Dự án là gì ? Dự án đầu tư xây dựng là gì ?

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.562
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Theo đà phát triển của đất nước thì chúng ta sẽ luôn có dự án đầu tư và thường thì đi kèm là có xây dựng công trình -> việc làm về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (BQLDA của chủ đầu tư, tư vấn quản lý dự án) rất có tương lai. Mời các đồng nghiệp thảo luận cùng TA về quản lý dự án, cùng mở rộng thêm cơ hội cuộc đời.

Cơ sở để hiểu về Quản lý dự án là hiểu biết về dự án

Theo từ điển Oxford của Anh định nghĩa: Dự án (project) là một ý đồ, một nhiệm vụ được đặt ra, một kế hoạch vạch ra để hành động.

Theo tiêu chuẩn của Australia (AS 1379-1991) định nghĩa: Dự án là một dự kiến công việc có thể nhận biết được, có khởi đầu, có kết thúc bao hàm một số hoạt động có liên hệ mật thiết với nhau.

Theo định nghĩa của tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO trong tiêu chuẩn ISO 9000:2000 được Việt Nam chấp thuận trong tiêu chuẩn TCVN ISO 9000:2000: Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực.

Theo tài liệu MBA trong tầm tay chủ đề Quản lý dự án của tác giả Eric Verzuh (Mỹ): Một dự án được định nghĩa là “công việc mang tính chất tạm thời và tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ độc nhất”. Công việc tạm thời sẽ có điểm bắt đầu và kết thúc. Mỗi khi công việc được hoàn thành thì nhóm dự án sẽ giải tán hoặc di chuyển sang những dự án mới.

Hầu hết các dự án khi lập ra, thực hiện thì đều cần có sự đầu tư về nguồn lực. Nếu không phải là đầu tư tiền bạc, của cải hữu hình thì cũng phải đầu tư chất xám, công sức.

Chúng ta giới hạn lại ở Dự án đầu tư xây dựng công trình theo định nghĩa của luật Xây dựng: Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.​
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.562
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
So sánh giữa “các hoạt động” và “các dự án”

Người ta thường nhầm lẫn giữa “các hoạt động” và “các dự án” nên trong các tài liệu giảng dạy của Âu-Mỹ thường có sự phân biệt sự khác nhau và giống nhau giữa các hoạt động và các dự án

Giống nhau:
- Đều do con người thực hiện;
- Bị hạn chế về nguồn lực;
- Được lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát.

Khác nhau:
Hoạt động có tính tiếp diễn và lặp đi lặp lại
Dự án chỉ có tính tạm thời và duy nhất

Như thế có thể định nghĩa một dự án theo các đặc tính đặc trưng: Một dự án là một nỗ lực tạm thời để tạo ra một sản phẩm hay một dịch vụ duy nhất.
- Tạm thời ở đây có nghĩa là mỗi dự án có một thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc cụ thể.
- Duy nhất ở đây có nghĩa là sản phẩm hay dịch vụ của dự án này khác hẳn với các sản phẩm hay các dịch vụ tương tự.
 

597335

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
6/5/09
Bài viết
446
Điểm thành tích
63
Tuổi
34
Website
giaxaydung.vn
Phân biệt khái niệm về dự án đầu tư và các hoạt động trong thực tế khó quá

Em đã đọc nhiều khái niệm dự án khác với hoạt động xây dựng chủ yếu thông qua tính đơn nhất, không lặp đi lặp lại. Nhưng khi áp dụng vào công việc cơ quan em vẫn còn tranh cãi mà em không biết giải thích thế nào nhờ các bác giúp đỡ:
Cơ quan em cần mua 10 chiếc điều hoà sử dung kinh phí hoạt động thường xuyên (giá trị khoảng 80 triệu), theo em chỉ cần lập dự toán và thẩm định giá thôi. Nhưng sễp em bắt phải lập dự án. Theo các anh trong trường hợp này thì phải làm thế nào cho đúng. Rất mong được sự giúp đỡ./.
 

