Cùng thảo luận và tìm hiểu về dự án BOT - những băn khoăn

deming

Thành viên năng động
Tham gia
12/10/07
Bài viết
61
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
Chào các bạn, dự án BOT thì có nhiều rồi, bản thân tôi cũng tham dự trực tiếp vào một số dự án BOT, tôi trình bày những vấn đề mà tôi thấy chưa hợp lý, rất mong anh em cùng thảo luận cho ý kiến nhé, bài hơi dài, các bạn thông cảm..

Hợp đồng BOT trong nhiều năm gần đây đã được sử dụng và đóng vai trò quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng, các cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp ở các nước nhất là các nước đang phát triển. Bởi vì, một mặt việc phát triển cơ sở hạ tầng được coi là điều kiện tiên quyết cho phát triển kinh tế. Mặt khác, nguồn vốn của nhà nước để đầu tư vào những lĩnh vực khác nhau của cơ sở hạ tầng còn rất hạn hẹp, chưa thể đáp ứng đủ và càng chưa thể đáp ứng tốt nhu cầu.

BOT là từ viết tắt tiếng Anh của các chữ “Build - Operate - Transfer” có nghĩa là xây dựng, kinh doanh, chuyển giao. Theo nghĩa rộng, BOT là một cơ chế pháp lý có thể thích ứng tùy theo tính chất của dự án, loại hình quan hệ đối tác mà dự án đòi hỏi và cũng có thể thích ứng với từng phương thức cung cấp tài chính. Như vậy, BOT có thể áp dụng với nhiều trường hợp thực tiễn khác nhau.

Khi sử dụng cho những dự án về cơ sở hạ tầng - trường hợp thường được sử dụng nhất - BOT được hiểu là phương thức huy động vốn của nhà đầu tư tư nhân để tài trợ, xây dựng và kinh doanh công trình cơ sở hạ tầng thường do nhà nước thực hiện. BOT không phải là phương thức duy nhất để huy động vốn từ tư nhân nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng là mô hình thông dụng nhất thường được các nhà đầu tư sử dụng.


Trong dự án BOT, nhà đầu tư tư nhân được đặc quyền xây dựng và kinh doanh công trình cơ sở hạ tầng mà thường do chính phủ thực hiện. Nhà đầu tư tư nhân này cũng có trách nhiệm tài trợ, thiết kế dự án và vào cuối giai đoạn đặc quyền nhà đầu tư sẽ chuyển giao công trình cho nhà nước. Giai đoạn đặc quyền chủ yếu xác định bởi độ dài thời gian cần thiết để doanh thu từ công trình trả hết được nợ của doanh nghiệp và tạo ra được một tỷ suất sinh lời hợp lý cho việc đầu tư và rủi ro mà doanh nghiệp đó phải chịu.

Để thực hiện dự án BOT, đòi hỏi có nhiều hợp đồng được ký kết, song hợp đồng BOT là cơ sở pháp lý quan trọng nhất, là tiền đề cho việc hình thành doanh nghiệp BOT và việc ký kết các hợp đồng liên quan để thực hiện dự án. Hợp đồng BOT là “luật riêng” của mỗi dự án và là tập hợp các thỏa thuận cho phép nhà đầu tư quyền được thực hiện dự án với những cam kết đối với nhà nước trong việc phát triển công trình cơ sở hạ tầng.

Như vậy, hợp đồng BOT ở bình diện chung nhất được hiểu là một thỏa thuận pháp lý để thực hiện một phương thức đầu tư nhằm huy động nguồn vốn từ khu vực tư nhân để tài trợ và kinh doanh dự án cơ sở hạ tầng vốn thuộc về trách nhiệm của nhà nước, làm giảm gánh nặng bội chi trong ngân sách nhà nước đồng thời tạo ra một cơ chế hữu hiệu trong việc đầu tư của tư nhân phục vụ lợi ích công cộng. Tuy nhiên, thực tiễn pháp lý cho thấy có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hợp đồng BOT tùy theo việc nhìn nhận hợp đồng dưới những khía cạnh khác nhau:

- Xem xét hợp đồng BOT dưới góc độ là một quá trình

Dưới góc độ này, hợp đồng BOT được hiểu là hình thức pháp lý để nhà đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng và vận hành (kinh doanh) công trình đó trong một thời gian nhất định đủ để nhà đầu tư thu hồi vốn và lãi. Sau thời gian đặc quyền đó, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình cho chính phủ. Ở khía cạnh này, hợp đồng BOT luôn đi kèm với một dự án BOT và là cơ sở hình thành và phát triển dự án BOT. Khi hợp đồng BOT chấm dứt thì cũng có nghĩa dự án BOT không thể tiếp tục tồn tại theo đúng bản chất của nó. Chính vì yếu tố này mà người ta thường gọi hợp đồng BOT là hợp đồng dự án. Ưu điểm lớn nhất của khái niệm hợp đồng BOT này là nêu bật những cam kết của nhà đầu tư trong việc phát triển công trình cơ sở hạ tầng và việc chuyển giao công trình đó cho nhà nước sau khi hết thời hạn kinh doanh công trình.

- Xem xét hợp đồng BOT ở khía cạnh chủ thể

Nhìn nhận khía cạnh chủ thể thì hợp đồng BOT được coi là thỏa thuận đầu tư giữa nhà đầu tư và chính phủ (thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền) trong việc đầu tư xây dựng công trình công cộng vốn dĩ thuộc trách nhiệm của nhà nước. Như vậy, định nghĩa này nêu bật mối quan hệ giữa nhà đầu tư và chính phủ, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố “công” và “tư” trong hợp đồng BOT. Trong suốt quá trình tồn tại của hợp đồng BOT, sự hợp tác giữa nhà đầu tư và nhà nước trong việc phát triển cơ sở hạ tầng là không thể thiếu và là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của dự án.

- Hợp đồng BOT dưới khía cạnh “cấp quyền”

Hợp đồng BOT được định nghĩa là một hợp đồng “cấp quyền”, theo đó nhà nước có nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, nhưng không đủ khả năng tài chính và kinh nghiệm để thực hiện các công trình đó nên trao cho một hoặc một nhóm nhà đầu tư, thông qua quy trình chọn thầu, đặc quyền xây dựng, vận hành, quản lý và khai thác thương mại dự án đó trong một thời hạn nhất định đủ để thu hồi vốn và lợi nhuận hợp lý và sau đó chuyển giao công trình không bồi hoàn cho nhà nước. Chính vì tính chất cấp quyền này mà người ta còn gọi hợp đồng BOT là “hợp đồng cấp quyền” (concessionaire contract).

- Xem xét hợp đồng BOT dưới góc độ tài chính

Dưới khía cạnh này, Clifford Chance - một hãng luật quốc tế có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hợp đồng BOT - đã định nghĩa hợp đồng BOT là cách thức tài trợ dự án theo đó bên cho vay đối với dự án BOT chỉ xem xét nguồn thu của dự án như là toàn bộ hoặc phần lớn việc bảo đảm cho các khoản vay mà không dựa trên tài sản của bên đi vay như các hợp đồng tín dụng truyền thống thông thường khác.

Ở Việt Nam định nghĩa hợp đồng BOT được quy định tại khoản 17 Điều 3 Luật Đầu tư và khoản 1 Điều 2 Nghị định số 78/2007/NĐ-CP ngày 11/5/2007 về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO và BT, theo đó hợp đồng BOT là “hình thức đầu tư được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam”. Định nghĩa hợp đồng BOT này dựa trên cơ sở kết hợp hai định nghĩa riêng biệt về hợp đồng BOT được quy định trong Quy chế đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO và BT áp dụng cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam[10] và định nghĩa hợp đồng BOT được quy định trong Quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT áp dụng cho đầu tư trong nước.[11]

Với định nghĩa hợp đồng BOT nêu trên, Nhà nước Việt Nam nhìn nhận hợp đồng BOT từ hai khía cạnh: là một quá trình đầu tư của nhà đầu tư (nhấn mạnh tiến trình từ việc nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đến việc kinh doanh công trình đó và chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam) và mối quan hệ chủ thể. Mặc dù định nghĩa này có những tiến bộ nhất định và khá tương đồng với một số nước song tính cấp quyền và tính tài trợ dự án là những thành tố hết sức quan trọng của hợp đồng BOT đã không được thừa nhận và pháp luật Việt Nam vẫn chưa coi đó là những thành phần buộc phải có trong định nghĩa về hợp đồng BOT. Điều này dẫn đến tình trạng hợp đồng BOT chưa được hiểu đúng bản chất của nó và việc điều chỉnh pháp luật về hợp đồng BOT vẫn còn nhiều thiếu sót, gây e ngại cho các nhà đầu tư khi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo hợp đồng BOT ở Việt Nam vì họ nhìn thấy nhiều rủi ro.


