Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án: cần điều kiện gì ?

  • Khởi xướng buinguyenbao
  • Ngày gửi
B

buinguyenbao

Guest
Công ty mình trước đây có thành lập Tổ quản lý dự án, nay muốn thành lập Ban quản lý dự án. Theo NĐ 12/2009, từ điều 41 đến 44 có một số quy định về tiêu chuẩn nhưng mình chưa hiểu rõ lắm:
1/. Mục 2 của điều 43 "Trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án thì Giám đốc quản lý dự án phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp, có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự ánvà có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm. Riêng đối với các dự án nhóm C ở vùng sâu, vùng xa thì Giám đốc quản lý dự án có thể là người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp và có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm. Chủ đầu tư có thể cử người thuộc bộ máy của mình hoặc thuê người đáp ứng các điều kiện nêu trên làm Giám đốc quản lý dự án". Như vậy, Giám đốc QLDA này có cần điều kiện hạng 1, 2 như mục 1 điều 43 không ?
2/. Điều kiện thành lập Ban QLDA do Chủ đầu tư lập có khác điều kiện của Tổ chức tư vấn QLDA hạng 1,2 quy định trong điều 44 không ? Theo mình, Ban QLDA của Công ty lập ra, chỉ quản lý những dự án thuộc Cty đầu tư, không làm tư vấn cho bên ngoài thì không cần các điều kiện như điều 44, có đúng không (toàn Công ty không kiếm đâu ra đủ 30 người vừa KTS, KS, Cử nhân kinh tế được, hix)

Bạn nào có kinh nghiệm về vấn đề này xin giải đáp giùm nhé. Cám ơn nhiều:D.
 
Last edited by a moderator:

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Chào bạn!

Theo mình thì cách hiểu của bạn là đúng rồi đấy. Bạn đọc đoạn trích này trong thông tư 03/2009/TT-BXD để có thể hiểu hơn nhé!
Điều 11. Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án quy định tại Điều 33 và Điều 34 của Nghị định 12/CP
1. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án là hình thức chủ đầu tư sử dụng bộ máy của cơ quan, đơn vị mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án hoặc giao cho Ban quản lý dự án do mình thành lập ra để tổ chức quản lý thực hiện dự án cụ thể như sau:
a) Mô hình 1: Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy hiện có của mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án. Mô hình này được áp dụng đối với dự án quy mô nhỏ có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng, khi bộ máy của chủ đầu tư kiêm nhiệm được việc quản lý thực hiện dự án.
b) Mô hình 2: Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án để giúp mình trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án, cụ thể như sau:
- Chủ đầu tư giao cho Ban quản lý dự án hiện có để quản lý thêm dự án mới.
- Trường hợp Ban quản lý dự án hiện có không đủ điều kiện để quản lý thêm dự án mới thì Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án mới để quản lý thực hiện dự án.
2. Trường hợp áp dụng mô hình 1 thì chủ đầu tư sử dụng pháp nhân của mình để trực tiếp quản lý thực hiện dự án. Chủ đầu tư phải có quyết định cử người tham gia quản lý dự án và phân công nhiệm vụ cụ thể, trong đó phải có người trực tiếp phụ trách công việc quản lý dự án. Những người được cử tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách.
3. Trường hợp áp dụng mô hình 2 thì phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập, là đơn vị trực thuộc chủ đầu tư. Quyền hạn, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án do chủ đầu tư giao.
b) Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân hoặc sử dụng pháp nhân của chủ đầu tư để tổ chức quản lý thực hiện dự án.
c) Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án bao gồm giám đốc (hoặc Trưởng ban), các phó giám đốc (hoặc Phó trưởng ban) và lực lượng chuyên môn, nghiệp vụ. Cơ cấu bộ máy của Ban quản lý dự án phải phù hợp với nhiệm vụ được giao và bảo đảm dự án được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và tiết kiệm chi phí. Các thành viên của Ban quản lý dự án làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
d) Một Ban quản lý dự án có thể được giao đồng thời quản lý thực hiện nhiều dự án nhưng phải bảo đảm từng dự án được theo dõi, ghi chép riêng và quyết toán kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.
đ) Ban quản lý dự án hoạt động theo Quy chế do chủ đầu tư ban hành, chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
e) Chủ đầu tư phải cử người có trách nhiệm để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra Ban quản lý dự án thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ để bảo đảm dự án được thực hiện đúng nội dung và tiến độ đã được phê duyệt. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện về những công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật, kể cả những công việc đã giao cho Ban quản lý dự án thực hiện.
4. Chủ đầu tư (trong trường hợp áp dụng mô hình 1), Ban quản lý dự án (trong trường hợp áp dụng mô hình 2) nếu có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định số 12/CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan thì được tự thực hiện những công việc thuộc dự án như: lập, thẩm định thiết kế, dự toán; lựa chọn nhà thầu; giám sát thi công xây dựng; kiểm định chất lượng công trình xây dựng,... Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án được thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn để thực hiện những công việc thuộc phạm vi quản lý thực hiện dự án.
5. Trường hợp Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân và năng lực chuyên môn thì có thể được giao nhiệm vụ quản lý thực hiện dự án của chủ đầu tư khác khi cơ quan thành lập ra Ban quản lý dự án chính là cấp quyết định đầu tư của dự án đó. Trong trường hợp này cấp quyết định đầu tư phải có quyết định phân giao nhiệm vụ cụ thể và ban hành cơ chế phối hợp giữa chủ đầu tư và Ban quản lý dự án để bảo đảm dự án được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả. Sau khi công tác xây dựng hoàn thành, Ban quản lý dự án bàn giao công trình cho chủ đầu tư khai thác, sử dụng. Ban quản lý dự án loại này có thể được nhận thầu làm tư vấn quản lý dự án cho chủ đầu tư khác nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và được cơ quan quyết định thành lập ra Ban quản lý dự án cho phép.

