Các vấn đề thắc mắc khi vận dụng ĐM

  • Khởi xướng tho_xay
  • Ngày gửi
T

tho_xay

Guest
Trong khi lập dự toán, chắc chắn các bạn đã từng gặp nhiều khó khăn trong việc vận dụng các ĐM.
Với diễn đàn này, các bạn có thể trao đổi các vướng mắc của mình để cùng trao đổi, những người đã có kinh nghiệm sẽ giúp bạn.
 

DauthauGXD

Phần mềm tốt nhất để đấu thầu, thắng thầu
Tham gia
7/7/07
Bài viết
755
Điểm thành tích
93
Nơi ở
Công ty CP Giá Xây Dựng số 18, Nguyễn Ngọc Nại
Website
giaxaydung.vn
Mình muốn tham khảo ý kiến mọi người về trường hợp này:
Trong đinh mức 24, một số định mức sau :
Mã hiệu định mức AI 633321: Lắp dựng tháo dỡ KC thép hệ khung dàn, sàn đạo dưới nước , phần máy thi công(dưới nước) bao gồm :
Xàlan 200T,
Xàlan 400 T
Ca nô 150CV
Mã hiệu AI62121 : LD dầm thép dưới nước, và một số định mức về công tác dưới nước có sử dụng phao phà, xà lan phần định mức máy có ca nô
Bảng giá ca máy 1260 chỉ có ca nô công suất tối đa 75CV.
Thực tế khi thi công nhà thầu phải sử dụng đầu kéo dưới nước bởi vì nếu đã có xà lan thì phải có đầu kéo để lai dắt xà lan từ bờ ra trụ và giữa các trụ (nước).
KHi lập giá thầu, ở phần này thường người lập dự toán cũng áp dụng đầu kéo dưới nước 150CV. Nhưng hôm trước mình đọc trên giá xây dựng thấy có nói định mức ban hành bắt buộc phải áp dụng (kể cả sai). vì vậy mình thấy vướng mắc khi lập giá đến phần này.
Nếu áp dụng theo định mức -ca nô thì giá ca nô 150CV là giá tham khảo và thấp, không đủ chi phí thực tế thi công, còn nếu áp dụng giá đầu kéo 150CV (dưới nước)thì khi chấm thầu, nếu CHủ đầu tư chấm kỹ thì liệu có chấp nhận đơn giá này? và còn vấn đề sau này khi điều chỉnh thông tư (thường Chủ đầu tư quy về đơn giá gốc của bảng giá ca máy 1260 rồi nhân với hệ số theo quy đinh của thông tư)thì giải quyết như thế nào nếu nhà thầu áp dụng đơn giá cano 150CV?
Xin mọi người cho mình câu trả lời

Mình đưa câu hỏi này đã lâu lắm rồi ở bên trang giaxaydung
và cũng đã có câu trả lời nhưng mình vẫn thấy chưa thoả đáng
Sắp tới Bộ XD bãi bỏ các ĐM đang áp dụng hiện tại, đồng thời ban hành ngay hệ thống ĐM mới (tự hỏi ĐM này có khác gì với ĐM cũ không)-chắc là vẫn thế thôi.
tho-xay hãy cho mình biết : trong ĐM mức này, ca máy nào là thích hợp : đầu kéo 150 CV hay canô 150 CV??
 
T

tho_xay

Guest
Chào nangmai!
Vấn đề bạn gặp phải thì tôi cũng đã gặp rất nhiều rồi và chắc chắn các bạn khác cũng vậy.
Tôi có một số ý kiến về vấn đề này mọi người cùng tham khảo và cho ý kiến nhé.
Theo tôi thì cũng không nên đổ lỗi cho người lập ĐM được, trên thực tế thi công thì muôn hình vạn trạng mỗi, các biện pháp thi công khác nhau, trong khi đó ĐM chỉ tính đến mức hao phí bình quân tiên tiến. Mặt khác có một số loại công việc không nằm trong hệ thống định mức 24 (cái này ĐM 24 nói rất rõ) thì phải tuỳ trường hợp mà lập dự toán cho thích hợp và thoả đáng.
1. Đấu thầu:
Trường hợp này thì CĐT không quá quan tâm đến việc sử dụng ĐM của bạn mà chỉ hiệu chỉnh lỗi số học, các sai lệch và tổng giá dự thầu của bạn thì OK roài bạn cứ đưa sao cho phù hợp là được, cái này thì kiểm toán cũng OK luôn
2. Chỉ định thầu: (cái này mới phức tạp đây)
- Đối với các biện pháp thi công khác biệt, không áp dụng ĐM24 được thì bạn phải chỉ rõ biện pháp thi công rồi kết hợp các loại ĐM lại mà áp dụng cho một công việc đó. Ví dụ:
Bạn tính cho một sàn bê tông dày 80cm ở độ cao 8m so với sàn bên dưới (như vậy thì không áp dụng ĐM24 được roài). Khi đó ta sẽ tách phần ván khuôn thông thường, phần lắp dựng tháo dỡ KTC chống đỡ ra để lập dự toán và trình phê duyệt. Nếu được duyệt và bạn cũng thi công như vậy thì OK.
- Đối với các công việc ĐM có thể áp dụng nhưng không phù hợp thực tế (đây là trường hợp mà bạn hỏi đấy). Theo tôi bạn nên tính đúng như ĐM, mặc dù biết là phi thực tế, nhưng sẽ có chỗ cao bù chỗ thấp và tự nó "triệt tiêu" nhau. Còn nếu thay đổi mà sau này kiểm toán phát hiện ra sợ rằng... khó giải thích lắm. Điều quan trọng bạn phải hiểu rõ ĐM24 đã tính những gì trong công việc đó và cái gì chưa tính để bổ sung cho đủ.
Còn TH này thì khó nhất này: người lập dự toán nó không tính cho bạn những cái ngoài ĐM và dự toán đã được duyệt rồi. Bạn mà tính là vượt trần giá thầu đó, cái này bạn tự giải quyết nhé.
Chúc bạn thành công.
Các bạn cho ý kiến nhé. Cảm ơn
 
