Cho em hỏi về những quyết định hiện hành mức tạm ứng và phương thức thanh toán?

harrybotboy

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
30/9/10
Bài viết
35
Điểm thành tích
8
Bữa trước cô em vừa hỏi một câu trong tập đề cương ôn thi cuối kỳ, mà có câu này em chưa trả lời được, nhờ các bác tiền bối giúp đỡ ạ:

Nguyên văn là:
" Em hiểu thế nào là tạm ứng thanh toán, quyết toán. Quy định hiện hành về mức tạm ứng và phương thức thanh toán là như thế nào?" :confused:
 

GXD JSC

Công ty CP Giá Xây Dựng
Tham gia
12/7/08
Bài viết
1.537
Điểm thành tích
113
Căn cứ theo Điều 17, mục 3 NĐ 48/2010/NĐ-CP
"Điều 17. Tạm ứng hợp đồng xây dựng
1. Tạm ứng hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước cho bên nhận thầu để triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng.
2. Việc tạm ứng hợp đồng được thực hiện ngay sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực và bên giao thầu đã nhận được bảo lãnh tiền tạm ứng (nếu có).
3. Mức tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
4. Mức tạm ứng tối thiểu được quy định như sau:
a) Đối với hợp đồng tư vấn là 25% giá hợp đồng;
b) Đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình:
- 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng;
- 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng;
- 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng;
c) Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EPC, hợp đồng chìa khoá trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: 10% giá hợp đồng.
5. Mức tạm ứng tối đa là 50% giá hợp đồng, trường hợp đặc biệt thì phải được Người quyết định đầu tư cho phép.
6. Tiền tạm ứng được bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán đầu tiên, mức thu hồi từng lần do hai bên thống nhất ghi trong hợp đồng, kết thúc thu hồi khi giá trị thanh toán đạt 80% giá hợp đồng.
Chủ đầu tư có trách nhiệm cùng với nhà thầu tính toán mức tạm ứng hợp lý, quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả. Nghiêm cấm việc tạm ứng mà không sử dụng hoặc sử dụng vốn ứng không đúng mục đích. Trường hợp vốn tạm ứng chưa thu hồi nhưng không sử dụng hoặc sử dụng vào việc khác, chủ đầu tư có trách nhiệm thu hồi.
7. Đối với việc sản xuất các cấu kiện, bán thành phẩm có giá trị lớn, một số vật liệu phải dự trữ theo mùa thì bên giao thầu, bên nhận thầu thoả thuận kế hoạch tạm ứng và mức tạm ứng để bảo đảm tiến độ thực hiện hợp đồng."
Để biết thêm bạn tham khảo tại NĐ này
Chúc bạn hoan thành tốt bài thi :)
 

2_trieu

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
18/5/13
Bài viết
22
Điểm thành tích
18
1. Về khái niệm tạm ứng đã được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 48.
2. Quyết toán cần chia thành 2 loại: (i) Quyết toán Hợp đồng: được định nghĩa tại Điều 21 Nghị định 48: là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng xây dựng mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các công việc theo thoả thuận trong hợp đồng; (ii) Quyết toán dự án hoàn thành: được định nghĩa tại Điều 30 Nghị định 112: là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
3. Về khái niệm thanh toán: trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành không có định nghĩa rõ ràng nhưng có thể hiểu là giá trị mà Bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho Bên nhận thầu khi bên nhận thầu hoàn thành khối lượng công việc nhất định được nghiệm thu, số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, thời hạn thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán theo thỏa thuận trong Hợp đồng.
4. Về phương thức thanh toán được quy định tại Điều 17 Nghị định 48.
 

harrybotboy

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
30/9/10
Bài viết
35
Điểm thành tích
8
1.
1. Tạm ứng hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước cho bên nhận thầu để triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng.
Đọc dòng này em hiểu tạm ứng là tiền mà bên chủ đầu tư trao cho nhà thầu để thực hiện 1 phần việc trong hợp đồng, vậy thì nó có nghĩa là tiền thanh toán trước cho nhà thầu để thực hiện phần việc đó rồi. Nhưng khi đọc tới:

3. Mức tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng.


6. Tiền tạm ứng được bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán đầu tiên, mức thu hồi từng lần do hai bên thống nhất ghi trong hợp đồng, kết thúc thu hồi khi giá trị thanh toán đạt 80% giá hợp đồng.
Chủ đầu tư có trách nhiệm cùng với nhà thầu tính toán mức tạm ứng hợp lý, quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả. Nghiêm cấm việc tạm ứng mà không sử dụng hoặc sử dụng vốn ứng không đúng mục đích. Trường hợp vốn tạm ứng chưa thu hồi nhưng không sử dụng hoặc sử dụng vào việc khác, chủ đầu tư có trách nhiệm thu hồi.

..thì em lại hiểu là tiền tạm ứng không phải là tiền mà chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu, mà sau đó nhà thầu phải có trách nhiệm thanh toán lại cho chủ đầu tư. Sao mục 1 với mục 3,6 em thấy mâu thuẫn, chưa hiểu lắm, anh và các tiền bối có thể giải thích rõ hơn hộ em được không, tiền tạm ứng có phải là tiền thanh toán trước không ạ?