Có một số lăn tăn như sau:

- Hợp đồng BOT không phải là một loại hình doanh nghiệp mới. Do đó, nó không phải là một hình thức đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư;

- Nó không phải là vốn nhà nước nên thoát đc rất nhiều luật và nghị định, thông tư

- Nhưng nó lại có quyền đc vay vốn các ngân hàng TƯ do nhà nước bảo lãnh để thực hiện đầu tư, với lãi xuất rất ưu đãi, BOT/BT là nhằm thu hút vốn tư nhân, nhưng nếu tất cả là vốn vay và được nhà nước bảo lãnh thì thực chất vẫn là đầu tư nhà nước nhưng theo hình thức nếu có lợi thì chủ đầu tư được hưởng, còn nếu thua lỗ thì Nhà nước gánh chịu, rất rõ ràng là như thế.

- BOT trao rất nhiều quyền cho nhà đầu tư, ví dụ: thoải mái chỉ định thầu, thoải mái định giá các sản phẩm xây dựng và dịch vụ tư vấn đi kèm trong quá trình đầu tư, thoải mái tạm ứng vốn đầu tư cho nhà thầu (nếu có), thao túng quy trình đầu tư, hạn chế đáng kể những tiêu chuẩn, quy chuẩn cần phải có để áp dụng vào công trình

- Vậy động cơ của chủ đầu tư sẽ nằm nhiều vào hưởng lợi trong quá trình xây dựng dự án, chứ không phải là thu hồi vốn trong quá trình khai thác sau này và gánh nặng nợ vay và rủi ro tiềm ẩn trong tương lai là không nhỏ, tất nhiên nhà nước sẽ gánh

- Cơ chế quản lý không hiệu quả, chế tài xử phạt hợp đồng chưa rõ ràng khiến dự án BOT trở thành trái đắng. Chính địa phương là nơi được thụ hưởng dự án và chính sự ra đời của hạ tầng tác động trực tiếp vào các vấn đề hoạt động tại địa phương, nhưng địa phương ít có cơ hội bày tỏ chính kiến, vì theo luật thì dự án là của nhà đầu tư.
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
Rất cảm ơn anh deming về bài viết rất chuyên sâu của anh. Qua bài viết thì em mới được khai sáng về dự án BOT, trước đó em chưa biết một tí khái niệm nào. Sau khi đọc thì em cũng hiểu được sơ sơ, ví dụ: Nhà nước muốn xây dựng 1 đoạn đường từ A đến B nhưng ngân sách hạn hẹp không đủ, Nhà đầu tư C nào đó biết được và lập lên dự án BOT và ký hợp đồng với cơ quan có thẩm quyền. Sau khi duyệt hợp đồng BOT đó thì, Nhà đầu tư C nhiễm nhiên trở thành chủ đầu tư với vốn tư nhân, được trao đặc quyền xây dựng, vận hành, quản lý và khai thác thương mại dự án đó (lập trạm thu phí chẳng hạn) trong một thời hạn nhất định đủ để thu hồi vốn và lợi nhuận hợp lý và sau đó chuyển giao công trình không bồi hoàn cho nhà nước.
Về một số lăn tăn của anh em có ý kiến sau:
- Hợp đồng BOT không phải là một loại hình doanh nghiệp mới. Do đó, nó không phải là một hình thức đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư;
+ Em không hiểu rõ vấn đề này.
- Nó không phải là vốn nhà nước nên thoát đc rất nhiều luật và nghị định, thông tư
+ Nhà đầu tư C trở thành chủ đầu tư với vốn tư nhân nên thoát khỏi rất nhiều luật và Nghị định, Thông tư về vốn Ngân sách Nhà nước.
- Nhưng nó lại có quyền đc vay vốn các ngân hàng TƯ do nhà nước bảo lãnh để thực hiện đầu tư, với lãi xuất rất ưu đãi, BOT/BT là nhằm thu hút vốn tư nhân, nhưng nếu tất cả là vốn vay và được nhà nước bảo lãnh thì thực chất vẫn là đầu tư nhà nước nhưng theo hình thức nếu có lợi thì chủ đầu tư được hưởng, còn nếu thua lỗ thì Nhà nước gánh chịu, rất rõ ràng là như thế.
+ Đây là bài toán khó, rõ ràng là vốn tư nhân mà lại đi vay ngân hàng TƯ với lãi suất ưu đãi. Thì Nhà đầu tư nào có một chút khả năng là đều có thể làm dự án BOT này.

- BOT trao rất nhiều quyền cho nhà đầu tư, ví dụ: thoải mái chỉ định thầu, thoải mái định giá các sản phẩm xây dựng và dịch vụ tư vấn đi kèm trong quá trình đầu tư, thoải mái tạm ứng vốn đầu tư cho nhà thầu (nếu có), thao túng quy trình đầu tư, hạn chế đáng kể những tiêu chuẩn, quy chuẩn cần phải có để áp dụng vào công trình
+ Chỗ này rất khó kiểm soát, em hiểu theo kiểu như công trình sử dụng vốn tư nhân (ngoài NSNN) nên CĐT có quyền to nhất.
- Vậy động cơ của chủ đầu tư sẽ nằm nhiều vào hưởng lợi trong quá trình xây dựng dự án, chứ không phải là thu hồi vốn trong quá trình khai thác sau này và gánh nặng nợ vay và rủi ro tiềm ẩn trong tương lai là không nhỏ, tất nhiên nhà nước sẽ gánh
+ Rõ ràng là có động cơ, từ việc : thoải mái chỉ định thầu, thoải mái định giá các sản phẩm xây dựng và dịch vụ tư vấn đi kèm trong quá trình đầu tư, thoải mái tạm ứng vốn đầu tư cho nhà thầu (nếu có), thao túng quy trình đầu tư… -> khó quản lý được giá trị “vốn” mà CĐT bỏ ra chưa nói gì đến lợi nhuận.
- Cơ chế quản lý không hiệu quả, chế tài xử phạt hợp đồng chưa rõ ràng khiến dự án BOT trở thành trái đắng. Chính địa phương là nơi được thụ hưởng dự án và chính sự ra đời của hạ tầng tác động trực tiếp vào các vấn đề hoạt động tại địa phương, nhưng địa phương ít có cơ hội bày tỏ chính kiến, vì theo luật thì dự án là của nhà đầu tư.
+ Đến khi địa phương được thụ hưởng thì không biết công trình đó có còn sử dụng tốt được như khi mới làm ko?

