Các điểm mới của Nghị định 12/2009/NĐ-CP

  • Khởi xướng minhtuong
  • Ngày gửi
M

minhtuong

Guest
Mình lập chủ đề này để mọi người đóng góp thảo luận các điểm mới của Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Vấn đề đầu tiên mà mình nêu ra là khái niệm BCNCTKT và BCNCKT được đưa vào dấu () bên cạnh các khái niệm báo cáo đầu tư XDCT và dự án đầu tư XDCT.
Điều 5. Lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) và xin phép đầu tư
Điều 6. Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi)
Vậy chúng ta hiểu việc đưa vào dấu () hai khái niệm này như thế nào?
 
M

minhtuong

Guest
Điều 6. Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi)
3. Đối với các dự án không có trong quy hoạch ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo Bộ quản lý ngành hoặc địa phương theo phân cấp để xem xét, chấp thuận bổ sung quy hoạch theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
Vị trí, quy mô xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp dự án chưa có trong quy hoạch xây dựng thì vị trí, quy mô xây dựng phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận bằng văn bản đối với các dự án nhóm A hoặc có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về quy hoạch đối với các dự án nhóm B, C. Thời gian xem xét, chấp thuận về quy hoạch ngành hoặc quy hoạch xây dựng không quá 15 ngày làm việc.

Như vậy, so với Nghị định 16 thì nay tất cả các dự án Nhóm A, B, C chưa có trong qui hoạch XD thì vị trí, qui mô XD phải được UBND cấp Tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt QH chấp thuận.
 
M

minhtuong

Guest
Thẩm định thi

Điều 10. Thẩm quyền thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình
6. Việc thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện cùng lúc với việc thẩm định dự án đầu tư, không phải tổ chức thẩm định riêng.

Vấn đề này hay đây, nhưng vấn đề là dự án nào cũng có thể thẩm định TKCS và dự án đầu tư cùng lúc được hay không? Hay cùng lúc đôi khi chỉ mang ý nghĩa là trình một lần? Nếu lập tổng mức đầu tư theo cách truyền thống thì sẽ có nhiều dự án phải thẩm định TKCS xong mới có cơ sở xem xét tổng mức đầu tư đấy?
Từ đây, đòi hỏi phải có phương pháp lập tổng mức đầu tư một cách tiên tiến hơn thôi.:D
 

nguyenduong171

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
12/6/08
Bài viết
245
Điểm thành tích
18
Tuổi
46
Vấn đề đầu tiên mà mình đã nêu ra đó là khái niệm BCNCTKT và BCNCKT được đưa vào dấu () bên cạnh các khái niệm báo cáo đầu tư XDCT và dự án đầu tư XDCT.
vậy chúng ta hiểu việc đưa vào dấu () hai khái niệm này như thế nào?
Để hiểu các cụm từ này ta tìm về NĐ52 và NĐ16. Tại NĐ52 đưa ra hai khái niệm là lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và Báo cáo nghiên cứu khả thi, tại NĐ16 đưa ra hai khái niệm là Lập báo cáo đầu tư và Lập dự án đầu tư, tuy nhiên không giải thích rõ là thay thế cho hai khái niệm Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và Báo cáo nghiên cứu khả thi. Vì vậy tại NĐ12 lần này đã chú thích rõ trong ngoặc là Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chính là Lập báo cáo đầu tư và Báo cáo nghiên cứu khả thi là Lập dự án đầu tư.
 

nguyenduong171

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
12/6/08
Bài viết
245
Điểm thành tích
18
Tuổi
46
Điều 10. Thẩm quyền thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình


