Hướng dẫn điều chỉnh hệ số nhân công, máy thi công năm 2010

beck

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
4/6/08
Bài viết
197
Điểm thành tích
28
Tuổi
38
Thân tặng các đồng nghiệp file hướng dẫn điều chỉnh hệ số nhân công, máy thi công năm 2010 trên địa bàn TP.Hà Nội. file này mình lập dựa trên tinh thần công văn số 920/BXD-KTXD ngày 25/5/2010 của Bộ XD. Dựa vào cách tính này có thể áp dụng cho các tỉnh thành khác.

BQL diễn đàn: Thành viên beck đã cập nhật bảng tính mới ngày 9.6.2010, đề nghị mọi người tải và tham khảo lại!
(Bản cũ có 1 chút nhầm lẫn về công thức)
 

File đính kèm

  • TT08-2010(BCT)_Quy dinh gia ban dien.rar
    1,4 MB · Đọc: 9.783
  • Dieu chinh du toan XDCT nam 2010.rar
    114,7 KB · Đọc: 15.466
  • Thong cao bao chi_BTC(Quy dinh gia xang, dau..).doc
    25,5 KB · Đọc: 3.692
Last edited by a moderator:

ninhlunxd

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
26/5/08
Bài viết
11
Điểm thành tích
1
file excel hình như đã die.

a ơi, file excel k mở được, các anh chị có mở được k ạ?
 

Quan3D

Thành viên có triển vọng
Tham gia
17/10/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
hệ số điều chỉnh nhân công và máy

Thân tặng các đồng nghiệp file hướng dẫn điều chỉnh hệ số nhân công, máy thi công năm 2010 trên địa bàn TP.Hà Nội. file này mình lập dựa trên tinh thần công văn số 920/BXD-KTXD ngày 25/5/2010 của Bộ XD. Dựa vào cách tính này có thể áp dụng cho các tỉnh thành khác.

rất tiếc là ko mở được file excel..cảm ơn nhiều=D>
 

Xuan_02CDN

Thành viên mới
Tham gia
4/1/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
a ơi, file excel k mở được, các anh chị có mở được k ạ?

Tôi download về vẫn mở được mà. Mình nghĩ bạn nên chọn macro theo chế độ Low thì sẽ vào được file excel đấy.
 

quyettoan

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
14/9/07
Bài viết
241
Điểm thành tích
43
Thân tặng các đồng nghiệp file hướng dẫn điều chỉnh hệ số nhân công, máy thi công năm 2010 trên địa bàn TP.Hà Nội. file này mình lập dựa trên tinh thần công văn số 920/BXD-KTXD ngày 25/5/2010 của Bộ XD. Dựa vào cách tính này có thể áp dụng cho các tỉnh thành khác.
@Beck: Theo mình thì công thức thiết lập đúng ở cột P9 phải là = H9 +(I9-G9) + O9. Công thức như hiện nay thì coi như chi phí nhân công lái máy được tính 2 lần, 1 lần là 450.000 + 1 lần là 980.000.
 

ksminhbinh

Thành viên có triển vọng
Tham gia
26/12/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
Cách tính này có vấn đề!

Theo mình nếu áp dụng theo bảng Excel này thì rất không hợp lý ở chỗ
Hệ số ca máy rất cao, thậm chí không bù giá nhiên liệu chỉ bù giá nhân công của ca máy thì hệ số luôn trên 1,5 Trong khi các thông báo bù giá ca máy của các năm trước chỉ từ 1,1 đến 1,2 là cùng
hịc. Có ai có bảng tính nào hợp lý không? Rất cảm ơn bạn vì đã chia sẽ
 

beck

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
4/6/08
Bài viết
197
Điểm thành tích
28
Tuổi
38
Thành thật xin lỗi các bạn. Đúng là có sự nhầm lẫn trong công thức, mình đã sửa lại rồi. cảm ơn sự đóng góp của các bạn.
 
