Các tình huống đối với thanh toán khối lượng và quyết toán hợp đồng

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Mời các đồng nghiệp tiếp tục thảo luận, bản Quyết toán GXD dự kiến sẽ chỉ phát hành bản khóa cứng và gửi tặng qua bưu điện cho các thành viên thể hiện sự nhiệt tình trong các chủ đề thảo luận do TA đưa ra hoặc tự bạn đề xuất (trước đó Dự toán GXD cũng đã được gửi tặng khóa cứng đến nhiều đồng nghiệp).

Công trình thi công 1 năm, chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận chia làm 12 giai đoạn thanh toán, mỗi tháng một giai đoạn. Khối lượng mỗi giai đoạn Chủ đầu tư – Tư vấn – Nhà thầu đã có biên bản nghiệm thu, xác nhận.

Hãy cho biết các tình huống sau thì cách xử lý thanh toán, quyết toán thế nào?

1. Khối lượng có trong hợp đồng: Có tên, có giá, có định mức
2. Khối lượng có trong hợp đồng: Có tên, có giá tạm tính, không có định mức, không có đơn giá chi tiết
3. Khối lượng có tên trong hợp đồng nhưng vượt khối lượng lúc ký hợp đồng (vượt khối lượng trong hợp đồng).
4. Khối lượng không có tên trong hợp đồng, phát sinh lúc thi công do khi lập dự toán, đấu thầu, thương thảo hợp đồng không lường hết.
5. Khối lượng không có tên trong hợp đồng, phát sinh hoặc do thay đổi thiết kế.
6. Bạn có thể dựng một "kịch bản" cho khoảng 5 đến 10 đầu việc, giả định các khối lượng thanh toán theo các giai đoạn và xử lý cho các tình huống trên hoặc bạn có file tính toán nào đã quyết toán xong có thể chia sẻ cho đồng nghiệp tham khảo?
7. Các tình huống trên tương ứng với loại hợp đồng nào?
8. Bạn có thể đưa ra thêm các tình huống nào chưa đề cập ở trên?

Giá trị của một bản Quyết toán GXD đang được các chuyên gia định giá khoảng 10 triệu đồng/ 1 bản. Vì thế, đầu tư tổng thời gian để thảo luận và nhận quà tặng là phần mềm trị giá 10 triệu cũng đáng giá đó chứ. Phần mềm Quyết toán GXD được dự kiến là công cụ kiếm tiền siêu hạng của bạn đấy, tin TA đi.
 

