Các điểm mới của Nghị định 12/2009/NĐ-CP

  • Khởi xướng minhtuong
  • Ngày gửi

quantukiems

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
18/12/07
Bài viết
38
Điểm thành tích
18
Tuổi
46
NĐ 52 vẫn còn được thực hiện đối với những DA ko phải xây dựng (đầu tư thiết bị chẳng hạn). mình nghĩ cụm từ trong () là để liên hệ dễ dàng giữa NĐ 52 và NĐ12 và cũng như để dễ dàng chuyển tiếp những dự án đã được phê duyệt và thực hiện theo NĐ52,12,07 trước đây.

Trong một lần em tham dự một lớp tập huấn về nghiệp vụ đầu thầu do Mr Nguyễn Xuân Đào (ở Cục quản lý đầu thầu giảng), ông giải thích:
- Nghị định 16/2005/NĐ-CP đã thay thế nội dung đầu tư có xây dựng của nghị định 52/CP.
- Luật đầu tư đã thay thế nội dung về đâu tư không có xây dựng của Nghị định 52/CP.
=> Tình từ thời điểm Luật đầu tư có hiệu lực thì nghị định 52/CP không còn giá trị điều chỉnh mặc dù không có tài liệu nào tuyên bố nghị định 52/CP hết hiệu lực thi hành!
 

MinhLQuang

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
16/9/07
Bài viết
46
Điểm thành tích
8
Một số điểm mới của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình so với NĐ 16/2005/NĐ-CP và NĐ 112/2006/NĐ-CP:

1. Việc lập báo cáo KTKT trước đây áp dụng cho các dự án có TMĐT từ 7 tỷ đồng trở xuống, nghị định 12 của Chính phủ đối với công trình XD mới, cải tạo, sữa chữa nâng cấp phù hợp với quy hoạch phát triển KTXH,QH ngành, QH xây dựng cho phép tới 15tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).
2. TK cơ sở không thẩm định riêng mà thẩm định đồng thời với DADT. Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở.
3. Dự án sử dụng trên 50% vốn nhà nước phải giám sát, đánh giá đầu tư.
4 Về thẩm quyền quyết định đầu tư: Chủ tịch UBND các cấp được quyền quyết định đầu tư các dự án nhóm A,B,C trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương sau khi thông qua HĐND cùng cấp. Chủ tịch UBND tỉnh, huyện được ủy quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với dự án nhóm B,C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp (trước kia theo NĐ 16,112 Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền cho Chủ tịch UBND huyện quyết định đầu tư đến 5 tỷ đồng và Chủ tịch UBND xã đến 3 tỷ đồng đối với ngân sách địa phương).
5 Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng thì chủ đầu tư có thể không lập Ban Quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự án (trước đây theo NĐ112/NĐ-CP là 1 tỷ).
6. Nghị định 12 không còn phần quy định về hợp đồng trong hoạt động xây dựng, hợp đồng trong hoạt động xây dựng thực hiện theo Nghị định 99/2007 của Chính phủ.
7. Thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng quy định mềm dẻo hơn:
Khuyến khích việc thi tuyển thiết kế kiến trúc đối với công trình xây dựng
có yêu cầu về kiến trúc.
Đối với công trình công cộng có quy mô lớn, có yêu cầu kiến trúc đặc thù thì người quyết định đầu tư quyết định việc thi tuyển hoặc tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc tối ưu đáp ứng yêu cầu mỹ quan, cảnh quan đô thị.
Trước đây Nghị định 16 quy định cụ thể các công trình: Trụ sở cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên, các công trình văn hoá, thể thao và các công trình công cộng khác có quy mô cấp I, cấp đặc biệt; Các công trình có kiến trúc đặc thù trong đô thị lớn như tượng đài, cầu vượt sông, trung tâm phát thanh, truyền hình,các công trình là biểu tượng về truyền thống văn hóa, lịch sử của địa phương...phải thi tuyển kiến trúc.
8. Về thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng (Điều 23) “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức cấp Giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hoá; công trình tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý...’’. Trước đây ‘‘Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở Xây dựng cấp giấy phép...’’.
9. Nghị định 12 của Chính phủ bổ sung thêm Quy định về phá dỡ công trình xây dựng; Quy định về điều kiện năng lực của chủ trì thẩm tra thiết kế xây dựng công trình và tổ chức tư vấn khi thẩm tra thiết kế xây dựng công trình ; Quy định về Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng công trình.
10. Nghị định này có qui định cụ thể về điều kiện, năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng như: lập dự án, quản lý dự án, thiết kế quy hoạch, khảo sát, thiết kế xây dựng, giám sát, thí nghiệm kiểm định chất lượng và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực công trình. Các cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận. Cá nhân tham gia QLDA phải có chứng nhận nghiệp vụ về QLDA đầu tư XD công trình./.