Vấn đề này hay đây, nhưng vấn đề là dự án nào cũng có thể thẩm định TKCS và dự án đầu tư cùng lúc được hay không? Hay cùng lúc đôi khi chỉ mang ý nghĩa là trình một lần? Nếu lập tổng mức đầu tư theo cách truyền thống thì sẽ có nhiều dự án phải thẩm định TKCS xong mới có cơ sở xem xét tổng mức đầu tư đấy?
Từ đây, đòi hỏi phải có phương pháp lập tổng mức đầu tư một cách tiên tiến hơn thôi.:D
Đúng là luật Việt Nam, càng đưa vào chi tiết càng khó hiểu. Theo mình Thiết kế cơ sở và Thuyết minh dự án đầu tư chính là hồ sơ của Lập dự án đầu tư vì vậy phải thẩm định cùng rồi, tuy nhiên hai phần này lại do hai đơn vị thẩm định khác nhau, thiết kế cơ sở do cơ quan chuyên môn (Sở Xây dựng, Sở Giao thông,...) thẩm định, còn Thuyết minh dự án do chủ đầu tư thẩm định. Nhưng thiết kế cơ sở phải được thẩm định trước thì mới có kết quả ra tổng mức đầu tư chứ, cũng giống như thiết kế chưa xong thì làm sao bóc được dự toán. Trở lại trường hợp trên, nếu công tác thẩm định của hai phần trên cùng lúc, thì nếu xảy ra thiết kế cơ sở không được cơ quan nhà nước chấp thuận phải thay đổi lại quy mô, kết cấu khi đó phải thay đổi lại tổng mức đầu tư, các giải pháp mặt bằng,...thì tất nhiên là dự án đầu tư phải thay đổi rồi.
 

nguyenduong171

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
12/6/08
Bài viết
245
Điểm thành tích
18
Tuổi
46
Điều 6. Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi)


Như vậy, so với Nghị định 16 thì nay tất cả các dự án Nhóm A, B, C chưa có trong qui hoạch XD thì vị trí, qui mô XD phải được UBND cấp Tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt QH chấp thuận.
Điều này sẽ làm tăng thủ tục đầu tư rồi, trái ngược với các giải pháp đề xuất của Bộ XD về giảm các thủ hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng
 

duonghovu80

Thành viên mới
Tham gia
5/7/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
43
Điều 36, mục 4. ...Cá nhân tham gia quản lý dự án phải có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Vấn đề này được hiểu rõ như thế nào? Giấy chứng nhận về nghiệp vụ quản lý dự án và chương trình đào tạo của các cơ sở hợp pháp hiện đang được công nhận, theo mình vẫn chưa có sự thống nhất.
 
T

tannm

Guest
Điều 16. Các bước thiết kế xây dựng công trình
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập thiết kế xây dựng công trình, trường hợp chủ đầu tư có đủ năng lực thì được tự thiết kế, trường hợp chủ đầu tư không có đủ năng lực thì thuê tổ chức tư vấn thiết kế. Riêng đối với trường hợp thiết kế ba bước thì nhà thầu thi công có thể được giao lập thiết kế bản vẽ thi công khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định.

Theo mình thì điều khoản mới và khá hay so với Nghị định 16 và 112.

- Chủ đầu tư tự thiết kế công trình của mình thì sẽ rút ngắn được thời gian và chất lượng của sản phẩm sẽ được quan tâm nhiều hơn (Đương nhiên là phải có đủ năng lực).
- Đơn vị thi công nếu được giao lập bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công sẽ tránh được nhiều rắc rối không cần thiết khi triển khai bản vẽ thiết kế ra công trường và nếu Chủ đầu tư kiểm soát giai đoạn thiết kế này tốt thì tiến độ cũng như chất lượng công trình sẽ được nâng lên, tránh phải xử lý kỹ thựat trên công trường. Trách nhiệm của Chủ đầu tư là đãi cát tìm vàng để chọn đơn vị thi công có đủ năng lực thực hiện. Tuy nhiên mình cũng chư biết thực hiện việc này ra sao, nếu công trình chỉ định thầu thì còn làm được nhưng đấu thầu thì sao, làm sao biết trước đơn vị thi công khi chưa lựa chọn nhà thầu ???
Múa rìu qua mắt thợ 1 chút, mong các bác góp ý thêm.
 

