Điều chỉnh tổng mức đầu tư.

Diệp Thanh

Thành viên rất năng động
Tham gia
16/5/08
Bài viết
116
Điểm thành tích
18
Mình có một chút thắc mắc như sau, muốn thảo luận cùng các bạn:

Mục 3 điều 13 của TT 04/04/2010/TT-BXD về việc Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình có nêu:

Tổng mức đầu tư điều chỉnh được xác định bằng tổng mức đầu tư đã được phê duyệt cộng (hoặc trừ) phần tổng mức đầu tư bổ sung. Giá trị phần tổng mức đầu tư bổ sung được xác định thành một khoản chi phí riêng và phải được tổ chức thẩm định hoặc thẩm tra trước khi quyết định phê duyệt.

Vậy đối với trường hợp TMĐT ban đầu được lập cho cả dự án, sau đó trong quá trình được chia ra thành nhiều gói thầu, lập dự toán tại nhiều thời điểm khác nhau, địa phương khác nhau thì điều chỉnh tổng mức đầu tư kiểu gì nhỉ?

Chắc chắn là không thể chỉ duyệt mỗi phần bổ sung được vì không có cách nào để so sánh được. Chỉ có một cách là lập TMĐT điều chỉnh mới - TMĐT cũ được giá trị cần bổ sung thôi nhỉ?

(Mình sửa lại là điều 13 rồi nhé, hôm qua gõ nhầm).
 
Last edited by a moderator:

vvt-i

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
13/7/12
Bài viết
30
Điểm thành tích
8
Mình có một chút thắc mắc như sau, muốn thảo luận cùng các bạn:

Mục 3 điều 14 của TT 04/04/2010/TT-BXD về việc Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình có nêu:

Tổng mức đầu tư điều chỉnh được xác định bằng tổng mức đầu tư đã được phê duyệt cộng (hoặc trừ) phần tổng mức đầu tư bổ sung. Giá trị phần tổng mức đầu tư bổ sung được xác định thành một khoản chi phí riêng và phải được tổ chức thẩm định hoặc thẩm tra trước khi quyết định phê duyệt.

Vậy đối với trường hợp TMĐT ban đầu được lập cho cả dự án, sau đó trong quá trình được chia ra thành nhiều gói thầu, lập dự toán tại nhiều thời điểm khác nhau, địa phương khác nhau thì điều chỉnh tổng mức đầu tư kiểu gì nhỉ?

Chắc chắn là không thể chỉ duyệt mỗi phần bổ sung được vì không có cách nào để so sánh được. Chỉ có một cách là lập TMĐT điều chỉnh mới - TMĐT cũ được giá trị cần bổ sung thôi nhỉ?

Vấn đề điều chỉnh TMĐT này ở khoản 3 - điều 13 chứ nhỉ?

Mình nghĩ nếu gói thầu nào thay đổi thì điều chỉnh dự toán gói thầu đó cũng theo cách "Điều chỉnh" = "Gốc" +(-) "Thay đổi". Sau đó phê duyệt điều chỉnh dự toán từng gói thầu -> Phê duyệt điều chỉnh tổng dự toán cũng theo phương án đó "ĐC TDT" = "DT gốc" +(-)(Thay đổi 1 ở gói thầu" +(-)"Thay đổi ở gói thầu 2" +...
 

Huongly1111

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/6/09
Bài viết
294
Điểm thành tích
28
Tuổi
36
Thì vẫn thực hiện theo như hướng dẫn trên thôi. Có điều không thể để cứ đến giai đoạn thực hiện lập dự toán gói thầu nào cũng bị vượt tổng mức đầu tư, rồi điều chỉnh. Như vậy 1 dự án có đến 10 hạng mục, làm ở 10 thời điểm khác nhau, 10 địa điểm khác nhau thì có đến 10 cái quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư. Do đó tổng mức đầu tư cần tính đúng, đủ chi phí dự phòng theo thời gian thực hiện dự án.
 

Quiet Quasimodo

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
10/7/12
Bài viết
289
Điểm thành tích
63
A: Alo, anh ngủ chưa ạ? Cho em hỏi chút.

B: Gần 3h sáng rồi mà còn hỏi câu đấy à? Anh dậy rồi, chuẩn bị đi công tác bây giờ, sáng mai còn sang tỉnh bên họp sớm. Hỏi gì thì nhanh lên, cho chú 10 phút. Thời gian bắt đầu tính.

A: Dạ, đội ơn anh. Em muốn hỏi về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư.

B: Làm mãi rồi, chưa thuộc bài hay sao mà còn hỏi cái lĩnh vực vớ vẩn này.

A: Dạ, đối với trường hợp TMĐT ban đầu được lập cho cả dự án, sau đó trong quá trình được chia ra thành nhiều gói thầu, lập dự toán tại nhiều thời điểm khác nhau, địa phương khác nhau thì điều chỉnh tổng mức đầu tư kiểu gì ạ?

B: Sao lại lập dự toán tại nhiều thời điểm khác nhau? Sao lại lập dự toán ở nhiều địa phương khác nhau? Liên quan gì đến điều chỉnh TMĐT? Khi chú lập TMĐT là đã phải xác định được tất cả các yếu tố đó từ ban đầu rồi chứ. Hỏi vớ vẩn.