Đề nghị mọi người bổ sung thêm ý kiến.
 

nguyenthuhang

Thành viên có triển vọng
Tham gia
25/2/09
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Tuổi
38
Sự khác nhau giữa nghị định 12/2009 và nghị định 16/2005

Xin chào tất cả các thành viên của diễn đàn.
Bác nào đã nghiên cứu kỹ nghị định 12/2008 tóm tắt cho mình biết nó khác nghị định 16/2005 ở chỗ nào vậy.
Chiều nay mình có buổi họp cần phải có thông tin về nó.
Bác nào biết cho mình xin nhé.
Cảm ơn nhiều nhiều.
 
L

lestrong

Guest
Hi, mình cũng góp 1 cái:
Cái này các nhà thầu chú ý này. Theo Nghị định 12CP thì:
Điều 36. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân
7. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thì không được ký hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình với chủ đầu tư đối với công trình do mình thiết kế, nhà thầu giám sát thi công xây dựng không được ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát, trừ trường hợp được người quyết định đầu tư cho phép.

Về cơ bản, không được phép, nhưng nếu được chấp thuận của cấp quyết định đầu tư-tức trong 1 số trường hợp, vẫn được thực hiện.
 
A

archvanhuong

Guest
Hay quá, một chủ đề rất hay. Mình cũng đang rất nhiều thắc mắc về nghị định này.
 
M

minhtuong

Guest
Điều 36. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân
7. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thì không được ký hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình với chủ đầu tư đối với công trình do mình thiết kế, nhà thầu giám sát thi công xây dựng không được ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát, trừ trường hợp được người quyết định đầu tư cho phép.
Câu "trừ trường hợp được người quyết định đầu tư cho phép" này sẽ sinh ra nhiều vấn đề đây. Nếu không có qui định cụ thể thì cũng khó cho người quyết định đầu tư khi quyết định. Có lẽ sẽ có hướng dẫn chăng?

Hay quá, một chủ đề rất hay. Mình cũng đang rất nhiều thắc mắc về nghị định này.

Mong các bạn nêu ra những thắc mắc để chúng ta cùng ...thắc mắc và giải đáp. :D
 
Last edited by a moderator:

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
39
Website
www.giaxaydung.vn
Cái điều này thật nhiều vấn đề với câu "trừ trường hợp được người quyết định đầu tư cho phép" vì những điều cấm trên đã được quy định trong Luật Đấu Thầu. Mà đã là luật thì mọi người đều phải tuân theo nếu không muốn đối mặt với pháp luật

Trích luật đấu thầu có hiệu lực từ ngày 1/4/2006

Điều 11. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
1. Nhà thầu khi tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án quy định tại Điều 1 của Luật này phải bảo đảm các yêu cầu về tính cạnh tranh sau đây:
a) Nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi không được tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập thiết kế kỹ thuật của dự án, nhà thầu tư vấn đã tham gia thiết kế kỹ thuật của dự án không được tham gia đấu thầu các bước tiếp theo, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC;
b) Nhà thầu tham gia đấu thầu phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu;
c) Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng;
d) Nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với chủ đầu tư của dự án.
2. Các quy định tại khoản 1 Điều này phải được thực hiện chậm nhất là ba năm theo lộ trình do Chính phủ quy định, kể từ khi Luật này có hiệu lực
.

Như vậy cái " người quyết định đầu tư cho phép " có cao hơn Luật hay không ?
 

b.vuong

Thành viên mới
Tham gia
17/12/07
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
43
Các huynh cho em hỏi tý: trong Phụ lục I Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ phân loại dự án đầu tư xây dựng giao thông ghi như sau "công trình các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ)" thế thì các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ, đường giao thông nông thôn... thuộc nhóm nào các huynh giúp em với
 
L

lestrong

Guest
Điều 36. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân
7. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thì không được ký hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình với chủ đầu tư đối với công trình do mình thiết kế, nhà thầu giám sát thi công xây dựng không được ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát, trừ trường hợp được người quyết định đầu tư cho phép.

