Dự án có 2 giai đoạn, dự toán gđ1 và gđ2 vượt TMĐT được duyệt nhưng giá trúng thầu gđ1 và dự toán gđ

  • Khởi xướng lestrong
  • Ngày gửi
L

lestrong

Guest
Mình có tình huống này mong các bạn trong dd giúp mình:
DA xây dựng cong trình giao thông đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đầu tư. Tuy nhiên, do nguồn vốn có hạn nên được cấp thẩm quyền có quyết định chia da thành 2 giai đoạn. Hiện nay gđ1 đang thi công, gđ2 đang tiến hành lập HS TKBVTC-DT.
Tình huống xãy ra như thế này:
Sau khi có dự toán gđ2 được lập, mình cộng giá trị dự toán gđ1 và gđ2 lại thì vượt TMDT được duyệt. Tuy nhiên, nếu mình cộng Giá trúng thầu của gđ1dự toán gđ2 lại thì bé hơn TMDT. Hướng xử lý của mình như sau:
1. Tiếp tục trình thẩm định TKBVTC-DT gd2, tiến hành đấu thầu, xét thầu bình thường (tại vì khi tổ chức đấu thầu mình tiên lượng Giá gói thầu sẽ được kéo xuống dẫn đến dự toán toàn DA < TMDT).
2. Trình cấp quyết định đầu tư xin điều chỉnh TMDT DA làm cơ sở trình CDT duyệt dự toán toàn DA.
Các bạn góp ý giúp mình nhé!
 
Last edited by a moderator:
M

minhtuong

Guest
Hãy đề phòng trường hợp:
Khi thanh toán phát sinh nhiều lần so với khi đấu thầu. Chi phí dự phòng cũng k đủ cho trường hợp này thì sao?
Nhưng cũng không sao cả: vì hiện tại để so sánh vượt tổng mức đầu tư hay không thì:
- Lấy dự thầu gd1 + dự toán gd2 <tổng mức đầu tư: OK
- Nếu sau này khi thi công có phát sinh làm vượt Tỏng mức thì điều chỉnh tổng mức đầu tư cũng không muộn. Bây giờ đâm lao phải theo lao thôi.

Mình có tình huống này mong các bạn trong dd giúp mình:
DA xây dựng cong trình giao thông đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đầu tư. Tuy nhiên, do nguồn vốn có hạn nên được cấp thẩm quyền có quyết định chia da thành 2 giai đoạn. Hiện nay gđ1 đang thi công, gđ2 đang tiến hành lập HS TKBVTC-DT.
Tình huống xãy ra như thế này:
Sau khi có dự toán gđ2 được lập, mình cộng giá trị dự toán gđ1 và gđ2 lại thì vượt TMDT được duyệt. Tuy nhiên, nếu mình cộng Giá trúng thầu của gđ1dự toán gđ2 lại thì bé hơn TMDT. Hướng xử lý của mình như sau:
1. Tiếp tục trình thẩm định TKBVTC-DT gd2, tiến hành đấu thầu, xét thầu bình thường (tại vì khi tổ chức đấu thầu mình tiên lượng Giá gói thầu sẽ được kéo xuống dẫn đến dự toán toàn DA < TMDT).
2. Trình cấp quyết định đầu tư xin điều chỉnh TMDT DA làm cơ sở trình CDT duyệt dự toán toàn DA.
Các bạn góp ý giúp mình nhé!

Mình ủng hộ phương án 2 của bác. Vì phương án này ít rủi ro. Cứ thẩm định lại lại tổng dự toán toàn dự án để làm cơ sở điều chỉnh tổng mức đầu tư. Bạn lưu ý là không điều chỉnh giá trúng thầu của giai đoạn 1 nhé. Giá gói thầu giai đoạn 2 thì lấy giá dự toán của giai đoạn 2 được duyệt rồi.
 
L

lestrong

Guest
Hãy đề phòng trường hợp:
Khi thanh toán phát sinh nhiều lần so với khi đấu thầu. Chi phí dự phòng cũng k đủ cho trường hợp này thì sao?
Nhưng cũng không sao cả: vì hiện tại để so sánh vượt tổng mức đầu tư hay không thì:
- Lấy dự thầu gd1 + dự toán gd2 <tổng mức đầu tư: OK
- Nếu sau này khi thi công có phát sinh làm vượt Tỏng mức thì điều chỉnh tổng mức đầu tư cũng không muộn. Bây giờ đâm lao phải theo lao thôi pác ơi.

