Đặc điểm địa chất một số vùng miền ở Việt Nam

TuvanXD246

Cựu Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
4/3/08
Bài viết
751
Điểm thành tích
43
Website
giaxaydung.vn
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KAINOZOI VÙNG TÂY NAM MIỀN VÕNG HÀ NỘI TRÊN CƠ SỞ PHÂN TÍCH TÀI LIỆU TRỌNG LỰC KẾT HỢP VỚI TÀI LIỆU ĐỊA CHẤT - ĐỊA VẬT LÝ KHÁC
[FONT=&quot] CAO ĐÌNH TRIỀU, PHẠM NAM HƯNG[/FONT]
[FONT=&quot]Viện Vật lý Địa cầu, Viện KH&CN Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội[/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]

[FONT=&quot]Tóm tắt:[/FONT] Trên cơ sở kết quả phân tích tài liệu trọng lực và từ hiện có, các tác giả đã tiến hành tìm hiểu đặc trưng cấu trúc địa chất Kainozoi vùng tây nam miền võng Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
1) Có biểu hiện phân chia khu vực nghiên cứu thành 3 đới cấu trúc khá rõ nét: đới Rìa đông bắc, đới Trung tâm, và đới Rìa tây nam.
2) Các đới đứt gãy phương TB-ĐN như: Sông Lô, Vĩnh Ninh, Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định, Mỹ Lộc - Yên Định và Sông Hồng là những đứt gãy đóng vai trò quan trọng trong phân chia đới, phụ đới cấu trúc.
3) Giá trị độ sâu dự báo lớn nhất của mặt đáy hệ tầng Vĩnh Bảo vùng tây nam miền võng Hà Nội là 0,3 - 0,4 km, của hệ tầng Tiên Hưng có thể đạt tới 1,4 - 1,8 km, của hệ tầng Phù Cừ trong phạm vi vùng nghiên cứu đạt tối đa 2,4 - 2,5 km, trong khi mặt đáy hệ tầng Phong Châu được dự báo là có độ sâu tối đa ở mức 2,4 - 2,6 km. Độ sâu tới móng trước Kainozoi vùng tây nam miền võng Hà Nội được dự báo có thể đạt tới 9,0 - 9,5 km.

I. MỞ ĐẦU
Miền võng Hà Nội là một phần của bể Sông Hồng được các nhà địa chất đánh giá là một trong những bể có triển vọng dầu khí lớn nhất nước ta. Các phương pháp địa vật lý thăm dò nhằm tìm kiếm các cấu trúc có triển vọng chứa dầu đã được tiến hành tại miền võng này từ những năm 60 của thế kỷ XX. Tuy vậy, cho đến nay độ sâu nghiên cứu đạt được của các phương pháp địa vật lý còn rất hạn chế, tối đa là 3-4 km. Trong khi đó, theo dự đoán của một số nhà địa vật lý thì móng Trước Kainozoi miền võng Hà Nội có thể đạt tới 6-7 km và có thể hơn.
Theo tài liệu hiện có thì trầm tích Kainozoi miền võng Hà Nội bao gồm các hệ tầng chủ yếu sau: Kiến Xương (Holocen), Hải Dương (Pleistocen), Vĩnh Bảo (Pliocen), Tiên Hưng (Miocen muộn), Phù Cừ (Miocen giữa), Phong Châu (Miocen sớm), Đình Cao (Oligocen) và Phù Tiên (Eocen). Do đặc điểm cấu trúc địa chất phức tạp, nên độ sâu tới đáy của các hệ tầng sau Oligocen được nghiên cứu khá đầy đủ, trong khi bề dày của các hệ tầng Đình Cao và Phù Tiên cũng như độ sâu tới móng trước Kainozoi của miền võng Hà Nội cũng đang còn là vấn đề tranh luận của các nhà địa chất và địa vật lý dầu khí Việt Nam.
Góp phần tìm hiểu đặc điểm cấu trúc - mật độ trầm tích Kainozoi vùng tây nam miền võng Hà Nội, trong khuôn khổ bài báo này các tác giả tiến hành một loạt phương pháp phân tích kết hợp tài liệu địa chất hiện có với tài liệu trọng lực và từ nhằm đánh giá một số đặc điểm cấu trúc địa chất Kainozoi ở vùng này.
Các tài liệu được sử dụng gồm: dị thường trọng lực Bouguer; dị thường từ hàng không và các tài liệu về mật độ, độ sâu tới đáy của các hệ tầng có được trên cơ sở khoan thăm dò và khai thác dầu khí, cũng như các kết quả phân tích tài liệu địa chấn thăm dò.
Vùng nghiên cứu trong bài báo này được giới hạn trong khung tọa độ: 20009’ - 20046’ B; 106004’ - 106037’ Đ.
.......

