quanlyduanxaydung86

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
31/10/18
Bài viết
12
Điểm thành tích
1
Nơi ở
quận 1
Website
www.songnam.net
Công tác đấu thầu thi công quyết định việc chọn ra nhà thầu thi công phù hợp với gói thầu của công trình.

Bắt đầu từ việc tách các gói thầu của dự án cho phù hợp đã là một việc cần cân nhắc với tư vấn đấu thầu, quản lý dự án và chủ đầu tư. Nếu dự án chỉ có 1 gói thầu thi công chính trọn gói thì công việc tư vấn đấu thầu cũng như quản lý thi công và bảo hành công trình của chủ đầu tư sẽ được quy trách nhiệm về một đầu mối là nhà thầu chính.

Nhưng nếu dự án yêu cầu gấp về tiến độ thì thông thường sẽ phải tách gói thầu phần san lấp, cọc, móng, thô … để thực hiện trước, các gói thầu hoàn thiện, cơ điện và nội thất thực hiện sau. Khi đó việc chọn nhà thầu sẽ chuyên nghiệp hơn, giá gói thầu thường là cạnh tranh hơn, nhưng công tác quản lý dự án lúc thi công cũng như xác định trách nhiệm bảo hành, bảo trì, sự cố công trình … sẽ phức tạp hơn.

Tiếp sau công việc phân chia gói thầu của tư vấn đấu thầu thi công là:

1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

a) Lập hồ sơ mời thầu;
b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.

2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

a) Mời thầu;
b) Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
c) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
d) Mở thầu.

3. Đánh giá hồ sơ dự thầu, bao gồm:

a) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu;
b) Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu;
c) Xếp hạng nhà thầu.

4. Thương thảo hợp đồng.

5. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.

6. Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

Trong các công việc trên thì những công tác lựa chọn hình thức đấu thầu, mời thầu và chấm thầu là rất quan trọng. Tư vấn đấu thầu cần trao đổi rõ với chủ đầu tư các công tác quan trọng này, nhất là các tiêu chí đánh giá trong hồ sơ mời thầu. Nếu hồ sơ mời thầu thi công cần có tiêu chí phú hợp với loại công trình, quy mô dự án và điều kiện thực tế của các nhà thầu ở địa phương.

Rất nhiều hồ sơ mời thầu thi công gói thầu nhỏ, đơn giản nhưng có tiêu chí quá cao, không có nhà thầu nào đạt, phải tổ chức đấu thầu lại. Hay ngược lại công trình có quy mô lớn mà tiêu chí đơn giản, để các nhà thầu thiếu năng lực kỹ thuật và tài chính trúng thầu, đến khi thi công lại không đảm bảo tiến độ và kỹ thuật.

Không riêng gì ngành xây dựng mà công tác tư vấn đấu thầu của mọi ngành nghề khác luôn là vấn đề phức tạp và nhạy cảm, cho nên tư vấn đấu thầu không chỉ cần nắm rõ và làm đúng luật để bảo đảm tính pháp lý, công bằng và minh bạch trong suốt quá trình đầu thầu mà còn phải có nhiều kinh nghiệm trong thị trường, am hiểu năng lực, kinh nghiệm của các nhà thầu tham gia cũng như từng mối quan hệ của họ trong dự án thì mới có thể lựa chọn nhà thầu phù hợp nhất cho dự án.

Với đội ngũ tư vấn đấu thầu nhiều kinh nghiệm, Song Nam luôn giúp chủ đầu tư chọn các nhà thầu phù hợp nhất như yêu cầu cho dự án.
 
Chỉnh sửa cuối:

quanlyduanxaydung86

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
31/10/18
Bài viết
12
Điểm thành tích
1
Nơi ở
quận 1
Website
www.songnam.net
4 phương thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư này được quy định từ điều 28-32 của Luật đấu thầu (số 43/2013/QH13) năm 2013, cụ thể như sau:

1. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ

* Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ;
b) Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp;
c) Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
d) Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa;
đ) Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.

* Nhà thầu, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

* Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.

2. Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ

* Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;

b) Đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư.

* Nhà thầu, nhà đầu tư nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

* Việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Nhà thầu, nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được mở hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá.

3. Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ

a. Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô lớn, phức tạp.

b. Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng chưa có giá dự thầu. Trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai.

c. Trong giai đoạn hai, nhà thầu đã tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, trong đó có giá dự thầu và bảo đảm dự thầu.

4. Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ

a. Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù.

b. Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Trên cơ sở đánh giá đề xuất về kỹ thuật của các nhà thầu trong giai đoạn này sẽ xác định các nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật so với hồ sơ mời thầu và danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu được mời tham dự thầu giai đoạn hai. Hồ sơ đề xuất về tài chính sẽ được mở ở giai đoạn hai.

c. Trong giai đoạn hai, các nhà thầu đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai tương ứng với nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật. Trong giai đoạn này, hồ sơ đề xuất về tài chính đã nộp trong giai đoạn một sẽ được mở đồng thời với hồ sơ dự thầu giai đoạn hai để đánh giá.
 

quanlyduanxaydung86

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
31/10/18
Bài viết
12
Điểm thành tích
1
Nơi ở
quận 1
Website
www.songnam.net
Kết cấu thép là kết cấu chịu lực của các công trình xây dựng được thiết kế và cấu tạo bởi thép.
Đây là loại kết cấu được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng, đặc biệt là trong các công trình xây dựng có quy mô lớn (Nhà thép tiền chế) nhà xưởng công nghiệp bởi những đặc tính hữu ích của thép.

Kết cấu thép được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực xây dựng, là sự lựa chọn hàng đầu cho các công trình xây dựng có quy mô lớn.

Đối với việc xây dựng các tòa nhà và cấu trúc lớn như sân vận động, tòa nhà chọc trời và cầu, kết cấu thép là kết cấu chịu lực của các công trình xây dựng. Kết cấu thép cũng có thể được sử dụng cùng với bê tông và gỗ để gia cố thêm trong kết cấu. Do các phân nhánh an toàn liên quan đến xây dựng, có các tiêu chuẩn và quy định cụ thể được thiết lập cho ngành thép. Hình dạng, kích thước, thành phần và cách bảo quản thép chính xác đều được quy định trong các quy định này.

CÁC LOẠI KẾT CẤU THÉP
  • Cấu trúc khung: Dầm và cột
  • Cấu trúc lưới: cấu trúc dạng lưới hoặc mái vòm
  • Kết cấu dự ứng lực
  • Cầu dầm
  • Cầu cáp văng
  • Cấu trúc giàn: thanh hoặc giàn
  • Cầu vòm
  • Kiến trúc vòm
  • Cầu treo
  • Cầu giàn: cấu kiện giàn
ket-cau-khung-thep-chiu-luc


Phạm vi ứng dụng của kết cấu thép

Thích hợp cho các công trình lớn, đòi hỏi độ bền cao như:

Thiết kế nhà xưởng công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp: khung nhà công nghiệp là toàn bộ bằng thép khi nhà cao, cần trục nặng, hoặc có thể là hỗn hợp cột bê tông cốt thép, dàn, và dầm thép.

nha-may-bia-saporo(1)


Khung nhà nhiều tầng: đặc biệt là các loại nhà kiểu tháp ở thành phố . Nhà trên 15 tầng thì dùng kết cấu thép có lợi hơn bê tông cốt thép.

Cầu đường bộ, đường sắt: làm bằng thép khi nhịp vừa, nhịp lớn, khi cần thi công nhanh. Cầu treo bằng thép có thể vượt nhịp trên 1000m.

Kết cấu tháp cao: cột điện, ăng ten: như các loại cột điện, cột ăng ten vô tuyến, hoặc một số loại kết cấu đặc biệt như kết cấu tháp khoan dầu.

Nhà nhịp lớn: là những loại nhà do yêu cầu sử dụng phải có nhịp khá lớn từ 30 – 40m như nhà biểu diễn, nhà thi đấu thể dục thể thao, nhà triển lãm, nhà chứa máy bay…dùng kết cấu thép là hợp lý nhất. Có những trường hợp nhịp đặc biệt lớn trên 100m thì kết cấu thép là duy nhất áp dụng được.

Kết cấu bản: như các loại bể chứa dầu chứa khí các thiết bị lò cao của nhà máy hóa chất, nhà máy hóa dầu.

Đối với nhiều nước trên thế giới, thép là vật liệu quý và hiếm vì thép cần dùng cho mọi ngành của nền kinh tế quốc dân.

Đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư năng động, đã từng thực hiện hàng trăm dự án lớn nhỏ sẵn sàng tư vấn cho bạn giải pháp tốt nhất để hoàn thành dự án nhà xưởng hiệu quả an toàn và tiết kiệm.