doan_minh_anh

Thành viên rất năng động
Tham gia
28/3/11
Bài viết
103
Điểm thành tích
18
Cảm ơn bác TA!
Hiện nay em đang sử dụng phần mềm Dự toán Gxd và Dự thầu Gxd của công ty. Bước đầu đã thấy được các tính năng và sự hữu dụng của các phần mềm Gxd. Vì vậy rất tin tưởng vào sản phẩm của bên mình. Tham gia diễn đàn với mục đích được học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp. Với phương châm "Cho đi rồi sẽ nhận được". Hi vọng các anh em khác cùng đóng góp để phát triển cộng đồng Gxd! Và mục tiêu quan trọng nhất vẫn là : Kiến thức là nền tảng, để phát huy khả năng kiếm tiền của các đồng nghiệp!
Với các tình huống bác TA đưa ra em có một số ý kiến như sau:
1. Khối lượng có trong hợp đồng: Có tên, có giá, có định mức
Trường hợp này thì đơn giản. Hợp đồng thể hiện được sự ràng buộc các điều khoản bao gồm cả phương thức thanh quyết toán. Khi có đầy đủ các yếu tố trên thì thanh quyết toán cứ thực hiện theo những gì hợp đồng đã quy định về thanh quyết toán là OK.
2. Khối lượng có trong hợp đồng: Có tên, có giá tạm tính, không có định mức, không có đơn giá chi tiết
Với một số công việc đã xác định được tên công việc, nhưng chưa có giá thanh toán cụ thể vì ký hợp đồng không có định mức hoặc đơn giá chi tiết thì cũng vẫn phải căn cứ vào hợp đồng. Với những trường hợp như thế này, trong hợp đồng phải thể hiện được phương pháp xác định đơn giá sau khi thực hiện để thanh toán(vì tại thời điểm ký HĐ chẳng qua là chưa xác định chính xác được nên chưa có đơn giá cụ thể). Sau khi công việc được thực hiện, có các số liệu cụ thể rồi thì căn cứ vào phương pháp tính đơn giá thanh toán đã được quy định trong hợp đồng để xác định đơn giá thanh toán cho nhà thầu. Như vậy, hợp đồng là rất quan trọng, đòi hỏi người lập hợp đồng phải nắm bắt được công việc và có kiến thức chuyên môn nhất định.
3. Khối lượng có tên trong hợp đồng nhưng vượt khối lượng lúc ký hợp đồng (vượt khối lượng trong hợp đồng)
Về điều này, tùy từng trường hợp Chủ đầu tư sẽ quyết định hình thức thanh toán cho nhà thầu. Nếu khối lượng đó lớn hơn mà là chính đáng, được tư vấn và chủ đầu tư xác nhận thì được thanh toán bình thường. Nếu không được chấp nhận mà lớn hơn do lỗi của nhà thầu thì không được chấp nhận. Nếu khối lượng lớn hơn là chính đáng, nhưng lại làm vượt Tổng mức đầu tư thì Chủ đầu tư phải báo cáo người QĐ đầu tư xem xét thì mới có cơ sở để thanh toán cho nhà thầu.
4. Khối lượng không có tên trong hợp đồng, phát sinh lúc thi công do khi lập dự toán, đấu thầu, thương thảo hợp đồng không lường hết.
Đây là tình huống thực tế gặp rất nhiều. Ví dụ : Khi lập dự toán, 1 cái cột đã được vẽ chi tiết trong thiết kế có 10 thanh thép. Nhưng người lập dự toán đếm sai, chỉ tính 8 thanh. Đến khi đấu thầu, đơn vị dự thầu không tính lại chỉ làm theo bảng tiên lượng dẫn đến khi thi công vẫn phải theo thiết kế và bị thiệt mất 2 thanh. Thực tế hồ sơ mời thầu thông thường có câu " Với khối lượng nhà thầu phát hiện tiên lượng thiếu, nhà thầu lập một bảng chào giá riêng, không tính vào đơn giá dự thầu" Vì vậy, nếu nhà thầu tính thiếu là phải chịu thiệt. Tuy nhiên, trường hợp tính thiếu quá nhiều, ảnh hưởng lớn đến nhà thầu thì Chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư bổ sung cho nhà thầu. Một số trường hợp phải phạt đơn vị tư vấn lập dự toán thiếu nhiềum, dẫn đến tiên lượng thiếu.
5. Khối lượng không có tên trong hợp đồng, phát sinh hoặc do thay đổi thiết kế.
Đối với các khối lượng không có tên trong hợp đồng, phát sinh do thay đổi thiết kế một cách chính đáng Chủ đầu tư sẽ thống nhất với nhà thầu về giá từng công việc (Lập đơn giá mới cho các công việc đó để làm cơ sở thanh toán).
6. Bạn có thể dựng một "kịch bản" cho khoảng 5 đến 10 đầu việc, giả định các khối lượng thanh toán theo các giai đoạn và xử lý cho các tình huống trên hoặc bạn có file tính toán nào đã quyết toán xong có thể chia sẻ cho đồng nghiệp tham khảo?
Ở đây em xin gửi một file quyết toán để anh em tham khảo
7. Các tình huống trên tương ứng với loại hợp đồng nào?
Các tình huống này hầu hết chỉ tương ứng với hợp đồng theo đơn giá. Với hợp đổng trọn gói thì không được.
8. Bạn có thể đưa ra thêm các tình huống nào chưa đề cập ở trên?
Em xin chỉ ra một vài tình huống khác
- Trường hợp 1: Khi đơn vị thi công đã hoàn thành một sản phẩm ( Trồng xong 10 cái cột điện chẳng hạn). Bình thường thì không ai có ý kiến gì. Nhưng khi tổ chức đoàn nghiệm thu, một số bà con yêu cầu chuyển cột điện khỏi vị trí đã được trồng. Chủ đầu tư xem xét, và thấy cần thiết phải di chuyển. Đơn vị thi công sau đó đã di chuyển. Vậy trường hợp này sẽ thanh toán cho nhà thầu như thế nào??
- Trường hợp 2 : Khi mới về tiếp quản công việc tại đơn vị, có gói thầu xảy ra như thế này. Người làm thầu trước đó hoàn toàn không biết làm hồ sơ dự thầu. Tuy nhiên, do có hiện tượng quan xanh quân đỏ vì vậy hồ sơ dự thầu đó vẫn trúng. Đến khi làm quyết toán, phần triết tính đơn giá chi tiết sai, không theo một quy định nào hết. Vậy đơn giá thanh toán sẽ tính thế nào ? Việc điều chỉnh đơn giá theo các quy định của nhà nước tính thế nào???( Hệ số nhân công, máy... khi lập đều là 1)
- Trường hợp 3 : Sản phẩm của đơn vị thi công đã hoàn thiện, sáng nay vừa được nghiệm thu. Nhưng tới chiều, một trận động đất đã biến nó thành một đống phế thải, thanh quyết toán sẽ như thế nào???
- Trường hợp 4 : Phát sinh hợp đồng nếu không làm thay đổi tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư sẽ quyết định, nếu vượt tổng mức phải báo cáo người quyết định đầu tư. Nhưng vì một lý do cấp bách nào đó, Chủ đầu tư bắt buộc phải quyết định xử lý ngay. Sau đó, khi tính toán giá trị cho phần khối lượng công việc phát sinh đó lại làm vượt tổng mức đầu tư. Khi đó thanh quyết toán phải làm thế nào ( Làm sao có tiền trả cho nhà thầu ???)
 

File đính kèm

  • QT.xls
    361 KB · Đọc: 1.809

tuan7788

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
21/5/10
Bài viết
90
Điểm thành tích
28
Tuổi
35
Website
dinhphutuan.come.vn
Dưới đây là 1 file dự toán bổ sung do khối lượng phát sinh trong công trình, các bạn tham khảo nhé.
 

File đính kèm

  • du toan bo sung.rar
    6 MB · Đọc: 2.843
Last edited by a moderator:
  • Like
Các tương tác: vna

tranbinhpro

Thành viên mới
Tham gia
30/12/09
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
65
5*. Khối lượng có tên trong hợp đồng phát sinh do thay đổi chủng loại vật liệu khi làm.
 

chuducminh

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
16/6/09
Bài viết
16
Điểm thành tích
3
Mời các đồng nghiệp tiếp tục thảo luận, bản Quyết toán GXD dự kiến sẽ chỉ phát hành bản khóa cứng và gửi tặng qua bưu điện cho các thành viên thể hiện sự nhiệt tình trong các chủ đề thảo luận do TA đưa ra hoặc tự bạn đề xuất (trước đó Dự toán GXD cũng đã được gửi tặng khóa cứng đến nhiều đồng nghiệp).

Công trình thi công 1 năm, chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận chia làm 12 giai đoạn thanh toán, mỗi tháng một giai đoạn. Khối lượng mỗi giai đoạn Chủ đầu tư – Tư vấn – Nhà thầu đã có biên bản nghiệm thu, xác nhận.