Last edited by a moderator:

DauthauGXD

Phần mềm tốt nhất để đấu thầu, thắng thầu
Tham gia
7/7/07
Bài viết
755
Điểm thành tích
93
Nơi ở
Công ty CP Giá Xây Dựng số 18, Nguyễn Ngọc Nại
Website
giaxaydung.vn
tho-xay này, bạn trả lời chưa thoả đáng rồi!
Theo tôi thì cũng không nên đổ lỗi cho người lập ĐM được, trên thực tế thi công thì muôn hình vạn trạng mỗi, các biện pháp thi công khác nhau, trong khi đó ĐM chỉ tính đến mức hao phí bình quân tiên tiến. Mặt khác có một số loại công việc không nằm trong hệ thống định mức 24 (cái này ĐM 24 nói rất rõ) thì phải tuỳ trường hợp mà lập dự toán cho thích hợp và thoả đáng.
Thứ nhất : mình không đổ lỗi cho người lập ĐM, bởi không có ai làm mà không sai sót cả, vấn đề là có nhận sai để sửa sai hay không.
Thứ hai : mình đã xem các thuyết minh và quy định áp dụng, không thấy mục nào nói định mức này chỉ tính đến " mức hao phí bình quân tiên tiến", ĐM là mức hao phí cần thiết về VL, NC và máy TC để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng. Nó là cụ thể chứ không phải là "bình quân tiên tiến"như bạn nói.
Thứ 3: Định mức này nằm trong ĐM 24 (bây giờ thì cũ rồi). đối với ĐM vận dụng mình không bàn tới. Vấn đề mình thấy vô lý ở chỗ ĐM đã sử dụng tàu kéo 200T, Tàu kéo 400T, vậy thì lấy cái gì để lai dắt xà lan? Ca nô chỉ dùng để chở người thôi!"Theo tôi bạn nên tính đúng như ĐM, mặc dù biết là phi thực tế, nhưng sẽ có chỗ cao bù chỗ thấp và tự nó "triệt tiêu" nhau. Nói chung vẫn có lời keke".
Tại sao biết phi thực tế mà không có ý kiến, có thể tạm thời chấp nhận, nhưng về lâu dài thì vẫn phải có ý kiến để cho nó thực tế hơn đi chứ ?như vậy có nghĩa là bạn ko chấp nhận sửa sai chứ gì? ĐM ban hành ko chỉ cho bây giờ mà cả 5, 10 năm sau và có khi mãi mãi nó vẫn cứ sai nếu như ko có ai tâm huyết với ĐM nước nhà để sửa đổi.
Còn bạn nói chỗ cao bù chỗ thấp và nó tự triệt tiêu nhau là nói theo ý muốn chủ quan rồi. Như thế có nghĩa là ko có cái nào đúng cả , bởi vì : cao cũng sai mà thấp cũng sai!
Đây là nói trên lý thuyết và với những người có hiểu biết nhé, trường hợp gặp những CĐT "củ chuối" không hiểu ĐM24 nhưng thấy tên "giống giống" là bắt áp dụng thì... Phải dùng biện pháp khác.
Bạn không nên nói "củ chuối" đối với một tập thể: Chủ ĐT là một đơn vị chứ không phải một cá thể và mình cũng không nhận "Đây là nói trên lý thuyết và với những người có hiểu biết nhé". Thực tế không có ai là hiểu biết hết cả, bởi đã hiểu biết rồi thì không còn hỏi nữa.
Thân chào
 
Last edited by a moderator:
T

tho_xay

Guest
Bàn luận tiếp:
Nếu nangmai xét nét câu từ thì tôi đồng ý với ý kiến của bạn. Tôi đã sửa lại.
Nhưng về ĐM thì lại phải bàn tiếp thế này: ĐM được xây dựng bằng cách đo, đếm việc sử dụng VL, NC, Máy của một số đơn vị đã thi công bằng công nghệ, công việc cần lập ĐM đó, sau đó tính bình quân và có hệ số điều chỉnh (cái này bạn nên hỏi lại TA xem có đúng thế không nhé) như vậy gọi là bình quân tiên tiến.
Còn nếu theo bạn hiểu là cụ thể, tức là cụ thể của một đơn vị à? Vậy đơn vị khác cũng thi công như vậy nhưng hao phí khác đi thì sao?
Mức hao phí cần thiết thì đúng rồi, nhưng hao phí cần thiết bình quân đấy bạn ạ.
Việc phi thực tế ở ĐM24 thì nhiều lắm, nếu tôi mà lấy VD thì hàng chục trang chưa hết, cái này thì chắc chờ ĐM25 ra đời sẽ sửa lại mà. Bạn cứ sưu tầm và cho ý kiến phản hồi về viện kinh tế BXD nhé.
thân chào!
 