Đó là một số ý kiến của em, rất mong các anh chị trong diễn đàn, góp ý, cùng thảo luận. Thanks all!
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Có một số lăn tăn như sau:
- Hợp đồng BOT không phải là một loại hình doanh nghiệp mới. Do đó, nó không phải là một hình thức đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư;
- Nó không phải là vốn nhà nước nên thoát đc rất nhiều luật và nghị định, thông tư
- Nhưng nó lại có quyền đc vay vốn các ngân hàng TƯ do nhà nước bảo lãnh để thực hiện đầu tư, với lãi xuất rất ưu đãi, BOT/BT là nhằm thu hút vốn tư nhân, nhưng nếu tất cả là vốn vay và được nhà nước bảo lãnh thì thực chất vẫn là đầu tư nhà nước nhưng theo hình thức nếu có lợi thì chủ đầu tư được hưởng, còn nếu thua lỗ thì Nhà nước gánh chịu, rất rõ ràng là như thế.
- BOT trao rất nhiều quyền cho nhà đầu tư, ví dụ: thoải mái chỉ định thầu, thoải mái định giá các sản phẩm xây dựng và dịch vụ tư vấn đi kèm trong quá trình đầu tư, thoải mái tạm ứng vốn đầu tư cho nhà thầu (nếu có), thao túng quy trình đầu tư, hạn chế đáng kể những tiêu chuẩn, quy chuẩn cần phải có để áp dụng vào công trình
- Vậy động cơ của chủ đầu tư sẽ nằm nhiều vào hưởng lợi trong quá trình xây dựng dự án, chứ không phải là thu hồi vốn trong quá trình khai thác sau này và gánh nặng nợ vay và rủi ro tiềm ẩn trong tương lai là không nhỏ, tất nhiên nhà nước sẽ gánh
- Cơ chế quản lý không hiệu quả, chế tài xử phạt hợp đồng chưa rõ ràng khiến dự án BOT trở thành trái đắng. Chính địa phương là nơi được thụ hưởng dự án và chính sự ra đời của hạ tầng tác động trực tiếp vào các vấn đề hoạt động tại địa phương, nhưng địa phương ít có cơ hội bày tỏ chính kiến, vì theo luật thì dự án là của nhà đầu tư.
Về những băn khoăn hay "lăn tăn" của bạn về dự án BOT tôi xin chia sẻ vài điều sau:
1. "- Hợp đồng BOT không phải là một loại hình doanh nghiệp mới. Do đó, nó không phải là một hình thức đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư;": Điều này có lẽ bạn hiểu chưa đúng vìđây là hình thức đầu tư trực tiếp theo Luật Đầu tư hiện hành của Việt Nam.
2. "- Nó không phải là vốn nhà nước nên thoát đc rất nhiều luật và nghị định, thông tư": Điều này còn tuỳ thuộc vào dự án cụ thể. Nếu dự án BOT có vốn nhà nước tham gia từ 30% trở lên thì dự án là dự án sử dụng vốn nhà nước và phải thực hiện các quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước.
3. "- Nhưng nó lại có quyền đc vay vốn các ngân hàng TƯ do nhà nước bảo lãnh để thực hiện đầu tư, với lãi xuất rất ưu đãi, BOT/BT là nhằm thu hút vốn tư nhân, nhưng nếu tất cả là vốn vay và được nhà nước bảo lãnh thì thực chất vẫn là đầu tư nhà nước nhưng theo hình thức nếu có lợi thì chủ đầu tư được hưởng, còn nếu thua lỗ thì Nhà nước gánh chịu, rất rõ ràng là như thế.": Vấn đề nhà nước bảo lãnh vốn vay chỉ áp dụng trong những trường hợp cần thiết (Nghị định 108/2009/NĐ-CP).
4. "- BOT trao rất nhiều quyền cho nhà đầu tư, ví dụ: thoải mái chỉ định thầu, thoải mái định giá các sản phẩm xây dựng và dịch vụ tư vấn đi kèm trong quá trình đầu tư, thoải mái tạm ứng vốn đầu tư cho nhà thầu (nếu có), thao túng quy trình đầu tư, hạn chế đáng kể những tiêu chuẩn, quy chuẩn cần phải có để áp dụng vào công trình": Vấn đề chỉ định thầu cũng không được "thoải mái" (phải áp dụng đúng pháp luật đấu thầu Việt Nam) nếudự án BOT mà vốn nhà nước tham gia từ 30% trở lên. Vấn đề "thao túng quy trình đầu tư, hạn chế đáng kể những tiêu chuẩn, quy chuẩn cần phải có để áp dụng vào công trình" cũng khó vì Luật Đầu tư và Nghị định 108, pháp luật xây dựng Việt Nam, ... đã quy định rồi và dự án BOT phải tuân thủ.
5. "- Vậy động cơ của chủ đầu tư sẽ nằm nhiều vào hưởng lợi trong quá trình xây dựng dự án, chứ không phải là thu hồi vốn trong quá trình khai thác sau này và gánh nặng nợ vay và rủi ro tiềm ẩn trong tương lai là không nhỏ, tất nhiên nhà nước sẽ gánh": Vấn đề này cũng chưa hẳn như thế vì nhà đầu tư sẽ hưởng lợi gì trong quá trình thực hiện dự án nếu không quan tâm đến thu hồi vốn trong quá trình khai thác sau này (?) còn rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động đầu tư bao giờ cũng có.
6. "- Cơ chế quản lý không hiệu quả, chế tài xử phạt hợp đồng chưa rõ ràng khiến dự án BOT trở thành trái đắng. Chính địa phương là nơi được thụ hưởng dự án và chính sự ra đời của hạ tầng tác động trực tiếp vào các vấn đề hoạt động tại địa phương, nhưng địa phương ít có cơ hội bày tỏ chính kiến, vì theo luật thì dự án là của nhà đầu tư.": Thực tế cho thấy dự án BOTđã được nhiều nước (không riêng nước ta) áp dụng và cũng đã góp phần đáng kể làm thay đổi hệ thống hạ tầng giao thông vì thế nếu đánh giá "dự án BOT trở thành trái đắng" có lẽ hơi quá bi quan. Theo quy định, các tỉnh hàng năm phải xây dựng và đề xuất danh mục dự án để cơ quan có thẩm quyền của nhà nước xem xét. Tôi nghĩ đây chính là cơ hội để địa phương thể hiện chính kiến của mình đối với các dự án BOT cần thực hiện tại địa phương.
 
Last edited by a moderator:

deming

Thành viên năng động
Tham gia
12/10/07
Bài viết
61
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
Về những băn khoăn hay "lăn tăn" của bạn về dự án BOT tôi xin chia sẻ vài điều sau:
1. "- Hợp đồng BOT không phải là một loại hình doanh nghiệp mới. Do đó, nó không phải là một hình thức đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư;": Điều này có lẽ bạn hiểu chưa đúng vìđây là hình thức đầu tư trực tiếp theo Luật Đầu tư hiện hành của Việt Nam.
2. "- Nó không phải là vốn nhà nước nên thoát đc rất nhiều luật và nghị định, thông tư": Điều này còn tuỳ thuộc vào dự án cụ thể. Nếu dự án BOT có vốn nhà nước tham gia từ 30% trở lên thì dự án là dự án sử dụng vốn nhà nước và phải thực hiện các quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước.
3. "- Nhưng nó lại có quyền đc vay vốn các ngân hàng TƯ do nhà nước bảo lãnh để thực hiện đầu tư, với lãi xuất rất ưu đãi, BOT/BT là nhằm thu hút vốn tư nhân, nhưng nếu tất cả là vốn vay và được nhà nước bảo lãnh thì thực chất vẫn là đầu tư nhà nước nhưng theo hình thức nếu có lợi thì chủ đầu tư được hưởng, còn nếu thua lỗ thì Nhà nước gánh chịu, rất rõ ràng là như thế.": Vấn đề nhà nước bảo lãnh vốn vay chỉ áp dụng trong những trường hợp cần thiết (Nghị định 108/2009/NĐ-CP).
4. "- BOT trao rất nhiều quyền cho nhà đầu tư, ví dụ: thoải mái chỉ định thầu, thoải mái định giá các sản phẩm xây dựng và dịch vụ tư vấn đi kèm trong quá trình đầu tư, thoải mái tạm ứng vốn đầu tư cho nhà thầu (nếu có), thao túng quy trình đầu tư, hạn chế đáng kể những tiêu chuẩn, quy chuẩn cần phải có để áp dụng vào công trình": Vấn đề chỉ định thầu cũng không được "thoải mái" (phải áp dụng đúng pháp luật đấu thầu Việt Nam) nếudự án BOT mà vốn nhà nước tham gia từ 30% trở lên. Vấn đề "thao túng quy trình đầu tư, hạn chế đáng kể những tiêu chuẩn, quy chuẩn cần phải có để áp dụng vào công trình" cũng khó vì Luật Đầu tư và Nghị định 108, pháp luật xây dựng Việt Nam, ... đã quy định rồi và dự án BOT phải tuân thủ.
5. "- Vậy động cơ của chủ đầu tư sẽ nằm nhiều vào hưởng lợi trong quá trình xây dựng dự án, chứ không phải là thu hồi vốn trong quá trình khai thác sau này và gánh nặng nợ vay và rủi ro tiềm ẩn trong tương lai là không nhỏ, tất nhiên nhà nước sẽ gánh": Vấn đề này cũng chưa hẳn như thế vì nhà đầu tư sẽ hưởng lợi gì trong quá trình thực hiện dự án nếu không quan tâm đến thu hồi vốn trong quá trình khai thác sau này (?) còn rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động đầu tư bao giờ cũng có.
6. "- Cơ chế quản lý không hiệu quả, chế tài xử phạt hợp đồng chưa rõ ràng khiến dự án BOT trở thành trái đắng. Chính địa phương là nơi được thụ hưởng dự án và chính sự ra đời của hạ tầng tác động trực tiếp vào các vấn đề hoạt động tại địa phương, nhưng địa phương ít có cơ hội bày tỏ chính kiến, vì theo luật thì dự án là của nhà đầu tư.": Thực tế cho thấy dự án BOTđã được nhiều nước (không riêng nước ta) áp dụng và cũng đã góp phần đáng kể làm thay đổi hệ thống hạ tầng giao thông vì thế nếu đánh giá "dự án BOT trở thành trái đắng" có lẽ hơi quá bi quan. Theo quy định, các tỉnh hàng năm phải xây dựng và đề xuất danh mục dự án để cơ quan có thẩm quyền của nhà nước xem xét. Tôi nghĩ đây chính là cơ hội để địa phương thể hiện chính kiến của mình đối với các dự án BOT cần thực hiện tại địa phương.

Trước tiên, hầu hết ý kiến anh nêu đều có căn cứ để bám vào, đó là cái "30% vốn của nhà nước", mà các dự án em từng tham gia đều ko có cái tối thiểu 30% đó để áp Luật.

