Cách tính các hệ số nhân công, máy thi công?

bendaubinhyen

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
12/8/08
Bài viết
20
Điểm thành tích
3
Tuổi
38
Em mới vào nghề nên vẫn còn bỡ ngỡ, mong mọi người giúp đỡ!!!
Em chưa hiểu cách tính các hệ số nhân công, máy thi công lắm, điều chỉnh các hệ số này, mong các bác chỉ dẫn thêm. Từng loại hệ số một, ví dụ như hệ số nhân công (thay đổi tiền lương, nhóm lương, phụ cấp), em hiểu cách tính như thế nào, nhưng áp dụng vào một địa điểm nào đó thì lại chưa hiểu. Các bác cho em một ví dụ cho dễ hiểu nhé!
Và chỉ cho em cách tra đơn giá của một tỉnh, điều chỉnh giá đó theo thông tư 03, 09 như thế nào? em chưa hiểu!
Xin cảm ơn các bác, mong các bác giúp em với, em mà không làm được chắc em bị đuổi việc mất. hic hic...:(:(:(
 
L

levinhxd

Guest
Khi bạn sử dụng một phần mềm hoặc Cuốn định mức, đơn giá để lập dự toán một hạng mục công trình thì trước hết bạn phải hình dung thế này:
- Định mức là của bộ XD ban hành, công bố thống nhất chung trên toàn quốc
- Đơn giá là do UBND tỉnh ban hành, công bố theo một thời điểm nhất định trước đó.
- Ta sẽ dùng các thông tư, văn bản hướng dẫn nào để điều chỉnh dự toán cho phù hợp với thời điểm hiện tại
Khi đó bạn cần tìm hiểu kỹ những điều sau:
- Dự toán mà bạn đang lập cần sử dụng định mức nào của NN, và lưu ý nên sử dụng định mức được công bố mới nhất của Bộ xây dựng
- Đơn giá mà bạn áp dụng là của Tỉnh nào (tất nhiên phải phù hợp với công trình bạn đang lập nằm ở đâu), Đơn giá đó xây dựng dựa trên mức lương tối thiểu là bao nhiêu? Cái này rất quan trọng vì mức lương thì thay đổi thường xuyên, và Bộ XD hay từng địa phương sẽ có từng công văn cụ thể để điều chỉnh dự toán phù hợp với mức lương mới!
Vậy bạn cần điều chỉnh những khoản chi phí nào?
1. Vật liệu: Chắc chắn rồi! Tuy nhiên trong dự toán người ta điều chỉnh giá vật liệu bằng một khoản chi phí gọi là chênh lệch vật liệu! Bạn đã học lập dự toán thì có thể hiểu chênh lệch vật liệu là gì và tính như thế nào!
Ngoài ra từng địa phương sẽ có những hệ số điều chỉnh giá vật liệu do điều kiện vận chuyển (nếu trong thông báo giá địa phương đó chỉ tính đến trung tâm Thành phố mà chưa tính đến chi phí vận chuyển đến các vùng xa trung tâm), bạn tham khảo ví dụ kèm dưới đây
2. Nhân công: Điều chỉnh tùy theo các điều kiện sau đây:
- Mức lương thời điểm bạn lập dự toán thay đổi so với thời điểm đơn giá tỉnh (TP) đó ban hành
Ví dụ: Lương tối thiểu theo đơn giá của TP Hà Nội là 450.000 đ, tuy nhiên hiện nay đã thay đổi lên 800.000 đ (vùng 1), 740.000 (vùng 2), 690.000 (vùng 3)
Vậy hệ số điều chỉnh nhân công lần lượt cho các vùng là
Vùng 1: 1,78, Vùng 2: 1,64, Vùng 3: 1,58 (Tham khảo quyết định 57/2008/QĐ-UNBD của UBND Thành phố Hà Nội ngày 22/12/2008)
- Các hệ số điều chỉnh nhân công khác như phụ cấp khu vực, điều chỉnh mức lương giữa nhân công nhóm I, II, III, IV v…
Các hệ số điều chỉnh này tùy theo quy định riêng của từng tỉnh hoặc tham khảo tính toán từ các thông tư từ trước đến nay, đặc biệt về hệ số phụ cấp khu vực được thảo luận rất nhiều trên các topic của diễn đàn này!
(Tham khảo thêm Nghị định 205/2004/ND-CP của Chính Phủ năm 2004 về quy định thang lương, bảng lương; Thông tư 11/2005 của Liên bộ về hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực)
3. Máy thi công:
- Điều chính khi lương tối thiểu thay đổi
Ví dụ: với Hà Nội hiện nay, mức điều chỉnh chi phí máy thi công hiện nay lần lượt là
Vùng 1: 1,15, Vùng 2: 1,13, Vùng 3: 1,11 (Tham khảo quyết định 57/2008/QĐ-UNBD của UBND Thành phố Hà Nội ngày 22/12/2008)
- Điều chỉnh khi có biến động của giá nhiên liệu, năng lượng
- Điều chỉnh do các điều kiện thi công khó khăn hoặc vùng núi, hải đảo, nước mặn (tham khảo thông tư 05/2007 của Bộ xây dựng)
Bên cạnh đó còn các hệ số điều chỉnh chi phí chung (tham khảo thông tư 05.2007 của BXD nhé)