A

AAmylove

Guest
Vấn đề quá đơn giản mà! Mình nghĩ cái gì luật đã quy định thì nghiên cứu làm theo.
Đáp án cho vấn đề trên:

**** Thông tư 04/2005/TT-BXD ngày 01/4/2005 ****
1- Quản lý định mức dự toán xây dựng
1.1- Định mức dự toán xây dựng (Sau đây gọi là định mức ) do Bộ Xây dựng ban hành và hướng dẫn áp dụng thống nhất trong cả nước.
1.2- Đối với công trình có các công tác xây dựng và lắp đặt mới chưa có trong hệ thống định mức hiện hành của Nhà nước, Chủ đầu tư căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công, điều kiện thi công và phương pháp xây dựng định mức dự toán theo Phụ lục số 5 của Thông tư này xây dựng định mức cho những công tác nói trên hoặc vận dụng các định mức tương tự đã sử dụng ở các công trình khác làm cơ sở xác định giá trị gói thầu đối với gói thầu thực hiện phương thức đấu thầu (kể cả trường hợp tổng thầu EPC, đấu thầu quốc tế), các định mức nói trên được gửi về Sở Xây dựng nơi xây dựng công trình, Bộ Xây dựng và Bộ quản lý ngành để theo dõi và kiểm tra; Trường hợp chỉ định thầu thì Chủ đầu tư phải gửi các định mức này về Bộ quản lý ngành hoặc Sở Xây dựng nơi xây dựng công trình để thoả thuận với Bộ Xây dựng ban hành áp dụng.
Đối với những công tác xây dựng và lắp đặt đã có trong hệ thống định mức hiện hành nhưng chưa phù hợp với biện pháp thi công hoặc điều kiện thi công hay yêu cầu kỹ thuật của công trình thì Chủ đầu tư cùng các Nhà thầu thi công, tổ chức tư vấn thiết kế và tổ chức chuyên môn về định mức tiến hành điều chỉnh những định mức đó cho phù hợp, đồng thời gửi tới Bộ quản lý ngành hoặc Sở Xây dựng nơi xây dựng công trình để thoả thuận với Bộ Xây dựng ban hành áp dụng.

1.3- Sở Xây dựng các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ quản lý ngành chịu trách nhiệm tập hợp định mức chưa có trong hệ thống định mức hiện hành định kỳ hàng năm gửi về Bộ Xây dựng để nghiên cứu ban hành bổ sung áp dụng chung.

******* Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 *************
....3. Đối với công tác xây dựng đã có trong hệ thống định mức xây dựng được công bố nhưng chưa phù hợp với biện pháp, điều kiện thi công hoặc yêu cầu kỹ thuật của công trình thì chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức tư vấn điều chỉnh những định mức đó cho phù hợp để áp dụng cho công trình.
4. Đối với các công tác xây dựng mới chưa có trong hệ thống định mức xây dựng đã được công bố thì chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức tư vấn căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và phương pháp xây dựng định mức do Bộ Xây dựng hướng dẫn để xây dựng định mức cho công tác trên hoặc áp dụng các định mức xây dựng tương tự ở các công trình khác.
5. Chủ đầu tư được thuê các tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để hướng dẫn, lập hay điều chỉnh các định mức xây dựng quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này. Tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm về tính hợp lý, chính xác của các định mức xây dựng này.
6. Các định mức xây dựng mới quy định tại khoản 4 Điều này khi sử dụng lập đơn giá để thanh toán cho các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thoả thuận áp dụng.

*** Vậy với trường hợp bạn nêu thì NHÀ NƯỚC đã có quy định quá rõ ràng. Theo TT04 thì hơi phức tạp là phải thông qua cơ quan quản lý NN chấp thuận áp dụng (nhưng thực tế chẳng ai làm cái này cả vì chẳng lẽ đợi thống nhất 1 đmức cviệc thì DÁn đến khuya mới hoàn thành, nên knghiệm mình thấy họ thường bỏ qua và nếu xét thấy hợp lý rồi thì các bên CĐT-Tư vấn-Nhà thầu tự áp dụng, sau đó giải trình với cơ quan liên quan sau khi làm quyết toán - tất nhiên lúc đó nói phải củ cải cũng nghe – Mà thường họ thấy CĐT phê duyệt rồi là OK). Vô lý vậy nên sắp bỏ rồi. Chờ vài bữa nữa thôi...
Còn NĐ 99 (bây giờ đã áp dụng thay thế) thì thoáng hơn là CĐT-tư vấn tự chịu trách nhiệm.
Vậy bạn còn điều gì chưa rõ nhỉ??? Chúc bạn thành công!

** phubinhvna@gmail.com **
 
Last edited by a moderator:

DauthauGXD

Phần mềm tốt nhất để đấu thầu, thắng thầu
Tham gia
7/7/07
Bài viết
755
Điểm thành tích
93
Nơi ở
Công ty CP Giá Xây Dựng số 18, Nguyễn Ngọc Nại
Website
giaxaydung.vn
Còn nếu theo bạn hiểu là cụ thể, tức là cụ thể của một đơn vị à? Vậy đơn vị khác cũng thi công như vậy nhưng hao phí khác đi thì sao?
Mức hao phí cần thiết thì đúng rồi, nhưng hao phí cần thiết bình quân đấy bạn ạ.
Tho-xay này!
Mình nói "cụ thể"-không phải là một đơn vị thi công như bạn nghĩ đâu- mà là cụ thể cho một đơn vị khối lượng: 1m3 xây, 1md cọc KN. Mình cũng không biết tính bình quân có hệ số điều chỉnh là như thế nào (có lẽ bởi mình là người áp dụng ĐM chứ không phải ban hành ĐM nên ko biết), nhưng theo mình hiểu, từ cái "bình quân tiên tiến " như bạn nói để rồi đưa ra một con số cụ thể: 0.2 ca máy đào, 1.2 ngày công để áp dụng. Chứ không phải vì nó là bình quân tiên tiến rồi thì "chỗ cao chỗ thấp tự nó triệt tiêu nhau", để rồi cao hay thấp, đúng hay sai cũng thây kệ. Định mức ban hành không chỉ để TVTK lập chi phí cho Chủ ĐT quản lý mà sau này bọn mình còn áp dụng để giao tính giao khoán nội bộ nữa. Từ đây mọi cái không hợp lý của định mức mới bắt đầu lộ diện.
Cái mong muốn của người soạn thảo ĐM là ít sai sót nhất và hợp lý với thực tế nhất.
Việc phi thực tế ở ĐM24 thì nhiều lắm, nếu tôi mà lấy VD thì hàng chục trang chưa hết, cái này thì chắc chờ ĐM25 ra đời sẽ sửa lại mà. Bạn cứ sưu tầm và cho ý kiến phản hồi về viện kinh tế BXD nhé.
Bạn nói vậy thì bạn lập nên topic này để làm gì?
"những khó khăn thắc mắc khi vận dụng định mức" -tức là cái ĐM đó không hợp lý nên mới gây khó khăn cho người vận dụng đấy.
Nếu bạn thấy phi thực tế, bạn hãy nêu ra để mọi người cùng biết và bàn luận. Còn việc gì phải phản hồi về VKT BXD nhỉ. Bạn thấy đấy, báo chí không phải cơ quan luật pháp, nhưng tiếng nói của báo chí có thể tác động đến bộ máy Nhà nước đấy. Vậy thì tại sao mình không cùng nêu cái bất hợp lý của định mức đó ra ở đây mà lại dùng chủ nghĩa: mặc kệ nó như vậy. Mình nghĩ mục đích của bộ phận soạn thảo ĐM cũng muốn có ý kiến của các nhà dự toán lắm chứ (giống như nhà sản xuất trưng cầu ý kiến người tiêu dùng vậy), dẫu ban hành cũng không phải một chiều, chỉ có nghe mà không có nói.
Nếu bạn thấy phi thực tế cả chục trang mà im lặng với nó thì e rằng bạn quá thờ ơ với định mức rồi. Nói rằng huỷ bỏ ĐM, nhưng thực ra NN vẫn phải có một cái "chìa khoá" để quản lý (Như chú PhamCongQuy nói), nghĩa là vẫn phải có một ĐM chuẩn để vận dụng. Vậy thì tại sao bạn không mong muốn góp phần nêu ý kiến để chúng ta, và cả thế hệ sau này có một ĐM hợp lý hơn?
Bạn hãy nêu ý kiến của mình ra nghe!
Thân chào!

@khongaica: Cái mình muốn hỏi là sự hợp lý của định mức chứ không phải Chủ trương đường lối. Các thông tư, hướng dẫn mọi người đều biết cả, nhưng không phải khi thực thi thì thông suốt hết cả đâu. Sếp mình cũng luôn bảo "cứ thế mà làm", nhưng bộ phận chuyên môn nghiệp vụ thì thấy rối như canh hẹ!!! Đã lập dự toán thì mọi con số đều phải cụ thể và có nguồn gốc.
Mình là tiếng nói của người thực thi chứ không phải ban hành.
 
Last edited by a moderator:

DauthauGXD

Phần mềm tốt nhất để đấu thầu, thắng thầu
Tham gia
7/7/07
Bài viết
755
Điểm thành tích
93
Nơi ở
Công ty CP Giá Xây Dựng số 18, Nguyễn Ngọc Nại
Website
giaxaydung.vn
Vấn đề quá đơn giản mà! Mình nghĩ cái gì luật đã quy định thì nghiên cứu làm theo.

Bạn khongaica cho mình biết điều này Luật quy định như thế nào nghe!

Đơn vị mình thi công cầu Trần Quý Cáp -QL1A-tỉnh Khánh Hoà đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Hồ sơ dự toán -có điều chỉnh theo TT 05/2003; 03/2005 - đã được Cục Đường Bộ VN duyệt.
Có điều khi quyết toán, ở phần điều chỉnh thông tư, các hệ số thì máy thi công thì lại có vấn đề (giống như trường hợp mình đã nêu).
Trong định mức 1242/1998-QĐ-BXD không có định mức cốt thép mặt cầu (kể cả định mức mới 24 sau này cũng không có). Khi lập giá thầu, bọn mình vận dụng định mức IA2500 -Cốt thép sàn mái. KHi chấm thầu không ý kiến, nhưng khi điều chỉnh thông tư thì Chủ đầu tư cắt bỏ định mức: máy vận thăng (rõ ràng chiều cao cốt >4m rồi ).
Giá trúng thầu là giá cố định, phần điều chỉnh thông tư căn cứ vào nhân công, máy thi công trong hồ sơ trúng thầu nhân với hệ số điều chỉnh để tính phần chênh lệch.
Lý do cắt ĐM của Chủ đầu tư: không dùng máy vận thăng trong trường hợp này. Nhưng vận dụng định mức nào cho phù hợp ???? trong khi hệ thống ĐM không có mục cốt thép mặt cầu.
Mình cũng không biết có trường hợp nào giống như thế này nữa không.
Nếu một khi ĐM vẫn còn chưa đầy đủ thì hậu quả vẫn còn hệ luỵ đến nhiều điều nữa.
 
