Các vấn đề về nghiệm thu

L

lestrong

Guest
1. Bộ Xây dựng trả lời về công tác nghiệm thu trong thi công xây dựng

Hỏi:
"Công ty chúng tôi đang thi công công trình phục vụ đóng tàu tại Cần Thơ. Chủ đầu tư và Nhà thầu giám sát thi công xây dựng yêu cầu chúng tôi phải thực hiện việc nghiệm thu công tác xây dựng (kể cả các mẫu Biên bản nghiệm thu) theo TCXDVN 371-2006 Nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng. Xin cho biết những vấn đề:

1. Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng đang hiệu lực thì chúng tôi phải áp dụng theo Nghị định này hay TCXDCN 371-2006 để thực hiện nghiệm thu?

2. Yêu cầu của Chủ đầu tư và Nhà thầu giám sát thi công xây dựng có hợp lý không?

3. Chúng tôi có phải áp dụng theo quy định tại 4.4.4.10 của TCXDVN 371-2006 cụ thể là "Sau khi nghiệm thu, Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ tới cấp có thẩm quyền để xin phép được bàn giao đưa hạng mục, công trình xây dựng xong vào sử dụng. Thời hạn xem xét và chấp thuận không quá 10 ngày làm việc sau khi đã nhận đủ hồ sơ hoàn thành hạng mục, công trình theo qui định" hay không?.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:
1. Khoản 2 Điều 80 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”. Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 371 : 2006 "Nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng" được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 41/2006/QĐ-BXD ngày 29/12/2006 đều quy định về công tác nghiệm thu công trình xây dựng nhưng do Nghị định là văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn nên cho đến thời điểm này vẫn phải áp dụng Nghị định để thực hiện nghiệm thu.

2. Tiêu chuẩn TCXDVN 371:2006 qui định nội dung và trình tự tiến hành công tác nghiệm thu chất lượng thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp (xây dựng mới và cải tạo) đã hoàn thành. Công trình mà Quý Công ty thi công phục vụ đóng tàu nõu là bến, ụ nâng tầu, âu thuyền là công trình giao thông th yêu cầu của Chủ đầu tư và Nhà thầu gim st thi công xây dựng là không hợp lý.

3. Do lý do đã nêu ở khoản 1 nên Quý Công ty không phải áp dụng theo quy định tại 4.4.4.10 của TCXDVN 371-2006.



2. Về thủ tục nghiệm thu thanh toán phân khai cấp đá

Hỏi:
Chúng tôi đang quản lý 01 dự án đường giao thông có thi công bằng công nghệ nổ mìn phá đá, đây là công trình đấu thầu rộng rãi trong nước, hình thức hợp đồng theo đơn giá, trong hồ sơ mời thầu chỉ mời thầu hạng mục công việc "Đào đá" mà không phân khai cấp đá. Vậy:
- Khi làm thủ tục nghiệm thu, thanh toán có cần phân khai cấp đá hay không? Nếu phân khai thì thanh toán như thế nào với 01 đơn giá dự thầu đã được phê duyệt.
- Khi thanh toán có cần thiết phải yêu cầu Nhà thầu cung cấp hoá đơn mua vật liệu nổ hay không? (Vì khi nổ mìn đương nhiên Nhà thầu đã phải có chứng chỉ nổ mìn được cấp thẩm quyền cho phép)”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Tài chính có ý kiến như sau:
- Theo thư Bạn trình bày thì khi mời thầu chỉ có một công việc “Đào đá”. Nhưng theo quy định để tổ chức đấu thầu, giá gói thầu phải được căn cứ vào sơ thiết kế và dự toán được duyệt. Đơn giá đào đá phải được xác định dựa trên cơ sở cấp đá. Do vậy khi làm thủ tục nghiệm thu thanh toán cần phải ghi rõ cấp đất đá thực tế thực hiện.
- Việc thanh toán hợp đồng đối với hợp đồng theo đơn giá cố định thực hiện theo điểm 2.8.3 phần II của Thông tư số 06/2007/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
 
L

lestrong

Guest
1. Cục Giám định trả lời về mẫu biên bản nghiệm thu của tư vấn giám sát với nhà thầu xây dựng

Hỏi:
“Tôi là người tham gia hoạt động tư vấn giám sát xây dựng, có một số thắc mắc trong quá trình giám sát chất lượng thi công của nhà thầu, muốn được quý cơ quan có thẩm quyền giải đáp như sau:

1. Tại Điểm 1, Điều 23 Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 về “Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng” có nêu:

“Nhà thầu thi công xây dựng phải tự tổ chức nghiệm thu các công việc xây dựng, đặc biệt các công việc, bộ phận bị che khuất; bộ phận công trình; các hạng mục công trình và công trình, trước khi yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu... “.