A: Dạ, em xin lỗi. Ý em là với dự án có nhiều gói thầu, trong quá trình thực hiện dự án ta phải điều chỉnh lại một số gói thầu, dẫn tới vượt TMĐT.

B: Thì chú cứ điều chỉnh các gói thầu theo quy định. Liên quan gì đến tổng mức đầu tư?

A: Dạ nhưng quy định tại Khoản 3 - Điều 13 - Thông tư 04/2010/TT-BXD có quy định: Tổng mức đầu tư điều chỉnh được xác định bằng tổng mức đầu tư đã được phê duyệt cộng (hoặc trừ) phần tổng mức đầu tư bổ sung. Giá trị phần tổng mức đầu tư bổ sung được xác định thành một khoản chi phí riêng và phải được tổ chức thẩm định hoặc thẩm tra trước khi quyết định phê duyệt. Vậy thì phần tổng mức đầu tư bổ sung được xác định như thế nào ạ?

B: Nói lại cho chú nhớ thêm, tổng mức đầu tư là chi phí dự tính để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình, là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình. Khi khái toán TMĐT, theo quy định chắc chắn sẽ đủ dùng, thậm chí thừa kinh phí thoải mái vì người ta đã dự trù dư ra rất nhiều. Tổng mức đầu tư đã được phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp điều chỉnh dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật số 38/2009/QH11. Cũng vì vậy nên xét theo góc độ lý thuyết thì việc điều chỉnh TMĐT là rất ít gặp.

Nhưng thực tế, việc điều chỉnh TMĐT lại diễn ra như cơm bữa. Vì rất nhiều lý do, tôi nói ra chắc chú bù đầu, ở Việt Nam ta là thế.

A: Vâng em hiểu. Vậy TMĐT bổ sung được xác định thế nào ạ?

B: Ừ. Bây giờ, quay lại câu chuyện, TMĐT bổ sung được xác định như thế nào? Thì về mặt lý thuyết, TMĐT chỉ được điều chỉnh thay đổi khi ảnh hưởng của động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hoả hoạn, địch hoạ hoặc sự kiện bất khả kháng khác; hoặc xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án; hoặc khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy mô, mục tiêu của dự án. Như vậy, khi một trong các yếu tố trên xuất hiện, chủ đầu tư sẽ xác định chi phí dự kiến (tôi nhắc lại là dự kiến nhé) cần phải có để thực hiện tiếp tục dự án. Khoản chi phí dự kiến cần thiết này sẽ được gọi là TMĐT bổ sung.

A: Khoan đã anh ơi. Vậy thì thực tế các trường hợp điều chỉnh TMĐT bên em làm toàn là do điều chỉnh lại dự toán như tăng giá vật tư - vật liệu, điều chỉnh nhân công, bổ sung khối lượng thiếu, rồi...

B: Này, lại vớ vẩn. Cái chi phí dự phòng khi chú mày lập TMĐT ban đầu chỉ dự kiến dùng chi cho hai việc chính là dự phòng do yếu tố trượt giá và dự phòng cho khối lượng phát sinh. Giờ nếu có thiếu thì lấy dự phòng ra mà bù vào, còn kêu ca gì nữa.

A: Dạ, khổ lắm anh ơi. Thực tế dự án đến lúc phê duyệt thì rõ lâu, kéo dài. Đến khi bắt tay vào làm thì khoản dự phòng ở TMĐT ban đầu không đủ, nên đành phải điều chỉnh TMĐT của dự án.

B: Vậy thì trường hợp này của chú coi như ở trường hợp bất khả kháng. Giờ thì chú ước lượng chi phí phát sinh do điều chỉnh mấy cái món này khoảng tầm bao nhiêu, họ đã quy định rõ 4 cách xác định rồi đấy, hoặc bí quá thì cứ xin thêm bổ sung khoảng 10%, 20% hay 30% TMĐT đã được phê duyệt nữa.

A: Ấy anh ơi, họ bảo khoản bổ sung này phải được thẩm định hoặc thẩm tra làm cơ sở phê duyệt. Em mà lấy bừa theo tỷ lệ trên thì người quyết định đầu tư đánh cho vỡ đầu.

B: Chú mày dốt quá. TMĐT nó chỉ là chi phí khái toán, dự tính. Có phải là chi phí thực tế mà ông quyết định đầu tư bắt buộc phải chi ra đâu mà phải lo điều đó.

A: Vậy có cách nào có cơ sở để bên em xin bổ sung tổng mức được không ạ?

B: Dễ ợt, như trường hợp này, do khoản dự phòng không đủ, chủ đầu tư xác định TMĐT ở thời điểm hiện tại, rồi trừ đi TMĐT đã được phê duyệt sẽ ra TMĐT bổ sung để trình cấp có thẩm quyền xin bổ sung thêm. Hoàn toàn có cơ sở đúng không? Mà nói cho chú biết là trường hợp này hay diễn ra nên các ông chủ đầu tư vin cớ nằm trong trường hợp bất khả kháng để xin bổ sung TMĐT. Chứ về mặt lý thuyết thì TMĐT ban đầu đã xác định là đủ dùng thoải mái.

