Cách chọn và sử dụng vật liệu chống thấm trong xây dựng

vantran.haui

Thành viên mới
Tham gia
15/12/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Chọn và sử dụng vật liệu chống thấm luôn là một bài toán khó khăn đặt ra với các đơn vị thi công hạng mục chống thấm. Tài liệu về Phương pháp chống thấm cũng không thống nhất. Theo thống kê của Chúng tôi thì tại Việt Nam hiện chỉ có duy nhất TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM TCXDVN 367 : 2006 (VẬT LIỆU CHỐNG THẤM TRONG XÂY DỰNG) là có đề cập một phần đến những vấn đề trên.
Cũng để cho dễ dàng và khách quan hơn cho người sử dụng vật liệu khi đi lựa chọn tại các Tổng Kho Chống Thấm. Chongtham.com.vn đã sưu tầm và lược dịch một số tài liệu của theconstructor.org . Theo đánh giá của chúng tôi. Đây là một bài viết có chất lượng có thể giúp xử lý các tình huống chống thấm nhỏ và mới. Sau đây là bài tổng hợp của chúng tôi.
Chay-chong-tham-07.jpg
Chống thấm trong các tòa nhà là việc tạo ra cách ngăn nước tại bề mặt cho các hạng mục của tòa nhà: Nền móng, tầng hầm, mái và các kết cấu có tiếp xúc với nước. Để ngăn nước chúng ta có thể tăng cường tính kháng nước của vật liệu hoặc ngăn không cho nước thấm vào bề mặt vật liệu (cản nước)
Vật liệu chống thấm phổ biến cho các tòa nhà hiện nay: Vật liệu gốc xi măng, màng chống thấm gốc nhựa đường (bitum), chống thấm tạo mạng dạng lỏng (sơn chống thấm) và vật liệu chống thấm gốc pô li u rê than (polyurethane)
Hạng mục, cấu trúc trong tòa nhà bắt buộc phải chống thấm bao gồm: Chống thấm tầng hầm, chống thấm sàn vệ sinh, hố thang máy, bếp, ban công, lô gia (logia), mái, bể nước, bể bơi
I.Các loại vật liệu chống thấm thường dùng:
Xắp xếp theo độ phổ biến từ trên xuống
  1. Vật liệu gốc xi măng
  2. Chống thấm tạo mạng dạng lỏng (sơn chống thấm)
  3. Màng chống thấm gốc nhựa đường (bitum)
  4. Màng bitum dạng quét (bitum lỏng)
  5. Màng chống thấm gốc pô li u rê than
Vật liệu gốc xi măng: Đây là vật liệu chống thấm thông dụng và phổ biến nhất hiện nay. Ưu điểm của nó là rẻ, dễ phối trội, dễ thi công và có rất nhiều nhà sản xuất. Vật liệu này thường được dùng cho những khu vực ẩm ướt trong nhà như Khu vệ sinh, nhà tắm bởi vì nó không có khả năng thẩm thấu vào vật liệu và sẽ bị mất tính kháng nước nếu tiếp xúc với ánh mặt trời. Tại Việt Nam có thể nêu lên một vài cái tên nổi tiếng: Sika, Basf với hình thức phổ biến là Vật liệu 2 thành phần
Những khu vực được khuyên dùng vật liệu gốc xi măng:
  • Hầm bể xử lý nước thải
  • Hầm ngầm
  • Kênh, Rãnh, cống thoát nước
  • Khu vệ sinh, nhà tắm
Chống thấm tạo mạng dạng lỏng (sơn chống thấm): Đây là loại sơn gốc polime được tăng cường tính chống thấm. Loại này tạo màng mỏng (thường là 2 lớp-lớp lót và lớp phủ), dễ thi công bằng chổi, ru lô hoặc máy phun sơn. Sơn chống thấm dạng này có độ kéo dãn cực cao , có thể kéo dãn được lên 280%. Độ bền của loại này phụ thuộc vào bề mặt vật liệu (bề mặt sạch hay bẩn) và loại Pô li me làm vật liệu. Tại Việt Nam đã có nhiều hãng sơn tham gia vào mảng này,Nếu Bạn cần các vật liệu chống thấm chuyên nghiệp hơn. Bạn có thể tham khảo thêm các dòng vật liệu này tại đây
Chay-chong-tham-04.jpg
Màng chống thấm gốc Bitum (nhựa đường): Hay còn gọi là tấm trải Bi tum là loại vật liệu được tạo thành từ nhiều lớp bi tum (có tính kháng nước tự nhiên). Các nhà sản xuất thường tăng cường tính dẻo dai, tính chịu đựng đâm thủng bằng cách cho thêm các lớp lưới sợi thủy tinh trong các lớp bi tum. Độ bền của loại tấm trải này phụ thuộc vào bi tum tạo nên nó. Nếu tấm trải có chất lượng kém thì lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng bi tum bị thoái hóa, nứt vỡ bong tróc như nhựa đường bị vón cục.
Penthouse-07.jpg