Trong ví dụ tính toán một công trình đường giao thông tôi gửi kèm sau đây, đơn giá sử dụng đơn giá tỉnh Hà Tây cũ, mức lương tối thiểu khi UBND tỉnh lập và ban hành đơn giá là 350.000 đ, như vậy lập cho thời điểm đầu năm 2008 sẽ phải sử dụng cả thông tư 07/2006 và 03/2008 của Bộ xây dựng để điều chỉnh chi phí nhân công và máy thi công. Hệ số vật liệu điều chỉnh 1,006 do nơi thi công thuộc vùng được điều chỉnh giá vật liệu. Hệ số 1,062 là điều chỉnh giữa nhóm nhân công II (công trình giao thông) so với nhóm nhân công I (được xây dựng trong đơn giá)
 

File đính kèm

  • Duong tam phuc vu thi cong.xls
    210,5 KB · Đọc: 7.344

chuminh2212

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
23/8/08
Bài viết
218
Điểm thành tích
28
Trong ví dụ tính toán một công trình đường giao thông tôi gửi kèm sau đây, đơn giá sử dụng đơn giá tỉnh Hà Tây cũ, mức lương tối thiểu khi UBND tỉnh lập và ban hành đơn giá là 350.000 đ, như vậy lập cho thời điểm đầu năm 2008 sẽ phải sử dụng cả thông tư 07/2006 và 03/2008 của Bộ xây dựng để điều chỉnh chi phí nhân công và máy thi công. Hệ số vật liệu điều chỉnh 1,006 do nơi thi công thuộc vùng được điều chỉnh giá vật liệu. Hệ số 1,062 là điều chỉnh giữa nhóm nhân công II (công trình giao thông) so với nhóm nhân công I (được xây dựng trong đơn giá) Kích để tải file đính kèm, bấm nút Cảm ơn tác giả đã gửi tài liệu chia sẻ
xls.gif
Duong tam phuc vu thi cong.xls (210.5 KB, 102 lần tải)
Cảm ơn anh levinhxd đã viết một bài rất hay và bổ ích.Trong tài liệu mà anh cung cấp,cho em hỏi: Anh có tính
Hệ số nhân công = 1,2*450/350*1.062 Vậy hệ số 1,2 ở đây là gì?
Hệ số máy thi công = 1,08*1,05 Vậy hai hệ số này là gì?
 

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
39
Website
www.giaxaydung.vn
Cảm ơn anh levinhxd đã viết một bài rất hay và bổ ích.Trong tài liệu mà anh cung cấp,cho em hỏi: Anh có tính
Hệ số nhân công = 1,2*450/350*1.062 Vậy hệ số 1,2 ở đây là gì?
Hệ số máy thi công = 1,08*1,05 Vậy hai hệ số này là gì?