Last edited by a moderator:
S

son_vq121

Guest
Khấu hao vật liệu chính sàn đạo thi công.

Xin chào các bạn!

Có một vấn đề muốn được tham khảo ý kiến của các bạn.

Một cây cầu có 7 nhịp dầm bản liên tục đổ tại chỗ, dùng một bộ đà giáo 150T để thi công kết cấu nhịp (luân chuyển 7 lần), thời gian thi công là 6 tháng, một bác TEDI (xin được giấu tên) tính khấu khao vật liệu chính và lắp dựng đà giáo thế này:

* Khấu hao VLC (tính trong đơn giá SX): 150T x (2%*6th+7%)

* Lắp dựng: 150T x 7 = 1050T

Về phần lắp dựng thì được rồi, không có ý kiến, vấn đề là ở chỗ khấu hao VLC. Theo ĐM24 thì khấu hao 2% cho 1 tháng thi công và 7% cho một lần lắp dựng, tháo dỡ, ở đây có 7 lần lắp dựng tháo dỡ, đáng lẽ phải là 150T x (2%x6th+7%x7lần).

Nhưng khi phản hồi lại với tác giả họ nói rằng chỉ tính như trên thôi, từ trước tới nay vẫn thế!

Xin bác TA và anh em cho ý kiến nhé

PS: Số liệu trên chỉ mang tính minh họa.
 
Last edited by a moderator:

DauthauGXD

Phần mềm tốt nhất để đấu thầu, thắng thầu
Tham gia
7/7/07
Bài viết
755
Điểm thành tích
93
Nơi ở
Công ty CP Giá Xây Dựng số 18, Nguyễn Ngọc Nại
Website
giaxaydung.vn
Bàn Về Khấu Hao Vl Chính Tc Sàn đạo

Bạn son-vp121 này!
Đây là mục gây tranh cãi nhiều nhất mỗi khi bọn mình đi duyệt DT :D
Trước đây, khi chưa có ĐM 24, nhà nước cũng không có quy định chính thức về khấu hao vật liệu chính nên đơn vị TVTK khi thì/100, cũng có lúc /120, nói chung lại là không theo một thể thống nào cả!
Tuy nhiên, định mức 24 -Mã hiệu AI119-sản xuất hệ khung dàn, sàn đạo, sàn thao tác có ghi rõ hao phí VL chính được phân bổ tương ứng thời gian sử dụng 1 tháng bằng 2%, một lần lắp dựng tháo dỡ bằng 7%.
Bọn mình lập dự toán và dự thầu vẫn tính bằng cách tính như bạn nêu, tức là 150Tx (2%x6th+7%x7lần).
Có lẽ sau này bọn mình đi duyệt DT gặp tác giả của TVTK này họ cũng cắt giống vậy :D
Chỉ còn một cách : Lập luận.

Thứ nhất: Định mức đã quy định rõ thì phải áp dụng (chưa kịp bãi bỏ ) mình còn nhớ VKT có nói ĐM Nhà nước ban hành thì bắt buộc phải áp dụng, kể cả sai ! hì hì
Như bạn khongaica nói: luật đã quy định, cứ thế mà làm!!!

Thứ hai: Nếu không x7 lần cho 7 nhịp thì cầu của tôi 1 nhịp cũng dùng 150 tấn, còn 3 nhịp cũng 150T, kể cả 7 nhịp hay 10 nhịp cũng 150T ???
Hết lập luận :D
Nhưng mình cũng nhắc bạn: Phần nhân công và máy TC sản xuất chỉ tính cho 150T thôi đấy (vì SX 1 lần và SD cho 7 lần)
TB: super mod nên trả lời mục này để người lập DT như bọn mình biết được ý kiến của nhà soạn thảo ĐM và đơn vị áp dụng ĐM (TVTK)
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Định mức quy định rõ (ghi chú dưới mã hiệu AI.11900): Hao hụt vật liệu chính (thép hình, thép tấm, thép tròn) cho một lần lắp dựng và một lần tháo dỡ bằng 7%. Ông nào Khấu hao VLC (tính trong đơn giá SX): 150Tx(2%*6th+7%) chắc không hiểu tiếng Việt và hơi vô trách nhiệm với đồng bào. Để TA giải thích rõ hơn xíu theo ý hiểu của mình: mỗi lần lắp dựng và tháo dỡ khung dàn, sàn... bị cong vênh, sứt mẻ, thổi mối hàn đính, cắt ngắn, nối dài, hàn đệm, thậm chí một số vị trí có thể bị hỏng phải thay thế... (nếu để nguyên một vị trí không tháo ra lắp vào thì không bị như thế). Còn 2% là hao phí vật liệu chính (hao phí khác hao hụt nhé).
Theo ĐM24 thì khấu hao 2% cho 1 tháng thi công và 7% cho một lần lắp dựng, tháo dỡ, ở đây có 7 lần lắp dựng tháo dỡ, đáng lẽ phải là 150Tx(2%x6th+7%x7lần).
Tính như thế này (như trích dẫn bên trên) là phù hợp.