D

dtkienbs

Guest
theo mình biết chưa có thông tư hướng dẫn về điều chỉnh cái này, vậy mình làm dự toán mời thầu áp dụng nó được không vậy, như vậy có đúng không
 

beck

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
4/6/08
Bài viết
197
Điểm thành tích
28
Tuổi
38
theo mình biết chưa có thông tư hướng dẫn về điều chỉnh cái này, vậy mình làm dự toán mời thầu áp dụng nó được không vậy, như vậy có đúng không
Theo mình biết thì từ nghị định 99/2007/NĐ-CP rồi sau đó là Nghị định 112/2009/NĐ-CP và bây giờ theo thông tư 05/2010/TT-BXD, Công văn số 920/BXD-KTXD thì hiện tại việc Bộ xây dựng chỉ ra hướng dẫn phương pháp, còn việc triển khai là do các sở ban ngành, Chủ đầu tư, nhà thầu. Vì vậy mình hoàn toàn có quyền tự xây dựng Định mức, đơn giá, bảng giá ca máy, các hệ số điều chỉnh Nhân công, MTC miễn sao hợp lý và mình bảo vệ được cách tính của mình.
 

haotnk3

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
30/5/09
Bài viết
13
Điểm thành tích
3
Tuổi
35
Điều chỉnh dự toán năm 2010

Mình điều chỉnh dự toán năm 2010 toàn tính thực tế lại thôi lập lại bảng tính giá ca máy, tính tiền lương rồi thay vào đơn giá đó, cũng mất thời gian, cảm ơn đã tính ra hệ số này nhé.
 

beck

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
4/6/08
Bài viết
197
Điểm thành tích
28
Tuổi
38
Hệ số MTC theo phương pháp bình quân gia quyền

File trên mình mới tính giá ca máy cho từng loại máy và hệ số điều chỉnh cho từng loại máy. Mình cung cấp thêm 1 file tính hệ số MTC chung cho tất cả các máy theo phương pháp bình quân gia quyền.
Lý luận của phương pháp :
+ Việc điều chỉnh hệ số máy thi công dựa trên việc điều chỉnh chi phí nhiên liệu và chi phí tiền lương thợ lái máy do đó ta chọn chỉnh chi phí nhiên liệu và chi phí tiền lương thợ lái máy làm số gia.
- Theo cách tính này mình đã áp dụng thử cho thời điểm năm 2009 và so sánh với kết quả của Quyết định số 57/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 của UBND thành phố Hà Nội và thấy rằng kết quả là hợp lý (Quyết định số 57/2008/QĐ-UBND chỉ điểu chỉnh chi phí tiền lương thợ lái máy, không điều chỉnh chi phí nhiên liệu nên chỉ chọn chi phí tiền lương thợ lái máy làm số gia)
- Áp dụng phương pháp cho thời điểm năm 2010 (điều chỉnh cả chi phí nhiên liệu và chi phí tiền lương thợ lái máy) ta có được các hệ số MTC.
 

File đính kèm

  • Dieu chinh MTC nam 2009.xls
    740,5 KB · Đọc: 1.264
  • Dieu chinh MTC nam 2010.xls
    804,5 KB · Đọc: 3.221

hoailinh86

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
2/12/08
Bài viết
91
Điểm thành tích
18
Tuổi
38
File trên mình mới tính giá ca máy cho từng loại máy và hệ số điều chỉnh cho từng loại máy. Mình cung cấp thêm 1 file tính hệ số MTC chung cho tất cả các máy theo phương pháp bình quân gia quyền.
Lý luận của phương pháp :
+ Việc điều chỉnh hệ số máy thi công dựa trên việc điều chỉnh chi phí nhiên liệu và chi phí tiền lương thợ lái máy do đó ta chọn chỉnh chi phí nhiên liệu và chi phí tiền lương thợ lái máy làm số gia.
- Theo cách tính này mình đã áp dụng thử cho thời điểm năm 2009 và so sánh với kết quả của Quyết định số 57/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 của UBND thành phố Hà Nội và thấy rằng kết quả là hợp lý (Quyết định số 57/2008/QĐ-UBND chỉ điểu chỉnh chi phí tiền lương thợ lái máy, không điều chỉnh chi phí nhiên liệu nên chỉ chọn chi phí tiền lương thợ lái máy làm số gia)
- Áp dụng phương pháp cho thời điểm năm 2010 (điều chỉnh cả chi phí nhiên liệu và chi phí tiền lương thợ lái máy) ta có được các hệ số MTC.