1. Ý em muốn nói cái pháp nhân ký hợp đồng BOT với nhà nước, chứ ko phải nội dung của BOT

2,3, Vấn đề bảo lãnh là có, dù có thể ko nhiều, ko thể lấy những cái ít xảy ra để biện chứng đc, anh có thể xem phần bố trí nguồn vốn ở các dự án BOT, hoặc BT đều có phần vốn vay sẽ được trả chậm bằng nguồn vốn nhà nước

4, Tuân thủ là có, không phải dự án của ông thì muốn làm gì cũng đc, nhưng em đang nói là sẽ đc thả lỏng nhiều hơn, và tất nhiên khó kiểm soát hơn

5, Vì nếu đc vốn vay, và đc trợ cấp về lãi xuất thì ưu thế quá lớn cho dự án
Ví dụ đơn giản là nâng giá công trình từ 7đ (giá sát giá thị trường) đến 10đ mà ít bị kiểm soát, ông nhà thầu nào (tư vấn, thi công, giám sát,…) muốn tham gia xơi cái 10 đồng và chi phí đi kèm theo nó lại phải nhả lại quả % cho chủ đầu tư nhiều hơn, lại vì chỉ định thầu nữa (Cục mỡ mà), sau khi hoàn thành và quyết toát sau phát sinh hiệu chỉnh sẽ có giá mới là 11đ, đáng ra chỉ mất 7,5đ (7 đ ban đầu và 0,5 đồng phát sinh), theo giá chuẩn 7đ thì thời gian thu hồi vốn sẽ là 20 năm, nhưng với giá 10đ sẽ mất 30 năm, vậy là có dư 10 năm khai thác thêm và trong thời gian chưa bàn giao sẽ còn đc giảm hoặc miễn thuế TNDN nữa (tùy dự án)

6, Tất cả các mục 1,2,3,4,5 các bạn có thể tham khảo dự án BOT tuyến tránh Hà Tĩnh và BOT cầu Phú Mỹ, rất thực tế đấy ạ!
 

sonlun

Thành viên mới
Tham gia
2/1/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Mình thấy đề tài này hay, người nêu vấn đề và người giải quyết cũng có những luận chứng, căn cứ từ những quy định PL , và những thực tế khá thuyết phục, tuy nhiên chủ đề này lại bị cắt ngang hơi tiếc, chưa đi đến giải quyết những "lăn tăn" nêu ra.
Dĩ nhiên, BOT sẽ có những ưu đãi nhất định so với những hình thức hợp đồng khác, với sự khuyến khích đầu tư, và thu hút nguồn vốn các cá nhân, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, trước khi làm điều này, nhà nước ta đã nghĩ, và tính đến cái được, cái mất, và dĩ nhiên là có biện, pháp và cách thức để quản lý những dự án kiểu tương tự...
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Có một số lăn tăn như sau:

- Hợp đồng BOT không phải là một loại hình doanh nghiệp mới. Do đó, nó không phải là một hình thức đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư;
Có lẽ bạn nên xem lại Luật đầu tư 1 chút, khoản 17 điều 3 của Luật có định nghĩa hợp đồng BOT. Điều 23 của Luật có quy định hình thức đầu tư trực tiếp bằng hợp đồng, trong đó có hợp đồng BOT.

- Nó không phải là vốn nhà nước nên thoát đc rất nhiều luật và nghị định, thông tư
Về điều này, bạn nên xem lại Nghị định 108/2009/NĐ-CP: theo quy định trước đây của NĐ 78, CĐT được hiểu là DN bỏ vốn đầu tư nên được phê duyệt dự án, theo NĐ 108, cơ quan NN phê duyệt dự án, điều này khiến cho dự án vẫn ràng buộc như cũ, không có gì thay đổi

- Nhưng nó lại có quyền đc vay vốn các ngân hàng TƯ do nhà nước bảo lãnh để thực hiện đầu tư, với lãi xuất rất ưu đãi, BOT/BT là nhằm thu hút vốn tư nhân, nhưng nếu tất cả là vốn vay và được nhà nước bảo lãnh thì thực chất vẫn là đầu tư nhà nước nhưng theo hình thức nếu có lợi thì chủ đầu tư được hưởng, còn nếu thua lỗ thì Nhà nước gánh chịu, rất rõ ràng là như thế.

- BOT trao rất nhiều quyền cho nhà đầu tư, ví dụ: thoải mái chỉ định thầu, thoải mái định giá các sản phẩm xây dựng và dịch vụ tư vấn đi kèm trong quá trình đầu tư, thoải mái tạm ứng vốn đầu tư cho nhà thầu (nếu có), thao túng quy trình đầu tư, hạn chế đáng kể những tiêu chuẩn, quy chuẩn cần phải có để áp dụng vào công trình
Việc hạn chế quy chuẩn, tiêu chuẩn, như tôi đã nói tại NĐ 108 đã khắc phục: thiết kế kỹ thuật phải gửi đến cơ quan NN ký hợp đồng để kiểm tra, trường hợp khác với Dự án thì phải được cơ quan NN có thẩm quyền phê duyệt. Chắc chắn không có chuyện hạn chế như bạn nêu. Việc thoải mái định giá sản phẩm cũng không xảy ra khi cơ quan NN có thẩm quyền phê duyệt dự án. Các chi phí khung đã khống chế.
- Vậy động cơ của chủ đầu tư sẽ nằm nhiều vào hưởng lợi trong quá trình xây dựng dự án, chứ không phải là thu hồi vốn trong quá trình khai thác sau này và gánh nặng nợ vay và rủi ro tiềm ẩn trong tương lai là không nhỏ, tất nhiên nhà nước sẽ gánh

- Cơ chế quản lý không hiệu quả, chế tài xử phạt hợp đồng chưa rõ ràng khiến dự án BOT trở thành trái đắng. Chính địa phương là nơi được thụ hưởng dự án và chính sự ra đời của hạ tầng tác động trực tiếp vào các vấn đề hoạt động tại địa phương, nhưng địa phương ít có cơ hội bày tỏ chính kiến, vì theo luật thì dự án là của nhà đầu tư.
Ý cuối cùng này, có lẽ bạn nên xem lại NĐ 108
 

deming

Thành viên năng động
Tham gia
12/10/07
Bài viết
61
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
Có một số lăn tăn như sau:

- Hợp đồng BOT không phải là một loại hình doanh nghiệp mới. Do đó, nó không phải là một hình thức đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư;
Có lẽ bạn nên xem lại Luật đầu tư 1 chút, khoản 17 điều 3 của Luật có định nghĩa hợp đồng BOT. Điều 23 của Luật có quy định hình thức đầu tư trực tiếp bằng hợp đồng, trong đó có hợp đồng BOT.

- Nó không phải là vốn nhà nước nên thoát đc rất nhiều luật và nghị định, thông tư
Về điều này, bạn nên xem lại Nghị định 108/2009/NĐ-CP: theo quy định trước đây của NĐ 78, CĐT được hiểu là DN bỏ vốn đầu tư nên được phê duyệt dự án, theo NĐ 108, cơ quan NN phê duyệt dự án, điều này khiến cho dự án vẫn ràng buộc như cũ, không có gì thay đổi

- Nhưng nó lại có quyền đc vay vốn các ngân hàng TƯ do nhà nước bảo lãnh để thực hiện đầu tư, với lãi xuất rất ưu đãi, BOT/BT là nhằm thu hút vốn tư nhân, nhưng nếu tất cả là vốn vay và được nhà nước bảo lãnh thì thực chất vẫn là đầu tư nhà nước nhưng theo hình thức nếu có lợi thì chủ đầu tư được hưởng, còn nếu thua lỗ thì Nhà nước gánh chịu, rất rõ ràng là như thế.

- BOT trao rất nhiều quyền cho nhà đầu tư, ví dụ: thoải mái chỉ định thầu, thoải mái định giá các sản phẩm xây dựng và dịch vụ tư vấn đi kèm trong quá trình đầu tư, thoải mái tạm ứng vốn đầu tư cho nhà thầu (nếu có), thao túng quy trình đầu tư, hạn chế đáng kể những tiêu chuẩn, quy chuẩn cần phải có để áp dụng vào công trình
Việc hạn chế quy chuẩn, tiêu chuẩn, như tôi đã nói tại NĐ 108 đã khắc phục: thiết kế kỹ thuật phải gửi đến cơ quan NN ký hợp đồng để kiểm tra, trường hợp khác với Dự án thì phải được cơ quan NN có thẩm quyền phê duyệt. Chắc chắn không có chuyện hạn chế như bạn nêu. Việc thoải mái định giá sản phẩm cũng không xảy ra khi cơ quan NN có thẩm quyền phê duyệt dự án. Các chi phí khung đã khống chế.
- Vậy động cơ của chủ đầu tư sẽ nằm nhiều vào hưởng lợi trong quá trình xây dựng dự án, chứ không phải là thu hồi vốn trong quá trình khai thác sau này và gánh nặng nợ vay và rủi ro tiềm ẩn trong tương lai là không nhỏ, tất nhiên nhà nước sẽ gánh

- Cơ chế quản lý không hiệu quả, chế tài xử phạt hợp đồng chưa rõ ràng khiến dự án BOT trở thành trái đắng. Chính địa phương là nơi được thụ hưởng dự án và chính sự ra đời của hạ tầng tác động trực tiếp vào các vấn đề hoạt động tại địa phương, nhưng địa phương ít có cơ hội bày tỏ chính kiến, vì theo luật thì dự án là của nhà đầu tư.
Ý cuối cùng này, có lẽ bạn nên xem lại NĐ 108


Bản thân em đang trực tiếp làm 2 dự án siêu lớn về BOT nên những thông tư và Luật em đều đã xem qua và phải nắm được một cách tương đối, em viết bài này dựa theo đánh giá nhận xét của em về các dự án BOT mà mình đã từng tham gia..


Ý đầu của em thì thực tế nó rất khó diễn đạt, trong 108 và Luật Đầu tư có đề cập hợp đồng BOT, nhưng em muốn đề cập ở đây là BOT như là một dạng chủ thể, bản chất BOT cứ như một dạng doanh nghiệp mới sinh ra một lần để làm cái dự án BOT đó, ko đơn thuần chỉ là một hợp đồng giữa nhà nước và pháp nhân doanh nghiệp, dạng như bản thân cái BOT là một doanh nghiệp dự án.