Tải về file đính kèm để xem chi tiết nội dung.
 

File đính kèm

  • dac diem dia chat Tay Ha Noi.rar
    300,6 KB · Đọc: 1.387

TuvanXD246

Cựu Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
4/3/08
Bài viết
751
Điểm thành tích
43
Website
giaxaydung.vn
đặc điểm Khoáng Vật Và địa Hóa Của Vỏ Phong Hóa Dọc đường Hồ Chí Minh - đoạn Qua Hà Tĩnh

ĐẶC ĐIỂM KHOÁNG VẬT VÀ ĐỊA HÓA CỦA VỎ PHONG HÓA DỌC ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH - ĐOẠN QUA HÀ TĨNH

ĐẶNG MAI1, ĐẬU HIỂN2, NGUYỄN VĂN VƯỢNG1, PHẠM THỊ THU THỦY1

1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
2 Viện Địa chất, Ngõ 84, Phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội


Tóm tắt:
Trên cơ sở tài liệu thực địa và phân tích trong phòng của 21 điểm khảo sát, bài báo trình bày chi tiết cấu tạo mặt cắt, đặc điểm khoáng vật và địa hóa một số mặt cắt vỏ phong hóa (VPH) điển hình lộ ra trên vách đường Hồ Chí Minh, đoạn qua Hà Tĩnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 1) Trong vùng nghiên cứu, VPH ferosialit tàn dư hình thành và phát triển trên hai loại đá mẹ, chủ yếu là granit và trầm tích lục nguyên; 2) Thành phần khoáng vật đặc trưng của VPH bao gồm kaolinit, hyđromica, geothit và là sản phẩm thuần túy của quá trình phong hóa đối với đá granit, còn đối với trầm tích lục nguyên thì một phần là tàn dư của đá mẹ; 3) Hợp phần hóa học đặc trưng của VPH bao gồm SiO2, Al2O3 và Fe2O3 (trong một chừng mực nhất định là K2O), còn các oxit khác chiếm tỷ lệ không đáng kể; 4) Quá trình feralit hóa xẩy ra không triệt để. 5) Vỏ phong hóa trên đá granit có tính phân đới khá rõ ràng. Còn đối với trầm tích lục nguyên, ranh giới của các tầng sản phẩm không phải bao giờ cũng nhận biết được.

Đường Hồ Chí Minh (HCM) qua Hà Tĩnh dài gần 100 km, chạy qua các huyện Hương Sơn, Vũ Quang và Hương Khê, tuy mới đưa vào sử dụng, nhưng đã bị xuống cấp cục bộ, như hệ thống cống ngang bị sụt lún, hệ thống vách âm và dương bị sụt lở v.v...[3]. Để có thể xác định được nguyên nhân xẩy ra tình trạng đó, cần nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực, trong đó không thể thiếu việc xác định các tính chất của nền đất đường HCM chạy qua, mà trong trường hợp này là lớp vỏ phong hóa (VPH) khá dày phát triển trên các đá magma và trầm tích cổ. Tổng hợp các tài liệu, số liệu khảo sát thực địa mới đây của chúng tôi (tháng 8/2006) trong khuôn khổ đề tài NCKH đặc biệt cấp ĐHQG Hà Nội, có thể nêu ra những đặc điểm cơ bản về khoáng vật, địa hóa của lớp VPH đó, góp phần vào luận cứ khoa học làm sáng tỏ vấn đề trên.