Hãy cho biết các tình huống sau thì cách xử lý thanh toán, quyết toán thế nào?

1. Khối lượng có trong hợp đồng: Có tên, có giá, có định mức
2. Khối lượng có trong hợp đồng: Có tên, có giá tạm tính, không có định mức, không có đơn giá chi tiết
3. Khối lượng có tên trong hợp đồng nhưng vượt khối lượng lúc ký hợp đồng (vượt khối lượng trong hợp đồng).
4. Khối lượng không có tên trong hợp đồng, phát sinh lúc thi công do khi lập dự toán, đấu thầu, thương thảo hợp đồng không lường hết.
5. Khối lượng không có tên trong hợp đồng, phát sinh hoặc do thay đổi thiết kế.
6. Bạn có thể dựng một "kịch bản" cho khoảng 5 đến 10 đầu việc, giả định các khối lượng thanh toán theo các giai đoạn và xử lý cho các tình huống trên hoặc bạn có file tính toán nào đã quyết toán xong có thể chia sẻ cho đồng nghiệp tham khảo?
7. Các tình huống trên tương ứng với loại hợp đồng nào?
8. Bạn có thể đưa ra thêm các tình huống nào chưa đề cập ở trên?

Giá trị của một bản Quyết toán GXD đang được các chuyên gia định giá khoảng 10 triệu đồng/ 1 bản. Vì thế, đầu tư tổng thời gian để thảo luận và nhận quà tặng là phần mềm trị giá 10 triệu cũng đáng giá đó chứ. Phần mềm Quyết toán GXD được dự kiến là công cụ kiếm tiền siêu hạng của bạn đấy, tin TA đi.
Với kinh nghiệm còn khiêm tốn e cũng xin tham gia thảo luận cùng các anh chị.
Công trình anh TA đưa ra được chia làm 12 GD thanh toán, mỗi tháng một GD (được thỏa thuận trong Hợp đồng?), theo e đây là một quy định khá rõ ràng về vấn đề thanh toán. Khối lượng theo mỗi GD đã được nhà thâu tính toán và đã được chủ đầu tư xác nhận, như vậy ta chỉ cần xác định đơn giá thanh toán là có thể tính ra được giá trị thanh toán từng giai đoạn và giá trị quyết toán cuối cùng của công trình. Khi xác định đơn giá thanh toán, đúng là sẽ gặp các trường hợp mà anh TA đưa ra:
1. Khối lượng có trong hợp đồng: Có tên, có giá, có định mức. Trường hợp này có vẻ ngon ăn, với HD trọn gói và đơn giá cố định đơn giá thanh toán được lấy theo đúng giá trị ghi trong hợp đồng. Với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh phải căn cứ vào các trường hợp được điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh được quy định trong hợp đồng để xác định đơn giá thanh toán (như đơn vị em vẫn làm thì đơn giá vật liệu đc điều chỉnh theo thông báo giá của Liên sở TC-XD, đơn giá nhân công và ca máy theo các hướng dẫn của Sở Xây dựng).
2. Trường hợp đơn giá là tạm tính (VD: m2 cửa đi, cửa sổ...) có thể căn cứ vào hóa đơn mua vật liệu để xác định đơn giá thanh toán, đồng thời có thể căn cứ vào thông báo giá của một số đơn vị cung cấp hàng hóa và mặt bằng giá trên thị trường.
 

chuducminh

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
16/6/09
Bài viết
16
Điểm thành tích
3
Thảo luận tiếp đề tài

Mời các đồng nghiệp tiếp tục thảo luận, bản Quyết toán GXD dự kiến sẽ chỉ phát hành bản khóa cứng và gửi tặng qua bưu điện cho các thành viên thể hiện sự nhiệt tình trong các chủ đề thảo luận do TA đưa ra hoặc tự bạn đề xuất (trước đó Dự toán GXD cũng đã được gửi tặng khóa cứng đến nhiều đồng nghiệp).

Công trình thi công 1 năm, chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận chia làm 12 giai đoạn thanh toán, mỗi tháng một giai đoạn. Khối lượng mỗi giai đoạn Chủ đầu tư – Tư vấn – Nhà thầu đã có biên bản nghiệm thu, xác nhận.

Hãy cho biết các tình huống sau thì cách xử lý thanh toán, quyết toán thế nào?

1. Khối lượng có trong hợp đồng: Có tên, có giá, có định mức
2. Khối lượng có trong hợp đồng: Có tên, có giá tạm tính, không có định mức, không có đơn giá chi tiết
3. Khối lượng có tên trong hợp đồng nhưng vượt khối lượng lúc ký hợp đồng (vượt khối lượng trong hợp đồng).
4. Khối lượng không có tên trong hợp đồng, phát sinh lúc thi công do khi lập dự toán, đấu thầu, thương thảo hợp đồng không lường hết.
5. Khối lượng không có tên trong hợp đồng, phát sinh hoặc do thay đổi thiết kế.
6. Bạn có thể dựng một "kịch bản" cho khoảng 5 đến 10 đầu việc, giả định các khối lượng thanh toán theo các giai đoạn và xử lý cho các tình huống trên hoặc bạn có file tính toán nào đã quyết toán xong có thể chia sẻ cho đồng nghiệp tham khảo?
7. Các tình huống trên tương ứng với loại hợp đồng nào?
8. Bạn có thể đưa ra thêm các tình huống nào chưa đề cập ở trên?