A: Vậy là con bồ Dẹp Thanh của em nó nói đúng. Chỉ có một cách là lập TMĐT điều chỉnh mới - TMĐT cũ được giá trị cần bổ sung thôi nhỉ?

B: Thì đã bảo rồi, các ông toàn điều chỉnh TMĐT ở trường hợp đúng ra không được điều chỉnh, cứ vin cớ trường hợp bất khả kháng. Cho nên ăn vụng cũng phải biết cách chùi mép chứ. Hình thức lách luật đó thôi.

A: Vậy em hiểu rồi. Giả sử giai đoạn thực hiện lập dự toán gói thầu nào cũng bị vượt tổng mức đầu tư, rồi điều chỉnh. Như vậy 1 dự án có đến 10 hạng mục, làm ở 10 thời điểm khác nhau, 10 địa điểm khác nhau thì có đến 10 cái...

B: Chú nói gì vậy? Gói thầu nào cũng bị vượt TMĐT là cái gì? Dự án có 10 hạng mục là cái gì? Chú nói điều chỉnh dự toán của gói thầu nào đó dẫn đến vượt TMĐT, dự án có 10 gói thầu... thì anh còn nghe được.

A: Anh bắt bẻ em thế. Vậy thường một dự án gồm nhiều gói thầu sẽ triển khai theo từng gói tùy theo kế hoạch vốn và cấp có thẩm quyền sẽ phê duyệt kế hoạch đấu thầu cho phù hợp anh nhỉ?

B: Chú ngớ vẩn vừa thôi. Chú hiểu thế nào là kế hoạch đấu thầu mà phán bừa? Khi phê duyệt kế hoạch đấu thầu, người ta phải phê duyệt cho toàn dự án. Phê duyệt kế hoạch đấu thầu liên quan quái gì đến kế hoạch vốn cấp để triển khai trước hay sau.

Tổng mức đầu tư của dự án phải được xác định trước tiên để làm cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình. Khi đó nếu phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch đấu thầu (nếu có): phải nêu nội dung và giá trị phần công việc còn lại của dự án. Tổng giá trị các phần công việc đã thực hiện, phần công việc không áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, phần công việc thuộc kế hoạch đấu thầu và phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch đấu thầu (nếu có) không được vượt tổng mức đầu tư của dự án.

A: Dạ dạ... Vậy muốn làm trước vài gói, chủ đầu tư sẽ phê duyệt BVTC-DT gói thầu cần làm trước, để làm căn cứ trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt kế hoạch đấu thầu; như vậy sẽ có gói thầu (hạng mục) triển khai trước và có những gói chưa triển khai nên chưa có căn cứ biết được có vượt tổng mức đầu tư hay không để xin điều chỉnh, vì phải cộng tất cả Tổng dự toán của các gói được phê duyệt này lại mới biết cụ thể.

B: Lại dốt nữa rồi. Ý chú là phê duyệt Tổng dự toán của từng gói thầu, trong đó phê duyệt đầy đủ các chi phí thành phần như xây lắp, tư vấn, quản lý dự án, chi phí khác, dự phòng đúng không? Vậy thành ra chú phê duyệt dự án cho từng gói thầu riêng à? Mà các chi phí thành phần xác định làm sao được khi nó chỉ là một gói thầu thuộc dự án. Đã bảo phải xác định được hết các giá trị của tất cả các gói thầu, nếu không xác định chính xác tuyệt đối thì cũng phải khái toán chính xác ở phạm vi cho phép. Kế hoạch đấu thầu phải lập cho toàn bộ dự án chứ sao lại phê duyệt cho từng gói thầu. Chú vớ vẩn quá. Trường hợp chưa đủ điều kiện và thật cần thiết thì được phép lập kế hoạch đấu thầu cho một số gói thầu để thực hiện trước, tuy nhiên văn bản trình duyệt vẫn phải bao gồm đầy đủ các nội dung cụ thể được nêu ra như phần công việc đã thực hiện gồm những cái gì... Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định từ Điều 18 đến Điều 24 của Luật Đấu thầu, khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi và Điều 97 của Luật Xây dựng gồm những cái gì... Phần công việc thuộc kế hoạch đấu thầu bao gồm nội dung công việc và giá trị phần công việc tương ứng hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định từ Điều 18 đến Điều 24 của Luật Đấu thầu, khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi và Điều 97 của Luật Xây dựng, kể cả các công việc như rà phá bom, mìn, vật nổ, xây dựng khu tái định cư, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, bảo hiểm công trình, đào tạo; cơ sở của việc chia dự án thành các gói thầu gồm những cái gì... Phải nêu rõ mới đủ cơ sở triển khai. Hiểu chưa?

A: Anh ơi, vậy nếu đặt trường hợp cụ thể, 1 gói thầu khi triển khai thực hiện phát sinh tăng chi phí thì sẽ phải lấy trong chi phí dự phòng của gói thầu này, nhưng nếu vượt luôn cả chi phí dự phòng của gói thầu này thì ta sẽ lấy trong chi phí dự phòng của Tổng dự án...

