại kế hoạch đấu thầu là giá trị phát sinh vượt quá giá dự dự phòng làm tăng tổng mức đầu tư, đây là ý kiến của mình mọi người cùng trao đổi tiếp nhé.
 

mrpda87

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/6/11
Bài viết
230
Điểm thành tích
43
Tuổi
36
Nơi ở
Việt Trì - Phú Thọ
Mình đang nói đến gói tư vấn thôi bạn ơi (trong QĐ 957 thì chi phí tư vấn thiết kế cũng chưa bao gồm công việc lập di dời). Vì tư vấn lập thiết kế không đủ năng lực để lập di dời đường điện nên mình mới phải nhờ 1 ông tư vấn khác làm. Điều mình muốn trao đổi ở đây là thủ tục để chọn nhà thầu tư vấn lập di dời đường điện này thôi.
Tiện đây xin hỏi luôn, phần xây lắp với những đơn giá chưa có trong hợp đồng thì nhà thầu có phải chào lại đơn giá đó như trong hồ sơ dự thầu (đề xuất) để làm căn cứ ký PLHĐ không?
 

MaiLinhGXD

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
6/8/12
Bài viết
136
Điểm thành tích
28
- thủ tục là anh cần có giấy đăng ký kinh doanh hợp lệ, năng lực của đơn vị tư vấn, năng lực của người lập chi phí di dời, quyết định chỉ định thầu , hợp đồng.
- phần xây lắp với những đơn giá chưa có trong hợp đồng, nghĩa là phát sinh khối lượng ngoài hợp đồng, trong trường hợp này anh cần bản vẽ + dự toán phần phát sinh được người quyết định đầu tư ký duyệt, sau đó nhà thầu sẽ ký phụ lục hợp đồng với chủ đầu tư về các đơn giá mới này.
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
Mình đang gặp tình huống, mong được anh em góp ý:
- Trong quá trình thi công, để đảm bảo mặt bằng nên phải di dời một số cột điện nhưng tư vấn lập dự án và BVTC không tính rõ phần chi phí di dời này, chỉ lấy 1 số tạm tính trong TMĐT. Bên mình đã nhờ 1 công ty tư vấn lập chi tiết dự toán chi phí này, như vậy có phải duyệt kế hoạch đấu thầu, chỉ thầu công tác chọn tư vấn này không (thủ tục tương tự như việc chọn nhà thầu khảo sát lập dự án và BVTC). (Bên mình cũng đã định để bên tư vấn lập BVTC làm phần này, nhưng khi trao đổi thì các đồng chí có góp ý là tư vấn lập công tác di dời đường điện này không có trong phần đăng ký kinh doanh nên không làm được, và giá trị phần công việc này rất nhỏ, chi phí tư vấn khoảng hơn 10tr, bên mình chủ yếu muốn làm cho nhanh gọn và không trái luật)
Mong nhận được ý kiến đóng góp của anh chị em trong diễn đàn.

Thông thường thì chi phí di dời đường điện để đảm bảo thi công thuộc chi phí GPMB, được xác đinh trong phương án đền bù GPMB của dự án và là khoản chi phí không phải áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu. Chi phí tư vấn lập phương án đền bù GPMB nếu chưa được xác định thành một gói thầu riêng trong kế hoạch đấu thầu thì bạn phải trình phê duyệt bổ sung kế hoạch đấu thầu. Sau đó, căn cứ kế hoạch đấu thầu được duyệt để lựa chọn đơn vị tư vấn lập phương án đền bù GPMB, ký hợp đồng và thanh toán bình thường. Do giá trị nhỏ nên bạn có thể đề xuất chỉ định thầu rút gọn cho nhanh.
Trường hợp tư vấn lập dự án không đưa vào chi phí GPMB mà đưa vào chi phí xây lắp (tháo dỡ, di dời, xây dựng đường điện mới) thì bạn yêu cầu đơn vị tư vấn thiết kế lập thiết kế + dự toán chi tiết cho hạng mục này.
 

mrpda87

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/6/11
Bài viết
230
Điểm thành tích
43
Tuổi
36
Nơi ở
Việt Trì - Phú Thọ
- Nghĩa là không cần duyệt dự toán, kế hoạch đấu thầu công tác khảo sát lập di dời này đúng không (quan điểm của mình cũng vậy, vì giá trị nó nhỏ, nhưng mình không căn cứ được vào văn bản pháp lý nào cả, sau này thanh tra kiểm toán vào họ bắt bẻ rất mất việc của mình, bạn có thể cho mình biết căn cứ vào quy định nào cho phép bỏ qua các bước đầu được không)
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
đối với việc di dời cột điện thì theo kinh nghiệm của tôi, bạn liên hệ với công ty điện lực quản lý đường dây và cột điện đó để được hướng dẫn. Nói cho cùng việc di dời tài sản của họ cũng vẫn phải thông qua họ (cắt điện tạm thời, đấu nối điện). Và làm thế nào để đúng luật thì họ sẽ tư vấn cho bạn
 