Ưu nhược của kết cấu thép là gì?.
  • Linh hoạt và mở rộng hiệu quả kết cấu thép
  • Tiết kiệm chi phí đầu tư
  • Tiết kiệm chi phí xây dựng và bảo trì
  • Tính thẩm mỹ và kiến trúc cao
  • Bền vững theo thời gian
Nhược điểm của kết cấu thép
  • Chịu lửa kém kết cấu thép là gì
  • Giá thành khá cao so với một số vật liệu thô khác như gỗ, sắt…
  • Có thể bị xâm thực bởi tác động của môi trường, nhiệt độ…
Do vậy, những công trình xây dựng có sử dụng kết cấu thép thường được bao phủ bởi lớp sơn bảo vệ, chống gỉ thép.

Liên hệ tư vấn thiết kế kết cấu: 0769 861 168
 

quanlyduanxaydung86

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
31/10/18
Bài viết
12
Điểm thành tích
1
Nơi ở
quận 1
Website
www.songnam.net
Một ngôi nhà không chỉ đơn thuần là chỗ che mưa che nắng. Một ngôi nhà đáng để sống còn phải đẹp và đầy đủ tiện nghi nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho tất cả mọi người sống dưới mái nhà ấy.

Dưới đây là những nội dung cần lưu ý khi lựa chọn nhà thầu xây dựng để có một ngôi nhà ưng ý nhất.

Trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu trình tự cơ bản trong quá trình xây dựng một căn nhà. Cho dù ngôi nhà đơn giản hay phức tạp thì cũng đều giống nhau từ lúc đặt viên đá đầu tiên cho đến lúc tân gia viên mãn.

Để chuyển ý tưởng về công năng sử dụng, cách bố trí phòng ốc của ngôi nhà đến màu sắc, chất liệu bạn cần có sự giúp sức của kiến trúc sư. Sau khi đã thống nhất được phương án kiến trúc thì kỹ sư xây dựng và kỹ sư ME (điện, nước) có nhiệm vụ tính toán độ bền vững của kết cấu, bố trí cấp thoát nước, bố trí thiết kế cơ điện.

Khi có bản vẽ tư vấn thiết kế nhà chưa hẳn bạn đã khởi công xây dựng ngay được.


Để có được một thiết kế nhà ưng ý là cả một quá trình làm việc nghiêm túc giữa chủ nhà và kiến trúc sư thiết kế.

Khi có bản vẽ tư vấn thiết kế nhà chưa hẳn bạn đã khởi công xây dựng ngay được. Bạn cần có một hồ sơ pháp lý trước khi xây nhà là bản vẽ cấp phép xây dựng. Sau giai đoạn này sẽ đến giai đoạn thi công xây dựng.

Để xây dựng một căn nhà đẹp thì có 03 hình thức giao thầu xây dựng:

– Giao thầu phần nhân công
– Giao thầu phần thô và nhân công hoàn thiện
– Giao thầu chìa khóa trao tay.
 
Chỉnh sửa cuối:

quanlyduanxaydung86

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
31/10/18
Bài viết
12
Điểm thành tích
1
Nơi ở
quận 1
Website
www.songnam.net
Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu một số gói thầu thuộc Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Rạch Miễu 2 nối tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.


Theo đó, có 4 gói thầu của dự án được điều chỉnh, gồm: XL-02, XL-03, TV-10, BH-02. Đối với gói thầu XL-02 xây dựng cầu dây văng Rạch Miễu 2 (phạm vi giữa 2 trụ neo) Km5+913 – Km6+423, theo kế hoạch phê duyệt ban đầu, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu ban đầu là quý III/2022, thời gian thực hiện hợp đồng là 36 tháng. Đến nay, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được điều chỉnh sang quý IV/2022, thời gian thực hiện hợp đồng là 1.080 ngày.


Đối với gói thầu XL-03 xây dựng nhịp dẫn và đường đầu cầu Rạch Miễu 2 (Km5+080 – Km5+913 và Km6+423 – Km7+260), thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu ban đầu là quý III/2022, thời gian thực hiện hợp đồng là 30 tháng, nay điều chỉnh sang quý IV/2022, thời gian thực hiện hợp đồng là 900 ngày.


Ngoài ra, hai gói thầu TV-10 (tư vấn giám sát thi công gói thầu XL02, XL03) và gói thầu BH-02 (bảo hiểm công trình xây dựng gói thầu XL02 và XL03) đều có thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu trong quý III/2022, nay được điều chỉnh sang quý IV/2022.


Điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu công trình cầu Rạch Miễu 2 (Ảnh minh họa).
Điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu công trình cầu Rạch Miễu 2 (Ảnh minh họa).