B: Chú càng nói càng lung tung. Thế nào là tăng chi phí thì lấy trong chi phí dự phòng của gói thầu này, rồi vượt chi phí dự phòng của gói thầu này thì ta sẽ lấy chi phí dự phòng của tổng dự án? Thế nào là tổng dự án, lần đầu tiên anh nghe. Ý chú vẫn là phê duyệt từng gói thầu với các thành phần y như phê duyệt tổng dự toán của dự án vậy chăng? Đồng ý đương nhiên là đôi khi người ta phê duyệt chi phí dự phòng cho gói thầu, nhưng chỉ với một số dự án nhất định, người ta đưa thêm phần kinh phí dự trù cho riêng gói thầu đó với hai yếu tố xác định chi phí dự phòng như đã nói ở trên. Làm ăn kiểu này thì chết, thì chết, hỏng...

A: Anh ơi, vậy còn...

B: Thôi, hết 10 phút của tôi rồi. Không còn kiếc gì hết nữa. Có gì tôi bàn sau, giờ phải đi công tác luôn cho kịp.

A: ... ...
 

Diệp Thanh

Thành viên rất năng động
Tham gia
16/5/08
Bài viết
116
Điểm thành tích
18
Đấy, thế mà các anh ở Viện Kinh tế cứ làm khó mình, các anh ý bắt tính toán chi tiết ra nào là tăng do tăng đơn giá, tăng do tăng khối lượng (chia làm hai phần tăng do tăng khối lượng x đơn giá cũ + tăng khối lượng x (đơn giá mới - đơn giá cũ).
Khổ lắm cơ, không cùng mặt bằng so sánh thì so sánh cái nỗi gì?
 

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư có thể tham khảo tại đây:
http://thuvienphapluat.vn/archive/C...uc-dau-tu-du-an-dau-tu-xay-dung-vb140265.aspx
và chủ đề điều chỉnh tổng mức do trượt giá trên diễn đàn:
http://www.giaxaydung.vn/diendan/f69/dieu-chinh-tong-muc-dau-tu-do-truot-gia-111617.html
@ bác Quiet Quasimodo:Chỉ có thể dùng 2 từ bái phục với khả năng giả lập và xử lý tình huống của bác. Giải quyết thắc mắc đơn giản và rất chi tiết, tuy bài viết còn hơi dài nên 1 vài chỗ nếu bác bôi màu sẽ dễ theo dõi hơn.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Đấy, thế mà các anh ở Viện Kinh tế cứ làm khó mình, các anh ý bắt tính toán chi tiết ra nào là tăng do tăng đơn giá, tăng do tăng khối lượng (chia làm hai phần tăng do tăng khối lượng x đơn giá cũ + tăng khối lượng x (đơn giá mới - đơn giá cũ).
Khổ lắm cơ, không cùng mặt bằng so sánh thì so sánh cái nỗi gì?
Cái gì không cùng mặt bằng? Bạn điều chỉnh gói nào thì lấy giá gốc của gói đấy làm mặt bằng chứ đem so với gói khác làm gì.
 

Diệp Thanh

Thành viên rất năng động
Tham gia
16/5/08
Bài viết
116
Điểm thành tích
18
Khi khái toán TMĐT, theo quy định chắc chắn sẽ đủ dùng, thậm chí thừa kinh phí thoải mái vì người ta đã dự trù dư ra rất nhiều. T

Vâng, có lý do rất dở hơi là tính toán hiệu quả đầu tư cho nó đẹp.

Chứ về mặt lý thuyết thì TMĐT ban đầu đã xác định là đủ dùng thoải mái.

Vâng, về mặt lý thuyết là đủ dùng, là thoải mái. Nhưng đôi khi lý thuyết các bác ở trên đưa ra không phải lúc nào cũng đúng nhưng cứ cần cái gì là bác lại dở sách ra bảo: Đây, tôi có biết đâu, luật chỗ này, thông tư chỗ này nó ghi thế.

 

Diệp Thanh

Thành viên rất năng động
Tham gia
16/5/08
Bài viết
116
Điểm thành tích
18
Cái gì không cùng mặt bằng? Bạn điều chỉnh gói nào thì lấy giá gốc của gói đấy làm mặt bằng chứ đem so với gói khác làm gì.

Thế trong trường hợp tổng mức đầu tư ban đầu chỉ là khái toán, không chia riêng thành từng gói thầu, khi thực hiện mới bắt đầu chia ra thành nhiều gói thầu và thực hiện trong nhiều giai đoạn thì bạn so sánh kiểu gì?

Kể các có lập bảng so sánh thì chẳng qua cũng chỉ là thuyết minh tính toán rồi vo lại cho nó tròn bài thôi, chẳng nghĩa lý gì lắm và cũng không thể dùng cái này để phê duyệt được.

Quay lại trường hợp đang nói ở trên. Rõ ràng trong trường hợp này giá trị cần phải thẩm tra là TMĐT điều chỉnh mới. Còn việc phê duyệt TMĐT bổ sung chẳng qua chỉ là phép trừ thôi.

Vậy thì tất cả chi phí thẩm tra cũng cần được tính trên toàn bộ giá trị TMĐT mới chứ nhỉ.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Khi khái toán TMĐT, theo quy định chắc chắn sẽ đủ dùng, thậm chí thừa kinh phí thoải mái vì người ta đã dự trù dư ra rất nhiều. T

Vâng, có lý do rất dở hơi là tính toán hiệu quả đầu tư cho nó đẹp.