Thân chào bạn!
 

vn_tuananh

Thành viên mới
Tham gia
9/9/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
1/. Mục 2 của điều 43 "Trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án thì Giám đốc quản lý dự án phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp, có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự ánvà có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm. Riêng đối với các dự án nhóm C ở vùng sâu, vùng xa thì Giám đốc quản lý dự án có thể là người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp và có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm. Chủ đầu tư có thể cử người thuộc bộ máy của mình hoặc thuê người đáp ứng các điều kiện nêu trên làm Giám đốc quản lý dự án". Như vậy, Giám đốc QLDA này có cần điều kiện hạng 1, 2 như mục 1 điều 43 không ?
Theo ý kiến của mình, trong trường hợp này, chức danh Giám đốc QLDA không cần điều kiện hạng 1,2 như mục 1 Điều 43. Vì điều kiện này được áp dụng cho riêng Giám đốc Ban Dự án.

2/. Điều kiện thành lập Ban QLDA do Chủ đầu tư lập có khác điều kiện của Tổ chức tư vấn QLDA hạng 1,2 quy định trong điều 44 không ? Theo mình, Ban QLDA của Công ty lập ra, chỉ quản lý những dự án thuộc Cty đầu tư, không làm tư vấn cho bên ngoài thì không cần các điều kiện như điều 44, có đúng không (toàn Công ty không kiếm đâu ra đủ 30 người vừa KTS, KS, Cử nhân kinh tế được, hix)

Trong trường hợp này thì mình cho rằng phải áp dụng Điều 44, Ban Dự án được thành lập để quản lý dự án. Trong thông tư 03/2009/TT-BXD cũng có quy định "4. Chủ đầu tư (trong trường hợp áp dụng mô hình 1), Ban quản lý dự án (trong trường hợp áp dụng mô hình 2) nếu có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định số 12/CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan thì được tự thực hiện những công việc thuộc dự án như: lập, thẩm định thiết kế, dự toán; lựa chọn nhà thầu; giám sát thi công xây dựng; kiểm định chất lượng công trình xây dựng,... Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án được thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn để thực hiện những công việc thuộc phạm vi quản lý thực hiện dự án." Như vậy, Ban Dự án được tự thực hiện các công việc (bao gồm việc quản lý dự án đầu tư xây dựng) nếu có đủ điều kiện năng lực về công việc đó. Vì thế, vô hình chung, mặc dù mục 1 không cần thiết nhưng để tự thực hiện lại bị ràng buộc ở điều kiện năng lực này.

Đơn giản bạn thử nghĩ, nếu bạn không có đủ 30 thành viên, nhưng có tổ chức thì có 4, tổ chức thì có 5, tổ chức lại có 20, tổ chức có 29 thì có cần thiết phải tuân theo Điều 44 không?

Các bạn cho thêm ý kiến nhé!
 