Thanh_PMC

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
11/9/07
Bài viết
32
Điểm thành tích
6
Những điều mới của NĐ12

Qua nghiên cứu NĐ12, mình thấy có những điểm mới nổi bật sau:
1. Tại Điều 3: Chủ đầu tư là do người quyết định đầu tư quyết đinh (QĐ), (NĐ112: đơn vị thụ ưởng là CĐT)
2. Điều 5: chấp nhận hai tên gọi lập BCĐT và BCNCTKT, phù hợp với cách gọi của Bộ Kế hoạch và Luật đất thầu
3. Điều 6: chấp nhận hai tên gọi lập DADTXD và BCNCKT, phù hợp với cách gọi của Bộ Kế hoạch và Luật đất thầu
4. Tại Điều 10: thẩm định TKCS và thẩm định DA cùng lúc. Trong đó, cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tham gia ý kiến về TKCS; điều này giúp các dự án có nguồn vốn nhà nước khác đỡ bị hành, vì CĐT không phải trình thẩm định TKCS.
5.Khoản 3 Điều 16 và Khoản 1 Điều 18: quy định rất hợp lý về thiết kế 3 bước:
- Lập dự án và TKCS: thẩm định và phê duyệt theo quy định
- Thiết kế kỹ thuật: thẩm tra, thẩm định, phê duyệt theo quy định
- Thiết kế bản vẽ thi công: TKBVTC không cần thẩm tra, thẩm định mà chỉ có xác nhận chữ ký và phê duyệt; có thể thay TVTK lập TKBVTC = nhà thầu thi công lập TKBVTC chi tiết; thay bước thẩm tra TKBVTC = có thể thuê TVGS kiểm tra.
Ý kiến cá nhân: rất có thể sẽ có thêm quy định hướng dẫn cho phép lựa chọn nhà thầu sau khi thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt (đủ cơ sở, khối lượng và thiết kế rõ ràng để lập HSMT), lúc đó mới có nhà thầu và TVGS để lập TKBVTC chi tiết theo quy định hợp lý như trên; khi đó TKBVTC mới đúng tên gọi là TKBVTC: do thi công lập, BVTC chi tiết, có thể vừa thi công vừa lập BVTC tiếp theo cho CĐT xác nhận. Trước đây, thiết kế 3 bước có TK kỹ thuật và TKBVTC đều phải thẩm tra, thẩm định, phê duyệt như nhau; không thể hiện được tính thực tế và linh động của TKBVTC; không phù hợp với định mức chi phí trong CV1751 (2 bước này chênh nhau rất nhiều)
6. Điều 19: quy định rõ các dự án đề phải có giấp phép xây dựng; Trước đây, NĐ16 và LXD, cho phép dự án NSNN đã được phê duyệt thì không cấn GPXD
7.Mục 2 chương III: quy định rất rõ về GPXD
8.Điều 28: Tiến độ tổng phải được cấp thẩm quyền phê duyệt và điều chỉnh
9.Mục 4 chương III: phân định rõ nhiệm cụ và quyền hạn của CĐT, Ban QLDA và TV QLDA
Còn những đề khác mình chưa tìm hiểu hết, xin diễn đàng củng bàn luận!!
 
C

chuyengiadauthau

Guest
Về quản lý chi phí và đấu thầu và lựa chọn nhà thầu

Nghị định 12 về Quản lý dự án đã quy định về hai vấn đề lớn: 1. Quản lý chi phí2. Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu như sau:

- Việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

- Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.

Các dự án được phê duyệt trước ngày Nghị định 12 có hiệu lực thì không phải trình duyệt lại dự án, các nội dung công việc tiếp theo thực hiện theo quy định của Nghị định này.
 