Câu "trừ trường hợp được người quyết định đầu tư cho phép" này sẽ sinh ra nhiều vấn đề đây. Nếu không có qui định cụ thể thì cũng khó cho người quyết định đầu tư khi quyết định. Có lẽ sẽ có hướng dẫn chăng?
Mong các bạn nêu ra những thắc mắc để chúng ta cùng ...thắc mắc và giải đáp. :D

Trước đây trong một buổi coi Thời sự trên VTV1, có tường thuật về buổi làm việc của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết với 1 tỉnh ở khu vực miền Bắc, tại buổi làm việc bác ấy có nói 1 câu mà em còn nhớ, đại loại là "các đồng chí đừng nên xin tiền để làm dự án này, nọ,...hãy xin phép về chủ trương, chính sách...để có cơ chế thực hiện" vâng, đại loại là như thế. Nếu hiểu rộng ra ý nghĩa của cụm từ: trừ trường hợp được người quyết định đầu tư cho phép. này chính là ý nghĩa của câu nói của bác Triết chăng. Đó chính là khả năng "mở" của Luật và Nghị định để chúng ta vận dụng.

Hi, hi, không biết cách hiểu và vận dụng của em có đúng không? Mong các bác thảo luận!
 

nguyentn

Thành viên có triển vọng
Tham gia
8/9/08
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Tuổi
49
Đúng là luật Việt Nam, càng đưa vào chi tiết càng khó hiểu. Theo mình Thiết kế cơ sở và Thuyết minh dự án đầu tư chính là hồ sơ của Lập dự án đầu tư vì vậy phải thẩm định cùng rồi, tuy nhiên hai phần này lại do hai đơn vị thẩm định khác nhau, thiết kế cơ sở do cơ quan chuyên môn (Sở Xây dựng, Sở Giao thông,...) thẩm định, còn Thuyết minh dự án do chủ đầu tư thẩm định. Nhưng thiết kế cơ sở phải được thẩm định trước thì mới có kết quả ra tổng mức đầu tư chứ, cũng giống như thiết kế chưa xong thì làm sao bóc được dự toán. Trở lại trường hợp trên, nếu công tác thẩm định của hai phần trên cùng lúc, thì nếu xảy ra thiết kế cơ sở không được cơ quan nhà nước chấp thuận phải thay đổi lại quy mô, kết cấu khi đó phải thay đổi lại tổng mức đầu tư, các giải pháp mặt bằng,...thì tất nhiên là dự án đầu tư phải thay đổi rồi.
Mình nghĩ Bộ Xây dựng sẽ phải quy định chi tiết hơn về vấn đề này. Cơ bản là nghị dịnh 12 không thay đổi cơ quan chuyên môn chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở, tuy nhiên trong thực tế có những dự án bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau, việc phối hợp ý kiến giữa các cơ quan quản lý xây dựng chuyên ngành này trong quá trình thẩm định thiết kế cơ sở mất nhiều thời gian. Nói chung là điểm này của Nghị định 12 không có gì mới, đột phá để giảm thủ tục.
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Mình nghĩ Bộ Xây dựng sẽ phải quy định chi tiết hơn về vấn đề này. Cơ bản là nghị dịnh 12 không thay đổi cơ quan chuyên môn chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở, tuy nhiên trong thực tế có những dự án bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau, việc phối hợp ý kiến giữa các cơ quan quản lý xây dựng chuyên ngành này trong quá trình thẩm định thiết kế cơ sở mất nhiều thời gian. Nói chung là điểm này của Nghị định 12 không có gì mới, đột phá để giảm thủ tục.
Không biết TT02/2007/TT-BXD đã bị hủy bỏ chưa, nhưng đúng là việc thẩm định TKCS hiện phải qua nhiều cơ quan quản lý xây dựng chuyên ngành. Chúng ta đều muốn giảm thủ tục, rút ngắn thời gian đầu tư, nhưng có lẽ điều này cũng là thực tế và hợp lý bởi một dự án đầu tư có hiệu quả không hề đơn giản chút nào.