N

nguyenthoivan

Guest
quản lý dự án đầu tư xây dựng

về vấn đề Quản lý dự án đầu tư xây dựng đã có hướng dẫn rõ trong Luật xây dựng, NĐ16, NĐ112, NĐ99. Tuy nhiên có một điểm chưa rõ là Chủ đầu tư sẽ phải thành lập BQLDA khi nào thì phù hợp với qui định? BQLDA thành lập ngay khi chuẩn bị lập Báo cáo đầu tư ? ngay khi Lập Dự án đầu tư ? ngay khi Thiết kế cơ sở được phê duyệt? hoặc khi thực hiện thi công các công trình trong dự án ?
Việc thành lập BQLDA ( hay thuê TV QLDA ) thuộc về CĐT tính toán sao cho có hiệu quả. Nhưng thời điểm thành lập thì vào khi nào cho phù hợp luật định thì không thấy văn bản nào nêu lên. Tuy nhiện chi phí quản lý dự án thì đã được tính vào các công trình của dự án trong tổng mức đầu tư của dự án được duyệt. Như vậy CĐT phải thành lập BQLDA ngay sau khi Dự án Đầu tư được phê duyệt hay không? ở đây là chỉ đề cập cho dự án lớn có quy mô lớn , phải lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư,...trên cả ngàn tỷ đồng.
Bạn nào có quan tâm vấn đề này thì trả lời nhé. và cũng có những trích dẫn cụ thể trong các văn bản qui định của nhà nước ban hành nhé.
 

nguyenduchung260282

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
25/7/08
Bài viết
10
Điểm thành tích
1
Tuổi
42
Thời điểm thành lập Ban quản lý dự án

Chào bạn Nguyenthoivan.
Theo Khoản 3d Điều 7 Nghị định 12 về Nội dung thuyết minh của Dự án đầu tư xây dựng công trình thì trong nội dung thuyết minh Dự án đầu phải có Hình thức quản lý dự án, như vậy Khi người có thẩm quyền phê duyệt Dự án đầu tư trong đó có Hình thức quản lý dự án thì Chủ đầu tư mới có thể có Quyết định thành lập Ban quản lý dự án được. Các bạn tiếp tục trao đổi làm rõ nhé.
 

trieumaithuong

Thành viên có triển vọng
Tham gia
2/12/10
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Công ty mình trước đây có thành lập Tổ quản lý dự án, nay muốn thành lập Ban quản lý dự án. Theo NĐ 12/2009, từ điều 41 đến 44 có một số quy định về tiêu chuẩn nhưng mình chưa hiểu rõ lắm:
1/. Mục 2 của điều 43 "Trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án thì Giám đốc quản lý dự án phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp, có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự ánvà có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm. Riêng đối với các dự án nhóm C ở vùng sâu, vùng xa thì Giám đốc quản lý dự án có thể là người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp và có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm. Chủ đầu tư có thể cử người thuộc bộ máy của mình hoặc thuê người đáp ứng các điều kiện nêu trên làm Giám đốc quản lý dự án". Như vậy, Giám đốc QLDA này có cần điều kiện hạng 1, 2 như mục 1 điều 43 không ?
2/. Điều kiện thành lập Ban QLDA do Chủ đầu tư lập có khác điều kiện của Tổ chức tư vấn QLDA hạng 1,2 quy định trong điều 44 không ? Theo mình, Ban QLDA của Công ty lập ra, chỉ quản lý những dự án thuộc Cty đầu tư, không làm tư vấn cho bên ngoài thì không cần các điều kiện như điều 44, có đúng không (toàn Công ty không kiếm đâu ra đủ 30 người vừa KTS, KS, Cử nhân kinh tế được, hix)

Bạn nào có kinh nghiệm về vấn đề này xin giải đáp giùm nhé. Cám ơn nhiều:D.
Theo khoản 2, Điều 43 của Nghị định 12/2009/NĐ-CP thì Giám đốc hoặc Trưởng Ban quản lý dự án do Chủ đầu tư thành lập thì chỉ cần những điều kiện sau: Có trình độ đại học chuyên môn phù hợp, có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án, có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm.
Nhưng mình thấy quy định này cũng rất mù mờ, ví dụ như trình độ chuyên môn phù hợp thì thế nào gọi là phù hợp? có kinh nghiệm chuyên môn tối thiểu 3 năm thì như thế nào gọi là kinh nghiệm chuyên môn?
Mong các bạn có ý kiến trao đổi tiếp.
 