T

thanhcienco5

Guest
Vấn đề đầu tiên mà mình đã nêu ra đó là khái niệm BCNCTKT và BCNCKT được đưa vào dấu () bên cạnh các khái niệm báo cáo đầu tư XDCT và dự án đầu tư XDCT.
vậy chúng ta hiểu việc đưa vào dấu () hai khái niệm này như thế nào?

Để hiểu các cụm từ này ta tìm về NĐ52 và NĐ16. Tại NĐ52 đưa ra hai khái niệm là lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và Báo cáo nghiên cứu khả thi, tại NĐ16 đưa ra hai khái niệm là Lập báo cáo đầu tư và Lập dự án đầu tư, tuy nhiên không giải thích rõ là thay thế cho hai khái niệm Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và Báo cáo nghiên cứu khả thi. Vì vậy tại NĐ12 lần này đã chú thích rõ trong ngoặc là Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chính là Lập báo cáo đầu tư và Báo cáo nghiên cứu khả thi là Lập dự án đầu tư.

NĐ 52 vẫn còn được thực hiện đối với những DA ko phải xây dựng (đầu tư thiết bị chẳng hạn). mình nghĩ cụm từ trong () là để liên hệ dễ dàng giữa NĐ 52 và NĐ12 và cũng như để dễ dàng chuyển tiếp những dự án đã được phê duyệt và thực hiện theo NĐ52,12,07 trước đây.
 
Last edited by a moderator:

TuvanXD246

Cựu Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
4/3/08
Bài viết
751
Điểm thành tích
43
Website
giaxaydung.vn
Phục hồi các bài thảo luận đã xóa nhầm

Mình lập chủ đề này để mọi người đóng góp thảo luận các điểm mới của Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Chủ đề này được mình lập vào tối ngày 18/2/2009 và đang được mọi người thảo luận rất sôi nổi. Rất tiếc, do sơ xuất trong lúc dọn dẹp, tất cả các bài thảo luận đã bị mất. Trong lúc chờ bộ phận kỹ thuật của diễn đàn tìm cách khôi phục, nếu có thể, các bạn vui lòng đưa lại các bài viết của mình.

Thành thật xin lỗi và mong các bạn thông cảm.
Cảm ơn anh minhtuong đã sớm lập ra chuyên mục thảo luận rất bổ ích này. Tuy anh đã xóa nhầm nhưng các thông tin vẫn còn lưu ở máy chủ google, em đã khôi phục nội dung các bài đã thảo luận dưới đây để mọi người cùng tham khảo:

Chủ đề của anh minhtuong nêu ra là:
Điều 5. Lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) và xin phép đầu tư

Điều 6. Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi)

Các bạn hiểu chữ trong dấu ngoặc () được sử dụng như thế nào theo Nghịđịnh 12?
Trả lời của hongngan99:
Theo tôi trong ngoặc được hiểu là hoặc, có thể được gọi là :
Ví dụ: Lập dự án đầu tư có thể được gọi là báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cũng được.
Theo tôi hiểu là vậy, các bạn cho ý kiến thêm.
Trả lời của capovoc:
hongngan99 hiểu không đúng.Đây được hiểu là tên gọi phân loại dự án ở mức độ khác nhau trước khi luật XD ra đời và nó có í nghĩa tương tư.Thực ra đó là tên gọi cũ được sử dụng trong ND 52.
Trả lời của chuyengiadauthau:
Trước đây chưa có sự thống nhất giữa hai khái niệm Dự án đầu tư và Nghiên cứu khả thi trong Nghị định 16 + 112 về Quản lý dự án (do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo) và Nghị định 58 về Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu (do Bộ KHĐT chủ trì soạn thảo) thì nay Nghị định 12 đã đóng mở ngoặc thêm hai khái niệm. Theo thông lệ quốc tế họ cũng gọi là Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (prefeasibility study) Báo cáo nghiên cứu khả thi (feasibility study). Việc bổ sung thêm hai khái niệm này cũng dễ phân biệt hơn trong quá trình áp dụng.
- Quy định về lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng (Mục 3, Nghị định 16 + 112) được quy định lại trong Nghị định 12: "
Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng".

- Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình (Mục 6, Nghị định 16 + 112) được quy định lại trong Nghị định 12: "
Việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình".

Xem thêm Điều 57. Tổ chức thực hiện- Nghị định 12.

Trong Nghị định 12 đã bổ sung thêm nội dung quy định tại "Điều 4. Giám sát, đánh giá đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng công trình". Nghị định 16+112 chưa quy định điều này.

Trước đây các dự án được đầu tư dàn trải, quá trình thực hiện đầu tư có nhiều biến động, điều chỉnh. Chẳng biết sau đó kết quả đầu tư thế nào, hiệu quả của dự án có còn hay không. Giờ đã có quy định thành pháp lý ở mức Nghị định. Phải giám sát và đánh giá với dự án đã đầu tư - đây là điều rất cần để chống thất thoát, lãng phí tiền của dân.

Đây là dịp tìm hiểu về lĩnh vực Quản lý dự án đầu tư xây dựng, thảo luận sẽ giúp hiểu biết ngấm vào bạn, có trăn trở mới nhớ lâu. Mời các đồng nghiệp thảo luận nhiệt tình nhé.

Các bạn có thể download thêm 2 văn bản cũ để tiện so sánh:

1. Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

2. Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Như ở bài trên, về lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng trong Nghị định 12 quy định thực hiện theo Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008. Nhưng vấn đề về thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng quy định tại điều 26 (thuộc mục 3, nghị định 16) được giữ lại trong Nghị định 12 thể hiện ở Điều 15. Thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng

Quy định cũng mềm dẻo hơn:

1. Khuyến khích việc thi tuyển thiết kế kiến trúc đối với công trình xây dựng có yêu cầu về kiến trúc.
2. Đối với công trình công cộng có quy mô lớn, có yêu cầu kiến trúc đặc thù thì người quyết định đầu tư quyết định việc thi tuyển hoặc tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc tối ưu đáp ứng yêu cầu mỹ quan, cảnh quan đô thị

Trước đó Điều 26 Nghị định 16 yêu cầu phải thi tuyển kiến trúc với: Trụ sở cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên, các công trình văn hoá, thể thao và các công trình công cộng khác có quy mô cấp I, cấp đặc biệt; Các công trình có kiến trúc đặc thù trong đô thị lớn như tượng đài, cầu vượt sông, cầu cạn có quy mô lớn, trung tâm phát thanh, truyền hình, nhà ga đường sắt trung tâm, nhà ga cảng hàng không quốc tế, các công trình là biểu tượng về truyền thống văn hóa, lịch sử của địa phương.
Trả lời của hongngan99:
Nghị định này có qui định mới hơn đối với việc cấp chứng chỉ kỹ sư tư vần giám sát. "Điều 40. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình
1. Người được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký; đã trực tiếp tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng từ 3 năm trở lên hoặc ít nhất 5 công trình hoặc có kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng công trình 3 năm trở lên trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực; đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng.
2. Đối với những người có trình độ cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp, đã trực tiếp tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 3 năm, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng thì được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình. Chứng chỉ này chỉ được dùng để thực hiện giám sát đối với công trình cấp IV". Các bác cho ý kiến thêm
 

TuvanXD246

Cựu Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
4/3/08
Bài viết
751
Điểm thành tích
43
Website
giaxaydung.vn
Qua nghiên cứu sơ bộ nội dung của nghị định 12/2009, mình thấy Nghị định có các thay đổi sau:

- Bổ sung nội dung " [FONT=&quot]Giám sát, đánh giá đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng công trình[/FONT]" vào phần quy định chung.

- Quy định việc "thi tuyển thiết kiến trúc công trình XD" trong phần "lập,thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình"

- Được điều chỉnh giấy phép xây dựng khi có thay đổi.