Cơ quan nhà nước phê duyệt và có lập các ban chức năng để theo dõi dự án hoặc như cái gọi là tổ công tác liên ngành, nhưng ko có nghĩa dự án thay đổi chủ đầu tư từ doanh nghiệp sang nhà nước, bản chất các dự án vẫn lách được khá nhiều phần này, và em lưu ý là em dùng từ “hạn chế đáng kể” chứ ko phải hoàn toàn..


Phần tiếp theo, em có trực tiếp tham gia thẩm tra một vài khối lượng thiết kế và dự toán, có quá nhiều khối lượng ko thực sự phải đào đắp và thiết kế đến như thế trong thiết kế, có thể hiểu là vẽ cho thích tay, vạch tuyến nào phát sinh nhiều khối lượng nhất, phương án đắt nhất, định mức thì cứ cái nào max thì chơi, và sự kiểm soát của nhà nước là đồng ý (tất nhiên sau khi bỏ vài phần râu ria lấy lệ), còn việc định giá sau khi thanh quyết toán để bàn giao thì dùng từ “thoải mái” có lẽ hơi quá đà, nhưng là dễ dàng hơn khá nhiều, khi dự án bàn giao định giá tài sản lớn thì thời gian điều chỉnh hợp đồng thu hồi vốn sẽ lớn hơn, bản chất thực sự của các BOT là thời gian thu hồi vốn rất lâu và rủi ro nếu ko có chế tài hợp lý của nhà nước, vậy gần như rất hiếm có doanh nghiệp nào bỏ vốn mình ra mà làm BOT cả, đó là lý do đầy những BOT đang ế chổng kềnh, nhưng một số đơn vị mà xin được những quả “bảo lãnh, hỗ trợ vay vốn thực hiện dự án” thì BOT là một cái bể chứa tiền và ae thỏa sức mà bơi trong đó một cách có chừng mực với những tiếng hét của các ông quan sát nhà nước như “đừng có lặn sâu quá” “đừng bơi chậm quá” “đừng uống nhiều như thế”…


Cái cuối là em đã đọc Luật rồi ạ, nhà nước cũng chỉ dừng lại ở phần thẩm tra thiết kế kỹ thuật theo điều 31, và các phần việc còn lại (thơm tho nhất) thì “Doanh nghiệp dự án tự quản lý, giám sát hoặc thuê tổ chức tư vấn độc lập để quản lý, giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu các hạng mục và toàn bộ công trình theo thiết kế đã thỏa thuận”, dự án tuy ở các địa phương nhưng ko phải vốn nhà nước và dự án là của doanh nghiệp nên địa phương chỉ can thiệp ở mức độ có giới hạn, đừng mong can thiệp sâu như Cầu Bình Triệu là BOT, nhưng quá trình hoạt động gây ách tắc, và Tp.HCM phải mua lại dự án và cầu Phú Mỹ phần thiệt thòi lại đc “bàn giao phần thiệt hậu đầu tư” cho chính phủ
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Bản thân em đang trực tiếp làm 2 dự án siêu lớn về BOT nên những thông tư và Luật em đều đã xem qua và phải nắm được một cách tương đối, em viết bài này dựa theo đánh giá nhận xét của em về các dự án BOT mà mình đã từng tham gia..


Ý đầu của em thì thực tế nó rất khó diễn đạt, trong 108 và Luật Đầu tư có đề cập hợp đồng BOT, nhưng em muốn đề cập ở đây là BOT như là một dạng chủ thể, bản chất BOT cứ như một dạng doanh nghiệp mới sinh ra một lần để làm cái dự án BOT đó, ko đơn thuần chỉ là một hợp đồng giữa nhà nước và pháp nhân doanh nghiệp, dạng như bản thân cái BOT là một doanh nghiệp dự án.


Cơ quan nhà nước phê duyệt và có lập các ban chức năng để theo dõi dự án hoặc như cái gọi là tổ công tác liên ngành, nhưng ko có nghĩa dự án thay đổi chủ đầu tư từ doanh nghiệp sang nhà nước, bản chất các dự án vẫn lách được khá nhiều phần này, và em lưu ý là em dùng từ “hạn chế đáng kể” chứ ko phải hoàn toàn..


Phần tiếp theo, em có trực tiếp tham gia thẩm tra một vài khối lượng thiết kế và dự toán, có quá nhiều khối lượng ko thực sự phải đào đắp và thiết kế đến như thế trong thiết kế, có thể hiểu là vẽ cho thích tay, vạch tuyến nào phát sinh nhiều khối lượng nhất, phương án đắt nhất, định mức thì cứ cái nào max thì chơi, và sự kiểm soát của nhà nước là đồng ý (tất nhiên sau khi bỏ vài phần râu ria lấy lệ), còn việc định giá sau khi thanh quyết toán để bàn giao thì dùng từ “thoải mái” có lẽ hơi quá đà, nhưng là dễ dàng hơn khá nhiều, khi dự án bàn giao định giá tài sản lớn thì thời gian điều chỉnh hợp đồng thu hồi vốn sẽ lớn hơn, bản chất thực sự của các BOT là thời gian thu hồi vốn rất lâu và rủi ro nếu ko có chế tài hợp lý của nhà nước, vậy gần như rất hiếm có doanh nghiệp nào bỏ vốn mình ra mà làm BOT cả, đó là lý do đầy những BOT đang ế chổng kềnh, nhưng một số đơn vị mà xin được những quả “bảo lãnh, hỗ trợ vay vốn thực hiện dự án” thì BOT là một cái bể chứa tiền và ae thỏa sức mà bơi trong đó một cách có chừng mực với những tiếng hét của các ông quan sát nhà nước như “đừng có lặn sâu quá” “đừng bơi chậm quá” “đừng uống nhiều như thế”…


Cái cuối là em đã đọc Luật rồi ạ, nhà nước cũng chỉ dừng lại ở phần thẩm tra thiết kế kỹ thuật theo điều 31, và các phần việc còn lại (thơm tho nhất) thì “Doanh nghiệp dự án tự quản lý, giám sát hoặc thuê tổ chức tư vấn độc lập để quản lý, giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu các hạng mục và toàn bộ công trình theo thiết kế đã thỏa thuận”, dự án tuy ở các địa phương nhưng ko phải vốn nhà nước và dự án là của doanh nghiệp nên địa phương chỉ can thiệp ở mức độ có giới hạn, đừng mong can thiệp sâu như Cầu Bình Triệu là BOT, nhưng quá trình hoạt động gây ách tắc, và Tp.HCM phải mua lại dự án và cầu Phú Mỹ phần thiệt thòi lại đc “bàn giao phần thiệt hậu đầu tư” cho chính phủ
Các dự án thựchiện theo Nghị định 78 đã buông lỏng quản lý để xảy ra nhiều vấn đề. Tuy nhiên, điều này đã được điều chỉnh phần nào ở Nghị định 108.
Tôi thì đã theo dõi 4 dự án BT, nhận xét là việc chuyển sang Nghị định 108 đã hạn chế được cơ bản những điều băn khoăn của bạn. Các án mà bạn nêu đều thực hiện từ lâu, thậm chí trước cả khi Nghị định 78/2007 , Luật đầu tư ra đời nên thiếu sót là không tánh khỏi.
Quan điểm theo Nghị định 108, công trình BT, công trình BOT là đầu tư theo nhu cầu của nhà nước và nhân dân chứ không phải của CĐT. . Trước đây, dự án do nhà đầu tư phê duyệt, do vậy việc bơm đẩy giá là có xảy ra. Tuy nhiên theo quy định mới nhà nước sẽ phải thẩm định, phê duyệt dự án trước khi ký hợp đồng BT, BOT. Điều này thể hiện rõ vai trò của nhà nước về:
Quản lý quy mô đầu tư
Quản lý yêu cầu kỹ thuật, chất lượng công trình
Quản lý chi phí đầu tư.
Về lựa chọn nhà thầu bạn tham khảo khoản 1 điều 29 NGhị định 108. Lưu ý: nếu dự án dùng vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh thì cũng được coi là vốn nhà nước theo quy định chứ không phải như vốn vay thương mại thuần túy và cũng tính như tỷ lệ vốn nhà nước tham gia vào dự án.
Về sự can thiệp của cơ quan NN: Trách nhiệm của cơ quan NN ký hợp đông là trách nhiệm giám sát thực hiện hợp đồng. Việc buông lỏng giám sát là do địa phương thiếu năng lực, thuộc về trách nhiệm của cơ quan với nhà nước chứ không phải thiếu công cụ. bạn có thể tham khảo khoản 3 điều 1 Nghị định 108. Ở điểm này, có 1 số địa phương lại can thiệp rất sâu trong việc triển khai. VD: từng giai đoạn nghiệm thu, họ yêu cầu phải có sự kiểm tra của CQLNN.
 

deming

Thành viên năng động
Tham gia
12/10/07
Bài viết
61
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
1 - Các dự án thựchiện theo Nghị định 78 đã buông lỏng quản lý để xảy ra nhiều vấn đề. Tuy nhiên, điều này đã được điều chỉnh phần nào ở Nghị định 108.