Giá trị của một bản Quyết toán GXD đang được các chuyên gia định giá khoảng 10 triệu đồng/ 1 bản. Vì thế, đầu tư tổng thời gian để thảo luận và nhận quà tặng là phần mềm trị giá 10 triệu cũng đáng giá đó chứ. Phần mềm Quyết toán GXD được dự kiến là công cụ kiếm tiền siêu hạng của bạn đấy, tin TA đi.
Với hi vọng được sở hữu một phần mềm rất giá trị của cty Giaxaydung, em xin phép được thảo luận tiếp đề tài mà anh TA đưa ra. Quyết toán được giá trị công trình thực sự là một vấn đề rất nóng hổi, nhà thầu xây lắp rất cần một phần mềm để lập hồ sơ dự toán điều chỉnh bổ sung, phụ lục hợp đồng và chủ đầu tư cũng rất cần một phần mềm để thẩm tra, kí kết hợp đồng. Phần mềm Quyết toán Giaxaydung giải quyết được giai đoạn cuối của một dự án thì thực sự là một phần mềm có giá trị rất lớn.
3. Khối lượng có tên trong hợp đồng nhưng vượt khối lượng lúc ký hợp đồng (vượt khối lượng trong hợp đồng).
Với hợp đồng trọn gói thì phần khối lượng tăng thêm này sẽ không được thanh toán, vấn đề này đã được thảo luận rất nhiều trên diễn đàn, chi tiết các bác có thể tham khảo theo đường link sau:http://www.giaxaydung.vn/diendan/f198/hoi-ve-khoi-luong-phat-sinh-trong-hop-dong-tron-goi-5892.html
Với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh phần khối lượng tăng thêm được nghiệm thu sẽ được thanh toán, việc xác định đơn giá thanh toán phải căn cứ vào khối lượng phát sinh là bao nhiêu so với khối lượng trong hợp đồng đã ký kết (dưới 20% lấy theo đơn giá ghi trong hợp đồng, trên 20% các bên thương thảo xác định đơn giá ký kết phụ lục hợp đồng bổ sung). vấn đề này quy định rất rõ trong NĐ 48/2010.
4. Khối lượng không có tên trong hợp đồng, phát sinh lúc thi công do khi lập dự toán, đấu thầu, thương thảo hợp đồng không lường hết.
Với hợp đồng trọn gói, vấn đề này trên diễn đàn cũng thảo luận rất nhiều. Theo em, khối lượng này sẽ được thanh toán nếu nó nằm ngoài các hạng mục của công trình đã được ký kết trong hợp đồng và ngược lại. về đơn giá thanh toán sẽ được chủ đầu tư và nhà thầu thương thảo và tính toán đưa vào phụ lục hợp đồng. với hơp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh thì khối lượng sẽ được thanh toán và đơn giá thanh toán được xác định theo quy định của hợp đồng.
5. Khối lượng không có tên trong hợp đồng, phát sinh hoặc do thay đổi thiết kế. Phần này e đã gộp vào phần 4
6. Gửi tặng cả nhà 1 file quyết toán xây lắp, loại công trình dân dụng.
 

File đính kèm

  • QT bo sung.rar
    4,2 MB · Đọc: 2.369
  • Like
Các tương tác: vna

sks_lc

Thành viên có triển vọng
Tham gia
7/2/09
Bài viết
6
Điểm thành tích
3
Tuổi
38
Tùy theo đặc điểm, tính chất của dự án, công trình xây dựng; với tất cả các loại hợp đồng trong hoạt động xây dựng; các bên tham gia ký kết hợp đồng phải thỏa thuận giá hợp đồng xây dựng (không phân biệt hình thức lựa chọn nhà thầu) theo một trong các hình thức giá hợp đồng sau đây:
a) Giá hợp đồng trọn gói
Đối chiếu các yêu cầu, nội dung công việc, khối lượng thực hiện, đơn giá trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán A-B với các yêu cầu, nội dung công việc, khối lượng thực hiện, đơn giá ghi trong hợp đồng, bản tính giá hợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng. Qua đó xác định được giá trị quyết toán của hợp đồng.
Khi nhà thầu thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nội dung công việc, đúng khối lượng thực hiện và đơn giá ghi trong hợp đồng, bản tính giá hợp đồng; thì giá trị quyết toán đúng bằng giá trọn gói của hợp đồng đã ký. Không chiết tính lại khối lượng cũng như đơn giá chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quyết định trúng thầu.
b) Giá hợp đồng theo đơn giá cố định
- Đối chiếu với biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện để kiểm tra các yêu cầu, nội dung công việc, khối lượng thực hiện trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán A-B;
- Đối chiếu đơn giá trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán A-B với đơn giá cố định ghi trong bản tính giá hợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng;
Giá trị quyết toán bằng khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu đúng quy định nhân (x) với đơn giá cố định ghi trong hợp đồng.
c) Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh
Căn cứ điều kiện cụ thể của hợp đồng, xác định rõ phạm vi, nguyên tắc và phương thức điều chỉnh của hợp đồng. Trường hợp điều chỉnh về khối lượng phải căn cứ biên bản nghiệm thu khối lượng để kiểm tra khối lượng. Trường hợp điều chỉnh về đơn giá phải căn cứ nguyên tắc điều chỉnh đơn giá ghi trong hợp đồng.
 

nguyenban86

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
26/1/11
Bài viết
89
Điểm thành tích
28
dưới đây là bảng dự toán phát sinh tăng & tổng hợp giá trị khối lượng công việc hoàn thành ngoài hợp đồng (bổ sung theo thông tư số 03/2008/ TT-BXD ngày 25/1/2008 và ) các bạn tham khảo
 

