Công nghệ đào hầm của Áo

wepro

Thành viên năng động
Tham gia
27/9/08
Bài viết
62
Điểm thành tích
8

Công nghệ NATM được giáo sư Ladislaus von Rabcewicz (người Áo) đề xuất từ những năm 40 của thế kỷ trước. Ý tưởng chính của công nghệ này là tận dụng tối đa khả năng chịu lực của môi trường đất đá xung quanh vào mục đích chống đỡ hầm. Đề đạt được điều này thì phải tìm cách khống chế biến dạng của vách hầm.
Vào năm 1978, tiến sĩ L. Myller đã tổng kết và đưa ra các khái niệm và nguyên tắc cơ bản về công nghệ NATM (22 nguyên tắc NATM) và đã được người Nhật đưa vào Việt Nam trong dự án hầm đường bộ Hải Vân [4,5]. Việc áp dụng NATM trong xây dựng công trình ngầm trên thế giới đã đạt được nhiều kết quả to lớn, nhưng cũng đã gặp rất nhiều sự cố nghiêm trọng [6,7,8], đặc biệt là khi xây dựng công trình ngầm trong nền đất yếu. Mặc dù đã được thừa nhận rộng rãi, nhưng NATM vẫn gây ra những tranh luận rất khác nhau về bản chất và tên gọi của nó, đặc biệt là ở Hoa Kỳ và Tây Âu. Hiểu theo một nghĩa nào đó, NATM là sự kết hợp giữa các phương pháp đào mỏ truyền thống với khả năng tận dụng một cách tối ưu nhất khả năng tự mang tải của khối đất đá nhằm ổn định của Emit Brown - một chuyên gia về công trình ngầm của Anh - về cả triết lý thiết kế và phương pháp xây dựng của NATM.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top