->chi tiết nội dung
 

TuvanXD246

Cựu Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
4/3/08
Bài viết
751
Điểm thành tích
43
Website
giaxaydung.vn
Một Số Vấn đề Mới Về địa Chất Khu Vực ở Dải Tây Nam Nhóm Tờ Yên Châu Qua Kết Quả đo Vẽ 1:50.000

MỘT SỐ VẤN ĐỀ MỚI VỀ ĐỊA CHẤT KHU VỰC Ở DẢI TÂY NAM NHÓM TỜ YÊN CHÂU QUA KẾT QUẢ ĐO VẼ 1:50.000

LÊ THANH HỰU

Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Bắc, 208/10 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội

Tóm
tắt: Công tác đo vẽ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Yên Châu đã đem lại một số vấn đề mới về địa chất khu vực ở dải TN của nhóm tờ, như mô tả chi tiết thêm các hệ tầng Nặm Cô (NP nc), Huổi Hào (NP hh), Nặm Ty (NP-ε1 nt), Sông Mã (ε2 sm), Hàm Rồng (ε3 hr), Đông Sơn (O1 ds), Nặm Pìa (D1 np), Bản Páp (D1-2 bp), Bắc Sơn (C-P bs), Cẩm Thủy (P3 ct), Yên Duyệt (P3 yd). Đặc biệt đã phát hiện mới hóa thạch Bút đá, dựa trên đó xác lập một hệ tầng mới Kết Hay tuổi Orđovic muộn(?) - Silur sớm. Ngoài ra, đã phát hiện thêm và thể hiện trên nhóm tờ bản đồ này các thể magma thuộc các phức hệ Pác Nặm (U/NP-ε1 pn) và Bó Xinh (Gb/NP-ε1 bx).


I. MỞ ĐẦU
Các thành tạo địa chất lộ ra ở dải TN nhóm tờ Yên Châu, tuy có diện tích không lớn nhưng phân bố trên hai đới cấu trúc Sông Mã và Nậm Cô, có lịch sử phát triển địa chất lâu dài và cấu trúc địa chất rất phức tạp do hậu quả của hàng loạt vận động kiến tạo khác nhau; thế nằm của đá bị xáo trộn và chịu ảnh hưởng của quá trình biến chất, biến dạng mạnh mẽ, mặt khác lại nghèo nàn về di tích sinh vật, do vậy các tác giả nghiên cứu trước đây [1, 2, 4-7] đã có các quan điểm phân chía khác nhau đối với các thành tạo địa chất thuộc nhóm tờ này (Hình 1).
Việc đo vẽ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 nhóm tờ Yên Châu tiến hành trong thời gian gần đây (2002-2007) đã giúp thu thập được nhiều tài liệu mới, góp phần chính xác hóa và mô tả chi tiết nhiều phân vị địa tầng có trên nhóm tờ, cũng như xác lập một hệ tầng mới, là hệ tầng Kết Hay tuổi Orđovic muộn (?) - Silur sớm. Đồng thời, phát hiện sự có mặt của các phức hệ magma Pác Nặm (U/NP-ε1 pn) và Bó Xinh (Gb/NP-ε1 bx) trong nhóm tờ này [3]. Bài báo này trình bày các tài liệu mới đó.

-> Chi tiết nội dung
 

TuvanXD246

Cựu Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
4/3/08
Bài viết
751
Điểm thành tích
43
Website
giaxaydung.vn
địa Tầng Phần Trên Pleistocen Thượng - Holocen ở Vùng Thềm Lục địa Vũng Tàu - Bình Thuận

ĐỊA TẦNG PHẦN TRÊN PLEISTOCEN THƯỢNG - HOLOCEN Ở VÙNG THỀM LỤC ĐỊA VŨNG TÀU - BÌNH THUẬN

NGUYỄN TIẾN HẢI, NGUYỄN HUY PHÚC
Viện Địa chất và Địa vật lý biển, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