File đính kèm

  • lam theo thong tu so 06 phat sinh.rar
    48,4 KB · Đọc: 978
  • DT phat sinh tang.rar
    676,8 KB · Đọc: 1.318

tranhung60

Thành viên mới
Tham gia
16/8/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
63
Theo tôi hiện nay trong quyết toán các công trình còn đang rất vướng vấn đề điều chỉnh giá hợp đồng, có nhiều hợp đồng chủ đầu tư đã trình quyết toán nhưng vẫn không được cơ quan tài chỉnh chấp nhận với lý do chưa có chủ trương cho điều chỉnh giá hợp đồng, mặc dù trong trong quyết định trúng thầu và hợp đồng A-B đều ghi hợp đồng là loại hợp đồng có điều chỉnh giá và các tình huống được điều chỉnh giá đều được ghi vào trong hợp đồng.
Đặc biệt là trong giai đoạn giá cả các loại vật tư biến động như hiện nay, vậy theo các bạn đối với các vấn đề này sẽ được giải quyết theo hướng nào và việc điều chỉnh giá hợp đồng phải làm sao cho hợp lý hợp lệ để nhà thầu không bị thiệt.
 

chieumu0n_hp

Thành viên mới
Tham gia
26/7/11
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
Có bác nào rõ việc làm thanh quyết toán trong trường hợp bù giá làm những bước nào.Bác nào biết jup em chút, em mới làm quyết toán chưa gặp nhiều mong bác nào biết chỉ giùm em nhé. Cảm ơn diễn đàn rất nhiều!
 

thanh_nhoc

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
7/10/08
Bài viết
148
Điểm thành tích
18
Tuổi
39
Thường thì trong dự toán mới có khoản bù giá chênh lệnh giữa đơn giá của địa phương và thời điểm lập dự án đầu tư (tuy nhiên một số địa phương thì lại lập đơn giá theo định mức của BXD rồi ráp giá tại thời điểm chứ không co khoản bù giá đâu..)
Thường khi thanh quyết toán theo thời điểm nên chúng ta chạy chiết tính theo định mức rồi thực hiện bước ráp giá theo thông báo giá của SXD tại thời điểm thi công.. trong quyết toán không có khoản bù giá nha bạn!
Chúc bạn làm tốt công việc quyết toán
 

_BuiCongTu_

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
7/7/11
Bài viết
23
Điểm thành tích
3
Tuổi
37
Website
dutoanchuan.blogspot.com
Có bác nào rõ việc làm thanh quyết toán trong trường hợp bù giá làm những bước nào.Bác nào biết jup em chút, em mới làm quyết toán chưa gặp nhiều mong bác nào biết chỉ giùm em nhé. Cảm ơn diễn đàn rất nhiều!
Bù giá gồm có: Vật Liệu tăng giá quá nhiều so với lúc ký kết giá trong hợp đồng, và bù nhân công và máy thi công
Bù giá nhân công, ca máy thì bạn làm theo công văn

Công văn 887-BXD-KTXD ngày 07/06/2011 Hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo mức lương tối thiểu mới từ ngày 01/01/2011.

7212011125318pm.png

7212011125535pm.png



Theo hình trên thì tỉnh Bắc Cạn đã in sao lại để hướng dẫn sử dụng cho tỉnh của mình
Như vậy với công văn này, các nhà thầu sẽ có thêm cơ sở để đề nghị chủ đầu tư tính thêm chi phí nhân công, ca máy cho gói thầu ký kết trước thời điểm mức lương tối thiểu mới có hiệu lực bằng cách tính lại gói thầu với hệ số nhân công ca máy mới phù hợp với MLTT mới. Mình lấy ví dụ như ở HCM hiện nay sử dụng Knc = 2.8, Kmtc = 1.34 có thể xin bù thêm theo công văn này là Knc = 3.86, Kmtc = 1.52
Link download http://www.giaxaydung.vn/diendan/attachments/f96/41483d1311694757-cac-van-ban-huong-dan-lap-du-toan-cong-trinh-cap-nhat-thang-2-2011-887-bxd-ktxd.pdf

còn bù giá vật liệu thì bạn làm theo phụ lục 4 thông tư 04/2010 BXD về hướng dẫn dự toán xây dựng công trình, mục 1.1 là bù trừ trực tiếp

VL = QVLxCLVL (4.4)
j  ji j
i 1
Trong đó:

- QJiVL: lƣợng hao phí vật liệu thứ j của công tác xây dựng thứ i trong khối
lƣợng xây dựng cần điều chỉnh (i=1n);

- CLJVL: giá trị chênh lệch giá của loại vật liệu thứ j tại thời điểm điều
chỉnh so với giá vật liệu xây dựng trong dự toán đƣợc duyệt hoặc trong giá dự
thầu trúng thầu chƣa ký hợp đồng;

Giá vật liệu xây dựng tại thời điểm điều chỉnh đƣợc xác định theo giá vật
liệu xây dựng do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền công bố hoặc theo hoá đơn
chứng từ hợp lệ theo quy định Bộ Tài chính, theo hợp đồng cung cấp hoặc bảng
kê hoặc chứng từ viết tay có đủ tên, địa chỉ, chữ ký của ngƣời cung cấp vật liệu
phù hợp với mặt bằng giá thị trƣờng nơi xây dựng công trình.

 
Last edited by a moderator:

phamduy19

Thành viên có triển vọng
Tham gia
18/1/11
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
Tôi xin được góp ý như sau:
Công trình thi công 1 năm, chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận chia làm 12 giai đoạn thanh toán, mỗi tháng một giai đoạn vậy:
1. Khối lượng có trong hợp đồng: Có tên, có giá, có định mức
 

phamduy19

Thành viên có triển vọng
Tham gia
18/1/11
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
Tôi xin được chia sẻ kinh nghiệm như sau:
Công trình thi công 1 năm, chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận chia làm 12 giai đoạn thanh toán, mỗi tháng một giai đoạn thanh toán.
1. Khối lượng có trong hợp đồng: Có tên, có giá, có định mức<Giá trị được thanh toán theo từng tháng một>
TH Giá hợp đồng theo đơn giá cố định thì Giá trị được thanh toán theo đơn giá ghi trong HĐ<KL nhân ĐG>
TH Giá HĐ theo đơn giá điều chỉnh thì Giá trị được thanh toán theo đơn giá ghi trong HĐ + chênh lệch giá vật tư do biến động thị trường(theo thông báo giá của Liên sở TC-XD); chênh lệch NC,MTC (đơn giá nhân công và ca máy theo các hướng dẫn của Sở Xây dựng).