Xin giải thích thắc mắc của bạn dùm Levinhxd nhé
Hệ số nhân công = 1,2*450/350*1.062
Hệ số 1.2 ở đây là điều chỉnh nhân công từ 450.000 thành 540.000

Hệ số máy thi công = 1,08*1,05
Hệ số 1.05 là điều chỉnh máy thi công theo TT 07/2006/TT-BXD từ mức lương tối thiểu 350.000đ thành 450.000đ
Hệ số 1.08 là điều chỉnh máy thi công theo TT 03/2008/TT-BXD từ mức lương tối thiểu 450.000đ thành 540.000đ
 
L

levinhxd

Guest
Em mới chập chững làm dự toán
nên em muốn hỏi các anh chị các hệ số trong biểu thức dưới đây có ý nghĩa j vậy?(Đây là dự toán về chế tạo máy). Ai biết chỉ dùm em nha!
Kvl = 1,015*1,055*1,055*1,05
Knc = 4,32*1,015*1,055*1,055*1,05
Kmtc = 1,55*1,015*1,055*1,055*1,05

Bạn xem kỹ đây là tính chi phí VL, nhân công, máy thi công trực tiếp hoặc đã bao gồm các khoản chi phí đuôi nhé (đuôi gồm: trực tiếp phí khác, chi phí chung, lợi nhuận chịu thuế tính trước, thuế VAT vv..)
Tôi đã nghiên cứu các hệ số của bạn mất một buổi, chỉ có thể xảy tra trường hợp này:
4,32: Hệ số điều chỉnh CP nhân công từ mức lương 144k lên 450k (tham khảo thông tư 07/2006/TT-BXD năm 2006)
1,55: hệ số điều chỉnh CP máy thi công từ mức lương 144k lên 450k (tham khảo thôgn tư 07/2006/TT-BXD năm 2006)
1,015: chi phí trực tiếp khác (1,5% - thông tư 05/2007/TT-BXD)
1,055: chi phí chung (5,5% - thông tư 05/2007/TT-BXD)
1,055: Lãi chịu thuế tính trước (5,5% - thông tư 05/2007/TT-BXD)
1,05: Có thể là thuế VAT! :D
Bạn tham khảo kỹ nhé!
 
N

nguyenthang85

Guest
em đang tập làm dự toán nên cũng chưa nắm rõ hết quy trình và các thông số trên bảng dự toán. trên bảng dự toán em thấy có một thông số mà em đã tìm hiểu rất nhiều qua các tài liệu nhưng vẫn chưa hiểu thông số đó được áp dụng từ đâu ra ví dụ như sau: CPNC=1,2*25.000.000 CPMTC=1.67*30.000.000, và em còn thấy ở mỗi công trình mỗi tỉnh thì hệ số này lại khác nhau nữa. Có anh nào giải thích dùm em được ko và cho em biết khi lập dự toán công trình thì thường áp dụng hệ số này như thế nào. cảm ơn các anh nhiểu
 
L

levinhxd

Guest
em đang tập làm dự toán nên cũng chưa nắm rõ hết quy trình và các thông số trên bảng dự toán. trên bảng dự toán em thấy có một thông số mà em đã tìm hiểu rất nhiều qua các tài liệu nhưng vẫn chưa hiểu thông số đó được áp dụng từ đâu ra ví dụ như sau: CPNC=1,2*25.000.000 CPMTC=1.67*30.000.000, và em còn thấy ở mỗi công trình mỗi tỉnh thì hệ số này lại khác nhau nữa. Có anh nào giải thích dùm em được ko và cho em biết khi lập dự toán công trình thì thường áp dụng hệ số này như thế nào. cảm ơn các anh nhiểu

Việc cách lập các hệ số thì trên diễn đàn đã có nhiều bài viết hướng dẫn! Bạn tìm kiếm và tham khảo!
Còn hai hệ số của bạn thì mình có ý kiến như sau:
CPNC: 1,2*25 triệu: 1,2 là hệ số điều chỉnh (có thể theo thông tư 03/2008), 25 triệu: chi phí nhân công trực tiếp theo đơn giá (chưa điều chỉnh)
CPMTC: = 1,67*30 triệu: 1,67 hệ số điều chỉnh CP máy thi công, tuy nhiên bạn cần xem lại, vì rất ít khi hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công lại lớn hơn chi phí điều chỉnh nhân công (1,67>1,2). Điều này có gì đó nhầm lẫn đấy bạn ạ! Còn 20 triệu là chi phí máy thi công trực tiếp theo đơn giá (chưa điều chỉnh)
Chúc bạn thành công!
 

boytongdat

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
11/1/08
Bài viết
130
Điểm thành tích
28
Tuổi
42
điều chỉnh theo QĐ UBND và TT- BXD