Tại Điểm 1, Điều 24 Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 về “Nghiệm thu công việc xây dựng” có nêu:

“Căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng:

a) Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng; ...”.

2. Xin hỏi:

1. Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng ở đây do ai, thuộc bộ phận nào của nhà thầu ký tên đề nghị:

- Giám đốc;

- Trưởng ban chỉ huy công trường;

- Cán bộ kỹ thuật thi công trực tiếp;

- Đại diện bộ phận giám sát chất lượng nội bộ của nhà thầu

2. Mẫu Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng, mẫu biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu không có trong nghị định 209. Vậy nên theo mẫu nào, có thể vận dụng mẫu nghiệm thu của tư vấn giám sát với nhà thầu xây dựng được không?”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:
1. Về nguyên tắc Phiếu yêu cầu nghiệm thu là do nguời đại diện theo pháp luật của Nhà thầu thi công xây dựng ký. Tuy nhiên, nếu Nhà thầu thi công tổ chức hệ thống quản lý chất lượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP thì Người ký Phiếu yêu cầu nghiệm thu là Chỉ huy trưởng công trưởng hoặc Đội trưởng (Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình) trong trường hợp công trường nhỏ không có chỉ huy trưởng.

2. Nghị định 209/2004/NĐ-CP không quy định mẫu Phiếu yêu cầu nghiệm thu. Nhà thầu thi công xây dựng tự lập Phiếu yêu cầu nghiệm thu với các nội dung sau: đối tượng nghiệm thu, thời gian nghiệm thu, danh mục các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.


2. Về việc tham gia nghiệm thu của nhà thầu thiết kế
Hỏi :
Tôi là tác giả tư vấn thiết kế công trình xây dựng dân dụng, tôi có thiết kế 01 công trình thuộc nguồn vốn nhà nước, tôi đã tham gia nghiệm thu các bước từ khâu định vị công trình cho đến nghiệm thu công trình đưa vào. Như vậy tôi còn phải tham gia nghiệm thu gì nữa không?
- Chủ đầu tư có mời tôi tham gia nghiệm thu công trình hết thời gian bảo hành của nhà thầu xây dựng bảo hành chất lượng xây dựng công trình với chủ đầu tư (sao 01 năm kể từ ngày nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng). Như vậy tôi phải tham gia nghiệm thu theo lời mời của chủ đầu tư không? Nếu tham gia thì tại sao phải tham gia? Còn không tham gia thì tại sao? Tác giả thiết kế công trình tham gia nghiệm thu từng cấu kiện, giai đoạn nào của công trình?“.

Trả lời:
1. Nhà thầu thiết kế có nghĩa vụ thực hiện việc giám sát tác giả và trách nhiệm tham gia nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ và khoản 3 mục I của Thông tư số 12/2005/TT-BXD của Bộ Xây dựng.
Các thời điểm mà Nhà thầu thiết kế tham gia nghiệm thu công trình xây dựng (nếu có yêu cầu của Chủ đầu tư) phải được ghi rõ trong hợp đồng giữa Chủ đầu tư với Nhà thầu thiết kế.
2. Khi hết thời hạn bảo hành công trình, nếu chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu chất lượng công trình có mời nhà thầu thiết kế thì nhà thầu thiết kế tham gia. Nếu cần chi phí thì hai bên cùng thỏa thuận. Nếu công việc này đã ghi trong hợp đồng thiết kế thì nhà thầu thiết kế phải thực hiện theo hợp đồng.
 
L

lestrong

Guest
1. Bộ Xây dựng trả lời vướng mắc về nghiệm thu công trình xây dựng

Hỏi:
"Việc nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng áp dụng theo TCXDVN 371-2006 hay Nghị định 209, nếu áp dụng cái nào thì tại sao và có phải là bắt buộc không?".