2
.Trường hợp đơn giá là tạm tính có thể căn cứ vào hóa đơn mua vật liệu để xác định đơn giá thanh toán, đồng thời có thể căn cứ vào thông báo giá của một số đơn vị cung cấp hàng hóa và mặt bằng giá trên thị trường.

3. Khối lượng có tên trong hợp đồng nhưng vượt khối lượng lúc ký hợp đồng (vượt khối lượng trong hợp đồng).
Với hợp đồng trọn gói thì phần khối lượng tăng thêm này sẽ không được thanh toán,
Với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh phần khối lượng tăng thêm được nghiệm thu sẽ được thanh toán, việc xác định đơn giá thanh toán phải căn cứ vào khối lượng phát sinh là bao nhiêu so với khối lượng trong hợp đồng đã ký kết (dưới 20% lấy theo đơn giá ghi trong hợp đồng, trên 20% các bên thương thảo xác định đơn giá ký kết phụ lục hợp đồng bổ sung). Tham khảo NĐ 48/2010.

4. Khối lượng không có tên trong hợp đồng, phát sinh lúc thi công do khi lập dự toán, đấu thầu, thương thảo hợp đồng không lường hết.
TH này do lỗi của nhà thầu không kiểm tra, soát lại KL, đầu mục công việc kỹ nếu là HĐ chọn gói thì phần KL này ko được thanh toán.
Nếu là hợp đồng giá cố định hoạc điều chỉnh giá thì nhà thầu có thể thỏa thuận với CĐT nếu đươc chấp nhận thì mới có cơ sở thanh toán.

5. Khối lượng không có tên trong hợp đồng, phát sinh hoặc do thay đổi thiết kế.
KL thanh đổi này không phải do lỗi của nhà thầu, do thực tế yêu cầu phải thay đổi thiết kế vậy NT sẽ thương thảo ký lại phụ lục HĐ với CĐT.
Phần KL ko có tên trong HĐ này sẽ được thanh toán với đơn giá cố định hoạc điều chỉnh tùy thuộc vào khi ký phục lục HĐ với CĐT.
 

thanhbanquanlytravinh

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
19/10/09
Bài viết
151
Điểm thành tích
28
Thảo luận tiếp đề tài xử lý thanh toán khối lượng hoàn thành