Cám ơn beck vì file tính toán rất hữu ích . Mình chỉ có một băn khoăn nhỏ thôi: phương pháp bình quân gia quyền theo chi phí tiền lương thợ điều khiển máy trong file tính năm 2009 cho kết quả phù hợp với Quyết định số 57/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008, nhưng vì chỉ áp dụng cho điều khiển tiền lương thợ điều khiển máy trong giá ca máy mà không áp dụng cho điều chỉnh nhiên liệu trong giá ca máy. Vậy thì phương pháp gia quyền cả tiền lương thợ điều khiển và nhiên liệu trong giá ca máy áp dụng cho file tíh toán năm 2010 còn đúng nữa ko? Dựa vào cơ sở nào để có thể khẳng định phương pháp này là hoàn toàn phù hợp.

Một lần nữa cám ơn BECK :x
 
Last edited by a moderator:

beck

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
4/6/08
Bài viết
197
Điểm thành tích
28
Tuổi
38
:x
Cám ơn beck vì file tính toán rất hữu ích . Mình chỉ có một băn khoăn nhỏ thôi: phương pháp bình quân gia quyền theo chi phí tiền lương thợ điều khiển máy trong file tính năm 2009 cho kết quả phù hợp với Quyết định số 57/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008, nhưng vì chỉ áp dụng cho điều khiển tiền lương thợ điều khiển máy trong giá ca máy mà không áp dụng cho điều chỉnh nhiên liệu trong giá ca máy. Vậy thì phương pháp gia quyền cả tiền lương thợ điều khiển và nhiên liệu trong giá ca máy áp dụng cho file tíh toán năm 2010 còn đúng nữa ko? Dựa vào cơ sở nào để có thể khẳng định phương pháp này là hoàn toàn phù hợp.

Một lần nữa vẫn muốn cám ơn BECK :x
Có thể khẳng định phương pháp bình quân gia quyền chỉ là 1 phương pháp gần đúng để chọn ra được 1 hệ số phù hợp thôi. Không có phương pháp nào cho ra 1 kết quả chính xác tuyệt đối để được gọi là hoàn toàn phù hợp ở đây cả. Phương pháp đúng nhất là áp dụng cho từng loại máy riêng lẻ còn khi áp dụng 1 hệ số chung cho tất cả các máy thì phải chấp nhận nhưng sai số không tránh khỏi.
Hiện tại không đơn vị nào ban hành 1 hệ số chung cho tất cả các máy. Cái mình chia sẻ ở đây chỉ là 1 phương pháp tạm coi là gần đúng nhất cho việc tính toán nên 1 hệ số chung để các bạn tham khảo. Phương pháp này đã được kiểm chứng bằng cách so sánh với QĐ 57. Hạn chế là QĐ 57 không điều chỉnh giá nhiên liệu nên việc điều chỉnh cả nhiên liệu và lương thợ lái máy như file 2010 vẫn làm nhiều người không yên tâm. Tuy nhiên theo mình hiểu thì chi phí nhiên liệu và chi phí tiền lương thợ lái máy là 2 thành phần trong giá ca máy và nó có vai trò như nhau, vì vậy việc điều chỉnh hệ số máy có cả 2 thành phần tham gia như file 2010 cũng tương đối giống như chỉ có 1 thành phần như file 2009.
- Một cách gần đúng mình đã thử điều chỉnh cả chi phí nhiên liệu trong file 2009 và cho kết quả gần sát với kết quả trong TT05/2009 (cao hơn 1 chút là do TT05/2009 áp dụng cho tất cả các máy trên các tỉnh thành, còn file này mình chỉ tính cho khu vực Hà Nội).
Các bạn có thể tự kiểm tra và tự rút cho mình những kết luận.
File đang trong quá trình hoàn thiện, rất cảm ơn sự đóng góp của hoailinh86:x
File điều chỉnh chi phí nhiên liệu và lương thợ lái máy năm 2009( dùng để so sánh với hệ số trong TT05/2009)
 