Mình xin cung cấp thêm: Trong Kế hoạch đấu thầu được duyệt thì hợp đồng cho các gói thầu là Hợp đồng trọn gói.
Mình ko biết có văn bản nào cho phép lấy giá gói thầu + dự toán < TMDT là hợp lệ cả, các bác góp thêm ý nhé!
 
L

lestrong

Guest
Mình ủng hộ phương án 2 của bác. Vì phương án này ít rủi ro. Cứ thẩm định lại lại tổng dự toán toàn dự án để làm cơ sở điều chỉnh tổng mức đầu tư. Bạn lưu ý là không điều chỉnh giá trúng thầu của giai đoạn 1 nhé. Giá gói thầu giai đoạn 2 thì lấy giá dự toán của giai đoạn 2 được duyệt rồi.

KO biết mình mạo hiểm theo phương án 1 có được ko nhỉ? Theo mình nghĩ TMDT là căn cứ để CDT lập kế hoạch quản lý vốn, khi gd 1 đã có giá gói thầu được duyệt rồi, phần dôi ra do nhà thầu giảm giá mình có được bù vào dự toán của giai đoạn 2 ko?
 
M

minhtuong

Guest
KO biết mình mạo hiểm theo phương án 1 có được ko nhỉ? Theo mình nghĩ TMDT là căn cứ để CDT lập kế hoạch quản lý vốn, khi gd 1 đã có giá gói thầu được duyệt rồi, phần dôi ra do nhà thầu giảm giá mình có được bù vào dự toán của giai đoạn 2 ko?

Mình nghĩ phần dôi ra do nhà thầu giảm giá (tiết kiệm đấu thầu) có thể được sử dụng vào gói thầu khác (hoặc công việc khác) nếu được người có thẩm quyền đồng ý.
Khoản tiết kiệm đấu thầu (=giá gói thầu - giá trúng thầu) do giảm giá của gói thầu này dùng cho phát sinh của chính gói thầu đó mà không làm vượt giá gói thầu đã duyệt (phát sinh < tiết kiệm đấu thầu) thì chủ đầu tư có thể quyết định được (Điều chỉnh giá hợp đồng theo Nghị định 99).
 
Last edited by a moderator:

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Em có ý kiến như thế này!
Đây là một dự án đầu tư xây dựng công trình và được chia thành 2 giai đoạn!
- TMĐT cũng đã có
- Giá trúng thầu giai đoạn 1 cũng đã có.
Và hợp đồng mà anh lestrong ký với nhà thầu trong giai đoạn 1 là hợp đồng trọn gói! Vậy thì ta có thể tiến hành theo như phương án 1 mà anh đã nêu ra!
CĐT và người quyết định đầu tư có kế hoạch hợp lý là được thôi!
Mọi chuyện đều ổn cả!
Thân chào!
 
L

lestrong

Guest
Em có ý kiến như thế này!
Đây là một dự án đầu tư xây dựng công trình và được chia thành 2 giai đoạn!
- TMĐT cũng đã có
- Giá trúng thầu giai đoạn 1 cũng đã có.
Và hợp đồng mà anh lestrong ký với nhà thầu trong giai đoạn 1 là hợp đồng trọn gói! Vậy thì ta có thể tiến hành theo như phương án 1 mà anh đã nêu ra!
CĐT và người quyết định đầu tư có kế hoạch hợp lý là được thôi!
Mọi chuyện đều ổn cả!
Thân chào!

Nghị định 99 ra đời đã cho cdt thông thoáng hơn trong vấn đề điều chỉnh.
Qua đây cũng cảm ơn bác Thế Anh về bài viết này nhé:http://giaxaydung.vn/diendan/showthread.php?t=2439
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Nghị định 99 ra đời đã cho cdt thông thoáng hơn trong vấn đề điều chỉnh.
Qua đây cũng cảm ơn bác Thế Anh về bài viết này nhé:http://giaxaydung.vn/diendan/showthread.php?t=2439

Đúng như anh nói là nghị định 99 ra đời sẽ "thông thoáng" hơn cho CĐT!
Theo tinh thần của nghị định 99 thì: CĐT được phép điều chỉnh nhưng không vượt tổng mức đầu tư được duyệt và không được điều chỉnh tổng mức đầu tư!
Chi phí điều chỉnh từ các chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh, yếu tố trượt giá!
Trong trường hợp này thì khó xãy ra trường hợp vượt tổng mức đầu tư được nên ta cứ tiến hành theo PÁ mà anh lestrong đã đặt ra ngay từ đầu!
Thân chào!
 

Top