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:
Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ là văn bản pháp luật bắt buộc áp dụng, tiêu chuẩn nghiệm thu TCXDVN 371-2006 là tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện. Vì vậy, trước tiên công tác nghiệm thu chất lượng công trình phải thỏa mãn các quy định trong Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ cũng như các văn bản hướng dẫn và sửa đổi một số điều của Nghị định này. Những điểm mà TCXDVN 371-2006 khác với Nghị định 209/2004/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan (nhưng không trái) thì khuyến khích áp dụng. Tuy nhiên việc áp dụng tiêu chuẩn nghiệm thu nên được thống nhất ngay từ đầu với các đơn vị tham gia xây dựng công trình.



2. Bộ Xây dựng trả lời vấn đề liên quan đến việc lập biên bản nghiệm thu công việc xây dựng

Hỏi:
“Hiện nay đơn vị chúng tôi đang sử dụng mẫu biểu nghiệm thu công việc thi công với đầy đủ các thông tin như trong mẫu nghiệm thu công việc xây dựng (phụ lục 4A) trong nghị định 209/2004/NĐ-CP, nhưng cách trình bày có khác so với mẫu trong phụ lục 4A của nghị định 209/2004/NĐ-CP. Do đó, đơn vị Tư vấn QLDA không chấp nhận ký xác nhận thanh toán và yêu cầu chúng tôi lập lại biên bản nghiệm thu theo đúng như mẫu 4A trong NĐ 209/2004/NĐ-CP. Vậy Biên bản nghiệm thu như đơn vị chúng tôi đang sử dụng có được chấp thuận như mẫu trong NĐ 209/2004/NĐ-CP không, hay phải lập theo đúng như cách trình bày của mẫu trong NĐ 209/2004/NĐ-CP?”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:
1. Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 do Chính phủ ban hành hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng về quản lý chất lượng công trình xây dựng áp dụng đối với chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức và cá nhân có liên quan trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, bảo hành và bảo trì, quản lý và sử dụng công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Bởi vậy, công tác nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình và công trình đều áp dụng mẫu được quy định tại các Phụ lục kèm theo Nghị định này.
2. Ngày 18/4/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP. Tại Nghị định 49/2008/NĐ-CP, Chính phủ sửa đổi, bổ sung điều 12, 16, 17, 24, 25, 26 liên quan đến nghiệm thu công trình. Sau khi Nghị định 49/2008/NĐ-CP có hiệu lực, chủ đầu tư có thể tự soạn hoặc chấp thuận các mẫu biên bản nghiệm thu được quy định trong các tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu do nhà thầu giám sát thi công xây dựng đề nghị nhưng phải bảo đảm các nội dung của biên bản nghiệm thu được quy định tại Nghị định này.
 
L

lestrong

Guest
Bộ Xây dựng trả lời một số vướng mắc về nghiệm thu công trình xây dựng

Hỏi:

“1. Trong công tác nghiệm thu công việc, thành phần trực tiếp ký nghiệm thu của nhà thầu thi công là người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp, người đó có phải là chỉ huy trưởng công trình tham gia và bắt buộc phải ký tên trong các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng hay không? Nếu không thì không cần thiết phải có chức danh chỉ huy trưởng công trường?

2. Trường hợp Chỉ huy trưởng công trường ủy quyền cho người không đủ điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường (không có bằng cấp chuyên môn) ký toàn bộ biên bản nghiệm thu và chịu trách nghiệm trước mình, công ty, pháp luật về chất lượng, tiến độ, an toàn lao động là đúng hay sai?

3. Việc nghiệm thu vật liệu xây dựng trước khi đưa vào sử dụng trong công trình ở TCXDVN 371-2006 và Nghị định 209 có quy định khác nhau, việc này thực hiện như thế nào?”.

Trả lời:


Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:
1. Trong công tác nghiệm thu, Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định 3 bước nghiệm thu là:

- Nghiệm thu công việc xây dựng;

- Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng (gọi tắt là nghiệm thu Bộ phận - giai đoạn);

- Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa vào sử dụng (gọi tắt là nghiệm thu Hạng mục - công trình hoàn thành).

Đối với bước nghiệm thu công việc xây dựng, người ký biên bản nghiệm thu công việc về phía nhà thầu là cán bộ kỹ thuật thi công trực tiếp công việc được nghiệm thu.

Đối với bước nghiệm thu Bộ phận - giai đoạn, theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ thì người ký biên bản nghiệm thu này về phía nhà thầu là người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu (có thể là Tổ trưởng tổ quản lý chất lượng, Trưởng phòng kỹ thuật của nhà thầu hoặc Chỉ huy trưởng công trường nếu được phân công phụ trách kỹ thuật).