nangmai nói:
Định mức đã quy định rõ thì phải áp dụng (chưa kịp bãi bỏ ) mình còn nhớ VKT có nói ĐM Nhà nước ban hành thì bắt buộc phải áp dụng, kể cả sai.
Không hẳn thế đâu nangmai (nếu đã nói thế có lẽ mình sai - thành thật xin lỗi). Phần Quản lý định mức dự toán xây dựng trong TT 04/2005/TT-BXD ngày 01/4/2005 của Bộ Xây dựng có nêu:
Đối với công trình có các công tác xây dựng và lắp đặt mới chưa có trong hệ thống định mức hiện hành của Nhà nước, Chủ đầu tư căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công, điều kiện thi công và phương pháp xây dựng định mức dự toán theo Phụ lục số 5 của Thông tư này xây dựng định mức cho những công tác nói trên hoặc vận dụng các định mức tương tự đã sử dụng ở các công trình khác làm cơ sở xác định giá trị gói thầu đối với gói thầu thực hiện phương thức đấu thầu (kể cả trường hợp tổng thầu EPC, đấu thầu quốc tế), các định mức nói trên được gửi về Sở Xây dựng nơi xây dựng công trình, Bộ Xây dựng và Bộ quản lý ngành để theo dõi và kiểm tra; Trường hợp chỉ định thầu thì Chủ đầu tư phải gửi các định mức này về Bộ quản lý ngành hoặc Sở Xây dựng nơi xây dựng công trình để thoả thuận với Bộ Xây dựng ban hành áp dụng.
Đối với những công tác xây dựng và lắp đặt đã có trong hệ thống định mức hiện hành nhưng chưa phù hợp với biện pháp thi công hoặc điều kiện thi công hay yêu cầu kỹ thuật của công trình thì Chủ đầu tư cùng các Nhà thầu thi công, tổ chức tư vấn thiết kế và tổ chức chuyên môn về định mức tiến hành điều chỉnh những định mức đó cho phù hợp, đồng thời gửi tới Bộ quản lý ngành hoặc Sở Xây dựng nơi xây dựng công trình để thoả thuận với Bộ Xây dựng ban hành áp dụng.
Chỉ có định mức chưa phù hợp thôi làm gì có định mức sai (trừ trường hợp sai lỗi chính tả, chế bản thì phải xem đính chính).
 
Last edited by a moderator:
S

son_vq121

Guest
Cám ơn ban nangmai và bác TA rất nhiều!

Có lẽ phải đấu lý với bác TEDI này một phen, có gì bác TA và các bạn hỗ trợ nhé!
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Mã hiệu định mức AI 633321: Lắp dựng tháo dỡ KC thép hệ khung dàn, sàn đạo dưới nước , phần máy thi công(dưới nước) bao gồm :
Xàlan 200T,
Xàlan 400 T
Ca nô 150CV
Mã hiệu AI.62121: LD dầm thép dưới nước, và một số định mức về công tác dưới nước có sử dụng phao phà, xà lan phần định mức máy có ca nô
Bảng giá ca máy 1260 chỉ có ca nô công suất tối đa 75CV.
Thực tế khi thi công nhà thầu phải sử dụng đầu kéo dưới nước bởi vì nếu đã có xà lan thì phải có đầu kéo để lai dắt xà lan từ bờ ra trụ và giữa các trụ (nước).
Khi lập giá thầu, ở phần này thường người lập dự toán cũng áp dụng đầu kéo dưới nước 150CV. Nhưng hôm trước mình đọc trên giá xây dựng thấy có nói định mức ban hành bắt buộc phải áp dụng (kể cả sai). vì vậy mình thấy vướng mắc khi lập giá đến phần này.
Nếu áp dụng theo định mức -ca nô thì giá ca nô 150CV là giá tham khảo và thấp, không đủ chi phí thực tế thi công, còn nếu áp dụng giá đầu kéo 150CV (dưới nước)thì khi chấm thầu, nếu Chủ đầu tư chấm kỹ thì liệu có chấp nhận đơn giá này? và còn vấn đề sau này khi điều chỉnh thông tư (thường Chủ đầu tư quy về đơn giá gốc của bảng giá ca máy 1260 rồi nhân với hệ số theo quy đinh của thông tư)thì giải quyết như thế nào nếu nhà thầu áp dụng đơn giá cano 150CV?

TA trả lời: đầu kéo 150CV là phù hợp. Nangmai xem lại giá ca máy 1260, máy có STT 423 là Tầu kéo - công suất 150CV, giá ca máy là 775.474đ/ca, dùng luôn máy đó, không phải tham khảo hay vận dụng đâu.
Chắc do công trình của bạn thi công ở thời điểm chưa có bảng giá ca máy mới của địa phương xây dựng theo hướng dẫn tại Thông tư 06 nên vẫn còn dùng 1260?
Trong 1260 cũng quy định (2 trường hợp bạn không có giá ca máy):
+ Đối với những máy và thiết bị thi công chưa có quy định trong bảng gcm1260, kể cả những máy và thiết bị thi công chuyên ngành như xây dựng hầm lò, thủy điện, công trình biển... thì các Bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào các quy định chung của Nhà nước để tính toán và thỏa thuận với Bộ Xây dựng ban hành áp dụng. Đây là cách giải quyết khi không có giá ca máy còn gì? Bạn phải kêu tới Sở Xây dựng và UBND rồi từ đó thấu tới Bộ chủ quản và Bộ Xây dựng (chết mệt, nhưng may quá thời này xa rồi nhỉ).
+ Đối với một số loại máy và thiết bị thi công mới do các doanh nghiệp tự nhập, phải căn cứ vào những nguyên tắc, phương pháp xác định giá ca máy trong quy định hướng dẫn áp dụng này và phương pháp tính đơn giá cho một đơn vị khối lượng công tác do các máy này thực hiện để đưa vào lập dự toán theo các quy định hiện hành (khi mà 1260 còn có ý nghĩa).