Xin góp ý với bạn một chút,QĐ 57 chỉ áp dụng đối với các công trình có sử dụng Vốn NS do UBND TP Hà Nội quản lý,còn các loại vốn khác vẫn áp dụng theo TT03 ma

Những công trình trên địa bàn của Hà Nội sử dụng vốn NSNN thì áp dụng theo QĐ57 và khuyến khích các công trình sử dụng các nguồn vốn khác vận dụng theo QĐ 57 hoặc TT05/2009. Nếu nói về Vốn NSNN do ai quản lý thì bạn cho mình hỏi "có công trình Cung triển lãm quy hoạch quốc gia" Chủ đầu tư là BXD (vốn NSNN không thuộc quyền quản lý của UBND HN) nhưng Bộ Xây dựng vẫn áp dụng điều chỉnh dự toán theo QĐ 57 trong phần "dự toán được duyệt" đấy :D:D không lẽ BXD lại hiểu sai điều này?

Theo mình hiểu sở dĩ có sự khác nhau giữa QĐ 57 của UBND Hà Nội và Thông tư 05/2009 của BXD là vì:

- Khi BXD lập nên các thông tư tính trên cơ sở cơ cấu của toàn lãnh thổ Việt Nam.

- Khi UBND các địa phương lập tính trên cơ sở cơ cấu đặc trưng của vùng lãnh thổ mà UBND quản lý.

+ Về nhân công thì Thông tư và Quyết định là phù hợp (chỉ khác nhau ở cách làm tròn sau dấu phẩy thôi).

+ Về máy thi công do đặc thù cơ cấu các nhóm máy của các vùng miền khác nhau nên hai hệ số này xây dựng sẽ khác nhau. Ví như các công trình ở vùng sầu vùng xa thường là sử dụng máy làm đất nhiều, nhưng máy làm đất ở công trình thành phố có thể chiếm tỷ trọng ít hơn,...

Trên đây là ý kiến của riêng cá nhân mình, mong các bạn góp ý để vấn đề này được rõ ràng hơn.
 
L

levinhxd

Guest
Theo mình hiểu sở dĩ có sự khác nhau giữa QĐ 57 của UBND Hà Nội và Thông tư 05/2009 của BXD là vì:
- Khi BXD lập nên các thông tư tính trên cơ sở cơ cấu của toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Khi UBND các địa phương lập tính trên cơ sở cơ cấu đặc trưng của vùng lãnh thổ mà UBND quản lý.
+ Về nhân công thì Thông tư và Quyết định là phù hợp (chỉ khác nhau ở cách làm tròn sau dấu phẩy thôi).
+ Về máy thi công do đặc thù cơ cấu các nhóm máy của các vùng miền khác nhau nên hai hệ số này xây dựng sẽ khác nhau. Ví như các công trình ở vùng sầu vùng xa thường là sử dụng máy làm đất nhiều, nhưng máy làm đất ở công trình thành phố có thể chiếm tỷ trọng ít hơn,...

Trên đây là ý kiến của riêng cá nhân mình, mong các bạn góp ý để vấn đề này được rõ ràng hơn.
Mình xin bổ sung thêm ý này, không dám chắc là đúng:
- Hệ số điều chỉnh máy thi công theo QĐ57 -UBND TP Hà Nội chủ yếu là điều chỉnh phần nhân công điều khiển máy (theo mức lương tối thiểu mới). Và phần nhiên liệu thì giá các loại nhiên liệu năng lượng vẫn như trong bảng giá ca máy 191/2006:
+ Xăng A92: 10.045,45 đ/lít
+ Điện: 895 đ/1KW
+ Dầu mazut: 5445,54 đ/1kg
+ Dầu điezel: 7.209,09 đ/1lit
=>Như vậy ngoài hệ số đã điều chỉnh, UBND TP Hà Nội cho phép bù thêm phần biến động giá năng lượng nhiên liệu (theo phụ lục hướng dẫn cuối đơn giá mới ban hành)
- Hệ số điều chỉnh máy thi công theo TT05/2009 là đã điều chỉnh theo giá nhiên liệu, năng lượng tại thời điểm đầu năm 2009
Mong mọi người có ý kiến thêm!
 

boytongdat

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
11/1/08
Bài viết
130
Điểm thành tích
28
Tuổi
42
chi phí nhiên liệu trong QĐ của UBND

Rõ ràng là trong các QĐ của UBND không đề cập đến mục chi phí nhiên liệu cho các loại ca máy tại thời điểm nào. Đương nhiên khi vận dụng các QĐ của UBND về phía nhà thầu vẫn muốn được vận dụng điều chỉnh chênh lệch giá nhiên liệu = Giá nhiên liệu thực tế- Giá nhiên liệu theo đơn giá.