Công trình anh TA đưa ra được chia làm 12 GD thanh toán, mỗi tháng một GD (được thỏa thuận trong Hợp đồng?), theo tôi đây là một hợp đồng có quy định khá rõ ràng về vấn đề thanh toán. Khối lượng theo mỗi GD đã được chủ đầu tư - Tư vấn và nhà thầu nghiệm thu là điều kiện cần để lập hồ sơ thanh toán. Những vấn đề anh TA đưa ra theo tôi được xử lý như sau (chỉ giới hạn trong phạm vi vốn Nhà nước):
1. Khối lượng có trong hợp đồng: Có tên, có giá, có định mức.
Trường hợp này cả hình thức hợp đồng theo đơn giá cố định và hợp đồng trọn gói đều được thanh toán theo đúng giá trị hợp đồng. Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh phải căn cứ vào các trường hợp được điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh được quy định trong hợp đồng để xác định đơn giá thanh toán, cụ thể:
- Điều chỉnh chi phí vật liệu theo chênh lệch giữa thông báo giá của sở Xây dựng và giá vật liệu trong hợp đồng, khối lượng vật liệu được điều chỉnh căn cứ vào biên bản nghiệm thu, định mức để xác định. Trường hợp vật liệu không có trong báo giá của Sở Xây dựng thì căn cứ theo hóa đơn để xác định;
- Điều chỉnh chi phí nhân công, máy (nếu có): khi có văn bản hướng dẫn của Sở Xây dựng địa phương (theo hợp đồng quy định)
2. Khối lượng có trong hợp đồng: có tên, có đơn giá tạm tính, không có định mức, không có đơn giá chi tiết: Trường hợp này thường xảy ra đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, khi ký hợp đồng không xác định được các hao phí để tính đơn giá, do công việc chưa có trong định mức, không phân tích được đơn giá chi tiết theo tôi xử lý như sau:
- Trường hợp trong hợp đồng có quy định phương pháp xác định giá để thanh toán thì căn cứ theo quy định trong hợp đồng để điều chỉnh từ đơn giá tạm tính thành đơn giá thanh toán để xác định giá trị giai đoạn thanh toán.
- Trường hợp hợp đồng không quy định phương pháp xác định giá để thanh toán thì chủ đầu tư và nhà thầu phải thương thảo và ký phụ lục hợp đồng bổ sung phương pháp xác định giá thanh toán, các phương pháp xác định đơn giá thanh toán như sau: Căn cứ theo định mức do Bộ Xây dựng công bố, Sở Xây dựng công bố, các Bộ Xây dựng chuyên ngành, Sở Xây dựng chuyên ngành công bố để xác định hao phí VL, NC, M (trường hợp thành phần công việc có trong đinh mức của các đơn vị trên), căn cứ theo hao phí trực tiếp khi thực hiện (trường hợp thành phần công việc không có trong định mức của các đơn vị trên). Căn cứ theo báo giá của Sở Xây dựng, nhà sản xuất, hóa đơn mua hàng để tính chi phí vật liệu, căn cứ theo mức lương tối thiểu, các phụ cấp (nếu có) để tính chi phí nhân công, Căn cứ phương pháp xác định giá ca máy theo Bộ Xây dựng hướng dẫn để xác định chi phí máy. Xác định đơn giá thanh toán = Đơn giá (VL + NC + M). Khi có đơn giá thanh toán và khối lượng thì xác định được giá trị thanh toán giai đoạn.
3/ Khối lượng có tên trong hợp đồng nhưng vượt khối lượng khi ký hợp đồng: Trường hợp này thường xảy ra đối với hợp đồng theo đơn giá, do khi ký hợp đồng chưa xác định được khối lượng chính xác và hợp đồng trọn gói do đơn vị tư vấn thiết kế tính sai khối lượng
- Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh:
+ Chênh lệch Khối lượng (phát sinh khối lượng) nhỏ hơn 20% khối lượng theo hợp đồng thì lấy đơn giá trong hợp đồng để thanh toán (trường hợp không vượt tổng mức đầu tư), Nếu vượt tổng mức đầu tư phải xin chủ trương cấp quyết định đầu tư;
+ Chênh lệch khối lượng (phát sinh khối lượng) lớn hơn 20% khối lượng theo hợp đồng thì chủ đầu tư và nhà thầu thương thảo đơn giá để thanh toán, trường hợp không thương thảo được thì lập dự toán và tạo thành gói thầu mới để ký hợp đồng thi công (trường hợp không vượt tổng mức đầu tư), trường hợp vượt tổng mức đầu tư phải xin chủ trương cấp quyết định đầu tư điều chỉnh trước khi thực hiện.
- Đối với hợp đồng trọn gói: Chỉ được thanh toán phần khối lượng theo đúng hợp đồng, khối lượng tăng thêm không được thanh toán
4/ Khối lượng không có tên trong hợp đồng, phát sinh trong lúc thi công do khi lập dự toán, đấu thầu, thương thảo hợp đồng không lường hết: Trường hợp này xảy ra đối với hợp đồng theo đơn giá và hợp đồng trọn gói, chủ đầu tư phải trao đổi với nhà thầu để giải quyết
- Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh: Chủ đầu tư lập dự toán, phê duyệt và thương thảo hợp đồng để bổ sung khối lượng thanh toán (khi không vượt TMĐT), trường hợp vượt TMĐT phải xin điều chỉnh TMĐT trước khi thực hiện; Nếu khối lượng phát sinh nhỏ chủ đầu tư thương thảo với nhà thầu để ký phụ lục hợp đồng (đơn giá thanh toán < dự toán được duyệt). Khối lượng phát sinh lớn thì tạo thành gói thầu mới để thực hiện.
- Đối với hợp đồng trọn gói:
+ Trường hợp bản vẽ có thể hiện nhưng lập dự toán thiếu dẫn đến đấu thầu và thương thảo hợp đồng thiếu: Phần này không được thanh toán, nếu khối lượng nhiều thì chủ đầu tư xin chủ trương cấp quyết định đầu tư xem xét quyết định;
+ trường hợp không có trong bản vẽ, dự toán, đấu thầu, thương thảo hợp đồng: đây là khối lượng phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng, chủ đầu tư lập hồ sơ thiết kế, dự toán và tạo thành gói thầu mới.
5/ Khối lượng không có tên trong hợp đồng, phát sinh hay thay đổi thiết kế: Chủ đầu tư lập dự toán, phê duyệt tạo thành gói thầu mới để thực hiện nếu khối lượng lớn, trường hợp khối lượng phát sinh nhỏ chỉ cần thương thảo và ký phụ lục hợp đồng làm cơ sở thanh toán (đơn giá thương thảo < giá dự toán được duyệt). Nếu vượt TMĐT hay thay đổi thiết kế cơ sở phải xin chủ trương cấp quyết định đầu tư điều chỉnh trước khi thực hiện.
6/ Bổ sung trường hợp khối lượng đã thi công đúng bản vẽ thiết kế, được nghiệm thu nhưng khi kiểm tra đơn vị thiết kế thấy hạng mục đó không phù hợp công năng sử dụng, mỹ thuật ... nên đề nghị chủ đầu tư bỏ không thực hiện:
- Chủ đầu tư phải thanh toán khối lượng trên cho nhà thầu, chi phí đập bỏ, bổ sung được lập dự toán để chủ đầu tư phạt thiết kế hoặc xin chủ trương xử lý
Trên đây là một số ý kiến riêng của bản thân, mời các đồng nghiệp góp ý thêm!

Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
Chọn những bông hoa và những nụ cười
Tôi nhặt gió trời mời em giữ lấy
Để mắt em cười tựa lá bay
 
Last edited by a moderator:

kelangthang_86

Thành viên mới
Tham gia
25/3/10
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
37
Mình cũng xin góp một vài ý kiến như sau:
Trước tiên ta cần phải đọc kĩ xem hợp đông hai bên kí tá là loại hợp đồng gì?( là hợp đồng trọn gói , hay đơn giá cố định, hay đơn giá điều chỉnh và 2 loại hợp đồng nữa mình không nhớ(hihi)).
Với mình đã làm quyết toán 3 loại hợp đồng trên:
1. Hợp đồng trọn gói( với thằng TQ): có lẽ loại hợp đồng này việc thanh quyết toán là dễ nhất ( ý kiến chủ quan của mình)
cứ lấy đơn giá*khối lượng đã được 2 bên ký tá
Những phần việc không có trong hợp đồng(phát sinh) nếu có đơn giá trong hợp đồng thì lấy luôn, không có thi mình tự lập và dĩ nhiên là phải ăn chắc đươc cho nó kí vào ( hoặc kí thêm phụ lục thi tốt nhất) rồi mới làm.
Và dĩ nhiên là vẫn phải đầy đủ thủ tục đầu vào, BBNT và Hóa đơn chuwngs từ kèm theo.
2. Hợp đồng theo đơn giá cố định: Mình mới kí, chưa quyết toán. (cũng làm cho tập đoàn tư nhân trong nước.
3. Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh: ( rất phức tạp, đặc biệt làm cho mấy bố nhà nước). minh làm rồi nhưng vẫn chưa quyết toán được:((. quá nhiều cấp phê duyệt, quá nhiều thủ tục chứng minh và quá nhiều rất rất nhiều thứ ...
 