Để các yếu tố trên sang một bên, trong trường hợp đấu thầu, theo kinh tế thị trường Nhà thầu dùng định mức nội bộ và hệ thống cung ứng vật tư, thiết bị của riêng mình... Ông chủ đầu tư nào mà chấm kỹ (soi giá ca máy để cố uốn thực tế cho cong về với đúng quy định của Nhà nước) như bạn nói thì đúng là hâm thật (tiếc là quá khứ đã xảy ra như thế) nhưng với hệ thống các văn bản mới thì chắc không thế nữa.
Thực tế khi TT06 ra đời và gcm1260 hết hiệu lực. Bộ XD có ban hành một văn bản hướng dẫn: những công trình lớn, phức tạp, trải dài theo tuyến... (và gì nữa TA không nhớ hết). Chủ đầu tư kết hợp với Nhà thầu, tư vấn xây dựng giá ca máy theo hướng dẫn tại TT06 trình Bộ Chủ quản (hay UBND) để thỏa thuận với Bộ XD ban hành áp dụng cho công trình, Viện Kinh tế xây dựng sẽ thẩm tra số liệu tính toán giá máy này. TA đã giúp giải quyết khá nhiều việc thẩm tra giá ca máy cho các công trình (hồ chứa nước Cửa Đạt, hạng mục kéo dài đê chắn sóng Tiên Sa, nạo vét luồng Cửa Việt, sông Hàn....) tại thời điểm các địa phương chưa kịp có giá ca máy để phục vụ thi công không bị gián đoạn.
 
Last edited by a moderator:

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Đơn vị mình thi công cầu Trần Quý Cáp -QL1A-tỉnh Khánh Hoà đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Hồ sơ dự toán -có điều chỉnh theo TT 05/2003; 03/2005 - đã được Cục Đường Bộ VN duyệt.
Có điều khi quyết toán, ở phần điều chỉnh thông tư, các hệ số thì máy thi công thì lại có vấn đề (giống như trường hợp mình đã nêu).
Trong định mức 1242/1998-QĐ-BXD không có định mức cốt thép mặt cầu (kể cả định mức mới 24 sau này cũng không có). Khi lập giá thầu, bọn mình vận dụng định mức IA2500 -Cốt thép sàn mái. Khi chấm thầu không ý kiến, nhưng khi điều chỉnh thông tư thì Chủ đầu tư cắt bỏ định mức: máy vận thăng (rõ ràng chiều cao cốt >4m rồi ).
Giá trúng thầu là giá cố định, phần điều chỉnh thông tư căn cứ vào nhân công, máy thi công trong hồ sơ trúng thầu nhân với hệ số điều chỉnh để tính phần chênh lệch.
Lý do cắt ĐM của Chủ đầu tư: không dùng máy vận thăng trong trường hợp này. Nhưng vận dụng định mức nào cho phù hợp ???? trong khi hệ thống ĐM không có mục cốt thép mặt cầu.
Thứ nhất là khi Nhà thầu vận dụng định mức đó, Chủ đầu tư chấm thầu không có ý kiến, Cục đường bộ đã phê duyệt tức là chấp thuận việc vận dụng là phù hợp. Công việc sau đó chỉ còn căn cứ vào hợp đồng được ký kết, sự công bằng là ngang nhau giữa 2 bên ký vào hợp đồng. Giá trúng thầu là giá cố định chỉ điều chỉnh theo chế độ chính sách của Nhà nước thì cứ vậy mà làm, tại sao lại lôi chi tiết bên trong ra? Trong trường hợp này nếu gây thiệt hại cho Nhà nước ông Chủ đầu tư phải bỏ tiền túi ra mà đền (do ông không đủ trình độ năng lực nên phê duyệt kết quả đấu thầu và ký hợp đồng bị hố).
Vấn đề không phải là có vận thăng hay không, mà vấn đề là người ta vân dụng định mức đó để tính ra một mức hao phí có thể quy đổi để sử dụng những máy khác đảm bảo thực hiện được công việc đề ra đạt yêu cầu của Chủ đầu tư (bằng chứng là công trình đã đưa vào sử dụng). Mặt khác khi xây dựng định mức người ta đã chọn một dây chuyền sản xuất thống nhất (có thể là khá tối ưu), nên khi tách vận thăng ra, thì định mức đó bị phá vỡ. Đã sai càng sai.
 
H

HaAnh

Guest
Em đang làm dự toán một cây cầu, nhưng trong phần đắp đê quai hố móng phải đóng cừ thép, phần này em chưa nghiên cứu. Bác nào có dự toán tương tự cho em xin cái để em xem và vận dụng. Rất mong tin. Cảm ơn nhiều!
 