meogat

Thành viên mới
Tham gia
25/12/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
41
Hiện em đang làm việc trong 1 tập đoàn của nhà nước, vồn của tập đoàn chủ yếu là các nguồn vốn sau:
1. Vốn hỗ trợ từ ngần sách hoặc có nguồn gốc từ ngân sách
2. Vốn do Tập đoàn tự tích lũy
3. Vốn tín dụng thương mại để đầu tư phát triển
4. Vốn quỹ đầu tư phát triển
5. Vốn khấu hao
6. quỹ phúc lợi
7 Các khoản thu của nhà nước để lại cho TCT
Như vậy, nguồn vốn bên tập đoàn của em chủ yếu từ nguồn vốn của nhà nước. Hôm qua các sếp có đặt câu hỏi: Vậy những lĩnh vực nào cần phải lập dự án đầu tư???

Sau khi nghiên cứu một số nhận định như định nghĩa về dự án, đầu tư là gì, dư án xây dựng công trình cũng chưa trả lời được vì thực sự trong tập đoàn nhu cầu mua trang thiết bị như máy tính, bàn ghế.... ngoài ra còn có hạng mục sửa chưa nhỏ ( cải tạo phòng máy (sẵn có) thành văn phòng làm việc - chỉ có một số hạng mục như làm cửa, vách ngăn, sơn, lắp mạng, điện, mạng điện thoại... giá trị khoảng 400-500 tr) thì có phải lập dự án không???
 

capovoc

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
15/9/08
Bài viết
303
Điểm thành tích
18
Thảo luận

Hiện em đang làm việc trong 1 tập đoàn của nhà nước, vồn của tập đoàn chủ yếu là các nguồn vốn sau:
1. Vốn hỗ trợ từ ngần sách hoặc có nguồn gốc từ ngân sách
2. Vốn do Tập đoàn tự tích lũy
3. Vốn tín dụng thương mại để đầu tư phát triển
4. Vốn quỹ đầu tư phát triển
5. Vốn khấu hao
6. quỹ phúc lợi
7 Các khoản thu của nhà nước để lại cho TCT
Như vậy, nguồn vốn bên tập đoàn của em chủ yếu từ nguồn vốn của nhà nước. Hôm qua các sếp có đặt câu hỏi: Vậy những lĩnh vực nào cần phải lập dự án đầu tư???

Sau khi nghiên cứu một số nhận định như định nghĩa về dự án, đầu tư là gì, dư án xây dựng công trình cũng chưa trả lời được vì thực sự trong tập đoàn nhu cầu mua trang thiết bị như máy tính, bàn ghế.... ngoài ra còn có hạng mục sửa chưa nhỏ ( cải tạo phòng máy (sẵn có) thành văn phòng làm việc - chỉ có một số hạng mục như làm cửa, vách ngăn, sơn, lắp mạng, điện, mạng điện thoại... giá trị khoảng 400-500 tr) thì có phải lập dự án không???

1-Nếu sử dụng vốn nhà nước để đầu tư hình thành một sản phẩm mới thì đều phải lập DA ĐT theo quy định;ví dụ DA >15tỷ thì lập DAĐT;<15 tỷ thì lập Báo cáo KTKT.Từ đó mới hình thành lựa chọn nhà thầu theo quy định:ví dụ >5tỷ vơi gói thầu XL,tổng thầu;>3tỷ với gói tư vấn;>2 tỷ với gói mua sắm hàng hoá thì phải ĐT rộng rãi;ngoài quy đinh về mức vốn trên và gói thầu mua sắm TS < 100 triệu để duy trì hoạt động thường xuyên thuộc đối tượng chỉ định thầu.Tất cả các quy định này phải nằm trong kế hoạch ĐT được duyệt.
2-Việc mua thiết bị và cải tạo văn phòng bằng vốn Nhà nước cũng phải lập DA theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật Đấu thầu.
 