Tóm tắt
: Trên cơ sở tài liệu địa chấn nông phân giải cao, mẫu trầm tích và các mực biển dừng tương đối của biển tiến Holocen: ~98 m (thấp hơn MNBtbhn) vào thời gian ~14.700 năm BP, ~60 m (thấp hơn MNBtbhn) vào ~10.000 năm BP, ~28m (thấp hơn MNBtbhn) vào ~9.200 năm BP và ~5m (cao hơn MNBtbhn) vào ~5.000 năm BP đến nay, có thể xác lập địa tầng phần trên Pleistocen thượng - Holocen ở thềm lục địa Vũng Tàu - Bình Thuận (thềm Mekong cổ) gồm 4 tập sau:
- Trầm tích Pleistocen thượng, phần b - Holocen hạ, phần a (Q13b-Q21a) gồm: cát, sạn? sông; bùn sét đầm lầy xám đen; bùn cát sông-biển chứa tàn tích thực vật; cát bùn bãi triều chứa mảnh vỏ sinh vật biển và thực vật. Bề dày ~0-10 m.
- Trầm tích Holocen hạ, phần b (Q21b) gồm: cát, bột sông-biển màu xám, xám nâu vàng chứa tàn tích sinh vật biển; cát sạn pha bùn bãi triều chứa nhiều vụn vỏ sò và sạn lục nguyên; cát pha sạn đê biển ven bờ. Bề dày ~0-5 m.
- Trầm tích Holocen hạ, phần c - Holocen trung, phần a (Q21c-Q22a) gồm: cát hạt nhỏ, bùn sông-biển xám nâu vàng; bùn pha cát vũng vịnh màu xám đen; cát bãi triều hạt vừa xám sáng; bùn sét biển nông xám xanh. Bề dày ~0-8 m.
- Trầm tích Holocen trung, phần b - Holocen thượng (Q22b-Q23) gồm: cát cửa sông xám sáng; bùn, sét biển-sông-đầm lầy màu xám đen; cát pha sạn bãi triều; tảng, cuội, sỏi, bùn cát biển ven bờ; ám tiêu san hô và cát biển-gió màu đỏ, vàng, xám trắng. Bề dày ~0-10 m.


I. MỞ ĐẦU
Thềm lục địa Vũng Tàu - Bình Thuận (thềm Mekong cổ, Hình 1, gọi tắt là TVTBT) là nơi có nhiều đặc trưng riêng về địa chất, địa hình - địa mạo, giàu tiềm năng tài nguyên thiên nhiên. Đây cũng là vùng biển quan trọng hàng đầu ở Việt Nam về phát triển kinh tế, an ninh - quốc phòng. Bề mặt của thềm này được cấu thành bởi các trầm tích thành tạo trong mối tương tác lục địa, biển và khí hậu từ cuối Pleistocen muộn đến nay.
Vùng ven biển TVTBT với địa hình gồm những đồi, núi cát đỏ kỳ vĩ và những thềm biển muôn vẻ cùng các thành tạo trầm tích, địa hình đáy biển, v.v. là những dấu ấn của lịch sử hoạt động địa chất chịu tác động trực tiếp của các hoạt động biển tiến, biển thoái trong Đệ tứ. Đối với TVTBT, đã có nhiều nghiên cứu về địa chất nói chung, địa chất Đệ tứ nói riêng; chẳng hạn nghiên cứu về thềm biển và đường bờ cổ của E. Saurin [9], về trầm tích Đệ tứ của Nguyễn Biểu và nnk [1], Nguyễn Địch Dỹ và nnk [3], Trần Nghi và nnk [11] v.v., trong đó Trần Nghi và nnk bắt đầu tiếp cận việc xác định các pha biển tiến, biển thoái trên cơ sở phân tích định lượng và các kiểu trầm tích tầng mặt.
Về địa tầng Holocen ở TVTBT, đã có một số nghiên cứu, nhưng kết quả chưa được chi tiết, chưa logic hoặc thiếu cơ sở khoa học; chẳng hạn Nguyễn Ngọc Hoa và nnk [5], Nguyễn Biểu và nnk [1].. đã xếp trầm tích Holocen vào 2 hệ tầng: Hậu Giang (Q21-2) và Gò Công Đông (Q23). Hệ tầng Hậu Giang dày khoảng 15 m, gồm tập trầm tích biển tiến (trầm tích sông và trầm tích biển - đầm lầy) và tập trầm tích biển lùi (các trầm tích biển-sông, biển, biển-gió, biển - đầm lầy và ít bazan); hệ tầng Gò Công Đông dày 0-10 m gồm các trầm tích hiện đại phân bố trong đới độ sâu 0-20 m nước thuộc các tướng bãi triều, đầm lầy, cửa sông và bazan trẻ ở vùng biển quanh đảo Hòn Tro. Các hệ tầng này chủ yếu được thiết lập ở đới biển 0-20 m nước và phần lục địa ven biển, nên chưa phản ánh hết được phần thềm lục địa, chưa chi tiết và chưa thực sự phản ánh được vai trò và đặc điểm hoạt động của biển trong Holocen - biển tiến Flanđri.
Để có thể xác lập chi tiết địa tầng Holocen, cần phải dựa vào các yếu tố phản ánh được đặc điểm quá trình dao động của mực nước biển trong mối tương tác với lục địa. Đó là các yếu tố: đường bờ biển, đặc điểm và thành phần vật chất, tướng… Bài báo này mong muốn từ các yếu tố nêu trên, làm sáng tỏ các thành tạo trầm tích trên bề mặt thềm TVTBT hình thành từ cuối Pleistocen muộn đến Holocen và quan hệ giữa chúng. Ngoài ra, các tác giả còn hy vọng kết quả của bài báo có thể góp phần làm sáng tỏ lịch sử tiến hóa địa chất Đệ tứ nói chung, địa chất cuối Pleistocen - Holocen nói riêng ở TVTBT, đồng thời có thể là cơ sở phục vụ cho những nghiên cứu về cổ địa lý, tài nguyên sa khoáng biển…v.v. ở đây và các vùng kế cận.