Nếu vấn đề này không được làm rõ từ UBND thì các bạn, tôi vẫn chưa có căn cứ gì về việc điều chỉnh này.

Khi điều chỉnh thì vẫn thực hiện điều có lợi nhưng theo kiểu mập mờ này thì QĐ của CĐT vẫn là quan trọng nhất.

Bạn nào có văn bản trả lời của UBND chia sẻ để mọi người khi tham gia diễn đàn này bớt chút băn khoăn vướng mắc.
 
L

levinhxd

Guest
Rõ ràng là trong các QĐ của UBND không đề cập đến mục chi phí nhiên liệu cho các loại ca máy tại thời điểm nào.
Khi điều chỉnh thì vẫn thực hiện điều có lợi nhưng theo kiểu mập mờ này thì QĐ của CĐT vẫn là quan trọng nhất.

Bạn chỉ mới đọc phần quyết định ban hành mà chưa đọc các phần phụ lục kèm theo đúng không ạ! Thực ra UBND TP Hà Nội chỉ ra các quyết định mới, còn phần ruột của các Bảng giá ca máy, Đơn giá xây dựng, lắp đặt vẫn y nguyên như Bảng GCM 191, ĐG192, ĐG204. Như vậy việc khẳng định giá xăng dầu, điện vv... trong Bảng giá ca máy 56-2008 như mình đã viết ở bài viết dưới là chính xác 100%
Hơn nữa nếu bạn để ý kĩ thì cuối Cuốn quyển đơn giá 17-2008 của UBND TP Hà Nội phát hành đầu năm ngoái đã nói rất kỹ cách lập dự toán bù giá nhiên liệu, năng lượng. Vì ĐK thời gian nên mình chưa thể scane đưa lên đây được!
Trong mọi trường hợp thì quyết định của Chủ đầu tư vẫn là quan trọng nhất! Nhưng mình phải tìm các căn cứ để thuyết phục chủ đầu tư chứ? :D
 

vanhuongthuthuy

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
5/3/08
Bài viết
178
Điểm thành tích
18
Tuổi
39
Tại sao HS nhân công mà mlsoni810 giải thích đã nhân với 1.2(điều chỉnh nhân công từ 450 lên 540) rồi lại nhân thêm 450/350 em không hiểu
Vì đơn giá ban đầu là 350 giờ điều chỉnh lên 540.
Có 2 mốc thế này
-350 lên 450: Nhân 1,286
-450 lên 540: Nhân 1,2
Vậy để điều chỉnh hệ số với đơn giá ứng với mức lương 350 lên mức lương tại thời điểm lập dự toán là 540 thì hệ số là: 1,286*1,2 = 1,543
 

vanhuongthuthuy

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
5/3/08
Bài viết
178
Điểm thành tích
18
Tuổi
39
cho hỏi hệ số máy thi công và hê số nhân công áp dụng mức lương tối thiểu 800.000đồngvà áp dụng đơn giá xây dựng năm 2006 cua uỷ ban nhân dân thành phố.cám ơn!
Lần sau bạn nói rõ thành phố nào nhé. Nhưng tôi hiểu bạn đề cập Tp.HCM. Vì mức lương 800k thì chỉ HCM và HN, mà HN gọi là Thủ đô nhỉ!?:-w. Hơn nữa đơn giá năm 2006 chắc là đơn giá theo QĐ 104/2006/QĐ-UBND ngày 14/7/2006 của UBND Tp.HCM.
Hiện nay Sở XD vẫn đang thảo Quyết định trình UBND Tp quy định về hệ số NC, MTC theo TT05/2009 ứng với mức lương mới. Nhưng ...tui mạo phép tính trước các hệ số này gửi bạn tham khảo và mọi người gốp ý kiến.
TKS
 

File đính kèm

  • He so theo TT 05 - voi HCM.rar
    57,9 KB · Đọc: 1.268

phamducduong1983

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
16/8/07
Bài viết
15
Điểm thành tích
3
Tuổi
40
Xin giải đáp hệ số nhân công trong bảng tính

Trong bảng tính kèm theo mình biết 1.134 là hệ số điều chỉnh máy thi công do tăng mức lương tối thiểu từ 350 lên 540 nghìn. Nhưng 1.666656 là lấy ở đâu mà mình ko tìm ra được con số chính xác???và 37.154 là đơn giá nhân công nhóm nào??? của Bảng lương nào.
 