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận căn cứ kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt điều chỉnh để tổ chức thực hiện theo đúng quy định.


Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận cần thực hiện trình tự, thủ tục lựa chọn nhà thầu tuân thủ Luật Đấu thầu, Nghị định 63/2014 và các quy định khác có liên quan; đảm bảo lựa chọn nhà thầu đáp ứng điều kiện năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu.


Được biết, cầu Rạch Miễu 2 có tổng chiều dài dự án khoảng 17,6km, trong đó cầu chính trên sông Tiền dài gần 2km. Dự án có tổng mức đầu tư 5.175 tỷ đồng, có 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ, vận tốc thiết kế 80km/h. Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác vào năm 2025.


Nguồn BAOXAYDUNG
 

quanlyduanxaydung86

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
31/10/18
Bài viết
12
Điểm thành tích
1
Nơi ở
quận 1
Website
www.songnam.net
1. Khái niệm thiết kế cơ sở là gì ?

Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.

Hồ sơ thiết kế cơ sở là hồ sơ bao gồm toàn bộ các thông tin thiết kế cơ sở.

Trong hồ sơ thiết kế của một công trình xây dựng hay một dự án xây dựng bao gồm các bước như thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công. Tuỳ thuộc vào quy mô, tính chất của từng công trình cụ thể mà công việc thiết kế được thực hiện theo 1 bước, 2 bước hoặc 3 bước. Nếu dự án được thiết kế 2 bước hoặc 3 bước thì sẽ có hồ sơ thiết kế cơ sở.

quan-ly-du-an-dau-tu-xay-dung


2. Hồ sơ thiết kế cơ sở gồm những gì?

Phần thuyết minh gồm có các nội dung sau đây:

Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;

  • Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
  • Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
  • Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình;
  • Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;

Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.

Phần bản vẽ gồm có các nội dung sau đây:

  • Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến ;
  • Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
  • Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc ;
  • Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.
 

quanlyduanxaydung86

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
31/10/18
Bài viết
12
Điểm thành tích
1
Nơi ở
quận 1
Website
www.songnam.net
Bản vẽ thi công là gì?
Bản vẽ thi công là một loại bản vẽ kỹ thuật chuyên môn, dùng trong thiết kế, xây dựng công trình nhà ở, chung cư, đường xá..

Bản vẽ thi công là yếu tố không thể thiếu, nằm trong giai đoạn cuối cùng của công tác thiết kế công trình trước khi bắt đầu triển khai xây dựng dự án.

Trong nghị định số 46/2015/NĐ_CP của chính phủ nêu rằng “Bản vẽ thi công là bản vẽ công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện vị trí, kích thước, vật liệu và các thiết bị được sử dụng thực tế”.

Đối với hồ sơ thiết kế hay hồ sơ thi công công trình, đều cần có bản vẽ thi công. Không chỉ là loại bản vẽ cụ thể hóa tất cả mọi hình ảnh trong công trình tương lai, mà bản vẽ thi công còn dự toán, bóc tách khối lượng, vật liệu… giúp bộ phận triển khai dự trù và chuẩn bị kinh phí, số lượng cho nguyên vật liệu một cách chi tiết.

Nhờ đó, giúp những người giám sát công trình sẽ dễ dàng trong công tác quản lý nguyên vật liệu và tiến độ thi công.

ban-ve-thi-cong.jpg

Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công bao gồm những gì?
Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công gồm có hai phần chính là bản vẽ kiến trúc và bộ hồ sơ thi công. Bản vẽ kiến trúc giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng thể công trình trước khi được hoàn thiện.

Hợp đồng xây dựng trọn gói thông thường sẽ gồm có bản vẽ thi công và các chi tiết liên quan tới bản vẽ thi công, được sắp xếp chi tiết trong hồ sơ thiết kế thi công.

Vậy hồ sơ thiết kế thi công bao gồm những gì?
Bên nào có trách nhiệm lập bản vẽ thi công?
Theo điều 11.1 và điều 11.2 thông tư số 26/2016/TT- BXD của chính phủ quy định về những bên có trách nhiệm lập bản vẽ thi công như sau:

1, Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành do mình thi công. Riêng các bộ phận công trình bị che khuất phải được lập bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định kích thước, thông số thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo.

2, Đối với trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên trong liên danh có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công phần việc do mình thực hiện, không được ủy quyền cho thành viên khác trong liên danh thực hiện.

BẢN VẼ HOÀN CÔNG ĐƯỢC LẬP THẾ NÀO?