tuananhce03

<font color="red">Thành viên BQL Diễn đàn</font>
Tham gia
5/10/08
Bài viết
400
Điểm thành tích
43
Theo khoản 2, Điều 43 của Nghị định 12/2009/NĐ-CP thì Giám đốc hoặc Trưởng Ban quản lý dự án do Chủ đầu tư thành lập thì chỉ cần những điều kiện sau: Có trình độ đại học chuyên môn phù hợp, có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án, có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm.
Nhưng mình thấy quy định này cũng rất mù mờ, ví dụ như trình độ chuyên môn phù hợp thì thế nào gọi là phù hợp? có kinh nghiệm chuyên môn tối thiểu 3 năm thì như thế nào gọi là kinh nghiệm chuyên môn?
Mong các bạn có ý kiến trao đổi tiếp.
Trình độ chuyên môn phù hợp thì đơn giản thôi bạn. Quản lý dự án lĩnh vực xây dựng thì phải có bằng cấp liên quan đến xây dựng. Quản lý dự án lĩnh vực xây lắp điện thì phải có bằng cấp liên quan đến lĩnh vực điện.
Còn kinh nghiệm thì phải khai và có con dấu của cơ quan chuyện ngành.
Ví dụ như chứng chỉ hành nghê giám đốc quản lý dự án do Sở XD cấp. Khi kiểm tra để cấp thì phải kiếm tra xem người đó đã thực hiện những dự án nào rồi. Tương tự như giám sát và thiết kế vậy thôi.
 

phongvinashin_namcan

Thành viên có triển vọng
Tham gia
18/1/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Tuổi
46
Chào cả nhà:
Cty mình là doanh nghiệp có vốn 100% nhà nước. cty mình là công ty con. cty mình có 1 dự án tổng mức đầu tư 350 tỷ. Đã được Tổng giám đốc tổng công ty (cty mẹ) phê duyệt dự án và kế hoạch đấu thầu. Như vậy cho mình hỏi:
- các bước tiếp theo như phê duyệt thiết kế _ dự toán và đấu thầu lựa chọn nhà thầu thì thẩm quyền phê duyệt là Tổng công ty hay Chủ tịch công ty mình vậy? (trong quyết định phê duyệt dự án giao cho công ty mình là chủ đầu tư)
rất mong được cả nhà tư vấn!
 

hoangttptqdbd

Thành viên có triển vọng
Tham gia
2/7/08
Bài viết
8
Điểm thành tích
3
Tuổi
48
Phê duyệt thiết kế BVTC và dự toán và Đấu thầu lựa chọn nhà thầu

Chào cả nhà:
Cty mình là doanh nghiệp có vốn 100% nhà nước. cty mình là công ty con. cty mình có 1 dự án tổng mức đầu tư 350 tỷ. Đã được Tổng giám đốc tổng công ty (cty mẹ) phê duyệt dự án và kế hoạch đấu thầu. Như vậy cho mình hỏi:
- các bước tiếp theo như phê duyệt thiết kế _ dự toán và đấu thầu lựa chọn nhà thầu thì thẩm quyền phê duyệt là Tổng công ty hay Chủ tịch công ty mình vậy? (trong quyết định phê duyệt dự án giao cho công ty mình là chủ đầu tư)
rất mong được cả nhà tư vấn!
Trả lời:
Như vậy Giám đốc công ty của ban đã đủ các điều kiện để:
+ phê duyệt thiết BVTC và dự toán
+ Đưa các gói thầu ra để thực hiện lựa chọn nhà thầu
* Nhưng công ty bạn đã đủ điều kiện thành lập Ban QLDA chưa nếu có (thành lập Ban QLDA) thì:
+ Có thể lập HSMT, HSYC, đánh giá HSDT, HSĐX
+ Có thể Giám sát thi công XD công trình ....
* Nếu công ty của bạn chưa đủ điều kiện để thành lập Ban QLDA thì có thể thuê 1 đơn vị độc lập (đủ điều kiện) để làm các công việc trên. alo: Nghị định 12, Thông tư 03
 

thu_hang2404

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
1/6/10
Bài viết
10
Điểm thành tích
3
Tuổi
38
Cho em hỏi vấn đề này ah:
Theo thông tư 02/2007/TT-BXD quy định: Cơ cấu tổ chức của Ban QLDA gồm có giám đốc, các phó giám đốc, các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ; những người tham gia Ban QLDA có thể làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Giám đốc, các phó giám đốc và những người phụ trách về kỹ thuật, kinh tế, tài chính phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực phụ trách và có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm. Riêng đối với các dự án nhóm C ở vùng sâu, vùng xa thì các chức danh nêu trên có thể giao cho những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc các chuyên ngành phù hợp.
Như vậy tất cả các thành viên trong ban QLDA phải có trên 3 năm kinh nghiệm hay chỉ có Giám đốc quản lý dự án theo NĐ 12/CP Mục 2 của điều 43 "Trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án thì Giám đốc quản lý dự án phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp, có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự ánvà có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm. Riêng đối với các dự án nhóm C ở vùng sâu, vùng xa thì Giám đốc quản lý dự án có thể là người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp và có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm. Chủ đầu tư có thể cử người thuộc bộ máy của mình hoặc thuê người đáp ứng các điều kiện nêu trên làm Giám đốc quản lý dự án".
 
  • Like
Các tương tác: naat

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top