Last edited by a moderator:

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Vài ý kiến tham luận

Hiện em đang làm việc trong 1 tập đoàn của nhà nước, vồn của tập đoàn chủ yếu là các nguồn vốn sau:
1. Vốn hỗ trợ từ ngần sách hoặc có nguồn gốc từ ngân sách
2. Vốn do Tập đoàn tự tích lũy
3. Vốn tín dụng thương mại để đầu tư phát triển
4. Vốn quỹ đầu tư phát triển
5. Vốn khấu hao
6. quỹ phúc lợi
7 Các khoản thu của nhà nước để lại cho TCT
Như vậy, nguồn vốn bên tập đoàn của em chủ yếu từ nguồn vốn của nhà nước. Hôm qua các sếp có đặt câu hỏi: Vậy những lĩnh vực nào cần phải lập dự án đầu tư???

Sau khi nghiên cứu một số nhận định như định nghĩa về dự án, đầu tư là gì, dư án xây dựng công trình cũng chưa trả lời được vì thực sự trong tập đoàn nhu cầu mua trang thiết bị như máy tính, bàn ghế.... ngoài ra còn có hạng mục sửa chưa nhỏ ( cải tạo phòng máy (sẵn có) thành văn phòng làm việc - chỉ có một số hạng mục như làm cửa, vách ngăn, sơn, lắp mạng, điện, mạng điện thoại... giá trị khoảng 400-500 tr) thì có phải lập dự án không???[/QUOT

1-Nếu sử dụng vốn nhà nước để đầu tư hình thành một sản phẩm mới thì đều phải lập DA ĐT theo quy định;ví dụ DA >15tỷ thì lập DAĐT;<15 tỷ thì lập Báo cáo KTKT.Từ đó mới hình thành lựa chọn nhà thầu theo quy định:ví dụ >5tỷ vơi gói thầu XL,tổng thầu;>3tỷ với gói tư vấn;>2 tỷ với gói mua sắm hàng hoá thì phải ĐT rộng rãi;ngoài quy đinh về mức vốn trên và gói thầu mua sắm TS < 100 triệu để duy trì hoạt động thường xuyên thuộc đối tượng chỉ định thầu.Tất cả các quy định này phải nằm trong kế hoạch ĐT được duyệt.
2-Việc mua thiết bị và cải tạo văn phòng bằng vốn Nhà nước cũng phải lập DA theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật Đấu thầu.

Tôi xin tham luận một số ý kiến về vấn đề này như sau:
1. Về nguyên tắc chung: Khi tiến hành hoạt động đầu tư (mua sắm hàng hóa, xây dựng công trình, đầu tư chứng khoán, ...) chủ đầu tư phải lập dự án đầu tư, phân tích đánh giá dự án để quyết định đầu tư.
2. Theo quy định của Luật đầu tư hiện hành: Các hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh, nhà đầu tư phải lập dự án để làm thủ tục đăng ký đầu tư (riêng dự án đầu tư không có vốn nước ngoài < 15 tỷ đồng có thể không lập dự án).
2. Theo quy định pháp luật về đấu thầu hiện hành ở nước ta, nếu dự án sử dụng vốn Nhà nước từ 30% trở lên thì phải áp dụng Luật đấu thầu để lựa chọn nhà thầu; các dự án khác không bắt buộc áp dụng nhưng khuyến khích áp dụng.
3. Theo quy định pháp luật xây dựng Việt Nam hiện hành thì khi xây dựng công trình (không phân biệt nguồn vốn Nhà nước hay ngoài Nhà nước) chủ đầu tư phải lập ĐAĐT trừ 2 trường hợp: (1) Các công trình quy định lập BC Kinh tế - kỹ thuật (< 15 Tỷ đồng, phục vụ mục đích tôn giáo) và (2) Nhà ở riêng lẻ của nhân dân.
4. Như vậy, câu hỏi của bạn có thể trả lời như sau:
- Nếu tập đoàn đầu tư xây dựng công trình thuộc diện pháp luật quy định phải lập dự án thì phải lập dự án (Luật xây dựng, NĐ12/2009, NĐ83/2009, ND209/2004,...)
- Nếu đầu tư dự án có TMĐT từ 15 tỷ đồng trở lên nhằm mục đích kinh doanh (có xây dựng hoặc không có xây dựng) thì phải lập dự án để làm thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định cuat Luật Đầu tư (dự án đầu tư có vốn nước ngoài < 15 tỷ đồng cũng vẫn phải lập dự án).
- Nếu đầu tư dự án (không có xây dựng công trình) trong đó vốn Nhà nước góp từ 30% trở lên cũng phải lập dự án.
 