2- Tôi thì đã theo dõi 4 dự án BT, nhận xét là việc chuyển sang Nghị định 108 đã hạn chế được cơ bản những điều băn khoăn của bạn. Các án mà bạn nêu đều thực hiện từ lâu, thậm chí trước cả khi Nghị định 78/2007 , Luật đầu tư ra đời nên thiếu sót là không tánh khỏi.

3- Quan điểm theo Nghị định 108, công trình BT, công trình BOT là đầu tư theo nhu cầu của nhà nước và nhân dân chứ không phải của CĐT. . Trước đây, dự án do nhà đầu tư phê duyệt, do vậy việc bơm đẩy giá là có xảy ra. Tuy nhiên theo quy định mới nhà nước sẽ phải thẩm định, phê duyệt dự án trước khi ký hợp đồng BT, BOT. Điều này thể hiện rõ vai trò của nhà nước về:
Quản lý quy mô đầu tư
Quản lý yêu cầu kỹ thuật, chất lượng công trình
Quản lý chi phí đầu tư.

4- Về lựa chọn nhà thầu bạn tham khảo khoản 1 điều 29 NGhị định 108. Lưu ý: nếu dự án dùng vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh thì cũng được coi là vốn nhà nước theo quy định chứ không phải như vốn vay thương mại thuần túy và cũng tính như tỷ lệ vốn nhà nước tham gia vào dự án.

5- Về sự can thiệp của cơ quan NN: Trách nhiệm của cơ quan NN ký hợp đông là trách nhiệm giám sát thực hiện hợp đồng. Việc buông lỏng giám sát là do địa phương thiếu năng lực, thuộc về trách nhiệm của cơ quan với nhà nước chứ không phải thiếu công cụ. bạn có thể tham khảo khoản 3 điều 1 Nghị định 108. Ở điểm này, có 1 số địa phương lại can thiệp rất sâu trong việc triển khai. VD: từng giai đoạn nghiệm thu, họ yêu cầu phải có sự kiểm tra của CQLNN.

E xin phép oánh số để được giả nhời cho dễ ạ,

1- Em hoàn toàn đồng ý là đã tránh đc nhiều vấn đề của 78, đó là sự thay thế tất yếu

2- Cái mà em ví dụ là những cái xong rồi, có thể nói khơi khơi đc vì ai làm trong ngành cũng có thể biết, để tiện ví dụ, và nếu nó đc thực hiện với 108, sự khác nhau liệu có đảm bảo nó ko tồi tệ như vậy hay ko? Ý kiến của em xuất phát từ những dự án đang làm, có BOT và BT, và nội dung của nó thì lại ko thể chia sẻ trên đây đc, đành nói chung chung rồi “chỉ tang mạ hòe” vậy thôi

3- Dự án BOT là của nhà nước, nhưng là ý tưởng mà thôi, ko phải cả dự án, và em hiểu là nhà nước sẽ kiểm soát cái đầu vào ban đầu là tổng mức đầu tư và duyệt, nhưng thay đổi so với cũ ko đáng kể, có khác là ko bừa phứa nữa mà là ở mức maximum, ví dụ làm cái đường mà đào và đắp chênh với cao độ tự nhiên 7-8m, trên đồng bằng ko gồ gề khúc khủy hay khó đào mà vẫn cứ 70% máy, 30% nhân công, mỏ vật liệu lấy xa lắc, đất đào rồi đổ đi, ko tận dụng cho một số khối lượng đắp của tuyến, làm hệ thống công dân sinh mà chơi nguyên mác bê tông cho làm cầu, lựa phần dòng chảy rộng nhất mà đặt cống cho nó dài…. Và rất rất nhiều cái nữa nhưng xin phép liệt kê chơi chơi như vậy thôi. Và tất cả đã được Bộ thay mặt nhà nước duyệt rồi đấy ạ, và hãy tin tưởng rằng cái kiểu thiết kế như thế khi thi công sẽ phát sinh tòe loe ngay, đang triển khai cũng đã phải tập hợp hồ sơ dần từ bây giờ để sau làm điều chỉnh cho nó … dễ, trong Luật quy định cả.

+ Quy mô đầu tư: đồng ý là giữ quy mô, mấy khi quy mô đổi, nhưng tiền sẽ đổi

+ Quản lý yêu cầu kỹ thuật, chất lượng công trình: đồng ý, nhưng tư vấn giám sát là do iem chỉ định thầu nhé, ứ phải anh nhà nước nhúng tay vào, tất nhiên dự án bự thì cũng là sân của các cụ cả thôi, ko chạy đi đâu được, nhưng nhàn và đỡ lằng nhằng hơn hẳn

+ Quản lý chi phí đầu tư: Nhà nước làm lý chi phí này thế nào ak? Ko vượt tổng mức? ko vượt dự toán? Em cứ vượt đấy, rồi sau này em sẽ điều chỉnh bổ sung lại tất tần tật lại cho nó … đúng Luật, chưa kể một loạt các chi phí dở hơi như thêm cái mục gọi là Tư vấn tổng thể của Tây, thêm cái Quản lý dự án cũng của Tây cho nó … minh bạch và chất lượng, thêm cái gửi cán bộ học tập kinh nghiệm BOT từ các dự án nước ngoài, thêm cái abc xyz…, và vì BOT nên nó rất “hợp ní”

4- Cái hay là ở đoạn này, trên 30% thì của nhà nước, chuẩn, nhưng điều 6 của 108 là “Tổng vốn nhà nước tham gia thực hiện Dự án không được vượt quá 49% tổng vốn đầu tư của Dự án” được áp dụng rất linh hoạt và đôi khi là cóc cần áp dụng, vay tất thì làm gì nhau, đc duyệt là xong chứ gì? (thực tế đúng như vậy), và tất tần tật mấy cái siêu khủng em tham gia đều chỉ định thầu tất tần tật, ko có đấu đá gì sất.

5- Cái này hơi nhạy cảm, ko bàn sâu, ngoài mấy cái lặt vặt thì ok, chứ can thiệp kiểu dự án lâu la, gây mất trật tự, gây lọ gây chai mà địa phương ko quản lý đc thì xin miễn …, trách nhiệm đó lại được đẩy cho … nhà nước, vì dự án là của doanh nghiệp, đừng có xía vô!
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
E xin phép oánh số để được giả nhời cho dễ ạ,

1- Em hoàn toàn đồng ý là đã tránh đc nhiều vấn đề của 78, đó là sự thay thế tất yếu

2- Cái mà em ví dụ là những cái xong rồi, có thể nói khơi khơi đc vì ai làm trong ngành cũng có thể biết, để tiện ví dụ, và nếu nó đc thực hiện với 108, sự khác nhau liệu có đảm bảo nó ko tồi tệ như vậy hay ko? Ý kiến của em xuất phát từ những dự án đang làm, có BOT và BT, và nội dung của nó thì lại ko thể chia sẻ trên đây đc, đành nói chung chung rồi “chỉ tang mạ hòe” vậy thôi

3- Dự án BOT là của nhà nước, nhưng là ý tưởng mà thôi, ko phải cả dự án, và em hiểu là nhà nước sẽ kiểm soát cái đầu vào ban đầu là tổng mức đầu tư và duyệt, nhưng thay đổi so với cũ ko đáng kể, có khác là ko bừa phứa nữa mà là ở mức maximum, ví dụ làm cái đường mà đào và đắp chênh với cao độ tự nhiên 7-8m, trên đồng bằng ko gồ gề khúc khủy hay khó đào mà vẫn cứ 70% máy, 30% nhân công, mỏ vật liệu lấy xa lắc, đất đào rồi đổ đi, ko tận dụng cho một số khối lượng đắp của tuyến, làm hệ thống công dân sinh mà chơi nguyên mác bê tông cho làm cầu, lựa phần dòng chảy rộng nhất mà đặt cống cho nó dài…. Và rất rất nhiều cái nữa nhưng xin phép liệt kê chơi chơi như vậy thôi. Và tất cả đã được Bộ thay mặt nhà nước duyệt rồi đấy ạ, và hãy tin tưởng rằng cái kiểu thiết kế như thế khi thi công sẽ phát sinh tòe loe ngay, đang triển khai cũng đã phải tập hợp hồ sơ dần từ bây giờ để sau làm điều chỉnh cho nó … dễ, trong Luật quy định cả.

+ Quy mô đầu tư: đồng ý là giữ quy mô, mấy khi quy mô đổi, nhưng tiền sẽ đổi

+ Quản lý yêu cầu kỹ thuật, chất lượng công trình: đồng ý, nhưng tư vấn giám sát là do iem chỉ định thầu nhé, ứ phải anh nhà nước nhúng tay vào, tất nhiên dự án bự thì cũng là sân của các cụ cả thôi, ko chạy đi đâu được, nhưng nhàn và đỡ lằng nhằng hơn hẳn

+ Quản lý chi phí đầu tư: Nhà nước làm lý chi phí này thế nào ak? Ko vượt tổng mức? ko vượt dự toán? Em cứ vượt đấy, rồi sau này em sẽ điều chỉnh bổ sung lại tất tần tật lại cho nó … đúng Luật, chưa kể một loạt các chi phí dở hơi như thêm cái mục gọi là Tư vấn tổng thể của Tây, thêm cái Quản lý dự án cũng của Tây cho nó … minh bạch và chất lượng, thêm cái gửi cán bộ học tập kinh nghiệm BOT từ các dự án nước ngoài, thêm cái abc xyz…, và vì BOT nên nó rất “hợp ní”
4- Cái hay là ở đoạn này, trên 30% thì của nhà nước, chuẩn, nhưng điều 6 của 108 là “Tổng vốn nhà nước tham gia thực hiện Dự án không được vượt quá 49% tổng vốn đầu tư của Dự án” được áp dụng rất linh hoạt và đôi khi là cóc cần áp dụng, vay tất thì làm gì nhau, đc duyệt là xong chứ gì? (thực tế đúng như vậy), và tất tần tật mấy cái siêu khủng em tham gia đều chỉ định thầu tất tần tật, ko có đấu đá gì sất.

