Chức năng nhiệm vụ cán bộ nhân viên Ban chỉ huy công trình (nhỏ)

pham huynh

Thành viên mới
Tham gia
30/8/12
Bài viết
1
Điểm thành tích
3
Tôi đưa ra một mô hình đã từng áp dụng cho công việc thực tế, sẽ có những chỗ chưa chuẩn, mong các bạn bổ sung thêm.
1. Chỉ huy trưởng:
- Đốc thúc tiến độ thi công phần công việc trong phạm vi quản lý.
- Họp với chủ đầu tư, tư vấn giám sát và các bên liên quan công trình.
- Đưa ra tiến độ thi công hàng tháng (nếu có yêu cầu cụ thể phải đưa ra tiến độ thực thi hàng tuần).
- Kiểm soát các nhà thầu phụ (nếu có) theo tiến độ.
- Báo cáo cấp trên về tiến độ thi công theo định kỳ (kiểm tra báo cáo cán bộ cấp dưới lập trước khi gửi)
- Kiểm soát cán bộ kỹ thuật thực thi công tác thông qua họp nội bộ định kỳ hoặc bất thường.
- Họp các tổ đội thi công trực tiếp và cán bộ kỹ thuật để giải quyết ngay các vướng mắc trên công trường khi có phát sinh.
- Họp cán bộ toàn công trường khi cần thông báo thông tin mới. Nên có họp định kỳ về tiến độ, phương thức triển khai thi công.
- Kiểm tra, ký khối lượng thanh toán công nhân và khối lượng thanh toán với chủ đầu tư.
- Bàn bạc về biện pháp thi công đặc biệt hoặc chủ trương thanh toán với cán bộ kỹ thuật hiện trường và cán bộ thanh toán
- Tổ chức đời sống và sinh hoạt cho toàn bộ cán bộ trên công trường.
- Liên lạc với chính quyền, an ninh địa phương, công tác dân vận trong quá trình thi công tại địa bàn.
2. Cán bộ kỹ thuật hiện trường:
- Nắm được bản vẽ phê duyệt dùng thi công.
- Đưa ra biện pháp thi công cụ thể. Với các công tác và hạng mục khó yêu cầu bàn bạc với chỉ huy trưởng.
- Chủ động kế hoạch vật tư cho từng giai đoạn để chủ động và tránh lãng phí trong thi công. Tự liên lạc với các bên cung cấp vật tư thi công phần công tác của mình để nắm được tình hình một cách chủ động.
- Chủ động làm biên bản nghiệm thu công tác công việc cần nghiệm thu.
- Vẽ hoặc kiểm tra kỹ bản vẽ hoàn công (nếu bộ phận khác vẽ) trước khi gửi TVGS và KT A ký.
- Lưu trữ thay đổi thiết kế đã được duyệt trong quá trình thi công.
- Đưa ra tiến độ sơ bộ tuần và tháng cho công việc trực tiếp quản lý thi công.
- Họp với các tổ đội thi công trực tiếp nếu cần thiết.
- Trao đổi trực tiếp với chỉ huy phần việc liên quan ngoài khả năng của mình.
- Làm khối lượng thanh toán tổ đội theo tháng và theo yêu cầu của chỉ huy. Đối chiếu khối lượng thực thanh toán tổ đội và khối lượng dự toán, khối lượng thanh toán A cho cùng 1 công việc.
3. Cán bộ kỹ thuật làm thanh quyết toán:
- Nắm được hợp đồng chính thức được ký kết giữa các bên liên quan công trình.
- Giữ liên lạc với người làm thanh toán của đơn vị Chủ đầu tư, nhanh chóng thống nhất các loại biên bản mẫu (có mẫu duyệt) bao gồm: Biên bản nghiệm thu, mẫu nhật ký, lấy mẫu vật tư, thí nghiệm… (thống nhất mẫu bằng cách ký xác nhận vào mẫu biên bản).
- Nắm được bản vẽ đã phê duyệt, dự toán đầu vào và lên danh mục công tác phát sinh (nêu rõ nguyên nhân), đưa ra hướng giải quyết.
- Theo dõi biên bản ký, các biên bản cần có thông qua list cho từng đầu mục và công việc.
- Bố trí các cặp file hồ sơ, danh mục đầy đủ tạo điều kiện cho các bộ phận khác tham chiếu hoặc tham khảo. Tạo điều kiện trong quá trình bàn giao công tác và nắm bắt hồ sơ cho người tiếp nhận.
- Sau khi tính toán khối lượng thanh toán đối chiếu với khối lượng của kỹ thuật hiện trường nhằm tránh sai sót.