-> Chi tiết nội dung
 

TuvanXD246

Cựu Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
4/3/08
Bài viết
751
Điểm thành tích
43
Website
giaxaydung.vn
Trầm Tích đevon ở đới Quảng Ninh


TRẦM TÍCH ĐEVON Ở ĐỚI QUẢNG NINH


NGUYỄN HỮU HÙNG1, TẠ HOÀ PHƯƠNG2, NGUYỄN THỊ THUỶ1



1Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Thanh Xuân, Hà Nội
2Đại học Khoa học Tự nhiên, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Tóm tắt: Trên cơ sở những tài liệu mới về thạch học, địa tầng và cổ sinh, trầm tích Đevon ở đới Quảng Ninh được phân thành các phân vị địa tầng sau:
1. Loạt Ngọc Vừng: gồm các hệ tầng Vạn Cảnh, Dưỡng Động. Ranh giới dưới của loạt không xác định được. Ranh giới trên không chỉnh hợp dưới hệ tầng Đồ Sơn.
1.1. Hệ tầng Vạn Cảnh: chủ yếu gồm cát kết, bột kết chứa di tích cá cổ, Eurypterida và thực vật Taeniocrada? cf. decheniana, Psilophytites? sp., tuổi Lochkov-Praga, lộ trên bán đảo Đồ Sơn và các đảo Vạn Cảnh, Ngọc Vừng, Phượng Hoàng, Cống Đông, Cống Tây, Đống Chén, Trà Bàn ở vùng vịnh Bái Tử Long.
1.2. Hệ tầng Dưỡng Động: nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Vạn Cảnh, chủ yếu gồm đá phiến sét và bột kết chứa hoá thạch Tay cuộn, San hô, Huệ biển thuộc các phức hệ Eoschuchertella - Howellella và Desquamatia - Schizophoria, ứng với khoảng Emsi-Eifel, lộ ở các vùng Kinh Môn, Tràng Kênh, Thuỷ Nguyên và trên các đảo Vạn Cảnh, Ngọc Vừng, Phượng Hoàng, Cống Đông, Cống Tây, Đống Chén, Trà Bàn ở vùng vịnh Bái Tử Long.
2. Hệ tầng Đồ Sơn: nằm không chỉnh hợp trên các hệ tầng Dưỡng Động và Vạn Cảnh, gồm cuội kết, sạn kết, cát kết phân lớp xiên chứa hoá thạch cá Bothriolepis và các di tích thực vật Lepidodendropsis tuổi Givet. Chúng lộ trên bán đảo Đồ Sơn và các đảo Quán Lạn, Ngọc Vừng, Phượng Hoàng, Cống Đông, Cống Tây, Đống Chén, Trà Bàn ở vịnh Bái Tử Long.
3. Hệ tầng Tràng Kênh: gồm đá vôi chứa các phức hệ San hô, Lỗ tầng, Răng nón tuổi Givet muộn - Famen sớm. Chúng lộ ở các vùng Kinh Môn, Thuỷ Nguyên, Tràng Kênh, Đường 10 (Kiến An) và các đảo ở vịnh Bái Tử Long và Hạ Long. Hệ tầng nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Đồ Sơn và không rõ dưới các trầm tích Famen thượng - Carbon sớm. Theo quan niệm trước đây trong thành phần của hệ tầng Tràng Kênh còn có đá vôi chứa các ổ silic ở Pháp Cổ, Phi Liệt, Đò Đụn (huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng); nay chúng được được coi thuộc hệ tầng Phố Hàn (D3-C1 ph).