- Không đề cập đến nội dung: quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng( đã có nghị định 99 quy định) và Hợp đồng xây dựng(đã có thông tư 06 quy định).

- Phần điều kiện năng lực của tổ chức cá nhân hoạt động xây dựng nêu cụ thể hơn.

- Thêm nội dung: "năng lực của chủ trì thẩm tra thiết kế và tổ chức tư vấn thẩm tra"
........
Mong mọi nguời tiếp tục thảo luận.
 

toanskhdt

Thành viên mới
Tham gia
13/5/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
57
Trách nhiệm rồi đây.... (?)

-Ừh đứng là luật Việt mà. Mình thấy tại Đ 10.6 "Việc thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện cùng lúc với việc thẩm định dự án đầu tư, không phải tổ chức thẩm định riêng." Hay nhỉ, hóa ra TKCS không thuộc hồ sơ dự án????
Các bộ, sở chuyên ngành trước kia Thẩm định TKCS thì nay chỉ là trả lời ý kiến về TKCS của cơ quan đầu mối thẩm định dự án. Như vậy, cấp tỉnh, các sở KHĐT phải tăng cường năng lực chuyên ngành để đáp ứng nhiệm vụ thẩm định cả TKCS và thuyết minh dự án (dự án) phải không các pro?
- Các trường hợp được điề chỉnh DA lần này có thêm trường hợp thư 4 nữa do giá cả thị trường vừa qua. Đây là đưa cuộc sống vào Luật đây!
 
M

minhtuong

Guest
Điều chỉnh dự án đầu tư tại điều 14 khoản d Nghị định 12

Nghị định 12/2009/NĐ-CP:
Điều 14. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Dự án đầu tư xây dựng công trình được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị ảnh hưởng bởi thiên tai như động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, địch họa hoặc các sự kiện bất khả kháng khác;
b) Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;
c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy mô, tính chất, mục tiêu của dự án;
d) Do biến động bất thường của giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, tỷ giá hối đoái đối với phần vốn có sử dụng ngoại tệ hoặc do Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách mới có quy định được thay đổi mặt bằng giá đầu tư xây dựng công trình.
Như vậy NĐ 12 cho phép điều chỉnh dự án do biến động giá.
Cũng theo Nghị định 12 về điều khoản thi hành:
Việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Điều 7, Nghị định 99 về điều chỉnh tổng mức đầu tư
1. Tổng mức đầu tư đã được phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
a) Xuất hiện các yếu tố bất khả kháng: động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh và có tác động trực tiếp đến công trình xây dựng;
b) Khi quy hoạch đã phê duyệt được điều chỉnh có ảnh hưởng trực tiếp tới tổng mức đầu tư xây dựng công trình;
c) Do người quyết định đầu tư thay đổi, điều chỉnh quy mô công trình khi thấy xuất hiện các yếu tố mới đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn.

Các bạn có thấy có vấn đề gì đó chưa rõ giữa các Nghị định 12 và 99 trong vấn đề điều chỉnh dự án, điều chỉnh tổng mức đầu tư khi có biến động giá hay không?
Nghị định 12 cho phép điều chỉnh dự án do biến động giá, nhưng ở phần thi hành thì nói thực hiện việc quản lý chi phí theo Nghị định 99, rồi ở Nghị định 99 thì lại không điều chỉnh tổng mức đầu tư do biến động giá,...

Vậy điều chỉnh dự án trong trường hợp "Do biến động bất thường của giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, tỷ giá hối đoái" tại điều 14 khoản d Nghị định 12 không phải là điều chỉnh tổng mức đầu tư???:D

Hay mình hiểu chỗ nào chưa đúng chăng?
 
Last edited by a moderator:

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
39
Website
www.giaxaydung.vn
Theo mình thì vấn đề cũng không có gì là vướng mắc ở 2 nghị định 12/2009/NĐ-CP và nghị định 99/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình cả.