- Kết hợp với cán bộ kỹ thuật hiện trường để nắm giữ các phát sinh mới trong quá trình thi công tạo điều kiện chủ động trong công tác thanh quyết toán. Lưu trữ bản vẽ đã phê duyệt dùng thi công (bản gốc) và bản vẽ thay đổi thiết kế được phê duyệt (bản gốc) trong quá trình thi công.
- Cập nhật các thông tư nghị định, công văn nhà nước có liên quan đến thanh toán công trình.
- Trao đổi với chỉ huy phần công việc liên quan ngoài khả năng của mình.
4. Cán bộ trắc đạc:
- Xem bản vẽ để đưa ra phương án tối ưu nhất cho công tác của mình.
- Bố trí lưới mốc gửi (nếu cần thiết) tại mặt bằng để tạo thuận lợi trong quá trình triển khai thi công. Phải kiểm tra các mốc gửi từ mốc chính định kỳ để tránh sai sót hệ thống.
- Kết hợp kỹ sư hiện trường xem công việc cụ thể để có kế hoạch chủ động cho công tác của mình. Tránh trường hợp làm chậm tiến độ do bố trí công tác không hợp lý.
- Chủ động yêu cầu vật tư liên quan công việc.
5. An toàn viên:
- Cán bộ phụ trách công tác an toàn phải thống kê đầy đủ số lượng công nhân từng tổ đội, có đầy đủ hồ sơ pháp lý.
- Cảnh báo về các nguy cơ mất an toàn lao động cho người thi công trực tiếp và cán bộ kỹ thuật phụ trách công tác liên quan. Xử lý phạt triệt để khi có hiện tượng vi phạm an toàn lao động.
- Cấp phát bảo hộ lao động, trang thiết bị liên quan an toàn lao động theo số lượng thực tế công nhân, cán bộ tham gia thi công trên công trường.
6. Thợ cơ khí, thợ điện, nước:
- Kiểm soát tình trạng các máy móc như: Máy bơm nước, máy cắt, uốn thép, máy đục, khoan, máy mài, cắt con chuột, cắt bàn (lưỡi đá) máy phát điện, máy trộn quả lê… kiểm tra dầu mỡ, tình trạng máy.
- Có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng định kỳ theo từng loại máy. Nắm được tình trạng máy trước và sau khi cho các tổ đội sử dụng.
- Có kế hoạch đề nghị vật tư dự trữ cho các máy theo giai đoạn để công tác thi công không gián đoạn do sự cố hỏng máy bất thường.
- Kiểm tra các vị trí điện liên quan đến chiếu sáng an ninh, an toàn trong công tác thi công liên quan điện, nước.
7. Thủ kho:
- Kiểm tra sổ xuất nhập kho định kỳ 2, 4 tuần
- Kiểm kê kho công trường định kỳ 4 tuần
- Yêu cầu có phiếu xuất kho do kỹ thuật ký (mẫu do công trường phát hành) hoặc phải mở sổ xuất, nhập vật tư ghi chú rõ ràng.
- Luôn nắm chủ động số lượng vật tư đã về công trường, vật tư còn trong kho, kết hợp cán bộ kỹ thuật báo cáo lên chỉ huy những vật tư cần lấy tiếp, những vật tư thừa.
8. Bảo vệ:
- Phân ca bảo vệ rõ ràng và hợp lý tuỳ theo số lượng, thời điểm và sự phức tạp của địa hình, địa bàn công trình.
- Chỉ định tổ trưởng tổ bảo vệ nhằm đốc thúc kiểm tra công tác bảo vệ.
- Các vị trí trực đêm phải được tin tưởng tránh liên kết với bên ngoài
- Yêu cầu các đơn vị xuất hàng ra khỏi phạm vi công trường phải có chữ ký của người có trách nhiệm, nếu không phải báo cán bộ kỹ thuật hoặc chỉ huy trưởng công trường giải quyết.
- Không cho người lạ vào phạm vi công trường khi chưa có giấy phép hoặc sự đồng ý khác của Ban chỉ huy.
 

tancauduong

Thành viên năng động
Tham gia
24/11/07
Bài viết
66
Điểm thành tích
8
Tuổi
39
Rất cảm ơn bài viết của pham huynh. Tuy nhiên, có một điều mà bản thân tôi thắc mắc là không biết những quy định này pham huynh lấy ở đâu: do cơ chế công ty quy định hay theo văn bản pháp luật quy định. Nếu cơ chế của công ty thì tôi không có ý kiến. Nhưng nếu là pháp luật có quy định nhờ pham huynh cho biết số hiệu văn bản để tôi có thể nghiên cứu thêm. Chân thành cảm ơn.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top