File đính kèm

  • Book2.xls
    20,5 KB · Đọc: 862
L

levinhxd

Guest
Trong bảng tính kèm theo mình biết 1.134 là hệ số điều chỉnh máy thi công do tăng mức lương tối thiểu từ 350 lên 540 nghìn. Nhưng 1.666656 là lấy ở đâu mà mình ko tìm ra được con số chính xác???và 37.154 là đơn giá nhân công nhóm nào??? của Bảng lương nào.

Mình đã xem bảng đơn giá chi tiết của bạn, mình có vài ý kiến thế này:

- Thứ nhất ĐG chi tiết vận dụng định mức 24 (1776), Đơn giá của tỉnh Tây Ninh (vì ko nhầm thủy lợi Dầu Tiếng nằm trên địa bàn Tây Ninh). Đơn giá Tây Ninh được xây dựng trên cơ sở mức lương tối thiểu 350k/tháng!

- Hệ số 1,666656 có thể bằng các hệ số sau nhân với nhau:
(450/350)*(540/450)*1,080
Trong đó (450/350)*(540/450) là các hệ số điều chỉnh lương tối thiểu theo các thông tư 07/2006 và 03/2008 như bạn đã hiểu
Vấn đề hệ số 1,080 là hệ số gì?
Theo quy định tại Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 (Bảng lương A8 - Xây dựng cơ bản) của Chính Phủ, công trình đầu mối thủy lợi thuộc nhóm lương III, như vậy rất có thể đây là hệ số điều chỉnh nhóm nhân công I lên nhóm III (Vì thường ĐG nhân công chỉ xây dựng cho nhóm I), Hệ số điều chỉnh này tùy theo quy định của từng tỉnh

- 37.154 rất có thể là đơn giá nhân công nhóm I, lí do là vì thường các tỉnh xây dựng trên đơn giá nhân công nhóm I
Cái này bạn cần phải tìm đọc quyển đơn giá Tây Ninh trong đó có phần Thuyết minh đầu sách, khi đó bạn sẽ tìm được câu trả lời chính xác!
 

letuanxpcc_qt

Thành viên có triển vọng
Tham gia
3/12/07
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
em đang tập làm dự toán nên cũng chưa nắm rõ hết quy trình và các thông số trên bảng dự toán. trên bảng dự toán em thấy có một thông số mà em đã tìm hiểu rất nhiều qua các tài liệu nhưng vẫn chưa hiểu thông số đó được áp dụng từ đâu ra ví dụ như sau: CPNC=1,2*25.000.000 CPMTC=1.67*30.000.000, và em còn thấy ở mỗi công trình mỗi tỉnh thì hệ số này lại khác nhau nữa. Có anh nào giải thích dùm em được ko và cho em biết khi lập dự toán công trình thì thường áp dụng hệ số này như thế nào. cảm ơn các anh nhiểu

Tôi cho rằng các hệ số 1,2; 1,67 là các hệ số được xác định để điều chỉnh chi phí nhân công và bù trượt giá nhiên liệu cho máy thi công (chỉ số giá xây dựng) do A và B tự xác định nên mới có chuyện mỗi công trình có mỗi hệ số khác nhau như ban nói.
 

