Có nhiều kỹ sư trẻ chưa hiểu về CO, CQ và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.562
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Có nhiều kỹ sư trẻ chưa hiểu về CO, CQ và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy. Chúng khác nhau như thế nào, dựa vào văn bản nào quy định?
Hiểu biết về C/O, C/Q liên quan đến quản lý chất lượng vật tư thiết bị đưa vào công trình.
Trong bài này tôi xin chia sẻ với các bạn, đặc biệt là các kỹ sư làm công việc Quản lý chất lượng công trình được rõ hơn.

Thực tế CO CQ là hai chứng từ hoàn toàn khác nhau, và đương nhiên cũng có chức năng khác nhau.

CO là giấy chứng nhận xuất xứ viết tắt từ chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh là Certificate of Origin.
CQ là giấy chứng nhận chất lượngCertificate of Quality

2 thuật ngữ này thường được nói liền với nhau chỉ như một thói quen để nói về nguồn gốcchất lượng của sản phẩm. Chúng vừa là tiêu chí quan trọng thường được đề cập tới trong bộ hồ sơ thủ tục, vừa nói cho thuận miệng khi chuẩn bị chứng từ. Có thể viết là CO, C/O hoặc CQ, C/Q

1- C/O cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ hay quốc gia nào đó

Biết được nguồn gốc, hay xuất xứ của hàng hóa sẽ giúp chủ hàng nhập khẩu xác định xem hàng có được hưởng ưu đãi đặc biệt hay không. Ví dụ: nếu hàng từ các nước ASEAN, có C/O form D, thì có thể được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt, nghĩa là thuế thấp hơn mức không có C/O.

Thêm nữa, với một số mặt hàng C/O sẽ quyết định hàng từ nước đó có đủ tiêu chuẩn nhập vào Việt Nam hay không. Chẳng hạn, vào thời điểm đầu năm 2014, máy móc thiết bị đã qua sử dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc thì không được nhập khẩu vào Việt Nam, theo quy định trong công văn số 3016/BKHCN-ĐTG ngày 24/9/2013 của Bộ KHCN.

Ví dụ 1 giấy chứng nhận xuất xứ - CO: Certificate of Origin:
CO-CQ-hop-chat-hop-quy-giay-chung-nhan-xuat-xu.jpg
2- C/Q là loại giấy tờ xác nhận rằng hàng hóa có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế

Chứng nhận này để làm gì? Là để người bán thể hiện cam kết của mình với người mua về chất lượng của hàng hóa.
Chứng từ này không bắt buộc trong hồ sơ hải quan.
Với một số mặt hàng nhập khẩu, khi bạn làm thủ tục kiểm tra chất lượng nhà nước (chẳng hạn đăng kiểm xe máy chuyên dùng), thì phải nộp C/Q trong hồ sơ đăng ký.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.562
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
1. Các đơn vị khi phát hành CQ cho sản phẩm của mình có cần sự cho phép của cơ quan nào hay không ?

Đơn vị sản xuất chỉ có quyền công bố tiêu chuẩn áp dụng cho hàng hóa của mình sản xuất, hoặc cấp giấy chứng chỉ xuất xưởng (tức là giấy chứng tỏ hàng hóa này là đợn vị đó sản xuất theo tiêu chuẩn X, vào ngày tháng năm,…, không phải là hàng giả, đơn vị đó chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa đó . Còn giấy CQ phải do cơ quan độc lập có chức năng cấp cho hàng hóa đó.
3ce-chung-nhan-co-cq.jpg

2. Sự cần thiết của giám định của chất lượng hàng hóa của đơn vị giám định độc lập?

Cái này thì tùy thuộc vào cơ sở bỏ tiền ra mua hàng hóa có muốn giám định hay không. Về nguyên tắc có C/O, C/Q là đã đầy đủ theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, đối với một số mặt hàng hóa khi có yêu cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền (hải quan, bộ thương mại,..) thì cơ sở mua hàng hóa phải đem giám định độc lập bắt buộc (chẳng hạn: nghi ngờ rác thải, xăng dầu, ….).

3. Đối với các thiết bị đặc thù, chỉ được sản xuất bởi các nhà sản xuất lớn thì việc giám định chất lượng của đơn vị độc lập có cần thiết không (vì có thể không đủ khả năng để giám định)?
Đối với thiết bị đặc thù thì việc cần thiết có giám định hay không đã đề cập ở mục 2. Về khả năng giám định, nếu trong nước không đủ khả năng, có thể thuê tổ chức giám định nước ngoài. Chẳng hạn hàng hóa là máy bay, máy MRI, máy chụp CT, thiết bị sản xuất điện hạt nhân…thì rõ ràng trong nước không đủ khả năng giám định, do đó thì có thể thuê cơ quan giám định của Pháp, USA,… chẳng hạn, tuy nhiên vấn đề là kinh phí.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.562
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Đánh giá hợp chuẩn, hợp quy theo quy định hiện hành
Theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trình công trình:

- Đánh giá hợp quy trong hoạt động xây dựng là đánh giá mức độ phù hợp của vật liệu xây dựng và sản phẩm xây dựng so với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật có liên quan được áp dụng.

- Đánh giá hợp chuẩn trong hoạt động xây dựng là đánh giá mức độ phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường với tiêu chuẩn tương ứng.

Sau khi tìm hiểu các khái niệm ở trên ta sẽ dễ dàng hơn cho Câu hỏi của bạn: CQ và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy khác nhau như thế nào, dựa vào văn bản nào quy định?

CQ là giấy chứng nhận chất lượng để người bán thể hiện cam kết của mình với người mua về chất lượng của hàng hóa.
Còn chứng nhận hợp chuẩn hay chứng nhận hợp quy là hoạt động sau khi đánh giá xong thì chứng nhận là hàng hóa, sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật hay quy chuẩn tương ứng. Đúng ra phải có 1 đơn vị độc lập làm việc này. Tuy nhiên, như bài 2 nói ở trên cũng tùy thôi, bởi như kiểu uy tín và cả tâm lý (hàng hóa xuất xứ và chất lượng từ Mỹ, Châu Âu hay Nhật Bản là người ta tin tưởng về độ chuẩn và chất rồi).

Tôi tìm hiểu sâu về Quản lý chất lượng công trình là vì đang nghiên cứu phát triển phần mềm Quản lý chất lượng GXD. Xem video ở đây.

Câu hỏi mời bạn thảo luận: Vậy cho hỏi thêm danh mục hàng hóa vật tư nào phải áp dụng hợp chuẩn hợp quy ví dụ như về thiết bị bên M&E như máy bơm máy phát điện, dây điện... Quy định ở văn bản nào?

Các bạn tham khảo và bổ sung thêm nhé. Chúc các bạn thành công.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top