DauthauGXD

Phần mềm tốt nhất để đấu thầu, thắng thầu
Tham gia
7/7/07
Bài viết
755
Điểm thành tích
93
Nơi ở
Công ty CP Giá Xây Dựng số 18, Nguyễn Ngọc Nại
Website
giaxaydung.vn
Em đang làm dự toán một cây cầu, nhưng trong phần đắp đê quai hố móng phải đóng cừ thép, phần này em chưa nghiên cứu. Bác nào có dự toán tương tự cho em xin cái để em xem và vận dụng. Rất mong tin. Cảm ơn nhiều!
Nếu đọc dự toán không thì bạn sẽ không hiểu, bởi vì mỗi công trình có một kiểu thiết kế về hố móng khác nhau, tuỳ vào điều kiện địa chất, thuỷ văn, mức độ phức tạp của móng mố, trụ để người thiết kế đưa ra các phương án . Đóng cọc cừ thép có để lại hay nhổ lên thu hồi, hoặc mức độ thu hồi bao nhiêu ?? Phần vòng vây ngăn nước có thể bằng đất sét, hoặc bao tải cát, hoặc ván lát, nói chung rất nhiều kiểu...nếu không xem hồ sơ thiết kế thì không biết gửi cho bạn file nào cho phù hợp.
Tuy nhiên mình gửi bạn 1file kiểu đóng cọc ván thép có thu hồi, đắp bao tải đất làm vòng vây, có ván lát chống vách.
mình sẽ xoá bớt các phần không liên quan cho đỡ nặng máy.
Có gì không rõ thì phản hồi lại nghe
PS: nặng quá, dung lượng không cho phép, vào opera không được, để mình liên hệ super mod xem đã
 
Last edited by a moderator:

convitcon323

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
7/12/07
Bài viết
14
Điểm thành tích
3
Xin chào các bác trong diễn đàn.Em mới bước vào làm dự toán và định mức.Em có một vấn đề xin các bác chỉ giáo.
Khi tính định mức công tác ốp lát mà kích thước gạch không có trong bảng định mức thì mình tính thế nào?
Ví dụ: Tính định mức công tác ốp lát tường gạch kích thước 250x400 thì lấy ak.31110 hay ak.31130?
Và căn cứ để sử dụng định mức là tính theo diện tích của gạch có đúng không vì em có người bạn nói là lấy như vậy cũng được (250x400~300x300)
Xin cảm ơn các bác!!!!
 

convitcon323

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
7/12/07
Bài viết
14
Điểm thành tích
3
Cho em hỏi thêm một vấn đề.
Khi trong bảng tiên lượng mời thầu ghi
Xây tường bằng gạch thẻ4x8x19 dày<=30cm, cao <=4m, vữa xi măng mác 75 thì lấy vữa xi măng cát đen hay cát vàng?
Và các bác có thể chỉ cho em rõ với trường hợp của công tác nào thì lấy định mức cấp phồi vữa Xi măng cát vàng hay xi măng cát đen vì trong bảng tiên lượng không ghi rõ.
Rất mong các bác chỉ giáo sớm cho em.
Cảm ơn các bác nhiều.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Cho em hỏi thêm một vấn đề.
Khi trong bảng tiên lượng mời thầu ghi
Xây tường bằng gạch thẻ4x8x19 dày<=30cm, cao <=4m, vữa xi măng mác 75 thì lấy vữa xi măng cát đen hay cát vàng?
Và các bác có thể chỉ cho em rõ với trường hợp của công tác nào thì lấy định mức cấp phồi vữa Xi măng cát vàng hay xi măng cát đen vì trong bảng tiên lượng không ghi rõ.
Nếu trong bản vẽ thiết kế không có quy định rõ, thuyết minh kỹ thuật cũng không đề cập, thì bạn dùng vữa xi măng cát nào cũng được, miễn đạt mác 75 là được (làm thầu thì rẻ càng tốt).
Thông thường nếu không có thiết kế cấp phối riêng thì chúng ta tham khảo bảng cấp khối vữa xây, vữa bê tông trong định mức số 1776/BXD-VP do Bộ Xây dựng công bố. Thường thì xi măng mác 75, 100 dùng cát vàng tối ưu hơn (nhanh đạt cường độ, ít tốn xi măng -> rẻ). Tuy nhiên, cũng phải cân nhắc xem điều kiện công trình nguồn cát cung ứng có đáp ứng tiến độ và chất lượng không. Ví dụ: Khi tính đơn giá xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La và thuỷ điện Nậm Chiến (cũng ở Mường La, Sơn La), TA không lấy giá cát theo thông báo liên Sở Xây dựng - Tài chính Sơn La được, bởi cát đó không đảm bảo yêu cầu để đổ bê tông đập. Phải mua từ Việt Trì Phú Thọ, giá gốc là 58.000đ/m3 vận chuyển qua đập Hoà Bình, xuôi dòng Sông Đà lên tới công trình giá cát lên tới khoảng 380.000đ/m3 (đây có lẽ là bài toán vận chuyển phức tạp nhất, tính xong năng lực tăng vù vù).
 
L

levinhxd

Guest
Xin chào các bác trong diễn đàn.Em mới bước vào làm dự toán và định mức.Em có một vấn đề xin các bác chỉ giáo.
Khi tính định mức công tác ốp lát mà kích thước gạch không có trong bảng định mức thì mình tính thế nào?
Ví dụ: Tính định mức công tác ốp lát tường gạch kích thước 250x400 thì lấy ak.31110 hay ak.31130?
Và căn cứ để sử dụng định mức là tính theo diện tích của gạch có đúng không vì em có người bạn nói là lấy như vậy cũng được (250x400~300x300)
Xin cảm ơn các bác!!!!

Bạn hoàn toàn áp các mã hiệu vận dụng, nhưng kích thước gạch phải tương đối nhau (ví dụ: 300x300 = 0,09m2 gần ương đương 250x400=0,1m2)! vì khi đó lượng vữa, xi măng trắng sẽ gần tương đương nhau! Khi tra mã vận dụng tuyệt đối phải nhớ đổi tên vật tư ở bảng giá chi tiết (hoặc bảng chênh lệch vật tư)!
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top