Nghị định 99/2007/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình ra đời ngày 13 tháng 6 năm 2007 lúc đó việc biến động giá chưa trở thành 1 vấn đề nổi trội nên không thuộc phạm vi điều chỉnh.
Tuy nhiên khi việc biến động giá làm ảnh hướng lớn đến họat động đầu tư xây dựng thì chính phủ đã có văn bản số 164/TTg-CN ngày 29/01/2008 và văn bản số 546/TTg-KTN ngày 14/4/2008 về điều chỉnh giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng và hợp đồng xây dựng.
Bộ xây dựng cũng đã có Thông tư 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng theo 2 văn bản của chính phủ.

Vì vậy nghị định 12/2009/NĐ-CP cho phép điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình Do biến động bất thường của giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, tỷ giá hối đoái và thực hiện theo nghị định 99/2007/NĐ-CP là hợp lý khi ta căn cứ các văn bản của chính phủ và thông tư hướng dẫn của bộ XD về việc điều chỉnh do biến động giá
 
H

Hathanh

Guest
Mình cũng muốn đưa ra 2 vấn đề:
1. Tại Điều 58 có nói rõ nghị định 12/2009/NĐ-CP sẽ thay thế cho Nghị định 16/2005/NĐ-CP kể từ ngày 01/04/2009 nhưng tại Điều 5 của Nghị định về Lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình và xin phép đầu tư không hướng dẫn chi tiết về xin phép đầu tư
2.Điều 13 về Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình thì tổng mức đầu tư đã thay đổi từ dưới 7 tỷ đồng (NĐ112) lên dưới 15 tỷ đồng. Như vậy định mức 1751 về chi phí QLDA và TVDTXDCT sẽ phải thay đổi theo.
 

capovoc

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
15/9/08
Bài viết
303
Điểm thành tích
18
Nghị định 12

Tôi đã tham gia một số điểm mới NĐ 12,tuy nhiên bị xoá mất.Tôi gửi lại:
1.Khoản 1 điều 4 quy định DA sử dụng vốn nhà nước trên 50% phải giám sát,đánh giá đầu tư,còn lại do người QĐ đầu tư quyết định.Chờ Bộ KH-ĐT hướng dẫn.
2.Khoản 6 điều 10:Thiết kế cơ sở không phải tổ chức thẩm định riêng mà thực hiện cùng lúc với thẩm định DAĐT.Chờ Bộ XD hướng dẫn.
3.Mục b khoản 1 điều 13:DA có tổng mức ĐT dưới 15 tỉ được lập BC KTKT,nếu thấy cần thiết thì người quyết định ĐT yêu cầu lập DAĐT.
4.Khoản 2 điều 14:Trường hợp điều chỉnh DA không thay đổi địa điểm,quy mô,mục tiêu và không vượt tổng mức ĐT sau khi thẩm định lại CĐT được phép tự điều chỉnh.
 

trautrang73

Thành viên mới
Tham gia
20/1/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
thẩm định TKCS không thẩm định riêng, mà cùng lúc với thẩm định dự án, điều này là thuận lợi các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, còn đối với dự án vốn tư nhân thì sao? tư nhân đâu có cần duyệt dự án, thì lúc đó việc ý kiến TKCS được thực hiện như thế nào? các bro có ý kiến gì không?

Không biết khi nào mới ban hành định mức tính lập BCKTKT đây, vì hiện nay định mức theo 1751 mới đến có 7 tỷ đồng àh. Nghi định 12 cho đến <15 tỷ
 
Last edited by a moderator:
T

taingan

Guest
Nói về vốn: Vốn ngân sách nhà nước thì đã rõ, còn vốn nhà nước còn nói chung chung, chưa thực sự rõ ràng. Nếu nói vốn nhà nước có thể hiểu nhiều hướng khác nhau như vốn DN nhà nước, vốn vay tín dung đầu tư phát triển, bão lãnh tín dụng,...
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top