Theo phụ lục II.1.a và b thông tư số 26/2016/TT-BXD như sau:

a) Trường hợp các kích thước, thông số thực tế của hạng mục công trình, công trình xây dựng không vượt quá sai số cho phép so với kích thước, thông số thiết kế thì bản vẽ thi công được chụp (photocopy) lại và được các bên liên quan có thẩm quyền đóng dấu, ký xác nhận lên bản vẽ để làm bản vẽ hoàn công. Nếu các kích thước, thông số thực tế thi công có thay đổi so với kích thước, thông số của bản vẽ sẽ được phê duyệt thì cho phép nhà thầu thi công xây dựng ghi lại các trị số kích thước, thông số thực tế trong ngoặc đơn bên cạnh hoặc bên dưới các trị số kích thước, thông số cũ trong tờ bản vẽ này.

b) Trong trường hợp cần thiết, nhà thầu thi công xây dựng có thể vẽ lại bản vẽ hoàn công mới, có khung tên bản vẽ hoàn công tương tự như mẫu dấu bản vẽ hoàn công quy định tại Phụ lục này.
 

tuongls

Thành viên mới
Tham gia
9/5/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Tuổi
48
Cảm ơn đã chia sẻ.
 

quanlyduanxaydung86

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
31/10/18
Bài viết
12
Điểm thành tích
1
Nơi ở
quận 1
Website
www.songnam.net
Trong các dự án kiến trúc, tư vấn địa phương (local consultant) đóng vai trò hết sức quan trọng.

Nhiệm vụ chính của tư vấn địa phương là triển khai hồ sơ thiết kế dựa trên ý tưởng của tư vấn chính, chuẩn bị hồ sơ xin phép xây dựng theo quy chuẩn Việt Nam, đồng thời giám sát, quản lý dự án.

Trong quá trình thực hiện ý tưởng, đơn vị tư vấn chính sẽ thực hiện các công việc chuyên môn, tạo nên ý tưởng kiến trúc, nguyên lý quản trị tốt. Bên cạnh đó luôn cần đến tư vấn địa phương để triển khai chi tiết các ý tưởng theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, đảm bảo đủ cơ sở pháp lý trong suốt quá trình thực hiện.

Thông thường, trong các dự án quy mô lớn như các khu đô thị, tổ hợp cao tầng, khách sạn… cần ý tưởng quy hoạch, kiến trúc hay nội thất đặc biệt, chủ đầu tư sẽ tìm đến phương án thuê tư vấn quốc tế và tư vấn địa phương cùng thực hiện.

Các công ty được lựa chọn trở thành tư vấn địa phương phải đạt nhiều tiêu chuẩn khắt khe như thành thạo chuyên môn, thông thạo ngoại ngữ. Các dự án thực hiện thường là các dự án lớn, tổng mức đầu tư cao, chủ đầu tư ưu tiên lựa chọn đơn vị tư vấn đã có kinh nghiệm thực hiện dự án có quy mô tương tự như một tiêu chí bảo chứng tin cậy.

Tư vấn địa phương là một trong số những hạng mục công việc các kiến trúc sư SONG NAM đang thực hiện. Trong quá trình làm việc, đội ngũ kiến trúc sư SONG NAM ngày càng phát triển nhờ việc tích lũy kinh nghiệm, trao đổi, học tập kiến thức chuyên môn cũng như phong cách làm việc chuyên nghiệp của chủ đầu tư, tư vấn nước ngoài.

Một số dự án SONG NAM phối hợp thiết kế trong vai trò tư vấn địa phương như:

– Vinacomin Tower ( 18 tầng + 4 hầm): là công trình văn phòng hạng A tiêu chuẩn quốc tế với đầy đủ tiện nghi cao cấp với kết cấu khung vách, sàn dự ứng lực, 4 tầng hầm để xe và bãi đậu trực thăng trên mái. Trong cao ốc này còn có nhà hàng và siêu thị mini. Để tạo giao thông thuận lợi cho sảnh đón, công trình sử dụng hệ dầm chuyển vượt nhịp 16m đỡ toàn bộ 16 tầng bên trên. Mặt tiền công trình là kính cường lực được treo vào hệ khung đỡ với biểu tượng của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam làm tôn vinh nét kiến trúc của thời đại.