MỞ ĐẦU
Sự có mặt của các trầm tích Đevon trong đới Quảng Ninh [23] thuộc địa phận các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng đã được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu địa chất. Từ những phát hiện ban đầu của H. Lantenois [8] ghi nhận sự có mặt của các trầm tích trước Carbon và sự phân chia có tính khái quát các trầm tích Eifel tướng lục nguyên và các trầm tích Eifel - Givet tướng carbonat của Jamoida A.I. [3] đã đi đến việc phân chia chi tiết ra các phân vị địa tầng: điệp Kiến An (S2 ka), điệp Sông Giá, tầng Dưỡng Động (D2e ), Tràng Kênh (D2gv tk) của Nguyễn Quang Hạp [13]; điệp Yên Phụ (D2e yp), điệp Lỗ Sơn (D2-3? ls) của Phạm Văn Quang [15]; điệp Sông Cầu (D1sc) của Trần Văn Trị, Nguyễn Đình Uy [23], Trần Văn Trị và nnk. [24]; điệp Đồ Sơn (D1 đs) của Nguyễn Công Lượng [11]; hệ tầng Si Ka (D1 sk) của P. Janvier nnk. [4,5]. Ở đây có thể dễ nhận thấy sự không thống nhất trong cách phân chia các phân vị địa tầng. Cùng một đối tượng là đá lục nguyên, Nguyễn Quang Hạp [13] gọi là tầng Dưỡng Động, trong khi đó Phạm Văn Quang [15] gọi là điệp Yên Phụ v.v.... Tuổi của hệ tầng Đồ Sơn, từ chỗ chỉ coi là Đevon sớm: Trần Văn Trị, Nguyễn Đình Uy [23], P. Janvier và nnk. [4] đến việc xếp hệ tầng Đồ Sơn vào Givet - Đevon muộn: J. Long và nnk. [9], Tống Duy Thanh và nnk. [20] hoặc D3-C1: Ngô Quang Toàn [10]. Vị trí địa tầng của hệ tầng Đồ Sơn cũng có những ý kiến khác nhau, như nằm trên hệ tầng Tràng Kênh: J. Long và nnk. [9], nằm trên hệ tầng Dưỡng Động: Tống Duy Thanh, Tạ Hoà Phương [22]. Thành phần trầm tích của hệ tầng Tràng Kênh cũng cần được xem xét lại. Phần lớn các nhà nghiên cứu [1, 13, 14, 20] đều cho rằng, tập silic chứa Trùng tia, đá vôi chứa các ổ silic lộ ra ở dải Pháp Cổ - Phi Liệt - Đò Đụn thuộc phần giữa của hệ tầng Tràng Kênh. Đó là những vấn đề không bình thường trong một hệ tầng, nếu xét về sự tiến hoá của bồn trầm tích.
Những tài liệu đo vẽ chi tiết các mặt cắt sinh địa tầng và những phát hiện mới về cổ sinh qua các đề tài "Nghiên cứu cổ sinh địa tầng và tướng đá cổ địa lý các thành tạo trầm tích D3-C1 Bắc Việt Nam" (1999 - 2001); "Địa tầng các trầm tích Phanerozoi ở Đông Bắc Việt Nam" (2004 - 2006) đã góp phần làm rõ hơn về trật tự địa tầng, bối cảnh cổ địa lý của các thành tạo trầm tích Đevon trong đới Quảng Ninh.