Chứ về mặt lý thuyết thì TMĐT ban đầu đã xác định là đủ dùng thoải mái.

Vâng, về mặt lý thuyết là đủ dùng, là thoải mái. Nhưng đôi khi lý thuyết các bác ở trên đưa ra không phải lúc nào cũng đúng nhưng cứ cần cái gì là bác lại dở sách ra bảo: Đây, tôi có biết đâu, luật chỗ này, thông tư chỗ này nó ghi thế.

Các bác ở trên nói thì rất đúng, chỉ có mấy đứa nhỏ ở dưới toàn làm sai bét thôi. Vì nếu không làm sai thì các bác đâu có duyệt
Nếu tính đúng, tính đủ thì khi nhìn vào TMĐT bác nào cũng run không dám ký.
 
X

xman

Guest
Cám ơn bác Quasimodo!

1. Dù như bác nói, thì TMĐT vẫn "bị" điều chỉnh" +, - như cơm bữa. Số là khi lập DA với TMĐT, đã bao gồm tất tần tật các loại chi phí có khả năng phát sinh, phòng trừ phải lập khái toán, xét duyệt lại TMĐT (vì mất quá nhiều thời gian)... Những trường hợp bất khả kháng như động đất, sóng thần, lũ lụt, hỏa hoạn, chiến tranh là những lý do vô cùng thuyết phục cho mọi DA. Những thiệt hại ấy đã "nằm gọn" trong các phần CPPS, CPDP, CPK của toàn dự án, cho dù DA có bị "chia 5 sẻ 7" phần (giai đoạn hay "tiểu DA") cho "dễ tính". Khi phê duyệt, người ta thường "đắp" vào đó khoản tiền khổng lồ (mà như bác nói là hoàn toàn có thể đáp ứng được những phát sinh cho toàn DA) để có thể bảo đảm được quá trình thực hiện DA không bị "gián nhấm". Người ta cũng hay đổ cho "dân có gian thì quan mới tham", do đó khi phê duyệt TMĐT thì giá trị của nó to như cái giếng làng, sau khi "tự tạm ứng" từ cái ngân quỹ của TDT một số lượng ABC nào đó với lý do cũng ABC nên cái giếng làng thành cái giếng nhà. Mỗi bậc đều có quan cả nên khi DA trôi từ cấp phê duyệt về đến cái nơi nó phải hiện diện, thì giá trị của nó chỉ to bằng cái giếng... khoan. Vậy nên mới vỡ ra nhiều loại chi phí phải cần thêm để đắp vào công trình (mà lúc trước có ai đó đã "lỡ tiêu hộ"). Cái này cũng là "bất khả kháng" như động đất, hỏa hoạn... nhưng lại không được "dự trù" để đối phó lại nó khi phê duyệt TMĐTDA.

2. DA nào thì có đặc điểm của DA ấy. Trong câu hỏi này, người nêu câu hỏi chỉ nói TMĐTDA chung chung mà không đưa ra đặc điểm của DA này là thế nào? Ngắn hạn? Trung hạn? Dài hạn? Nguồn vốn cấp cho DA? Đấng, bậc nào QLDA?...vv. Vậy nên phần "biện luận" có vẻ gặp khá nhiều khó khăn. Sau khi đã mổ xẻ, phanh phui... một số lý do vì sao lại cứ "bị xin bổ sung TMĐT" trong khi nó đã tính toán "như thần" là không thể thiếu. Chúng mình lại có thể hiểu lý do đó ở một khía cạnh khác: Ấy là Giá trị phê duyệt của TMĐT theo tính toán có thực sự là sát, là đúng, là chính xác với thực tế hay chưa? Hoặc nó đúng được bao nhiêu phần trăm so với thực tế? Cái này hẳn nhiên không ai tính được. Và cũng như bác Quasimodo, các văn bản quy phạm đã phán rồi, rằng: nó chỉ là giá trị khái toán mà thôi. Không có giá trị ràng buộc để thực hiện! Có DA đưa ra TMĐT rất khủng (CĐT hẳn "tay phải to lắm" mới dám làm thế), có sự tính toán cực kỳ kỹ lưỡng để có thể làm "mãn nguyện" mọi khoản phát sinh trong toàn DA. Phần lớn CĐT của các DA này đều có sự hiện diện của khối DN ngoài quốc doanh và nước ngoài. Và nó thuộc (hoặc nằm trong) DA trọng điểm nào đó(???!!!). Khi ấy, việc điều chỉnh TMĐT của DA là rất hiếm, nếu có thì cũng rất ít. Nhưng khi DA có sự quản lý “chặt chẽ, sát sao” của CĐT là DN quốc doanh, thì y như rằng: đến hẹn lại lên - Điều chỉnh lại TMĐT như đi chợ phiên. Hễ bên dưới (...) kêu là chỗ này, chỗ kia đói... vốn (cứ không đủ tiền thực hiện thì đói chứ sao), rồi lại thưa, bẩm, dạ, vâng... với cấp trên để họ “mủi lòng” mà “bao cấp them xèng mà tiêu. Vì sao ư? Khi phê duyệt TMĐTDA, cấp phê duyệt có thể không đủ thông tin (không biết là do vô tình hay hữu ý) để thẩm định, không đủ cơ sở để kết luận, không đủ tiền để “nói to”, không đủ “quyền” (chắc bị giật dây) để ký, không đủ... trình độ để tính toán...vv dẫn đến giá trị TMĐT bị tính thiếu, tính không đủ, tính không đúng, tính không... có lợi cho DA. Vậy nên việc cấp dưới lập lại khái toán cho “tiểu hành tinh” mà họ thực hiện để xin thêm “năng lực thực hiện DA”. Tất nhiên, việc thêm thắt này phải được làm theo quy định của NN đã ban hành. Còn thì người ta không biết được số tiền ấy có được sử dụng đúng mục đích hay không? Hay nuôi gà chỉ bổ...sói?

