Câu chuyện thành công của KFC

teddy.mom99

Thành viên mới
Tham gia
19/8/13
Bài viết
1
Điểm thành tích
3
Tuổi
40
Website
taifacebookmoi.com
Ai cũng biết KFC là nhãn hiệu của loạt cửa hàng ăn nhanh nổi tiếng thứ hai trên thế giới chỉ sau McDonald’s nhưng....
... ít ai biết, ông tổ của thương hiệu này là một người nghèo khó.

KFC là hệ thống nhà hàng phục vụ gà rán lớn nhất với hơn 10.000 nhà hàng tại 92 quốc gia. Tại Việt Nam sau 14 năm hoạt động, KFC đã trở thành một cái tên quen thuộc với người tiêu dùng.

KFC cũng được đánh giá là nhãn hiệu của loạt cửa hàng ăn nhanh nổi tiếng thứ hai trên thế giới chỉ sau McDonald’s. Câu slogan ‘It's finger licking good’ khi chuyển thể sang tiếng Việt chưa thể hiện được hết ý đồ của KFC, tuy nhiên, có thể thấy, ý nghĩa của slogan này rất thú vị : khi ăn, ta có thể ‘liếm’ hương vị của miếng gà rán trên các đầu ngón tay thay vì dùng khăn ăn để lau sạch. Từ đó, người dùng có thể cảm nhận được hương vị của miếng gà rán một cách chân thực nhất.

Theo các chuyên gia phân tích. FKC đã rất thông minh khi sử dụng slogan này vì nó khơi gợi được trí tưởng tượng của khách hàng khi nghĩ đến thương hiệu gà rán KFC.

Hiện, KFC có hơn 3.000 lao động, trải dài khắp 19 tỉnh, thành, hàng năm thu hút khoảng 20 triệu lượt khách trong nước, chiếm khoảng 60% thị trường thức ăn nhanh Việt Nam. Hình ảnh, các poster quảng cáo đặt ở khắp nơi mà KFC hiện diện, tuy nhiên, ít người tiêu dùng biết được câu chuyện đặc biệt, đầy cảm động của ông tổ gà rán KFC – người đã đi dọc đất nước để tìm kiếm sự hợp tác và mặc dù đã bị từ chối 1.009 lần nhưng ông chưa bao giờ nản chí.

Không nhiều tiền, không có văn phòng và bất kỳ nhân viên nào ngoài người vợ thân yêu, ông vẫn theo đuổi niềm đam mê của mình. Kinh nghiệm của Sanders đã mang lại một bài học quý giá, đó là những gì bạn có không bao giờ là quá ít để bắt đầu.

Kinh tế gia đình khó khăn, vào cái tuổi lên 6, cậu bé Harland đã phải lo lắng việc chăm sóc cho các em nhỏ của mình và làm rất nhiều công việc bếp núc. Một năm sau đó cậu đã thành thạo một vài món ăn địa phương. Trong suốt 30 năm sau, Sanders đã trải qua rất nhiều công việc khác nhau, từ người điều khiển giao thông đến nhân viên đại lý bảo hiểm, nhưng trong suốt thời gian này, trình độ nấu ăn của ông vẫn không hề thay đổi.

Vào thập niên 30, Sanders khởi đầu sự nghiệp bằng việc chế biến gà rán phục vụ cho hành khách dừng chân ở trạm xăng nơi ông đang làm việc tại Corbin, bang Kentucky. Vì lúc ấy ông chưa có nhà hàng nên những vị khách phải ăn trên những chiếc bàn đặt tại trạm xăng của khu phố nhỏ bé. Sau đó ông lại tạo ra một món ăn gọi là ‘món thay thế bữa ăn ở nhà’ để bán cho những gia đình bận rộn. Ông gọi nó là ‘buổi ăn tối ngày chủ nhật, bảy ngày trong một tuần’.

Tuy nhiên, đến năm 1950, một dự án về đường cao tốc liên bang và sự xuống dốc của nền kinh tế buộc Sanders phải bán lại cơ nghiệp ở Corbin, tiểu bang Kentucky, với số tiền chỉ vừa đủ để đóng thuế. Tự tin vào hương vị món ăn của mình nên tuy đã vào tuổi 60, với 105 USD tiền trợ cấp xã hội nhận được, ông vẫn lên đường bán những gói gia vị và cách chế biến gà rán đồng nhất cho những chủ nhà hàng nằm độc lập trên toàn nước Mỹ.

Trong chuyến đi dọc đất nước, Sanders đã bị từ chối 1.009 lần. Ban đầu, chỉ một số ít ông chủ nhà hàng thấy họ có lợi nếu mua công thức mà Sanders đang bán. Tuy nhiên, lòng đam mê và sự kiên định của Sanders đã thuyết phục được hàng trăm cơ sở kinh doanh khó tính nhất.

Khi nhu cầu và những đòi hỏi khắt khe của người tiêu dùng về thức ăn lên cao, ông đã di chuyển nhiều nơi nhằm nâng cao năng suất của mình. Trong một thập kỷ sau, ông đã thành công với công thức pha chế bí mật của 11 loại hương vị và thảo mộc cùng với kỹ thuật nấu cơ bản mà vẫn được áp dụng đến ngày hôm nay.

Năm 1955, tự tin với chất lượng món gà rán của mình, ông tự phát triển và thành lập doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu. Xấp xỉ 10 năm sau, Sanders đã có hơn 600 franchise ở Mỹ và ở Canada. Năm 1964 ông đã bán phần lợi nhuận 2 triệu USD của mình trong công ty Mỹ cho một nhóm các nhà đầu tư, trong đó có John Y. Brown JR, người sau này trở thành thống đốc bang Kentucky. Dưới sự quản lý của người sở hữu mới, tập đoàn Gà rán Kentucky đã phát triển nhanh chóng.

Năm 1964, ở tuổi 74, Sanders có hơn 600 đại lý kinh doanh thịt gà ở Mỹ và Canada. Khi mất ở tuổi 90, ông đã du lịch 250.000 dặm mỗi năm để ghé thăm những cửa hàng ăn KFC trên khắp thế giới.

Sự chú ý của Sanders tới từng chi tiết đã khiến ông thu hút được số lượng khách hàng trung thành đáng kể. Họ biết rằng Sanders là đại diện cho một thương hiệu mà họ có thể tin cậy.
 

Top