Last edited by a moderator:
C

chugatrongnoi

Guest
Người ta thường nhầm lẫn giữa “các hoạt động” và “các dự án” nên trong các tài liệu giảng dạy của Âu-Mỹ thường có sự phân biệt sự khác nhau và giống nhau giữa các hoạt động và các dự án

Giống nhau:
- Đều do con người thực hiện;
- Bị hạn chế về nguồn lực;
- Được lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát.

Khác nhau:
Hoạt động có tính tiếp diễn và lặp đi lặp lại
Dự án chỉ có tính tạm thời và duy nhất

Như thế có thể định nghĩa một dự án theo các đặc tính đặc trưng: Một dự án là một nỗ lực tạm thời để tạo ra một sản phẩm hay một dịch vụ duy nhất.
- Tạm thời ở đây có nghĩa là mỗi dự án có một thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc cụ thể.
- Duy nhất ở đây có nghĩa là sản phẩm hay dịch vụ của dự án này khác hẳn với các sản phẩm hay các dịch vụ tương tự.
Xin hỏi: Đối với cơ quan nhà nước khi nào mới lập dự án và khi nào mới lập phương án.
Phân biệt giữa 2 cái này có định nghĩa tại đâu không
 

mingtt

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
29/11/07
Bài viết
83
Điểm thành tích
18
Em đã đọc nhiều khái niệm dự án khác với hoạt động xây dựng chủ yếu thông qua tính đơn nhất, không lặp đi lặp lại. Nhưng khi áp dụng vào công việc cơ quan em vẫn còn tranh cãi mà em không biết giải thích thế nào nhờ các bác giúp đỡ:
Cơ quan em cần mua 10 chiếc điều hoà sử dung kinh phí hoạt động thường xuyên (giá trị khoảng 80 triệu), theo em chỉ cần lập dự toán và thẩm định giá thôi. Nhưng sễp em bắt phải lập dự án. Theo các anh trong trường hợp này thì phải làm thế nào cho đúng. Rất mong được sự giúp đỡ./.

Em có ý này : Kể cả bác mua cái quạt sử dụng cho nhà bác cũng là 1 dự án. Cũng có khảo sát tìm hiểu từ nhu cầu, khả năng nguồn vốn, tính hiệu quả (qua việc đánh giá lựa chọn sản phẩm)...và tiến hành đầu tư, "hoàn thành đưa vào sử dụng".
Vấn đề đặt ra là để quản lý các hoạt động liên quan đến các dự án đầu tư xây dựng công trình thì phải có hệ thống phân cấp, phân loại, quy định ...
Theo quy định hiện hành thì việc mua điều hòa của cơ quan bác cũng là một dự án, chỉ khác là sử dụng nguồn vốn từ kinh phí hoạt động thường xuyên thôi. Bác lập BCKTKT trình phê duyệt rồi triển khai thôi! Theo em thì đơn giản, nhưng "lâu" :D Sếp đã chỉ đạo rồi bác định cãi à? cãi làm gì thế?

Điều 1: SẾP LUÔN LUÔN ĐÚNG
Điều 2: NẾU SAI, XEM LẠI ĐIỀU 1​

Chúc bác vui vẻ mà làm việc, mau được tăng lương thăng chức!
 

mingtt

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
29/11/07
Bài viết
83
Điểm thành tích
18
Hiện em đang làm việc trong 1 tập đoàn của nhà nước, vồn của tập đoàn chủ yếu là các nguồn vốn sau:
1. Vốn hỗ trợ từ ngần sách hoặc có nguồn gốc từ ngân sách
2. Vốn do Tập đoàn tự tích lũy
3. Vốn tín dụng thương mại để đầu tư phát triển
4. Vốn quỹ đầu tư phát triển
5. Vốn khấu hao
6. quỹ phúc lợi
7 Các khoản thu của nhà nước để lại cho TCT
Như vậy, nguồn vốn bên tập đoàn của em chủ yếu từ nguồn vốn của nhà nước. Hôm qua các sếp có đặt câu hỏi: Vậy những lĩnh vực nào cần phải lập dự án đầu tư???