Đối với bước nghiệm thu Hạng mục - công trình hoàn thành, theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ thì người ký biên bản nghiệm thu này về phía nhà thầu là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu và người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu. Người phụ trách thi công trực tiếp ký ở bước nghiệm thu này là người chịu trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo việc thi công tại hiện trường toàn bộ hạng mục hoặc công trình được nghiệm thu (chỉ huy trưởng công trường).

Theo điều 64 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP thì chức danh Chỉ huy trưởng công trường là một trong những điều kiện bắt buộc phải có để xác định điều kiện năng lực của nhà thầu, để lựa chọn nhà thầu có năng lực phù hợp với phạm vi công việc.

2. Trước tiên phải khẳng định việc ủy quyền trên là vi phạm quy định của pháp luật vì thứ nhất người được ủy quyền không có năng lực phù hợp với công việc được ủy quyền, thứ hai là người được ủy quyền chỉ chịu trách nhiệm trước người ủy quyền, người ủy quyền phải chịu trách nhiệm trước công ty, trước pháp luật về các công việc mà người được ủy quyền thực hiện.

3. Theo quy định tại Điều 21 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP thì Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình thông qua việc:

- Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm, kết quả kiểm định.

- Thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình trong trường hợp có nghi ngờ về chất lượng.

Nghị định số 209/2004/NĐ-CP không hạn chế việc nghiệm thu vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình như TCXDVN 371-2006 đã quy định. Vì vậy Chủ đầu tư có quyền tổ chức nghiệm thu theo TCXDVN 371-2006 nếu thấy cần. Tuy nhiên việc nghiệm thu này nên được thống nhất ngay từ đầu với các đơn vị tham gia xây dựng công trình.
 
L

lestrong

Guest
Bộ Xây dựng trả lời về cách thức đánh giá mác bê tông của ống cống bê tông ly tâm

Hỏi:
"Có được áp dụng TC 239-2005 để đánh giá mác ống cống bêtông ly tâm khi kiểm định chất lượng công trình hay không? Nếu bắt buộc mác công bêtông ly tâm khi kiểm định phải >= mác thiết kế thì Cty chúng tôi phúc tra lại như kết quả trên có xem là đạt mác thiết kế và đủ điều kiện nghiệm thu hay không?".

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:

Khi việc lấy mẫu thử của ống cống bê tông để xác định cường độ chịu nén tuân thủ theo đúng quy định của TCVN 3105 : 1993 và TCVN 3118 : 1993 thì có thể áp dụng TCXDVN 239 : 2005 để đánh giá mác bê tông theo cường độ chịu nén. Nếu các tổ mẫu thử (nêu trong thư bạn đọc) được lấy mẫu theo quy định của TCVN 3105 : 1993, TCVN 3118 : 1993 và được đánh giá theo quy định của TCXDVN 239 : 2005 có kết quả như đã liệt kê thì cũng theo chỉ dẫn về cách đánh giá trong TCXDVN 239 : 2005, mác bê tông theo cường chịu nén của các tổ mẫu này hoàn toàn đáp ứng yêu cầu so với mác bê tông do thiết kế quy định.

 

thienhaopm

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
6/6/08
Bài viết
152
Điểm thành tích
28
Bo Xay Dung Tra Loi Ve Nghiem Thu

một số câu hỏi và trả lời của Bộ xây dựng liên quan đến công tác nghiệm thu
 

File đính kèm

  • BXD tra loi ve BBNT theo ND 209.doc
    41 KB · Đọc: 1.509
  • Phan V- chat luong cong trinh xay dung-8-3-2006.doc
    171,5 KB · Đọc: 617
  • Tra loi cau hoi ve nghiem thu coc khoan nhoi.doc
    29 KB · Đọc: 530
  • Tra loi ve nguoi ky ban ve hoan cong.doc
    36 KB · Đọc: 836
L

lestrong

Guest
Bộ Xây dựng trả lời một số vấn đề liên quan đến Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam

Hỏi:

“Đơn vị tư vấn giám sát (hoặc thiết kế) có chức năng kiểm định vật liệu xây dựng (có dấu Las XD do Bộ Xây dựng cấp) thì có được thí nghiệm, kiểm định vật liệu xây dựng thuộc công trình do mình giám sát hoặc thiết kế không? Nếu có (hoặc không) thì văn bản nào qui định? Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCXDVN) có bắt buộc áp dụng không? Trong quá trình thi công và nghiệm thu, nếu không có yêu cầu của thiết kế hoặc chủ đầu tư về việc bắt buộc sử dụng tiêu chuẩn nào, chúng tôi có được áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài vào việc thi công và nghiệm thu không? (tất nhiên, tiêu chuẩn đó phải được BXD công bố và chấp thuận)”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Khoa học Công nghệ & Môi trường có ý kiến như sau:

- Theo điều 48, khoản 6 Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 của Chính Phủ về Quản lý đầu tư xây dựng công trình: “... nhà thầu giám sát thi công xây dựng không được ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát.”

- Theo qui định tại điều 23 của Luật Tiêu chuẩn và Qui chuẩn kỹ thuật: “Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện…”. Trong quá trình nghiệm thu hồ sơ thiết kế, chủ đầu tư phải nghiệm thu cả danh mục các tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình (điều 16 nghị định 2009/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính Phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng).

Khi đề xuất danh mục tiêu chuẩn áp dụng cho công trình, chủ đầu tư có thể áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài theo "Qui chế áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam" do Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BXD ngày 07/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Bộ Xây dựng trả lời về việc Nhà thầu thi công lấy kết quả thí nghiệm xác định cường độ chịu nén tổ mẫu lập phương 02 viên chuẩn để nghiệm thu kết cấu bê tông

Hỏi:

Qua hòm thư điện tử của Trung tâm Tin học, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đã nhận được câu hỏi của công dân Huỳnh Anh Kiệt, địa chỉ Email (tqminhag@yahoo.com.vn) hỏi: “Đơn vị chúng tôi thực hiện công tác chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng cho một công trình trên địa bàn tỉnh An Giang. Khi tôi kiểm tra tài liệu quản lý chất lượng công trình này thì thấy có sự không phù hợp trong việc nghiệm thu công tác bêtông là nhà thầu thi công dùng tổ mẫu lập phương chuẩn 02 viên để nghiệm thu thay vì 03 viên như qui định tại điều 7.1.7 của tiêu chuẩn áp dụng TCVN 4453:1995. Tuy nhiên, nhà thầu thi công vận dụng điều 4.2.2 TCVN 3118:1993 để bảo lưu việc dùng tổ mẫu lập phương chuẩn 02 viên. Chúng tôi không đồng ý với quan điểm của nhà thầu thi công vì tổ mẫu 02 viên chỉ áp dụng cho mẫu khoan và đã báo cáo với chủ đầu tư về vấn đề này nhưng chủ đầu tư chưa thống nhất và yêu cầu chúng tôi xin ý kiến của Bộ Xây dựng”.

Trả lời:

Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:

Công tác nghiệm thu kết cấu bê tông, được áp dụng 02 Tiêu chuẩn sau: Tiêu chuẩn TCVN 3015 : 1993 - “Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng - Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử”. Tại Khoản 3 điểm 3.3 của Tiêu chuẩn nêu trên quy định: “Mẫu bê tông được đúc thành các viên theo tổ. Tổ mẫu thử chống thấm gồm 06 viên chuẩn, tổ mẫu thử mỗi chỉ tiêu khác gồm 03 viên chuẩn hình lập phương kích thước 150 x 150 x 150 mm”; Tiêu chuẩn TCVN 3118 : 1993 - “Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ chịu nén”.

Như vậy Nhà thầu thi công sử dụng kết quả thí nghiệm xác định cường độ chịu nén tổ mẫu lập phương 02 viên chuẩn để nghiệm thu kết cấu bê tông là không phù hợp.

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Bộ Xây dựng trả lời về việc thi công sản xuất ống cống tại chỗ

Hỏi:

Qua hòm thư điện tử của Trung tâm Tin học, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đã nhận được câu hỏi của công dân Lỗ Hữu Khải, địa chỉ Email (tttvgshb@gmail.com) hỏi:

“- Đối với ống cống tự chế tạo TVGS cần kiểm tra:

* Công nghệ thi công (đúc ly tâm)

* Cốt thép chủng loại cốt thép qui cách l­õi cốt thép, kích thu­ớc và mối hàn...