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Thông thường thì chi phí di dời đường điện để đảm bảo thi công thuộc chi phí GPMB, được xác đinh trong phương án đền bù GPMB của dự án và là khoản chi phí không phải áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu. Chi phí tư vấn lập phương án đền bù GPMB nếu chưa được xác định thành một gói thầu riêng trong kế hoạch đấu thầu thì bạn phải trình phê duyệt bổ sung kế hoạch đấu thầu. Sau đó, căn cứ kế hoạch đấu thầu được duyệt để lựa chọn đơn vị tư vấn lập phương án đền bù GPMB, ký hợp đồng và thanh toán bình thường. Do giá trị nhỏ nên bạn có thể đề xuất chỉ định thầu rút gọn cho nhanh.
Trường hợp tư vấn lập dự án không đưa vào chi phí GPMB mà đưa vào chi phí xây lắp (tháo dỡ, di dời, xây dựng đường điện mới) thì bạn yêu cầu đơn vị tư vấn thiết kế lập thiết kế + dự toán chi tiết cho hạng mục này.
Đồng ý với quan điểm của bác Hungvina.
Bên bạn Mrpda87 thuê tư vấn thì đơn giản nhất là chỉ định thầu rút gọn rồi, vậy thì áp dụng:
Mục 3, điều 40 của nghị định 85/2009/NĐ-CP:
3. Điều kiện áp dụng chỉ định thầu
Khi thực hiện chỉ định thầu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây, trừ gói thầu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu;
a) Có quyết định đầu tư, trừ gói thầu quy định tại các điểm c, d khoản 2 Điều này;
b) Có kế hoạch đấu thầu được duyệt;
c) Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu. Không quy định nhà thầu ứng vốn để thực hiện gói thầu là điều kiện để chỉ định thầu;
d) Có dự toán được duyệt theo quy định;
đ) Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng đảm bảo không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày;
e) Có thời gian thực hiện hợp đồng không quá 18 tháng
Đối với gói thầu di dời công trình công cộng phục vụ công tác giải phóng mặt bằng để góp phần đẩy nhanh tiến độ cho một số dự án đặc biệt quan trọng và cấp bách, chủ đầu tư có thể xem xét phát hành hồ sơ yêu cầu trên cơ sở phương án, biện pháp thi công và dự toán được duyệt.
 

Hoang Long2014

Thành viên mới
Tham gia
27/5/14
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tiện cho em hỏi luôn:trong trường hợp này phần thiết kế tính theo QĐ 957 thi lấy ở phần chi phí thiết kế hay phần báo cáo kinh tế kỹ thuật? Em đang lập 01 dự toán về di chuyển ĐZ và TBA không biết khi nào thì áp dụng chi phí thiết kế, khi nào áp dụng chi phí báo cáo kinh tế kỹ thuật. Mong các anh giúp em, đây là công trình đầu tiên em lập a (là thành viên mới nên em không được tạo chủ đề mới)
 

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Tiện cho em hỏi luôn:trong trường hợp này phần thiết kế tính theo QĐ 957 thi lấy ở phần chi phí thiết kế hay phần báo cáo kinh tế kỹ thuật? Em đang lập 01 dự toán về di chuyển ĐZ và TBA không biết khi nào thì áp dụng chi phí thiết kế, khi nào áp dụng chi phí báo cáo kinh tế kỹ thuật. Mong các anh giúp em, đây là công trình đầu tiên em lập a (là thành viên mới nên em không được tạo chủ đề mới)
Bạn phải phân biệt công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật (thiết kế 1 bước-Định mức lập báo cáo kinh tế kỹ thuật) hay công trình yêu cầu lập dự án đầu tư (thiết kế 2 hoặc 3 bước-Định mức thiết kế)
Điều 13 của 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án:
[h=3]Điều 13: Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình[/h]1. Khi đầu tư xây dựng các công trình sau đây, chủ đầu tư không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình để trình người quyết định đầu tư phê duyệt:
a) Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;
b) Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất), phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
 

vannis

Thành viên mới
Tham gia
24/3/12
Bài viết
2
Điểm thành tích
3
Các bác cho em hỏi: Trong trường hợp công trình có tổng mức nhỏ hơn 150 triệu thì được rút gọn những thủ tục nào?
Mong các bác đóng góp giúp e.
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
Các bác cho em hỏi: Trong trường hợp công trình có tổng mức nhỏ hơn 150 triệu thì được rút gọn những thủ tục nào?
Mong các bác đóng góp giúp e.
Các trường hợp đầu tư xây dựng côgn trình có TMDT nhỏ như của bạn thì tất nhiên trình tự, thủ tục các bước trong đầu tư XDCB cũng sẽ được phân cấp, đơn giản hóa đi nhiều và tất nhiên phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư. Tuy nhiên, để có thể trả lời cụ thể thì bạn phải nói rõ bạn đang hỏi thủ tục ở bước nào?
 