Nghị định 12 có nhiều đột phá! Đó là khẳng định. Tuy nhiên, tôi có cảm giác sẽ có nhiều bất cập, nhất là việc giao nhiều quyền hơn cho các CĐT.

Mong các bác thảo luận thêm!
 
L

lestrong

Guest
Mình nghĩ Bộ Xây dựng sẽ phải quy định chi tiết hơn về vấn đề này. Cơ bản là nghị dịnh 12 không thay đổi cơ quan chuyên môn chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở, tuy nhiên trong thực tế có những dự án bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau, việc phối hợp ý kiến giữa các cơ quan quản lý xây dựng chuyên ngành này trong quá trình thẩm định thiết kế cơ sở mất nhiều thời gian. Nói chung là điểm này của Nghị định 12 không có gì mới, đột phá để giảm thủ tục.

Trong Nghị định 12Cp Chính phủ đã yêu cầu Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định cụ thể về thẩm quyền và trách nhiệm tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của các cơ quan. Vì vậy, trước khi Nghị định 12Cp có hiệu lức thì chắc chắn sẽ có Thông tư hướng dẫn về vấn đề này.

Mình đồng quan điểm với bạn về nhận xét Nghị định 12Cp không có nhiều điểm mới đột phá để giảm thủ tục!
Thực ra, Nghị định 12Cp chỉ là việc kết hợp 2 Nghị định 16Cp và 112Cp và lược bỏ về lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng (Nghị định 58Cp); về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (Nghị định 99Cp) và về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng (TT06-BXD).
 

Capcon

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/9/07
Bài viết
257
Điểm thành tích
43
Nghị định 99/2007/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình ra đời ngày 13 tháng 6 năm 2007 lúc đó việc biến động giá chưa trở thành 1 vấn đề nổi trội nên không thuộc phạm vi điều chỉnh.

Cái điều chỉnh do biến động giá đã có quy định theo NĐ16 rồi mà các bác
Điều 13. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình

1. Dự án đầu tư xây dựng công trình đã được quyết định đầu tư chỉ được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Xuất hiện các yếu tố bất khả kháng do thiên tai như động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh;

b) Do biến động bất thường của giá nguyên vật liệu, do thay đổi tỷ giá hối đoái đối với phần vốn có sử dụng ngoại tệ hoặc do Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách mới có quy định được thay đổi mặt bằng giá đầu tư xây dựng công trình;

c) Do người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư thay đổi khi thấy xuất hiện những yếu tố mới đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn cho dự án;

d) Khi quy hoạch xây dựng đã được duyệt thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp đến dự án.
 
H

Hathanh

Guest
Các trường hợp điều chỉnh theo Nghị định 16/2005/NĐ-CP có 4 trường hợp nhưng sau đó thì tiếp tục ra nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định 16 thì trong các trường hợp điều chỉnh TMĐT dự án lại bỏ mất điểm điều chỉnh do biến động giá vật liệu. Ở nghị định 12/2009/NĐ-CP lại đưa lại (chắc do bão giá vừa rồi ko thể lường trước được bạn ạ)
 

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
39
Website
www.giaxaydung.vn
Cái điều chỉnh do biến động giá đã có quy định theo NĐ16 rồi mà các bác

Bạn chưa hiểu ý của mình và mọi người nói rồi và bạn cũng nên xem lại NĐ 112/2006/NĐ-CP về sửa đổi nghị định 16/2005/NĐ-CP
2
Nghị định 12/2009/NĐ-CP cho phép điều chỉnh dự án do biến động giá, nhưng ở phần thi hành thì nói thực hiện việc quản lý chi phí theo Nghị định 99/207/NĐ-CP


ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH của nghị định 12/2009/NĐ-CP


Việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.
 