5- Cái này hơi nhạy cảm, ko bàn sâu, ngoài mấy cái lặt vặt thì ok, chứ can thiệp kiểu dự án lâu la, gây mất trật tự, gây lọ gây chai mà địa phương ko quản lý đc thì xin miễn …, trách nhiệm đó lại được đẩy cho … nhà nước, vì dự án là của doanh nghiệp, đừng có xía vô!
1. Về vấn đề vượt tổng mức đầu tư và quản lý chi phí:
Nếu vượt tổng mức đầu tư không đủ căn cứ như Nghị định 12 nêu, CQNN có quyền không thanh toán các khoản vượt. CQNN nào mà chấp thuận khoản này thì phải chịu trách nhiệm trước NN. Bạn nên xem lại việc bàn giao, quyết toán công trình sẽ rõ.

2. Về chất lượng:
Khoản 3 điều 31 đã nêu rõ: cơ quan NN ký hợp đồng có trách nhiệm giám sát chủ đầu tư thực hiện các nghĩa vụ về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng công trình. Việc này độc lập với giám sát của CĐT. Sắp tới đây, thực hiện Nghị định 15, việc nghiệm thu công trình đưa và sử dụng thì CQQLNN cũng phải kiểm tra. Như vậy dao thớt đã có, CQNN nào buông lỏng thì phải chịu trách nhiệm, chúng ta không nên bàn lùi.
Thực tế một số dự án BT mà tôi thực hiện, CQQLNN còn kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ nghiệm thu, thanh toán. Như vậy, có sự khác biệt giữa cơ quan NN bạn nói với CQNN thực hiện với chúng tôi.
mục số 4 của bạn: Tôi đã nêu: việc vay vốn còn phụ thuộc xem có bảo lãnh của NN thì mới tính vào vốn NN tham gia. Việc làm sai quy định trong lập dự toán cũng vậy. Khi nào đối diện với thanh tra, kiểm toán NN, pháp luật mới mạnh mồm được. Còn bây gờ anh bộ đội cứ việc trong đống rơm đi nhé.
 

deming

Thành viên năng động
Tham gia
12/10/07
Bài viết
61
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
1. Về vấn đề vượt tổng mức đầu tư và quản lý chi phí:
Nếu vượt tổng mức đầu tư không đủ căn cứ như Nghị định 12 nêu, CQNN có quyền không thanh toán các khoản vượt. CQNN nào mà chấp thuận khoản này thì phải chịu trách nhiệm trước NN. Bạn nên xem lại việc bàn giao, quyết toán công trình sẽ rõ.

2. Về chất lượng:
Khoản 3 điều 31 đã nêu rõ: cơ quan NN ký hợp đồng có trách nhiệm giám sát chủ đầu tư thực hiện các nghĩa vụ về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng công trình. Việc này độc lập với giám sát của CĐT. Sắp tới đây, thực hiện Nghị định 15, việc nghiệm thu công trình đưa và sử dụng thì CQQLNN cũng phải kiểm tra. Như vậy dao thớt đã có, CQNN nào buông lỏng thì phải chịu trách nhiệm, chúng ta không nên bàn lùi.
Thực tế một số dự án BT mà tôi thực hiện, CQQLNN còn kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ nghiệm thu, thanh toán. Như vậy, có sự khác biệt giữa cơ quan NN bạn nói với CQNN thực hiện với chúng tôi.
mục số 4 của bạn: Tôi đã nêu: việc vay vốn còn phụ thuộc xem có bảo lãnh của NN thì mới tính vào vốn NN tham gia. Việc làm sai quy định trong lập dự toán cũng vậy. Khi nào đối diện với thanh tra, kiểm toán NN, pháp luật mới mạnh mồm được. Còn bây gờ anh bộ đội cứ việc trong đống rơm đi nhé.

Vâng!

Cảm ơn anh đã chia sẻ, cơ quan nahf nước kiểm tra và thẩm tra đều cho Bộ chỉ định, các báo cáo luôn có một bản gửi Bộ, đến đâu chuốn chiếu đến đó, vì vậy dự án làm đến đâu, kiểm toán làm đến đó, đi chậm hơn 1 nhịp để hoàn thiện thủ tục và hồ sơ, rơm rơi ra cọng nào là thu nhặt cọng đó!
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Bàn thêm 1 chút:
hiện nay Bộ XD có thông tư 10/2013/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 15/2013 về quản lý chất lượng công trình, trong đó có nêu vai trò, trách nhiệm của từng bên trong hợp đồng BT, BOT, BTO, PPP:
Điều 5. Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trong trường hợp áp dụng đầu tư theo hình thức hợp đồng Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây dựng-Chuyển giao-Kinh doanh (BTO), Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT), đối tác công tư (PPP)
1. Doanh nghiệp dự án có trách nhiệm:
a) Lựa chọn nhà thầu tư vấn, mua sắm hàng hóa, thi công xây dựng và nhà thầu khác để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Kết quả lựa chọn nhà thầu phải gửi thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng BOT, BTO, BT, PPP trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định lựa chọn nhà thầu;
b) Lập thiết kế kỹ thuật trên cơ sở báo cáo nghiên cứu khả thi và hợp đồng dự án, gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng BOT, BTO, BT, PPP để giám sát, kiểm tra;
c) Tự quản lý, giám sát hoặc thuê tổ chức tư vấn độc lập để quản lý, giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu các hạng mục và toàn bộ công trình theo thiết kế đã thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng và thỏa thuận tại hợp đồng dự án;
d) Thực hiện toàn bộ trách nhiệm quản lý chất lượng của chủ đầu tư theo nội dung quy định tại Điều 2 Thông tư này;
đ) Chuyển giao công nghệ, đào tạo, bảo hành, bảo trì công trình phù hợp với các yêu cầu của hợp đồng dự án và theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng BOT, BTO, BT, PPP có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận và kiểm tra kết quả lựa chọn nhà thầu của doanh nghiệp dự án so với yêu cầu của hợp đồng dự án và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Giám sát, kiểm tra thiết kế kỹ thuật do doanh nghiệp dự án lập theo quy định hiện hành hoặc thẩm tra thiết kế theo quy định của Nghị định 15/2013/NĐ-CP trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng BOT, BTO, BT, PPP đồng thời là cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng; xem xét, quyết định việc thay đổi thiết kế kỹ thuật so với báo cáo nghiên cứu khả thi;
c) Giám sát, đánh giá việc tuân thủ các nghĩa vụ của nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án trong việc thực hiện các yêu cầu về quy hoạch, mục tiêu, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng công trình, tiến độ huy động vốn và thực hiện dự án, bảo vệ môi trường và các vấn đề khác theo thỏa thuận trong hợp đồng dự án. Thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu công trình của doanh nghiệp dự án theo quy định của Nghị định 15/2013/NĐ-CP trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng BOT, BTO, BT, PPP đồng thời là cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng;
d) Tổ chức kiểm định chất lượng, giá trị, tình trạng công trình theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án, lập danh mục tài sản chuyển giao, xác định các hư hại (nếu có) và yêu cầu doanh nghiệp dự án thực hiện việc sửa chữa, bảo trì công trình;
đ) Chỉ nhận chuyển giao khi công trình và các thiết bị, tài sản liên quan đến việc vận hành công trình đã được bảo dưỡng, sửa chữa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và các nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng dự án;
e) Phối hợp với doanh nghiệp dự án lập hồ sơ bàn giao công trình làm căn cứ pháp lý cho việc chuyển giao công trình;
g) Tổ chức quản lý, vận hành công trình theo chức năng, thẩm quyền hoặc giao cho nhà đầu tư quản lý vận hành theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án sau khi tiếp nhận công trình.
3. Trách nhiệm của doanh nghiệp dự án và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng BOT, BTO, BT, PPP trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng phải được xác định rõ trong hợp đồng dự án.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
có mấy vấn đề trao đổi liên quan đến băn khoăn của bạn deming:
1. Về lựa chọn nhà thầu: Nhà đầu tư lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu, nhưng cơ quan NN lại kiểm tra kết quả lựa chọn nhà thầu theo yêu cầu của hợp đồng dự án.
Điều này xảy ra vấn đề: nếu hợp đồng dự án quy định phải tổ chức lựa chọn nhà thầu theo Luật đấu thầu (không quy định theo nguồn vốn) thì nhà đầu tư phải thực hiện đúng yêu cầu đó.
2. về thiết kế và tiêu chuẩn: không có chuyện không tuân thủ dự án đã phê duyệt và tiêu chuẩn áp dụng là rõ ràng nhé.
3. Dự án là do CQNN phê duyệt, do vậy cơ quan NN sẽ phải khống chế chi phí, quy định vê mục tiêu, chất lượng công trình
4. Quan trọng nhất: trách nhiệm của các bên phải đưa vào hợp đồng dự án. Có nghĩa là CQNN phải lường trước mọi vấn đề, đưa vào hợp đồng dự án cho chặt chẽ
 