3. Có rất nhiều lý do để TMĐT “phải biến dạng”. Tương ứng với mỗi lý do là vô vàn thuyết minh có tính thuyết phục để cấp phê duyệt không “lắc lư cái đầu”, mà chỉ có “gật đầu như bổ củi”. Ở VN, DA nào mà không có này nọ vì cái TMĐT, thì hẳn là chuyện lạ và kỳ bí như chuyện “Quái vật hồ Lognet”. Tin vui cho những người xin điều chỉnh bổ sung dương cho TMĐT, vì họ sẽ được cấp có thẩm quyền phê duyệt chấp bút. Tin buồn là còn lâu họ mới nhận được tiền xin thêm. Vì họ lấy lý do “Đã lường trước hết rồi”, nên ai thực hiện (người trúng thầu) phải tự chịu. Vì khi làm thầu, họ được trọn vì họ có giá trị thực hiện DA thấp hơn những nhà thầu khác, hoặc có biện pháp thi công chuẩn chỉ hơn..., và khi đó họ cũng đã phải tính toán sao cho khớp tất cả các khoản chi phí. Nghĩa là việc tính toán và thẩm định các khoản chi phí có khả năng phát sinh trong TMĐT của toàn DA hay các giai đoạn (DA nhỏ) của DA đã được tính toán ít nhất ... 2 lần. Một lần (đầu tiên) là do cơ quan của CĐT tính toán, thẩm định và tư vấn cho người có vai trò chính quyết định, phê duyệt. Lần thứ hai là do cơ quan của Nhà thầu cũng tính toán, thẩm định để tư vấn cho người đảm đương trọng trách của Nhà thầu chấm điểm và đóng dấu. Việc xin thêm tiền cho DA (bổ sung + TMĐT DA) sẽ được CĐT chấp thuận nếu thấy việc đó hoàn toàn thuyết phục và có lợi ích cho toàn DA hoặc DA xin bổ sung. Nhưng giai đoạn “giải ngân” cho những phát sinh ấy thì có thể sẽ diễn ra rất nhanh, nhưng thường thì (ở VN) nó được thực hiện một cách rất chậm chạp, dẫn đến nhiều công trình bị bỏ dở vì không có tiền, làm cho Nhà thầu (hoặc ĐVTC) phải tự bỏ vốn của mình ra để tạm ứng trước vào đó. Nếu họ có tiền thì không sao, không có thì họ lại phải tính đến việc vay ngân hàng với mức lãi X nào đó, và cứ dài cổ đợi được rót thêm vốn từ CĐT. Khi trước chưa làm thầu, các đơn vị này vốn đã bị “Hắc Lào Mông Chi Chít”. Nay trúng thầu mà lãi chưa thấy đâu, mà tiền túi cứ phải móc ra trước để làm, khác nào “thả gà ra đuổi” nên mới bị “Teo Hẳn Mông Bên Phải”. Xin xỏ mãi được CĐT đồng ý và phê duyệt thêm tiền, nhưng việc cấp thêm vốn diễn ra quá chậm chạp, khiến nhà thầu lại bị thêm “Xà Lỏn Dây Chun Lỏng” (tụt quàn vì đói). Lúc này, không thấy bóng dáng của cơ quan quản lý nhà nước can thiệp!

4. Ấy thế nên, việc xin điều chỉnh TMĐT DA (ở Việt Nam), là câu chuyện rất dài...
 

Diệp Thanh

Thành viên rất năng động
Tham gia
16/5/08
Bài viết
116
Điểm thành tích
18
Nếu tính đúng, tính đủ thì khi nhìn vào TMĐT bác nào cũng run không dám ký.

Cái lý do này rất củ chuối nhưng mà rất đúng. Số phải vo cho nó đẹp.
Mình nghĩ rằng khi lập TMĐT hoặc điều chỉnh, cái việc số to hay số nhỏ không quan trọng bằng việc thuyết minh sao nó đúng và êm tai, cơ sở đưa ra có tính thuyết phục.
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
39
Cái lý do này rất củ chuối nhưng mà rất đúng. Số phải vo cho nó đẹp.
Mình nghĩ rằng khi lập TMĐT hoặc điều chỉnh, cái việc số to hay số nhỏ không quan trọng bằng việc thuyết minh sao nó đúng và êm tai, cơ sở đưa ra có tính thuyết phục.