Last edited by a moderator:
C

Cairong

Guest
Tôi cũng mới đọc NĐ này và thấy có nhiều vấn đề mà khi TT của Bộ XD ra đời sẽ phải hướng dẫn chi tiết hơn để tránh trùng lặp hoặc xung đột các khái niệm giữa các NĐ, TT, Luật.
Có bác nào biết khi nào TT của BXD ra đời ? Nếu có bản draft xem trước cũng tốt
 
M

minhtuong

Guest
Cái điều chỉnh do biến động giá đã có quy định theo NĐ16 rồi mà các bác
Nghị định 16 cho phép điều chỉnh dự án do biến động về giá. Sau đó Nghị định 112 đã sửa đổi Nghị định 16 và không còn điều chỉnh do biến động giá.
Năm 2008 Chính phủ cho phép điều chỉnh do biến động giá qua công văn 546/TTg-KTN, nhưng công văn này không có tính chất điều chỉnh sửa đổi Nghị định 99 nên không nên hiểu rằng Nghị định 99 đã cho phép điều chỉnh tổng mức đầu tư do biến động bất thường về giá.
Nghị định 12/2009 đã trở lại cho phép điều chỉnh dự án do biến động bất thường về giá, tuy nhiên giữa Nghị định 12 và Nghị định 99 về vấn đề điều chỉnh dự án do biến động giá có điểm theo mình là chưa tương đồng như mình đã phân tích ở bài 16 chủ đề này.
 

thanhloc

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
29/11/07
Bài viết
49
Điểm thành tích
8
Tuổi
45
Điều 13. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình
1. Khi đầu tư xây dựng các công trình sau đây, chủ đầu tư không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình để trình người quyết định đầu tư phê duyệt:
a) Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;
b) Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất), phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

Theo điều này của nghị dịnh 12-2009 thì kể từ ngày 1/4 tới đây văn bản 1751 có điều chỉnh gì không? Hay vẫn giữ nguyên mong mọi người cho ý kiến.
 
M

minhtuong

Guest
Điều 13. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình
1. Khi đầu tư xây dựng các công trình sau đây, chủ đầu tư không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình để trình người quyết định đầu tư phê duyệt:
a) Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;
b) Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất), phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

Theo điều này của nghị dịnh 12-2009 thì kể từ ngày 1/4 tới đây văn bản 1751 có điều chỉnh gì không? Hay vẫn giữ nguyên mong mọi người cho ý kiến.

Đương nhiên phải điều chỉnh định mức chi phí theo CV 1751 vì định mức lập BCKTKT theo 1751 chỉ có với dự án có chi phí XD+TB <=7 tỉ
 

ldt2007

Thành viên năng động
Tham gia
12/8/08
Bài viết
62
Điểm thành tích
16
Website
myTKN.blogspot.com
Nghị định 12 tiến bộ hơn Nghị định 16.
1. Các doanh nghiệp tư vấn nhỏ có lợi hơn: công trình <=15 tỷ chỉ lập Báo cáo KTKT-XD (nhóm C), công trình nhóm C rất nhiều và sẽ giảm thời gian đầu tư XD.
2. Giảm bớt sự "công quyền" của Sở Kế hoạch đầu tư các tỉnh: Hãy để ý điều 10
[FONT=&quot]Điều 10. [/FONT][FONT=&quot]Thẩm quyền thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình[/FONT]
[FONT=&quot]1. Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án trước khi phê duyệt. Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc cấp quyết định đầu tư. Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm lấy ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 6 Điều này và lấy ý kiến các cơ quan liên quan để thẩm định dự án. Người quyết định đầu tư có thể thuê tư vấn để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ nội dung quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 11 Nghị định này.[/FONT]

- Tôi thấy việc thẩm định (của Sở KH đầu tư-cấp tỉnh hoặc phòng Tài chính KH-cấp huyện) và thẩm tra của đơn vị tư vấn có thể quy về 1 mối. (Khả năng phải chờ văn bản thay thế Công văn 1751 thì mới biết được Chi phí thẩm định theo Thông tư 109 (Bộ Tài chính) và chi phí thẩm tra theo 1751(Bộ Xây dựng) có gộp làm 1 không?).
- Như vậy đơn vị tư vấn cũng được phép tham gia vào việc thẩm định dự án là một điểm mới.
3. Chắc chắn văn bản thay thế 1751 sẽ ra đời, tại 1751 thiếu chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, sau đó tại Điều 6 Nghị định 58 đã bổ sung chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu = 0,01% giá gói thầu. VB 1751 cũng không có chi phí chứng nhận sự phù hợp chất lượng CTXD mà sau này được bổ sung rất "trời ơi" =35% chi phí giám sát.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top