Sau khi nghiên cứu một số nhận định như định nghĩa về dự án, đầu tư là gì, dư án xây dựng công trình cũng chưa trả lời được vì thực sự trong tập đoàn nhu cầu mua trang thiết bị như máy tính, bàn ghế.... ngoài ra còn có hạng mục sửa chưa nhỏ ( cải tạo phòng máy (sẵn có) thành văn phòng làm việc - chỉ có một số hạng mục như làm cửa, vách ngăn, sơn, lắp mạng, điện, mạng điện thoại... giá trị khoảng 400-500 tr) thì có phải lập dự án không???

Bác chỉ cần cho biết: tỷ lệ vốn nhà nước trong công ty bác là bao nhiêu? Cơ quan bác đã có quy chế về quản lý dự án đầu tư chưa?
Việc quản lý dự án đầu tư đã có phân cấp, phân loại, theo mỗi loại sẽ có phương án thực hiện phù hợp.
Phân cấp quản lý: Dự án tiêu nhiều tiền của “dân” thì cấp quản lý phải to, dự án tiêu ít bác tự chịu trách nhiệm được thì bác cứ thế mà làm. (cái này nó na ná như TGĐ được chi 1 tỷ, còn trưởng phòng được duyệt chi 100 triệu thôi chẳng hạn)
Phân loại dự án: to nhỏ, quan trọng hay không, vốn từ đâu …mỗi loại sẽ theo cấp quản lý và phương thức thực hiện phù hợp. Bác chỉ cần nắm bản chất là làm sao cho hiệu quả thôi bác ạ!
Theo Nghị định 12/2009:
Điều 2. Phân loại dự án và quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Các dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi chung là dự án) được phân loại như sau:
a) Theo quy mô và tính chất: dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư; các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này;
b) Theo nguồn vốn đầu tư:
- Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn.
2. Việc đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường, phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.
3. Ngoài quy định tại khoản 2 Điều này thì tùy theo nguồn vốn sử dụng cho dự án, Nhà nước còn quản lý theo quy định sau đây:
a) Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước kể cả các dự án thành phần, Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng;
b) Đối với dự án của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Đối với các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân, chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội dung quản lý dự án. Đối với các dự án sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau thì các bên góp vốn thoả thuận về phương thức quản lý hoặc quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ phần trăm (%) lớn nhất trong tổng mức đầu tư.
4. Đối với dự án quan trọng quốc gia hoặc dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần, nếu từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành, khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư thì mỗi dự án thành phần có thể được quản lý, thực hiện như một dự án độc lập. Việc phân chia dự án thành các dự án thành phần do người quyết định đầu tư quyết định.
 
C

Cairong

Guest
Theo tôi nghĩ, định nghĩa về dự án đầu tư xây dựng theo luật XD như bác theanh định nghĩa là tương đối đầy đủ.
Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.

Do vậy có thể nói toàn bộ các hoạt động bỏ tiền ra để thực hiện các công việc xây dựng, sửa chữa .... đều phải tiến hành lập dự án. Tuy nhiên do tính chất công việc, qui mô, nguồn vốn .... mà có cái lập thành dự án đầu tư đầy đủ (khảo sát, lập dự án, thiết kế, thi công, phê duyệt ... ), có cái chỉ lập báo cáo đầu tư.

Trong thực tế hiện có thêm khái niệm dự án đầu tư phát triển. Theo tôi hiểu đây là dự án có tính chất bao trùm hơn dự án đầu tư xây dựng. Xin các bác trao đổi thêm
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top