Cái này thì mình cho là đúng, thì có thuyết minh đầy đủ, có cơ sở thì mới ra con số đẹp và chấp thuận được. Việc điều chỉnh TMĐT có cái lý thì con cua trong lỗ nghe thấy cũng nằm im. Bác Queit Quasimodo viết chuyện hay thất, cứ như là nhà văn chuyên mục TMĐT ấy =))
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Thế trong trường hợp tổng mức đầu tư ban đầu chỉ là khái toán, không chia riêng thành từng gói thầu, khi thực hiện mới bắt đầu chia ra thành nhiều gói thầu và thực hiện trong nhiều giai đoạn thì bạn so sánh kiểu gì?

Kể các có lập bảng so sánh thì chẳng qua cũng chỉ là thuyết minh tính toán rồi vo lại cho nó tròn bài thôi, chẳng nghĩa lý gì lắm và cũng không thể dùng cái này để phê duyệt được.

Quay lại trường hợp đang nói ở trên. Rõ ràng trong trường hợp này giá trị cần phải thẩm tra là TMĐT điều chỉnh mới. Còn việc phê duyệt TMĐT bổ sung chẳng qua chỉ là phép trừ thôi.

Vậy thì tất cả chi phí thẩm tra cũng cần được tính trên toàn bộ giá trị TMĐT mới chứ nhỉ.
có ông giám đốc đưa cái cặp cho cô thư ký chuẩn bị tài liệu để đi họp dài ngày với nhiều đối tác khác nhau, nhiều địa điểm khác nhau.
Sau khi cô thư ký chuẩn bị xong, đưa lại cho giám đốc thì ông giám đốc bảo, đối với đối tác A phải thêm cái này, B phải thêm thế kia,...
Vào cuộc họp, mối đối tác lại thêm yêu cầu khác
Theo bạn, những cái thêm đó là so với cả cục ban đầu giám đốc đưa hay là so với mức dự kiến ban đầu cho từng ông?
 

Diệp Thanh

Thành viên rất năng động
Tham gia
16/5/08
Bài viết
116
Điểm thành tích
18
2. DA nào thì có đặc điểm của DA ấy. Trong câu hỏi này, người nêu câu hỏi chỉ nói TMĐTDA chung chung mà không đưa ra đặc điểm của DA này là thế nào? Ngắn hạn? Trung hạn? Dài hạn? Nguồn vốn cấp cho DA? Đấng, bậc nào QLDA?...vv. Vậy nên phần "biện luận" có vẻ gặp khá nhiều khó khăn.

4. Ấy thế nên, việc xin điều chỉnh TMĐT DA (ở Việt Nam), là câu chuyện rất dài...

Thực ra mình chỉ muốn trao đổi chung với các bạn ở đây về khoản 3, điều 13 mà thôi.

Loại bỏ các vấn đề tiêu cực nhé, mình thấy đa phần các dự án lớn thì TMĐT bao giờ cũng phải điều chỉnh vì bản thân người lập TMĐT muốn dự án có hiệu quả, số liệu thì cũng phải vừa phải nên số liệu có bị chỉnh sửa một chút xuống, chưa kể khi tính dự phòng cho phần trượt giá thì TT 04 có hướng dẫn: tính chỉ số trượt giá trung bình của công trình tương tự của tối thiểu 3 năm gần nhất (không tính đến năm có biến động bất thường).

Tại sao ta phải bỏ đi yếu tố biến động bất thường trong khi đối với những dự án trung hạn và dài hạn bao giờ cũng chịu biến động bất thường? Khi đó, TMĐT sẽ bị điều chỉnh với lý do: bất khả kháng?
 

Diệp Thanh

Thành viên rất năng động
Tham gia
16/5/08
Bài viết
116
Điểm thành tích
18
có ông giám đốc đưa cái cặp cho cô thư ký chuẩn bị tài liệu để đi họp dài ngày với nhiều đối tác khác nhau, nhiều địa điểm khác nhau.
Sau khi cô thư ký chuẩn bị xong, đưa lại cho giám đốc thì ông giám đốc bảo, đối với đối tác A phải thêm cái này, B phải thêm thế kia,...
Vào cuộc họp, mối đối tác lại thêm yêu cầu khác
Theo bạn, những cái thêm đó là so với cả cục ban đầu giám đốc đưa hay là so với mức dự kiến ban đầu cho từng ông?

Bạn xử lý thế nào nếu tài liệu ban đầu không được chia rõ nội dung chi tiết họp với đối tác nào ở đâu? mà chỉ là tài liệu chung?

Ví dụ cụ thể nhé: Dự án 1000 tỷ dự kiến thời gian thi công là 5 năm, tất cả là khái toán. Trong quá trình thực hiện chia thành 5 gói thầu, nhưng do nhiều lý do như thay đổi thiết kế, trượt giá.... thì thực hiện đến gói thứ 4 thì đã hết kinh phí (kể cả dự phòng).

Thì cái việc cần làm là cộng số học chi phí của 5 gói làm 1300 tỷ chẳng hạn và phê duyệt TMĐT mới này.
Sau đó nếu cần thì làm một qđ bổ sung là: 1500-1000=300 tỷ thôi.