vipman1102

Thành viên có triển vọng
Tham gia
12/1/08
Bài viết
8
Điểm thành tích
3
Tuổi
38
Theo mình thấy, các bạn cần xác định là phần mềm mình đang dùng lấy mốc là mốc nào. Thông thường thì bây giờ G8 lấy mốc là 2006 và bây giờ đã có thông tư mới ra, do đó có hệ số điều chỉnh so với mốc 2006 là 450k/tháng, vì vậy khi tiến hành lập dự toán các bạn cần xác định rõ mốc rồi mới có hệ số điều chỉnh phù hợp.
Thứ 2. khi diễn giải hệ số các bạn không nên diễn giải là - hệ số nhân công vùng III(ví dụ): 690k/350k = 1.97, mặc dù cách làm đó trên thực tế là đúng mà các bạn nên làm rõ:1,5333*1.2857 = 1.9715 vì người ta không biết các bạn lấy số 1.9715 ở đâu ra. không lẽ đến lúc đó các bạn lên giải trình và làm lại?hay.....Nói chung là hệ số thì các bạn cần phải chắc chắn là đang làm theo thông tư hay nghị định nào, nêu rõ ra. không lại chẳng hiểu tiền đi đâu mà hao hụt.
Thứ 3. Khi đã tính diễn giải là đã bù, ví dụ như đã bù lương thợ và nhiên liệu tức là đã tính đến hệ số điều chỉnh, thì hãy xem xét lại xem mình có bù nhầm thêm phần hệ số vào phần sau hay không, không lại tự dưng sao mà bù nhiều thế..:D
 
Last edited by a moderator:
L

levinhxd

Guest
Theo mình thấy, các bạn cần xác định là phần mềm mình đang dùng lấy mốc là mốc nào. Thông thường thì bây giờ G8 lấy mốc là 2006 và bây giờ đã có thông tư mới ra, do đó có hệ số điều chỉnh so với mốc 2006 là 450k/tháng, vì vậy khi tiến hành lập dự toán các bạn cần xác định rõ mốc rồi mới có hệ số điều chỉnh phù hợp.
thứ 2. khi diễn giải hệ số các bạn không nên diễn giải là - hệ số nhân công vùng III(ví dụ): 690k/350k = 1.97, mặc dù cách làm đó trên thực tế là đúng mà các bạn nên làm rõ:1,53*450k/350k = 1.97 vì người ta không biết các bạn lấy số 1.97 ở đâu ra. không lẽ đến lúc đó các bạn lên giải trình và làm lại?hay.....Nói chung là hệ số thì các bạn cần phải chắc chắn là đang làm theo thông tư hay nghị định nào, nêu rõ ra. không lại chẳng hiểu tiền đi đâu mà hao hụt.

Điều chỉnh ý kiến của bạn vipman1102 một chút: Không phải là phần mềm mình đang dùng lấy mốc nào, vì phần mềm chỉ là công cụ giúp việc cho người lập dự toán thôi, còn phải căn cứ vào Đơn giá của tỉnh , thành phố lập vào thời điểm nào, dựa trên mức lương tối thiểu là bao nhiêu để điều chỉnh theo các thông tư cho phù hợp!
 
L

levinhxd

Guest
Cho mình hỏi hệ số 1,006 là gì vậy, mình mời chập chững vào nghề nên cũng ít biết quá!
Hệ số 1,006 này đã có một số người giải thích trên diễn đàn!
Mình xin giải thích rõ lại với bạn như sau:
- Hệ số này nều có sẽ được quy định ngay những trang thuyết minh đầu của quyển ĐƠn giá xây dựng các tỉnh, thành phố
- Thường một số tỉnh, thành phố khi xây dựng đơn giá chỉ lấy giá vật liệu đến chân công trình của cụm xây dựng gốc (nơi trung tâm hành chính tỉnh). Do đặc điểm xây dựng của các Nghành khác nhau, các huyện (khu vực) có điều kiện cung ứng vật liệu khác nhau dẫn đến giá đến chân công trình của các Ngành, khu vực cũng khác nhau! Để đảm bảo tính hợp lý của bộ đơn giá đối với các Ngành, các Huyện khác nhau được áp dụng hệ số điều chỉnh chi phí vật liệu riêng!
- Lưu ý: Hệ số vật liệu này được áp dụng khi mà bạn sử dụng giá áp vào chênh lệch vật liệu là giá ở cụm xây dựng gốc (nơi trung tâm hành chính tỉnh)
- NHược điểm của hệ số này: Có những vật tư thì đã tính đến chân công trình (tính đến khu vực, ngành)! Tuy nhiên có những vật tư lại chỉ tính đến cụm xd gốc (trung tâm tỉnh). Như vậy việc áp dụng sẽ không chính xác!

Ví dụ: Mình có thể ví dụ cho bạn tỉnh Hà Tây trước đây được phân các vùng hệ số như sau:
hesovldongiahatayh.jpg
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top