2. Nhân tiện cho em hỏi luôn đoạn: "bên giao thầu đã nhận được bảo lãnh tiền tạm ứng" trong mục 2, theo em hiểu thì khi đấu thầu, bên dự thầu phải nộp cho bên mời thầu một khoản tiền bảo lãnh dự thầu, vậy sau khi trúng thầu, được trao thầu rồi, thì tiền bảo lãnh này có phải được chuyển thành tiền bảo lãnh tạm ứng không, hay "bảo lãnh tạm ứng" ở đây là một tờ giấy giao ước để đảm bảo nhà thầu trả lại tiền tạm ứng?

2. Việc tạm ứng hợp đồng được thực hiện ngay sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực và bên giao thầu đã nhận được bảo lãnh tiền tạm ứng (nếu có).
 

2_trieu

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
18/5/13
Bài viết
22
Điểm thành tích
18
1.
Đọc dòng này em hiểu tạm ứng là tiền mà bên chủ đầu tư trao cho nhà thầu để thực hiện 1 phần việc trong hợp đồng, vậy thì nó có nghĩa là tiền thanh toán trước cho nhà thầu để thực hiện phần việc đó rồi. Nhưng khi đọc tới:



..thì em lại hiểu là tiền tạm ứng không phải là tiền mà chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu, mà sau đó nhà thầu phải có trách nhiệm thanh toán lại cho chủ đầu tư. Sao mục 1 với mục 3,6 em thấy mâu thuẫn, chưa hiểu lắm, anh và các tiền bối có thể giải thích rõ hơn hộ em được không, tiền tạm ứng có phải là tiền thanh toán trước không ạ?

2. Nhân tiện cho em hỏi luôn đoạn: "bên giao thầu đã nhận được bảo lãnh tiền tạm ứng" trong mục 2, theo em hiểu thì khi đấu thầu, bên dự thầu phải nộp cho bên mời thầu một khoản tiền bảo lãnh dự thầu, vậy sau khi trúng thầu, được trao thầu rồi, thì tiền bảo lãnh này có phải được chuyển thành tiền bảo lãnh tạm ứng không, hay "bảo lãnh tạm ứng" ở đây là một tờ giấy giao ước để đảm bảo nhà thầu trả lại tiền tạm ứng?

1. Cần phải hiểu tạm ứng là tạm ứng, thanh toán là thanh toán. Trong đó tạm ứng là số tiền mà Chủ đầu tư ứng trước cho Nhà thầu để Nhà thầu có vốn thực hiện một số công việc nhất định theo nội dung công việc của Hợp đồng (xây dựng lán trại tạm, huy động nhân lực, máy móc thiết bị thi công, mua sắm, đặt hàng vật tư, vật liệu, thiết bị..), tạm ứng được thực hiện ngay sau khi Hợp đồng có hiệu lực thì có thể hiểu là Nhà thầu chưa thực hiện các phần việc này, theo đó có thể hiểu tiền tạm ứng là tiền mà Chủ đầu tư cho nhà thầu vay mà không tính lãi, nếu Nhà thầu không sử dụng tiền tạm ứng vào đúng mục đích là thực hiện các công việc của Hợp đồng thì sẽ bị Chủ đầu tư thu hồi, có nghĩa là có thể hiểu tiền này mặc dù đã chuyển cho Nhà thầu nhưng Chủ đẩu tư vẫn còn kiểm soát. Còn thanh toàn là khoản tiền mà Chủ đầu tư chuyển cho Nhà thầu khi Nhà thầu đã hoàn thành khối lượng công việc theo Hợp đồng được nghiệm thu, Nhà thầu được toàn quyền sử dụng số tiền này.

2. Bảo đảm dự thầu khác hoàn toàn với bảo lãnh tiền tạm ứng. Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu (Khoản 27 Điều 4 Luật đấu thầu); Bảo đảm dự thầu được trả lại cho các nhà thầu không trúng thầu trong thời gian không quá ba mươi ngày kể từ ngày thông báo kết quả đấu thầu. Đối với nhà thầu trúng thầu, bảo đảm dự thầu được hoàn trả sau khi nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 55 của Luật Đấu thầu (Khoản 5 Điều 27 Luật đấu thầu). Như vậy khi nhà thầu thực hiện bảo đảm thực hiện Hợp đồng thì bảo đảm dự thầu được trả cho Nhà thầu.
Còn bảo lãnh tạm ứng là việc Nhà thầu nộp thư bảo lãnh (của Ngân hàng hoặc tổ chức tài chính) để bảo lãnh số tiền tạm ứng mà Chủ đầu tư tạm ứng cho Nhà thầu. Khi phát hiện nhà thầu sử dụng tiền tạm ứng không đúng mục đích thì Chủ đầu tư thu hồi số tiền này qua Ngân hàng hoặc tổ chức phát hành bảo lãnh mà không cần phải thông qua Nhà thầu (tham khảo mẫu bảo lãnh tạm ứng trong thông tu 01/2010/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và đầu tư).

Trân trọng
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top