Khuyến cáo, Bi tum không chịu đựng được ánh sáng mặt trời nên cần có một lớp vữa phủ để bảo vệ nó. Về cách thức sử dụng thì tấm trải Bitum có hai cách: Dán lên bề mặt cần chống thấm (màng tự dính) hoặc dùng đèn khò lửa làm nóng chảy một phần tấm màng để tạo độ dính với bề mặt bên dưới. Tại Việt Nam, Tấm trải Bitum đã được biết đến từ những năm 80 của thế kỷ 20 dưới tên gọi (Giấy dầu) tuy nhiên chất lượng thì bị thả nổi và thi công sai tràn lan dẫn điến hiệu quả nhiều khi không được như mong muốn.
Màng bitum dạng quét (bitum lỏng): Tương tự như tấm trải bitum, Bi tum lỏng có thành phần chủ yếu là bitum dạng lỏng có thể có 1 hoặc nhiều thành phần (để tăng cường tính kháng UV) và có thể pha thêm sợi khoảng (để tăng cường tính liên kết), loại này dễ dàng thi công bằng cách lăn hoặc quét lên bề mặt cần chống thấm.
Hinh-nen-chong-tham-tuong-1090x658-1024x618.jpg
Bitum lỏng thường dùng cho các bề mặt chống thấm ngang và đứng. Nó dễ dàng bám dính vào bề mặt, tạo thành lớp phủ không mối nối, khi khô tạo thành lớp màng chống thấm dai bền, đàn hồi trong khoảng nhiệt độ biến thiên rộng. Điểm yếu của lớp màng bitum loại này là không chịu được đâm thủng, dễ bị thoái hóa sau 2-3 năm dẫn đến phải chống thấm lại. Nếu thi công bề mặt ngang cần có lớp vữa phủ để bảo vệ, thi công bề mặt đứng cần có lớp sơn phủ
Màng chống thấm gốc pô li u rê than: Loại vật liệu này nên dùng cho bề mặt ngang, phẳng ở ngoài trời (trần bê tông, mái tôn). Đây là loại sơn tự san phẳng, có ưu điểm là dễ thi công, bám dính cao,chống được tia UV, độ căng và chống đâm thủng cực kỳ tốt (tốt hơn Tấm trải Bitum). Điểm yếu là giá thành cao, bám dính kém nếu bề mặt có hơi ẩm. Hiện tượng bong tróc có thể xảy ra nếu sau này có hơi ẩm dưới tấm phủ. Không được dùng cho chống thấm ngược, chỉ dùng cho chống thấm thuận. Với một số loại còn yêu cầu thi công bằng bơm có áp suất cao, cần có đồ bảo hộ trước khi thi công.

Tại Việt Nam. Viện IBST là đơn vị đầu tiên nghiên cữu và sản xuất thành công loại vật liệu này. Tuy nhiên do những nhược điểm kể trên, nên vật liệu này thường được dùng cho công trình lớn, ít khi được dùng cho công trình nhỏ hay nhà dân.

Nguồn trích dẫn: http://chongtham.com.vn/dieu-can-biet/chon-vat-lieu-chong-tham/
 

Top