Rõ ràng trong trường hợp này, không thể phê duyệt cái 300 tỷ phát sinh kia bằng cách tính toán chi tiết là tăng ở đâu, mục nào, tăng do giá là bao nhiêu, khối lượng là bao nhiêu một cách chi tiết được.
Nếu có làm thì cũng chỉ ngồi tính vào phần thuyết minh cho nó phong phú chứ không thể dùng cái này làm cơ sở phê duyệt được. Nhưng theo tớ biết thì tất cả các hướng dẫn điều chỉnh Tổng mức đầu tư đều đề cập tới cách này.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Bạn xử lý thế nào nếu tài liệu ban đầu không được chia rõ nội dung chi tiết họp với đối tác nào ở đâu? mà chỉ là tài liệu chung?

Ví dụ cụ thể nhé: Dự án 1000 tỷ dự kiến thời gian thi công là 5 năm, tất cả là khái toán. Trong quá trình thực hiện chia thành 5 gói thầu, nhưng do nhiều lý do như thay đổi thiết kế, trượt giá.... thì thực hiện đến gói thứ 4 thì đã hết kinh phí (kể cả dự phòng).

Thì cái việc cần làm là cộng số học chi phí của 5 gói làm 1300 tỷ chẳng hạn và phê duyệt TMĐT mới này.
Sau đó nếu cần thì làm một qđ bổ sung là: 1500-1000=300 tỷ thôi.


Rõ ràng trong trường hợp này, không thể phê duyệt cái 300 tỷ phát sinh kia bằng cách tính toán chi tiết là tăng ở đâu, mục nào, tăng do giá là bao nhiêu, khối lượng là bao nhiêu một cách chi tiết được.
Nếu có làm thì cũng chỉ ngồi tính vào phần thuyết minh cho nó phong phú chứ không thể dùng cái này làm cơ sở phê duyệt được. Nhưng theo tớ biết thì tất cả các hướng dẫn điều chỉnh Tổng mức đầu tư đều đề cập tới cách này.
1500-1000=300 tỷ, còn 200 nữa cho Diệp Thanh đổi nghề:))
Chẳng có gì là không thể cả, đến giai đoạn thực hiện dự án tức là thiết kế, dự toán có rồi. Còn việc tính toán chi tiết đó đương nhiên là làm được, không làm được thì còn gì là công tác quản lý chi phí nữa.
Còn nếu cố tình không làm rõ chi tiết, không giải trình được tại sao tăng thì cứ ở đấy mà chờ, còn lâu các bác mới phê
 

Diệp Thanh

Thành viên rất năng động
Tham gia
16/5/08
Bài viết
116
Điểm thành tích
18
1500-1000=300 tỷ, còn 200 nữa cho Diệp Thanh đổi nghề:)) Chẳng có gì là không thể cả, đến giai đoạn thực hiện dự án tức là thiết kế, dự toán có rồi. Còn việc tính toán chi tiết đó đương nhiên là làm được, không làm được thì còn gì là công tác quản lý chi phí nữa. Còn nếu cố tình không làm rõ chi tiết, không giải trình được tại sao tăng thì cứ ở đấy mà chờ, còn lâu các bác mới phê
Hi, dạo này hay gõ nhầm số. Thiếu cẩn thận. Tự kiểm điểm. Cảm ơn bạn, nếu ai cho tớ 200 tỷ thì tớ sẽ cho cậu 100 tỷ. :D Không phải là cố tình không giải trình, mà tớ thấy trong trường hợp này, giải trình cũng chỉ để giải trình, còn nếu dùng con số giải trình để phê duyệt thì tớ thấy rõ ràng là máy móc và không khoa học tí nào. Có giải trình thì người làm cũng chỉ cố mà vẽ sao cho nó khớp số với phần tăng thôi. Tự nhiên biến vấn đề đơn giản thành phức tạp.
 

Bóng hồng sa mạc

Thành viên mới
Tham gia
3/8/12
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Cái chi phí thẩm định tổng mức đầu tư điều chỉnh bên mình còn phải lập dự toán riêng vì theo định mức thì không đủ.
 

truongthanh238

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
4/9/12
Bài viết
22
Điểm thành tích
3
Thế trong trường hợp tổng mức đầu tư ban đầu chỉ là khái toán, không chia riêng thành từng gói thầu, khi thực hiện mới bắt đầu chia ra thành nhiều gói thầu và thực hiện trong nhiều giai đoạn thì bạn so sánh kiểu gì?

Kể các có lập bảng so sánh thì chẳng qua cũng chỉ là thuyết minh tính toán rồi vo lại cho nó tròn bài thôi, chẳng nghĩa lý gì lắm và cũng không thể dùng cái này để phê duyệt được.

Quay lại trường hợp đang nói ở trên. Rõ ràng trong trường hợp này giá trị cần phải thẩm tra là TMĐT điều chỉnh mới. Còn việc phê duyệt TMĐT bổ sung chẳng qua chỉ là phép trừ thôi.

Vậy thì tất cả chi phí thẩm tra cũng cần được tính trên toàn bộ giá trị TMĐT mới chứ nhỉ.
Tất cả chi phí thẩm tra được tính theo nguyên tắc sau (GT mới - GTcũ )*% (% này được tính toán trên cơ sở GT mới ). các bác thấy thế nào?
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top