phucnbt

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
7/6/08
Bài viết
28
Điểm thành tích
3
Tuổi
64
chào các đồng nghiệp
Tôi đang làm quyết toán công trình với các dữ liệu sau;( có KL theo hợp đồng, có khối lượng phát sinh tăng giảm)
Hợp đồng trọn gói ký năm 2007
Bàn giao công trình năm 2011 ( do trong quá trình thi công vướng phần giải phóng mạt bằng nên tiên độ thi công bị kéo dài)
Toi phan đoan thi cong để được tính bù giá như sau:
1/Quý IV năm 2007 ( thông tư 09/2008/TT-BXD )
2/Năm 2008 ( thông tư 09/2008/TT-BXD ; thông tư 03/TT-BXD)
3/Năm 2009 ( Thông tư
4/Năm 2010 ( thông tư
5/Năm 2011 ( thông tư 04/2010/TT-BXD,
Rất cần sự trợ giúp của các đồng nghiệp giúp tôi phải chuẩn bị những tài kiệu gì về chất lương, tài liệu gi về khối lượng để hoàn thiện hồ sơ quyết toán trên, xin cam on
 

phucnbt

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
7/6/08
Bài viết
28
Điểm thành tích
3
Tuổi
64
Có bác nào rõ việc làm thanh quyết toán trong trường hợp bù giá làm những bước nào.Bác nào biết jup em chút, em mới làm quyết toán chưa gặp nhiều mong bác nào biết chỉ giùm em nhé. Cảm ơn diễn đàn rất nhiều!
Toi cũng đang mắc như bạn và đang làm thế này không biết có đúng không: Địa phương tôi làm QT một quý ra thông báo giá VL 1 lần, thế là tôi phải dựa vào bien bản nghiệm thu công việc, giai đoạn, để phân theo quý, (làm theo PP bù trừ đơn gian (theo hướng dẫn TT08-2010/TT-BXD ngày 29/7/2010......., ) Đến khi QT thì hồ sơ QT= KL và ĐG theo hợp đồng+ KL bù VL+ KL bù Mvaf NC( theo bù lương 1/1/2010)+ KL bù chi phí chung và TTP (theo TT04/TT/BXD bù từ ngày .........) ( đề nghị TVGS, CDDT xac nhận biên bản theo quí của toàn công trình) không biết vây có đúng không các đồng nghiệp góp ý thêm nhé
 

phucnbt

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
7/6/08
Bài viết
28
Điểm thành tích
3
Tuổi
64
"Thường thì trong dự toán mới có khoản bù giá chênh lệnh giữa đơn giá của địa phương và thời điểm lập dự án đầu tư (tuy nhiên một số địa phương thì lại lập đơn giá theo định mức của BXD rồi ráp giá tại thời điểm chứ không co khoản bù giá đâu..)
Thường khi thanh quyết toán theo thời điểm nên chúng ta chạy chiết tính theo định mức rồi thực hiện bước ráp giá theo thông báo giá của SXD tại thời điểm thi công.. trong quyết toán không có khoản bù giá nha bạn!"
Đúng là một số địa phương sử dụng PP tính dự toán công trình nhưng phần bù VL có được tính chi phí lán trại đâu nhỉ, nếu bạn làm vậy liệu có đúng không?

 

vanthien01x3c

Thành viên có triển vọng
Tham gia
8/8/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
3
Mình xin đưa ra thêm 1 trường hợp các Bác cho xin ý kiến với nhé!
1. Khối lượng có trong hợp đồng: Có tên, có giá, có định mức
và có cả đơn giá chi tiết nữa
- Hình thức hợp đồng trọn gói
- Phần khối lượng + tên + định mức xem như Oke
- phần đơn giá hợp đồng được xây dựng trên cơ sở đơn giá chi tiết. Cái này do nhà thầu đưa ra (căn cứ vào định mức, VL+NC+MAY theo thời điểm và chế độ)nhưng để được giá trị như mong muốn khi tham gia đấu thầu và tiến đến ký hợp đồng thì nhà thầu đã triết giảm(tăng) hoặc VL, hoặc NC, hoặc MAY hoặc cả VL+NC+MAY. như vậy đến khi thanh toán(lúc này nhà nước cho phép điều chỉnh giá VL và lương cơ bản) thì đơn giá thanh toán lúc này sẽ được xây dựng lại ra sao?
2. nhà thầu tham gia đấu thầu và bỏ giá thầu ví dụ là 6 tỷ kèm theo thư giảm giá là 300 triệu và trúng thầu với giá là 5,7 tỷ và tiến đến ký hợp đồng lúc này đơn giá từng hạng mục công trình trong hợp đồng khác với đơn giá từng hạng mục công trình trong hồ sơ thầu. vậy cơ sỡ xác định đơn giá từng hạng mục công trình trong hợp đồng sẽ như thế nào? và đến khi thanh toán thì đơn giá thanh toán sẽ xác định ra sao?(cho trường hợp HĐ trọn Gói và Hợp đồng trọn gói được nhà nước cho điều chỉnh giá)
 

Top