deming

Thành viên năng động
Tham gia
12/10/07
Bài viết
61
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
có mấy vấn đề trao đổi liên quan đến băn khoăn của bạn deming:
1. Về lựa chọn nhà thầu: Nhà đầu tư lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu, nhưng cơ quan NN lại kiểm tra kết quả lựa chọn nhà thầu theo yêu cầu của hợp đồng dự án.
Điều này xảy ra vấn đề: nếu hợp đồng dự án quy định phải tổ chức lựa chọn nhà thầu theo Luật đấu thầu (không quy định theo nguồn vốn) thì nhà đầu tư phải thực hiện đúng yêu cầu đó.
2. về thiết kế và tiêu chuẩn: không có chuyện không tuân thủ dự án đã phê duyệt và tiêu chuẩn áp dụng là rõ ràng nhé.
3. Dự án là do CQNN phê duyệt, do vậy cơ quan NN sẽ phải khống chế chi phí, quy định vê mục tiêu, chất lượng công trình
4. Quan trọng nhất: trách nhiệm của các bên phải đưa vào hợp đồng dự án. Có nghĩa là CQNN phải lường trước mọi vấn đề, đưa vào hợp đồng dự án cho chặt chẽ

Vâng!

Cái 10 này em đã đọc rồi, thấy các lỗi hầu hết của BOT đã được cập nhật tại đây, cái này hầu hết ở 108 hay mấy văn bản trước đó đều chưa có sự cụ thể...

Anh naat làm cũng đã biết, các BOT "chân chính" thì đang ế chỏng vó- cái này đang nhiều, nhưng các BOT "ưu đãi" - cái này thì ít nhưng rất béo - thì lại có quá nhiều ưu đãi, cho chỉ định thầu, chỉ định cung cấp thiết bị, cấp trước cho mấy trạm thu phí .... được bảo lãnh vay vốn theo kiểu lãi thì iem ăn, lỗ thì anh chịu cho iem!

Vấn đề chính ở đây là hợp đồng BOT, em vẫn cứ có cái cảm giám hợp đồng BOT như là một giấy khai sinh cho một doanh nghiệp làm dự án BOT vậy, và cũng chính là điều em hơi khó lý giải nếu chiếu theo Luật Đầu tư, ko giống các hợp đồng dân sự khác như thi công, tư vấn, giám sát .... trong hoạt động xây dựng, nó đòi hỏi một sự chi tiết cực kỳ, nhưng hầu hết em thấy chỉ là dạng điều kiện đủ cho dự án chính thức hoạt động mà thôi...

Thực sự có TT10/2013, mà trong đó có phần quy định khá chi tiết về BOT, em đọc thấy an tâm và dễ chịu hơn nhiều rồi ah!
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Vâng!

Cái 10 này em đã đọc rồi, thấy các lỗi hầu hết của BOT đã được cập nhật tại đây, cái này hầu hết ở 108 hay mấy văn bản trước đó đều chưa có sự cụ thể...

Anh naat làm cũng đã biết, các BOT "chân chính" thì đang ế chỏng vó- cái này đang nhiều, nhưng các BOT "ưu đãi" - cái này thì ít nhưng rất béo - thì lại có quá nhiều ưu đãi, cho chỉ định thầu, chỉ định cung cấp thiết bị, cấp trước cho mấy trạm thu phí .... được bảo lãnh vay vốn theo kiểu lãi thì iem ăn, lỗ thì anh chịu cho iem!

Vấn đề chính ở đây là hợp đồng BOT, em vẫn cứ có cái cảm giám hợp đồng BOT như là một giấy khai sinh cho một doanh nghiệp làm dự án BOT vậy, và cũng chính là điều em hơi khó lý giải nếu chiếu theo Luật Đầu tư, ko giống các hợp đồng dân sự khác như thi công, tư vấn, giám sát .... trong hoạt động xây dựng, nó đòi hỏi một sự chi tiết cực kỳ, nhưng hầu hết em thấy chỉ là dạng điều kiện đủ cho dự án chính thức hoạt động mà thôi...

Thực sự có TT10/2013, mà trong đó có phần quy định khá chi tiết về BOT, em đọc thấy an tâm và dễ chịu hơn nhiều rồi ah!
Thực sự thì mình chưa làm cái BOT nào cả. :D
Chỉ có điều là mình làm dự án BT thì nhiều hơn, do quy định BT và BOT cùng 1 văn bản nên chỉ suy đoán từ các dự án BT sang thôi.
Các dự án BOT không biết có thực sự béo như cũ không thì mình chỉ biết là dự án QL3 nhà đầu tư đã rút lui.
Giờ các dự án BT của Hà Nội cũng phải nói thực là rất nan giải, số lượng đình hoãn, nhà đầu tư rút lui rất nhiều
 

deming

Thành viên năng động
Tham gia
12/10/07
Bài viết
61
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
Thực sự thì mình chưa làm cái BOT nào cả. :D
Chỉ có điều là mình làm dự án BT thì nhiều hơn, do quy định BT và BOT cùng 1 văn bản nên chỉ suy đoán từ các dự án BT sang thôi.
Các dự án BOT không biết có thực sự béo như cũ không thì mình chỉ biết là dự án QL3 nhà đầu tư đã rút lui.
Giờ các dự án BT của Hà Nội cũng phải nói thực là rất nan giải, số lượng đình hoãn, nhà đầu tư rút lui rất nhiều

BT chỉ đơn thuần xây xong rồi giao, đôi khi nó là con tốt thí để cho nhà thầu có thể có được những hợp đồng khác (như 2 cái mình đã tham gia có BT trong vai trò này)

BOT "thuần chủng" giờ không khác gì rước cục nợ vào người, rất ế, từng có những giải pháp ép các doanh nghiệp lớn phải nhận BOT..

Nhưng... lại nhưng với nhị, các BOT "cậu giời" được nâng niu ưu đãi như xin cơ chế vay bảo lãnh, được chỉ định thầu, cấp một loạt trạm thu phí cho trước, cho phép cơ chế tạm ứng và thanh toán,.... thì rất là tuyệt đấy ạ, và tất nhiên những điều trên rất ít khi được ghi ngay trong hợp đồng BOT mà sẽ trong các văn bản khác đủ tính pháp lý!
 

ktdt22

Thành viên mới
Tham gia
24/8/12
Bài viết
2
Điểm thành tích
3
Đọc những băn khoăn này mà em cũng vỡ ra nhiều, em mới làm dự án BOT&BT có điều phân vân muốn hỏi các bác đi trước. Dự án này Bộ ký hợp đồng BT&BOT với CĐT A (hợp phần BTthanh toán trả chậm qua vốn ngân sách của Bộ) và Bộ ra quyết định phê duyệt dự án. Như vậy có thể hiểu Bộ này là chủ quản đầu tư không? tuy nhiên Kế hoạch đấu thầu cũng như Quyết định phê duyệt chỉ định thầu đều do CĐT A thực hiện có đúng theo quy định hiên hành không?
 
  • Like
Các tương tác: naat

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Đọc những băn khoăn này mà em cũng vỡ ra nhiều, em mới làm dự án BOT&BT có điều phân vân muốn hỏi các bác đi trước. Dự án này Bộ ký hợp đồng BT&BOT với CĐT A (hợp phần BTthanh toán trả chậm qua vốn ngân sách của Bộ) và Bộ ra quyết định phê duyệt dự án. Như vậy có thể hiểu Bộ này là chủ quản đầu tư không? tuy nhiên Kế hoạch đấu thầu cũng như Quyết định phê duyệt chỉ định thầu đều do CĐT A thực hiện có đúng theo quy định hiên hành không?
Sau khi kí hợp đồng BT&BOT thì việc đầu tư đã được giao nhà đầu tư tiếp tục thực hiện theo hợp đồng nên việc nhà đầu tư phê duyệt kế hoạch đấu thầu, chỉ định thầu là đúng quy định hiện hành.
 

DHM_DN

Thành viên mới
Tham gia
3/1/13
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
Các bạn cho mình hỏi: Dựa vào điều khoản nào mà các dự án BOT, BT có thể áp dụng hình thức chỉ định thầu?. Mình cảm ơn trước nhé
 

deming

Thành viên năng động
Tham gia
12/10/07
Bài viết
61
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
Các bạn cho mình hỏi: Dựa vào điều khoản nào mà các dự án BOT, BT có thể áp dụng hình thức chỉ định thầu?. Mình cảm ơn trước nhé

Có văn bản xin và được chấp nhận cơ chế chỉ định thầu thì sẽ đc chỉ định thầu thoải mái!
 

Top