* Ván khuôn đổ ống cố

* Qui trình đổ bê tông

* Bảo d­­ưỡng bê tông

* Chất lu­ợng sau khi đã hoàn thành bao gồm kích thu­ớc, mác bê tông, độ nhám... Tất cả các chỉ tiêu trên đều thi công đúng qui trình, đẩm bảo chất luợng. (Có đầy đủ các kết quả kiểm tra kèm theo).

- Như­ vậy có nhất thiết phải kiểm tra chất l­uợng bằng ph­uơng pháp ép 3 cạnh không?”.

Trả lời:

Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:

Ngày 05/07/2006 Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 19/2006/QĐ-BXD về việc ban hành TCXDVN 372:2006 “ống bê tông cốt thép thoát nước”. Tiêu chuẩn này áp dụng đối với ống bê tông cốt thép hình trụ đúc sẵn, dùng cho các công trình thoát nước. Như vậy nếu ống cống bạn hỏi là ống bê tông cốt thép hình trụ đúc sẵn, dùng cho các công trình thoát nước thì phải tuân thủ theo các quy định tại tiêu chuẩn này. Tại Điểm 5.4.2 “Yêu cầu khả năng chịu tải của ống cống” của TCXDVN 372:2006 đã quy định: “Khả năng chịu tải của ống cống được đánh giá thông qua phương pháp ép ba cạnh”. Vậy việc thực hiện kiểm tra chất lượng ống cống bằng phương pháp ép ba cạnh theo quy định là cần thiết.

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Bộ Xây dựng trả lời về phương án giải quyết sau khi thi công

Hỏi:

Qua hòm thư điện tử của Trung tâm Tin học, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đã nhận được câu hỏi của công dân Vũ Hoàng Đức, địa chỉ Email (an_cipc@yahoo.com.vn) hỏi: “Chúng tôi là đơn vị thi công chuyên ngành xây dựng dân dụng. Sau khi thi công các công tác phần cọc móng của các hạng mục thi công, có biên bản nghiệm thu, có biên bản lấy mẫu vật liệu, có phiếu thiết kế cấp phối vật liệu và có kết quả thí nghiệm vật liệu cho công tác bê tông. Sau khi thi công phần ép cọc móng để tiến hành thí nghiệm cọc, Ban quản lý công trình có yêu cầu đơn vị thi công cắt mẫu bê tông cọc ra để làm thí nghiệm hiện trường. Phương án kiểm tra tại vị trí cắt mẫu tại hiện trường sau khi đã ép cọc còn đoạn nổi lên (Cọc dương) thì cắt lấy mẫu, mẫu đó BQL sử dụng để làm mẫu thí nghiệm hiện trường. Vậy trong trường hợp này mẫu đó có được làm mẫu thí nghiệm hiện trường không? Trong mẫu có cốt thép chủ của cọc fi 18, có lẫn thép đai fi 6. Kích thước mẫu không tương đối bằng phẳng sau khi cắt. Diện tích trung bình 2 mặt nén của mẫu là 218,7cm2”.

Trả lời:

Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:

1. Theo nội dung trình bày của bạn thì công tác thi công và nghiệm thu ép cọc đã được thực hiện theo TCXDVN 286 : 2003 ''Đóng và ép cọc - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu'', trong đó công việc kiểm tra, nghiệm thu vật liệu chế tạo cọc tại nơi sản xuất được quy định tại điểm 4.1.2 trang 7.

2. Trường hợp Chủ đầu tư có nghi ngờ về chất lượng thì có thể tổ chức thí nghiệm phúc tra để đánh giá chất lượng bê tông của cọc tại hiện trường theo các phương pháp được nêu tại khoản 6 của TCXDVN 239 : 2006 "Bê tông nặng - Chỉ dẫn đánh giá cường độ trên kết cấu công trình"các phương pháp thí nghiệm xác định cường độ bê tông hiện trường.

3. Ban quản lý công trình có yêu cầu đơn vị thi công cắt mẫu bê tông cọc ra để làm thí nghiệm hiện trường là không có cơ sở.

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Bộ Xây dựng giải thích nội dung mục d khoản 1 Điều 24 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP

Hỏi:

Qua hòm thư điện tử của Trung tâm Tin học, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đã nhận được câu hỏi của công dân, địa chỉ Email (ktgs.upc@gmail.com) hỏi: “Trong nghị định 209/2004/NĐ-CP, Điều 24 khoản 1 mục (d): "Tài liệu viện dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng" được hiểu như thế nào là đúng?”