File đính kèm

  • Dieu chinh MTC nam 2009(theo TT05).xls
    804,5 KB · Đọc: 806
Last edited by a moderator:

icor

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
17/4/09
Bài viết
127
Điểm thành tích
18
Dù Beck đã nói rằng đây chỉ là bảng tham khảo thôi nhưng mình vẫn có một số ý nhỏ thế này:
- Trong cách tính này mặc nhiên đã coi tất cả hao phí ca máy của các máy là như nhau, tức là chi phí nhân và máy chọn làm quyền số đều là của 1 ca máy đối với tất cả các loại máy. Thực tế không phải toàn bộ các máy này đều tham gia thi công 1 công trình (dự án), mà có tham gia thì số hao phí ca máy của từng loại sẽ khác nhau, cả 2 trường hợp này sẽ dấn tới quyền số thực sai khác với bảng tính, khi quyền số thay đổi => hệ số thay đổi. theo mình cần phải tính thêm ảnh hưởng của các nhóm máy, nhưng cái khó là ở chỗ không có số liệu để xác định cái này.
- Trong bảng tính ra phần chi phí máy thi công và nhân công (mục Hệ số MTC bình quân ra quyền) khác với chi phí máy thi công, nhân công tính theo thực tế ( chi phí trong QĐ56 + bù chênh lệch). vậy sự sai khác này có ảnh hưởng tới kết quả không?
- Chi phí máy theo QĐ 56 theo bạn tính là chưa tính tới chi phí năng lượng nhiên liệu phụ, vì vậy mặc nhiên đã xem nhiên liệu phụ là không thay đổi, nếu phần này nhỏ thì sẽ không ảnh hưởng gì nhưng nếu lớn thì sẽ ảnh hưởng.
- Thực ra việc tìm ra một hệ số chung cho tất cả các công trình không thể chính xác được, hệ số đó chỉ là một số gần đúng, ngay cả hệ số điều chỉnh trong các thông tư của Bộ trước kia cũng chỉ là gần đúng.

- Để điều chỉnh chính xác chi phí máy đối với từng công trình là việc có thực hiện được, cách 1: là điều chỉnh theo cách tính bù chênh lệch chi phí vật liệu. hoặc tính ra một hệ số bằng cách áp dụng công thức điều chỉnh giá FIDIC .
 
Last edited by a moderator:

beck

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
4/6/08
Bài viết
197
Điểm thành tích
28
Tuổi
38
Tiếp :Hệ số MTC - phần khảo sát

Cũng vẫn theo phương pháp như trên mình up tiếp cho máy thi công phần khảo sát để bạn nào làm về phần khảo sát có thể tham khảo
 

File đính kèm

  • Dieu chinh MTC nam 2010(KS).xls
    73 KB · Đọc: 1.170

namvietco.ltd

Thành viên mới
Tham gia
10/6/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
14
Điều chỉnh giá Máy thi công.

Theo cách tính của anh BECK thì mới điều chỉnh được phần nhiên liệu cho máy, còn nhân công lái máy thì điều chính như thế nào?
Nếu nhân công lái máy được tính theo hệ số với bậc nhân công thì rất dễ. nhưng được tính thành tiền cụ thể thì bù như thế nào.? Nếu tính theo công thức nhân chéo thì có hợp lý không? ( Thành tiền NC * 730 / 350)!
Mọi người cùng góp ý xây dựng nhé!

Dương Ngọc Thanh
Công ty TNHH Nam Việt
Mobile: 097 220 73 73
 

beck

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
4/6/08
Bài viết
197
Điểm thành tích
28
Tuổi
38
Theo cách tính của anh BECK thì mới điều chỉnh được phần nhiên liệu cho máy, còn nhân công lái máy thì điều chính như thế nào?
Nếu nhân công lái máy được tính theo hệ số với bậc nhân công thì rất dễ. nhưng được tính thành tiền cụ thể thì bù như thế nào.? Nếu tính theo công thức nhân chéo thì có hợp lý không? ( Thành tiền NC * 730 / 350)!
Mọi người cùng góp ý xây dựng nhé!