-> Chi tiết nội dung (phần 1)
-> Chi tiết nội dung (phần 2)
 

TuvanXD246

Cựu Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
4/3/08
Bài viết
751
Điểm thành tích
43
Website
giaxaydung.vn

TÀI LIỆU VỀ ĐỊA TẦNG VÀ CỔ SINH CỦA CÁC TRẦM TÍCH TRIAS TRUNG Ở CÁC ĐỚI TƯỚNG - CẤU TRÚC SÔNG HIẾN VÀ SÔNG LÔ


ĐẶNG TRẦN HUYÊN, NGUYỄN ĐÌNH HỮU

Viện KH Địa chất và Khoáng sản, Thanh Xuân, Hà Nội

Tóm tắt: Trầm tích Trias trung ở các đới Sông Hiến và Sông Lô đã được chia thành các phân vị địa tầng sau đây:
- Hệ tầng Yên Bình (T2a yb) bao gồm cuội kết cơ sở, cát kết, bột kết, đá phiến sét chứa đới cổ sinh Kellnerites-Acrochordiceras tuổi Anisi;
- Hệ tầng Lân Páng (T2a lp) đặc trưng bởi cuội kết cơ sở và trầm tích carbonat, chứa hai đới cổ sinh Leiophyllites-Norites (Cúc đá) và Meandrospira insolita (Trùng lỗ) tuổi Anisi.
Trầm tích Trias trung ở các đới kể trên nằm không chỉnh hợp trên Trias hạ và các trầm tích cổ hơn. Cho tới nay chưa phát hiện được hoá thạch Lađin trong các mặt cắt Trias trung kể trên.


[FONT=&quot]
[/FONT] Các trầm tích Trias trung trong phạm vi các đới tướng - cấu trúc Sông Hiến và Sông Lô, theo các tài liệu chúng tôi vừa nghiên cứu, gồm hệ tầng Yên Bình (T2a yb) và hệ tầng Lân Páng (T2a lp).
Hệ tầng Yên Bình do Nguyễn Văn Hoành và nnk. [7] xác lập, gồm chủ yếu các trầm tích vụn thô và lục nguyên chứa các hóa thạch Thân mềm, phân bố giới hạn trong vùng Yên Bình, huyện Quang Bình (Hà Giang), thuộc phạm vi đới tướng - cấu trúc Sông Lô. Nghiên cứu mới đây của chúng tôi về các trầm tích Trias trung ở vùng Phó Bảng, Hà Giang đã xác nhận sự có mặt các hệ tầng Yên Bình ở cả vùng này thuộc phạm vi phía bắc của đới tướng - cấu trúc Sông Hiến.
Hệ tầng Lân Páng do Nguyễn Kinh Quốc, Đặng Trần Huyên xác lập [6], gồm các trầm tích vụn thô ở phần dưới, chuyển lên các lớp đá carbonat (đá vôi, vôi sét, sét vôi) chứa các hóa thạch Thân mềm và Trùng lỗ, phân bố chủ yếu ở rìa nam của đới Sông Hiến.
Trong bài viết này sẽ trình bầy một số tài liệu mới về địa tầng, cổ sinh của các hệ tầng tuổi Trias giữa trong phạm vi vùng nghiên cứu.

-> Chi tiết nội dung
 

TuvanXD246

Cựu Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
4/3/08
Bài viết
751
Điểm thành tích
43
Website
giaxaydung.vn

HIỆN TRẠNG TAI BIẾN TRƯỢT LỞ ĐẤT ĐÁ TRÊN MỘT SỐ TUYẾN ĐƯỜNG GIAO THÔNG Ở TỈNH CAO BẰNG VÀ VÙNG PHỤ CẬN


UÔNG ĐÌNH KHANH, LÊ ĐỨC AN, LẠI HUY ANH,
VÕ THỊNH, TỐNG PHÚC TUẤN, NGUYỄN NGỌC THÀNH


Viện Địa lý, Viện KH&CN VN, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội


Tóm tắt: Trượt lở đất đá là một dạng tai biến tự nhiên xảy ra tương đối phổ biến ở vùng đồi núi Việt Nam, đặc biệt dọc theo các tuyến đường mới được xây dựng, các tuyến đường đang được mở rộng hoặc nắn thẳng. Hậu quả của trượt lở đất đá dẫn đến vùi lấp đường giao thông, đe dọa cuộc sống của các khu dân cư dọc theo tuyến đường và dưới chân các sườn dốc.
Trên cơ sở các kết quả khảo sát thực địa, phân tích bản đồ địa hình, ảnh vệ tinh và các tài liệu liên quan, bài báo đã phân tích hiện trạng trượt lở của 8 tuyến đường, trong đó đáng quan tâm là đoạn đường Nam Đèo Gió, nơi có nguy cơ vùi lấp 50 hộ dân. Bài báo cũng đã phân tích các nguyên nhân về địa chất, địa mạo, tân kiến tạo và nhân sinh tác động đến trượt lở đất đá trong vùng, đồng thời đề xuất một số giải pháp phòng tránh, khắc phục.