Trả lời:

Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:

1. Mục d khoản 1 Điều 24 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP quy định một trong những căn cứ để nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình và có nội dung: “Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng”; bạn đọc viết: “Tài liệu viện dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng” là chưa chính xác.

2. Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng ở đây được hiểu là những yêu cầu kỹ thuật hay điều kiện kỹ thuật chỉ dẫn trong hợp đồng được hai bên A và B cùng chấp thuận để phục vụ công tác nghiệm thu các đối tượng nghiệm thu.

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Bộ Xây dựng trả lời về việc nghiệm thu cọc khoan nhồi và bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Nhà thầu giám sát thi công xây dựng

Qua hòm thư điện tử của Trung tâm Tin học, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đã nhận được câu hỏi của công dân Nguyễn Trung Hồng, địa chỉ Email (trungtrungh2004@yahoo.com) hỏi:

“1. Đơn vị tôi làm chủ đầu tư một dự án.

- Công tác quản lý chất lượng được ký hợp đồng với một đơn vị tư vấn giám sát có đủ tư cách pháp nhân thực hiện, trước đây việc sử dụng các biểu mẫu nghiệm thu trong công tác nghiệm thu hoàn toàn theo mẫu - Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16 tháng 12 năm 2004 về quản lý chất lượng công trình. Nay Bộ Xây dựng lại ban hành TCXDVN 371:2006 - Nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng, trong phần phụ lục mẫu biên bản nghiệm thu lại ghi là (quy định). Vậy tôi sử dụng biểu mẫu 209 hay biểu mẫu TCXDVN 371:2006 thì mới đúng.

- Công trình của đơn vị tôi có sử dụng cọc khoan nhồi việc áp dụng tiêu chuẩn trong công tác thi công và nghiệm thu tuân thủ TCXDVN 326:2004 “Cọc khoan nhồi - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu” được Bộ Xây dựng ban hành theo quyết định số 30 ngày 10/12/2004. Tôi thấy trong tiêu chuẩn có nêu (Khối lượng bê tông thực tế so với kích thước lỗ cọc theo lý thuyết không được vượt quá 20%. Khi tổn thất bê tông lớn phải kiểm tra lại biện pháp giữ thành hố khoan). Trong thực tế thi công thì việc này thường xuyên xảy ra giữa khối lượng đổ bê tông theo lý thuyết với khối lượng thực tế sau khi đổ bê tông điều này không lường trước được mặc dù công tác kiểm tra giám sát hố khoan trước lúc đổ bê tông đã đạt yêu cầu. Vậy đối với những cọc sau khi đổ bê tông xong tỉ lệ hao hụt nhỏ hơn 20% tức là từ (1-19%) thì vẫn chấp nhận được hay sao? Và khi quyết toán cho nhà thầu thì lấy số liệu nào làm căn cứ. Tính khối lượng theo lý thuyết hay tính khối lượng theo thực tế bao gồm cả hao hụt bê tông trong quá trình đổ? Tôi xin được làm rõ để áp dụng trong công tác quyết toán và tập hợp hồ sơ tài liệu theo đúng quy định.

2. Xin Bộ cho biết trong các hợp đồng dịch vụ tư­ vấn (Tư­ vấn giám sát thi công công trình xây dựng) có nhất thiết phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp không, nếu phải mua thì mua ở đâu, đơn vị nào bán, mức mua là bao nhiêu? Nội dung bảo hiểm là những gì, khi nào thì đ­ược hoàn trả bảo hiểm?”. Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:


1. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng thì “Sau khi Nghị định 49/2008/NĐ-CP có hiệu lực, Chủ đầu tư có thể tự soạn thảo các biểu mẫu biên bản nghiệm thu mới hoặc sử dụng các biểu mẫu biên bản nghiệm thu được quy định trong các tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu hoặc trong các văn bản quy phạm pháp luật nhưng phải đảm bảo nội dung được quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 1 Nghị định 49/2008/NĐ-CP”. Như vậy, đơn vị của bạn hãy tự soạn các biểu mẫu biên bản nghiệm thu theo quy định này.

2. Sau khi đổ bê tông cọc, nếu "Khối lượng bê tông thực tế so với kích thước lỗ cọc theo lý thuyết không được vượt quá 20%" thì cọc này được nghiệm thu về chất lượng theo quy định tại mục 9.5 của TCXDVN 326-2004 "Cọc khoan nhồi - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu".