Dương Ngọc Thanh
Công ty TNHH Nam Việt
Mobile: 097 220 73 73
Bạn đang nói đến phần nào nhỉ? Đối với bảng giá ca máy phần Xây dựng, lắp đặt mình đã điều chỉnh lương thợ lái máy rồi, còn đối với bảng giá ca máy phần khảo sát thì không phải điều chỉnh lương thợ lái máy nữa vì đối với công tác khảo sát lương thợ lái máy đã được tính trong chi phí nhân công của đơn giá khảo sát xây dựng (tham khảo các bộ đơn giá khảo sát). Còn việc điều chỉnh nhân công bằng cách nhân chéo như bạn nói thì hoàn toàn đúng khi cùng sử dụng 1 bảng lương theo nghị định 205, điều này đã được hướng dẫn trong các thông tư điều chỉnh trước đây. Nếu không tin bạn có thể tách ra thành các hệ số và cấp bậc cụ thể để so sánh kết quả.
 

dungabcde

Thành viên mới
Tham gia
9/1/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
cho mình hỏi với

:x
Có thể khẳng định phương pháp bình quân gia quyền chỉ là 1 phương pháp gần đúng để chọn ra được 1 hệ số phù hợp thôi. Không có phương pháp nào cho ra 1 kết quả chính xác tuyệt đối để được gọi là hoàn toàn phù hợp ở đây cả. Phương pháp đúng nhất là áp dụng cho từng loại máy riêng lẻ còn khi áp dụng 1 hệ số chung cho tất cả các máy thì phải chấp nhận nhưng sai số không tránh khỏi.
Hiện tại không đơn vị nào ban hành 1 hệ số chung cho tất cả các máy. Cái mình chia sẻ ở đây chỉ là 1 phương pháp tạm coi là gần đúng nhất cho việc tính toán nên 1 hệ số chung để các bạn tham khảo. Phương pháp này đã được kiểm chứng bằng cách so sánh với QĐ 57. Hạn chế là QĐ 57 không điều chỉnh giá nhiên liệu nên việc điều chỉnh cả nhiên liệu và lương thợ lái máy như file 2010 vẫn làm nhiều người không yên tâm. Tuy nhiên theo mình hiểu thì chi phí nhiên liệu và chi phí tiền lương thợ lái máy là 2 thành phần trong giá ca máy và nó có vai trò như nhau, vì vậy việc điều chỉnh hệ số máy có cả 2 thành phần tham gia như file 2010 cũng tương đối giống như chỉ có 1 thành phần như file 2009.
- Một cách gần đúng mình đã thử điều chỉnh cả chi phí nhiên liệu trong file 2009 và cho kết quả gần sát với kết quả trong TT05/2009 (cao hơn 1 chút là do TT05/2009 áp dụng cho tất cả các máy trên các tỉnh thành, còn file này mình chỉ tính cho khu vực Hà Nội).
Các bạn có thể tự kiểm tra và tự rút cho mình những kết luận.
File đang trong quá trình hoàn thiện, rất cảm ơn sự đóng góp của hoailinh86:x
File điều chỉnh chi phí nhiên liệu và lương thợ lái máy năm 2009( dùng để so sánh với hệ số trong TT05/2009)
bạn cho mình hỏi với vì theo cách tính của bạn về hệ số xe máy năm 2009 thì nó co khác so với cách tính của Bộ xây dựng ở thông tư 05/2009 vậy sao mà nó khác vậy bạn
 

beck

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
4/6/08
Bài viết
197
Điểm thành tích
28
Tuổi
38
bạn cho mình hỏi với vì theo cách tính của bạn về hệ số xe máy năm 2009 thì nó co khác so với cách tính của Bộ xây dựng ở thông tư 05/2009 vậy sao mà nó khác vậy bạn
Bạn đọc kỹ nhé. File này là lập trên bảng giá ca máy của Hà Nội. Trong file năm 2009 mình chỉ điều chỉnh phần lương thợ lái máy để cho phù hợp với hệ số trong quyết định 57 của Hà Nội. Hệ số này thấp hơn hệ số trong TT05 là vì trong 05 đã điều chỉnh cả lương thợ lái máy và gía nhiên liệu đến thời điểm 1/1/2009
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top