keepranXD

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
15/8/12
Bài viết
273
Điểm thành tích
63
Nơi ở
TP. Vinh
Bác Hùng Vina đã trở lại tham gia cùng anh em rồi đây. Chúc bác sức khỏe.
 

vannis

Thành viên mới
Tham gia
24/3/12
Bài viết
2
Điểm thành tích
3
Cám ơn bác hungvina16 đã quan tâm. Em hỏi rõ thêm là: có cần thiết phải lập BCKTKT cho công trình này không? Nếu phải lập thì các bước như Thẩm định, QLDA, Giám sát thi công ... khi chủ đầu tư không có căn cứ chứng minh về năng lực thì có tự thực hiện được không ạ? Em mới vào nghề cần các bác chỉ dẫn giúp. Cám ơn bác.
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
Cám ơn bác hungvina16 đã quan tâm. Em hỏi rõ thêm là: có cần thiết phải lập BCKTKT cho công trình này không? Nếu phải lập thì các bước như Thẩm định, QLDA, Giám sát thi công ... khi chủ đầu tư không có căn cứ chứng minh về năng lực thì có tự thực hiện được không ạ? Em mới vào nghề cần các bác chỉ dẫn giúp. Cám ơn bác.
Có lẽ công trình của bạn sử dụng vốn Nhà nước. Vậy thì tất nhiên là phải lập BCKTKT rồi. Tổ chức, cá nhân ( kể cả là chủ đầu tư) phải có đủ điều kiện năng lực khi tham gia một số lĩnh vực công việc theo quy định tại điều 36 Nghị định 12/2009 về quản lý DA đầu tư XD công trình.
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
39
Theo mình nên mời đơn vị công ty điện lực địa phương để họ lên phương án, di dời, vì họ chính là đơn vị ngành dọc của điện lực quản lý. Ý kiến của đồng chí naat rất hợp lý. Còn chi phí di dời này có thể đưa vào phần chi phí khác trong TMĐT.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Theo mình nên mời đơn vị công ty điện lực địa phương để họ lên phương án, di dời, vì họ chính là đơn vị ngành dọc của điện lực quản lý. Ý kiến của đồng chí naat rất hợp lý. Còn chi phí di dời này có thể đưa vào phần chi phí khác trong TMĐT.
Có 1 vấn đề cần bàn thêm về ý kiến của bạn, có 2 dự án đều có công tác di dời tuyến điện
DA1: xây dựng tuyến đường Lê Văn Lương, bổ sung thêm hạng mục di dời và hạ ngầm tuyến điện cao thế 110KV. Hạng mục bổ sung này UBND TP HN quyết định: thi công di dời và hạ ngầm thuộc về xây lắp, thiết kế hạ ngầm thuộc về thiết kế, đương nhiên giám sát, nghiệm thu chuyên ngành được phân theo đúng quy định.
DA2: di dời 1 số cột điện để nắn theo tuyến đường 1 dự án ở Từ Liêm, tương tự như trên, việc thi công xây lắp thuộc về chi phí xây dựng, thiết kế di dời thuộc về thiết kế,...
Như vậy có thể kết luận: cứ theo nội dung công việc mà sắp xếp khoản mục chi phí, không dồn tất vào chi phí khác?
 

mrpda87

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/6/11
Bài viết
230
Điểm thành tích
43
Tuổi
36
Nơi ở
Việt Trì - Phú Thọ
Thx các bác đã góp ý, mấy hôm nay e tìm hiểu thêm dự án, xin trao đổi lại với các bác:

Thông thường thì chi phí di dời đường điện để đảm bảo thi công thuộc chi phí GPMB, được xác đinh trong phương án đền bù GPMB của dự án và là khoản chi phí không phải áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu. Chi phí tư vấn lập phương án đền bù GPMB nếu chưa được xác định thành một gói thầu riêng trong kế hoạch đấu thầu thì bạn phải trình phê duyệt bổ sung kế hoạch đấu thầu. Sau đó, căn cứ kế hoạch đấu thầu được duyệt để lựa chọn đơn vị tư vấn lập phương án đền bù GPMB, ký hợp đồng và thanh toán bình thường. Do giá trị nhỏ nên bạn có thể đề xuất chỉ định thầu rút gọn cho nhanh.
Trường hợp tư vấn lập dự án không đưa vào chi phí GPMB mà đưa vào chi phí xây lắp (tháo dỡ, di dời, xây dựng đường điện mới) thì bạn yêu cầu đơn vị tư vấn thiết kế lập thiết kế + dự toán chi tiết cho hạng mục này.
Chi phí di dời đường điện này thuộc chi phí GPMB và không áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu (mặc dù theo TT04 thì phần này có thể nằm trong chi phí xây lắp: phá và tháo dỡ các công trình xây dựng, hoặc cũng có thể trong phần chi phí GPMB: chi phí chi trả cho phần hạ tầng đã đầu tư, hai nội dung này có thể linh động được và tạm thời không xét đến).
Chi phí tư vấn lập PA đền bù đã có trong KHĐT (tên chuẩn của gói thầu là tư vấn thu hồi đất thực hiện DA), nhưng phần công việc lại không bao gồm nội dung này, đồng thời họ lại không đủ điều kiện để làm, ngay cả tư vấn lập TKBVTC cũng không đủ điều kiện (nếu đủ bên em đã nhờ họ đóng hộ cái dấu cho xong).
PA1 đưa ra là gán phần việc này cho bên tư vấn lập thu hồi đất (đã nằm trong KHĐT trước đó)?

đối với việc di dời cột điện thì theo kinh nghiệm của tôi, bạn liên hệ với công ty điện lực quản lý đường dây và cột điện đó để được hướng dẫn. Nói cho cùng việc di dời tài sản của họ cũng vẫn phải thông qua họ (cắt điện tạm thời, đấu nối điện). Và làm thế nào để đúng luật thì họ sẽ tư vấn cho bạn

Bên em cũng đã liên hệ với bên điện lực, cùng với họ đi kiểm kê xác nhận, bên họ cũng gửi dự toán nhưng bên em thấy chi phí họ đưa ra quá cao nên nhờ tư vấn lập lại (thấp hơn nhiều).
Hướng giải quyết là theo như PA1 nêu ở trên hoặc:
PA2 là chấp thuận dự toán của bên điện lực lập sau khi đã thẩm định, chỗ này e lại vướng, cơ quan thẩm định ở đây là cơ quan nào? (thuê tư vấn, lại phải chỉ thầu @@, phòng Hạ tầng của huyện hay lại phải trình ra sở).

Đồng ý với quan điểm của bác Hungvina.
Bên bạn Mrpda87 thuê tư vấn thì đơn giản nhất là chỉ định thầu rút gọn rồi, vậy thì áp dụng:
Mục 3, điều 40 của nghị định 85/2009/NĐ-CP:
Chắc chắn là chỉ thầu rút gọn rồi, nhưng không có căn cứ để chỉ (liệu có thể làm theo PA1 như em nêu ở trên).

Mong các bác cho e xin thêm ý kiến.
Về phần xây lắp của di dời đường điện, e đưa ra phương án là trên giấy tờ thì ký PLHĐ với đơn vị thi công xây lắp, nhưng thực tế thì để bên điện lực thi công cho đỡ phức tạp sau này (hành lang an toàn điện).
 
Last edited by a moderator:

mrpda87

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/6/11
Bài viết
230
Điểm thành tích
43
Tuổi
36
Nơi ở
Việt Trì - Phú Thọ
Bác nào đóng góp ý kiến thêm cho em với, thanks các bác nhiều
 

HUNG-THINH

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
21/10/09
Bài viết
169
Điểm thành tích
43
Theo như địa phương tôi thì đối với trường hợp di dời để phục vụ cho đền bù giải tỏa thì nếu dự toán trên 300tr thì gửi Sở chuyên ngành thẩm định, còn dưới 300tr thì phòng chuyên môn cấp huyện thẩm định.
Sau đó cơ quan thẩm định sẽ trình lên cơ quan có thẩm quyền (UB tỉnh hoặc UB cấp huyện) phê duyệt dự toán di dời bồi thường.
Sau đó thì chủ đầu tư hợp đồng với 1 đơn vị có chức năng và năng lực để thực hiện việc di dời này.
Tất cả các thủ tục trên đều nằm trong công tác (chi phí) bồi thường giải tỏa, do đó không cần phải lập KHĐT mới chi cho rắc rối mà chưa chắc đã hợp lý. Theo tôi là vậy.
 
Last edited by a moderator:

Top