Việc nghiệm thu và thanh toán khối lượng bê tông cọc khoan nhồi phải được chủ đầu tư và Nhà thầu thi công xây dựng thỏa thuận trong hợp đồng đối với từng trường hợp cụ thể:

- Khối lượng bê tông thực tế so với kích thước lỗ cọc theo lý thuyết không được vượt quá 20%;

- Khối lượng bê tông thực tế so với kích thước lỗ cọc theo lý thuyết vượt quá 20%.

3. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định tại khoản đ mục 2 Điều 90 của Luật Xây dựng.

Nhà thầu giám sát thi công xây dựng hãy liên hệ với các hãng, tổ chức bảo hiểm để mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Nội dung bảo hiểm, mức mua bảo hiểm, nghĩa vụ bên bán bảo hiểm và quyền lợi của bên mua bảo hiểm là do hai bên thỏa thuận.

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Bộ Xây dựng trả lời về việc nghiệm thu khối lượng cốt thép

Qua hòm thư điện tử của Trung tâm Tin học, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đã nhận được câu hỏi của công dân, địa chỉ Email (v2cq2n@yahoo.com) hỏi: “Khi thí nghiệm thép có sai lệch về khối lượng và kích thước trong phạm vi cho phép. Vậy khi nghiệm thu có trừ đi khối lượng thép do sai lệch trên hay không?”. Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:

TCVN 1651-1,2,3:2008-Thép cốt bê tông-Thép thanh tròn trơn-Thép thanh vằn-Lưới thép hàn được ban hành hoàn toàn tương đương với ISO 6935-1,2,3:1992, JIS 3112:2004 và GB 1499:1998, thay thế cho các điều quy định đối với thép cốt bê tông nhóm C1 của TCVN 1651:1985, TCVN 6285:1997, TCVN 6286: 1997.

Bởi vậy nhà thầu thiết kế, nhà thầu thi công xây dựng phải tuân thủ các tiêu chuẩn này.

1. Theo quy định tại khoản 5 của TCVN 1651-1:2008 “Phần 1-Thép thanh tròn trơn” thì “Kích thước, khối lượng 1m chiều dài và sai lệch cho phép được nêu trong bảng 2. Theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua, có thể sử dụng các thanh thép tròn trơn có đường kính danh nghĩa khác với đường kính nêu trong bảng 2. Khi có sự thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua, sai lệch cho phép về khối lượng có thể được thay thế bằng dung sai đường kính”. Bởi vậy, nếu cốt thép có đường kính danh nghĩa d sai lệch do chế tạo trong phạm vi sai số cho phép thì được phép sử dụng và thanh toán theo đường kính danh nghĩa.

Thí dụ: nếu thép cốt có đường kính danh nghĩa là 11,95 thì được phép sử dụng và thanh toán khối lượng với d=12.

2. Theo quy định tại khoản 5 của TCVN 1651-2:2008 thì “Kích thước, khối lượng 1m chiều dài và sai lệch cho phép được nêu trong bảng 2. Theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua, có thể sử dụng các thanh thép vằn có đường kính danh nghĩa khác với đường kính nêu trong bảng 2”. Khác với thép thanh tròn trơn, sai lệch cho phép về khối lượng không được thay thế bằng dung sai đường kính. Lưu ý, cũng như đối với thép thanh tròn trơn thì nếu cốt thép thanh vằn có đường kính danh nghĩa sai lệch do chế tạo vượt quá sai số cho phép thì không được phép sử dụng vào công trình kể cả khi có sự thỏa thuận giữa nhà sản xuất với người mua (nhà thầu thi công xây dựng).

Thí dụ: thép cốt có đường kính danh nghĩa là 11,95 thì được phép sử dụng nhưng thanh toán khối lượng chỉ với d=11,95.

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
 

daodinhdung

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
21/4/09
Bài viết
246
Điểm thành tích
43
Tuổi
51
em dang can nghiem thu bac nao cho em xin TCXDVN:239-2006
Xin mời bạn Download file đính kèm dưới:
TCXDVN:239-2006 Bê tông nặng - chỉ dẫn đánh giá cường độ trên kết cấu công trình. của BXD ngày 06/04/2006.
 

File đính kèm

  • TCXDVN 239-2006-Be tong nang-Chi dan danh gia cuong do tren .doc
    203 KB · Đọc: 511

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top