[FONT=&quot]
[/FONT]


I. MỞ ĐẦU
Cao Bằng là một tỉnh miền núi biên giới thuộc Đông Bắc Bộ. Phía bắc và đông bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 314 km; phía tây giáp Hà Giang; phía nam là Bắc Kạn và phía đông nam là Lạng Sơn. Chiều dài của tỉnh từ đông sang tây là 170 km, từ nam lên bắc 50-60 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 6690,72 km2, dân số 514.600 người (Niên giám thống kê năm 2005) và được phân thành 11 huyện và 1 thị xã.
Địa hình chủ yếu gồm các núi trung bình và núi thấp có độ cao từ 300 đến gần 2000 m, trong đó độ cao phổ biến từ 600 đến 900 m, bị phân dị, chia cắt mạnh mẽ và chịu tác động phá huỷ bởi một loạt các đới đứt gãy kiến tạo hiện đại như: đới đứt gãy Cao Bằng - Tiên Yên, đới đứt gãy sông Bắc Vọng, đới đứt gãy sông Quây Sơn, đới đứt gãy Tổng Cọt - Trà Lĩnh, v.v… Các tuyến đường đi qua nhiều dạng địa hình khác nhau, nhiều đoạn phải san gạt, làm mất chân hoặc bạt các mái dốc tự nhiên, có những đoạn phải tôn bằng đất đắp; phổ biến hơn cả là cắt xẻ vào các sườn dốc tạo các vách dương có độ dốc lớn. Tất cả những tác động nói trên đã dẫn đến hình thành nhiều khối trượt dọc theo các tuyến đường trong tỉnh, gây thiệt hại nhiều về tài sản.
Vào tháng 6/2005 [1], mưa lớn đã gây sạt lở đất trên các tuyến đường giao thông liên huyện, liên xã của tỉnh Cao Bằng. Tuyến quốc lộ 34 từ thị xã Cao Bằng đi qua các huyện Nguyên Bình, Bảo Lạc và Bảo Lâm đã bị sạt lở vách đường, sụt nền đường, thiệt hại ước tính 4,6 tỷ đồng. Các tuyến tỉnh lộ 205, 206, 207, 211, 212 cũng bị sạt lở vách, giá trị thiệt hại 2,5 tỷ đồng. Kè chống xói lở trên tuyến đường liên xã từ xã Hoa Thám đến xã Hưng Đạo (huyện Nguyên Bình) dài gần 100 m bị hỏng nặng, ước tính thiệt hại đến 500 triệu đồng. Cũng trong năm 2005 [1], các công trình giao thông trên địa bàn toàn tỉnh bị sạt lở một khối lượng đất đá rất lớn, khoảng 160.000 m3, và trong 9 tháng đầu năm 2006 [2], khối lượng sạt lở gần 120.000 m3 và làm trôi 41 cầu dân sinh.
Tháng 10/2006 và tháng 4/2007, các tác giả đã tiến hành hai đợt khảo sát thực địa về tai biến trượt lở đất, tai biến lũ quét, lũ bùn đá trong tỉnh Cao Bằng và vùng phụ cận. Bài báo này giới thiệu một số kết quả nghiên cứu về hiện trạng và nguyên nhân trượt lở đất trên một số tuyến đường giao thông của tỉnh Cao Bằng và vùng phụ cận.

->Chi tiết nội dung
 

nguyenanhnam

Thành viên mới
Tham gia
18/2/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
37
em đang cần các quy định,quy chuẩn...về mạng lươi khảo sát,phương phap khảo sát và độ sâu khảo sát địa kỹ thuật phục vụ cho công tác thiết kế và thi công nền móng.Pác nào bit chỉ dùm em cái???????Cám ơn nhiều!
 

thietdiachu

Thành viên có triển vọng
Tham gia
22/9/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
3
Tuổi
38
E chào các anh chị, e đang làm luận văn tốt nghiệp và đang rất cần Phần vùng địa chất khu vực TP Hưng Yên với quy hoạch Tp HY trong tương lai. anh chị nào có up lên giúp e với, e cám ơn nhiều!
 

Top