– Khu du lịch sinh thái, biệt thự cao cấp và khách sạn 5 sao Phong San (217.8 ha): đây là dự án du lịch trên sườn núi đá vôi ở mũ Kê Gà, thành phố Nha Trang được thiết kế với toàn bộ biệt thự và resort hướng ra biển. Vấn đề đào đắp được tính toán cân bằng cục bộ cho từng căn nhà và tổng thể dự án.

– Sân golf và biệt thự sinh thái Cam Ranh (36 lỗ, 173 ha): Với dự án này, Song Nam đã giải quyết bài toán thoát nước mặt sân golf trong vòng 5 phút sau bất kỳ cơn mưa lớn nhất nào. Điểm đặc biệt của sân golf này là ở giữa triền núi và biển nên các sân golf được thiết kế với địa hình khác nhau: núi, đồng bằng và ao hồ là cho ngưới chơi có những trải nghiệm và thách thức cực kỳ thú vị.

Khu du lịch sinh thái, biệt thự cao cấp và khách sạn 5 sao Phong San


Khu du lịch sinh thái, biệt thự cao cấp và khách sạn 5 sao Phong San

Liên hệ Tư vấn thiết kế:

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN DỰ ÁN SONG NAM
  • Trụ sở chính: 98 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1, TP HCM
  • Hotline: 0769 861 168
  • Điện thoại: + (84.28) 3848 4995 – Fax: + (84.28) 35 265 269
  • Email: songnam09@gmail.com
  • Website: www.songnam.net
 

quanlyduanxaydung86

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
31/10/18
Bài viết
12
Điểm thành tích
1
Nơi ở
quận 1
Website
www.songnam.net
Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng là các chi phí cần thiết để chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng.



Hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án xây dựng


Hiện nay, việc xác định chi phí quản lý dự án xây dựng được theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng.

Ông Đỗ Văn Hòa (Hà Nội) hỏi, trường hợp chủ đầu tư chỉ thực hiện quản lý dự án một giai đoạn trong quá trình đầu tư dự án (ví dụ chủ đầu tư A chỉ quản lý dự án trong giai đoạn chuẩn bị dự án) thì chi phí quản lý dự án của chủ đầu tư A được xác định như thế nào?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Chi phí quản lý dự án xây dựng được xác định theo quy định tại Chương I, Phần II, Phụ lục số VIII Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng về ban hành định mức xây dựng.

Các hình thức quản lý dự án quy định tại Điều 62 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 19, Điều 1 Luật Xây dựng 2020.

Nguồn Baoxaydung
 

quanlyduanxaydung86

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
31/10/18
Bài viết
12
Điểm thành tích
1
Nơi ở
quận 1
Website
www.songnam.net
Nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó không có cổ phần hoặc vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên.


Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ, nhà thầu tư vấn có thể tham gia cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án, gói thầu bao gồm: Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, tư vấn giám sát.


7e23d1278c18931c.jpg


Nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó không có cổ phần hoặc vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên.


Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 6 Luật Đấu thầu, nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và tài chính với nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu đó.


Tại Điểm d Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó không có cổ phần hoặc vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên.


Theo đó, bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu tuân thủ quy định nêu trên.


Theo Báo Xây dựng
 

quanlyduanxaydung86

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
31/10/18
Bài viết
12
Điểm thành tích
1
Nơi ở
quận 1
Website
www.songnam.net
Ngày nay, Nhà xưởng thép tiền chế hay Nhà xưởng kết cấu thép luôn được các Chủ Đầu Tư chọn lựa cho dự án thi công xây dựng công trình của mình.

Thiết kế nhà xưởng là công việc vô cùng quan trọng trong dự án triển khai công trình xây dựng, cải tạo nâng cấp nhà xưởng, đòi hỏi người tư vấn thiết kế phải có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc bố trí các chức năng khi thiết kế nhà xưởng

NHÀ MÁY SẤY VÀ XAY LÚA LƯƠNG THỰC 2


Kết cấu khung thép được tính toán chắc chắn và phù hợp với công năng sử dụng của nhà xưởng công nghiệp, giúp cho chủ đầu tư vừa tiết kiệm tối đa vật liệu lại vừa thỏa mãn được không gian cho nhu cầu sử dụng.

Qua bài viết hôm nay SONG NAM xin được giới thiệu đến các bạn những nội dung tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng cơ khí và tìm hiểu tổng quan quy trình thiết kế xây dựng nhà xưởng quan trọng mà bạn nên biết để hỗ trợ cho quá trình công tác và nâng cao kỹ thuật của bản thân nhé.

Thiết kế nhà xưởng NHÀ MÁY WOODPELLET
 

Top