Hệ số đầm nén

L

levinhxd

Guest
Em là sv, trong sách KTTC có đoạn viết thế này: "nếu có khối lượng đất nguyên thổ V1, khi đào lên khối lượng đất này có thể tích V2 (gọi là đất tơi xốp), khi đầm chặt lại có thể tích V3, ta luôn có: V1<V3<v2".
Theo em hiểu nôm na là khi đào đất từ một hố lên rồi dùng đất đấy đắp và đầm vào chính hố đấy thì bao giờ cũng thừa.
Điều này có vẻ mâu thuẫn với bài viết của anh nguyenhuutrinh, mong mọi người giải đáp giúp em!
(em không sử dụng được chức năng trích dẫn bài viết, mong mọi người thông cảm!)
Khối lượng đào và đắp được quy định như thế này:
- Khi đào lên: Hệ số quy từ đất tự nhiên ra đất tơi tuân theo TCVN: 4447 - 1987 Trong đó, mình có thể ví dụ 1 số loại đất như sau:
+ Đất sét: 1,26-1,32
+ Đất hữu cơ: 1,20 -1,28
+ Cát: 1,08 -1,17
+ Đất pha cát nhẹ: 1,14-1,28
vv....
- Khi đắp: Theo Bảng hệ số chuyển đổi bình quân từ đất đào sang đất đắp
(ĐỊnh mức 1776 - Chương 1I)
K = 0,85; ≤ 1,45T/m3 đến 1,60T/m3 --> H= 1,07
K = 0,90; ≤ 1,75T/m3 --> H= 1,10
K = 0,95; ≤ 1,80T/m3 -->H=1,13
K = 0,98; > 1,80T/m3 --> H=1,16
(giống như a Trình đã nói)
Như vậy quan hệ như bạn nói V1<V3<V2 theo các công thức trên là đúng, tuy nhiên mình thấy trong thực tế có nhiều trường hợp không đúng
Mình có thể ví dụ sơ sơ thực thế thế này:
- Bạn đào V1=1m3 đất hữu cơ cấp I (Đất ruộng) thì được V2 =1,20- 1,28m3
- Đắp lại đất hữu cơ đó cho chặt, nếu đến mức độ chặt K=0,95 thì có thể KL đất đã đào còn không đủ, tuy nhiên V3 vẫn chỉ được tính V3=1,12m3
 

xuanthachvibk

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
19/4/09
Bài viết
39
Điểm thành tích
8
Tuổi
36
Cảm ơn anh levinhxd!
E hiểu nhầm khối lượng đất cần đào để đắp là khối lượng đất nguyên thổ phải đào lên, thật là tai hại! #:-s
 

nguyendat

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
19/2/08
Bài viết
23
Điểm thành tích
3
Tuổi
41
Đây là câu hỏi mà mấy tay kiểm toán rất hay động chạm vào; Nhiều chủ đầu tư bị vặn vẹo chỗ này mà điêu đứng. Theo mình thì hệ số ban đầu bạn đưa ra được là đúng theo kinh nghiệm của a e thi công;
 

thanhtrung_27

Thành viên mới
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
43
các hệ số đầm nén trong thi công

Mấy anh (chị) júp em vấn đề này cái đi:
Vấn đề thế này: khi đào đất tại mỏ đất thì ta hệ số nở rời của nó là bao nhiêu ? Ví dụ là 1000 m3.Sau khi vận chuyển đất đào đấy tới hiện trường san lấp đấp đất K98 thì ta lại chia hệ số K98 có phải là 1.38 ? K95 là 1.35 còn SLMB là: 1.3 hay ko?Đối Với K98: 1000/1.38; K95 1000/1.35.......
Em thì chia cho hệ số như sau: K98 là 1.16 K95 là 1.13 SLMB là: 1.07 t
Mong các anh cho em biết nha, àh còn thàng CPĐD có phải là 1000/1.45?
 

BUILD_Hiep

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
24/2/10
Bài viết
32
Điểm thành tích
8
Tuổi
54
Trong diễn đàn này có nhiều ý kiến hay ( chắc toàn cao thủ)
Xin có ý kiến thêm thế này.
Ví dụ muốn đắp vào nền công trình 100 m3 đất ( tính theo mặt cắt thiết kế).
Thì bạn phải biết K đầm nén là mấy ( 0.85, 0.9, 0.95, 0.98)
Từ K này tra ra được hệ số chuyển đổi đào sang đắp là mấy ( xem 1776/ VP-BXD là có ngay)
Ví dụ 1.15, thì đất cần khai thác và vận chuyển sẽ là 1.15*100 =115m3.
Còn hệ số nở rời khi đào đất ( bung ra vì đất không bị áp lực tiền cố kết nữa) cũng là độ tơi xốp thì không cần quan tâm vì nó đã được tính trong đơn giá rồi mà.
 

NNVP

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/7/10
Bài viết
280
Điểm thành tích
43
Như vậy quan hệ như bạn nói V1<V3<V2 theo các công thức trên là đúng, tuy nhiên mình thấy trong thực tế có nhiều trường hợp không đúng
Mình có thể ví dụ sơ sơ thực thế thế này:
- Bạn đào V1=1m3 đất hữu cơ cấp I (Đất ruộng) thì được V2 =1,20- 1,28m3
- Đắp lại đất hữu cơ đó cho chặt, nếu đến mức độ chặt K=0,95 thì có thể KL đất đã đào còn không đủ, tuy nhiên V3 vẫn chỉ được tính V3=1,12m3.
-
Mình xin được tham gia thế này: Với đất cấp I thì không thể có gama = 1,8 T/m3 được đâu bạn ạh. Do đó quy luật nếu có khối lượng đất nguyên thổ V1, khi đào lên khối lượng đất này có thể tích V2 (gọi là đất tơi xốp), khi đầm chặt lại có thể tích V3, ta luôn có: V1<V3<v2" vẫn đúng đấy.
- Suy luận thế này nhé: khi K tiến tới = 1 thì gama = khối lượng riêng đúng không? Bạn thử xem khối lượng riêng của đất cấp I có thể = 1,8 T/m3 đuợc không?
 

okienvangs

Thành viên mới
Tham gia
4/12/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
38
đây là bài trả lời của VIỆN KINH TẾ XÂY DỰNG - BỘ XÂY DỰNG
http://www.xaydung.gov.vn/site/ttkt/faq?cmd=print&qId=9453
mình xin in nguyên văn như sau:
"Câu hỏi của bạn Trường A Tại hòm thư truonga@gmail.com hỏi :
Dự án đầu tư xây dựng mới Trường A tại Hà nội do Trường A làm chủ đầu tư, đang trong quá trình triển khai, trong đó có hạng mục San lấp mặt bằng vật liệu đất đắp với độ chặt yêu cầu 0.9
Theo định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng (ban hành kèm theo công văn số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng) có quy định về hệ số chuyển đổi bình quân từ đất đào sang đất đắp K90 là 1,1. Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy trình thi công và nghiệm thu quy định về hệ số chuyển thể tích từ đất nguyên thổ sang đất rời - Hệ số tơi xốp của đất tại Phụ lục 3, tuỳ từng loại đất có giá trị trong khoảng 1,14 - 1,32. Như vậy hệ số chuyển đổi từ trạng thái đất rời sang đất đầm chặt K90 phải bằng 1,1 x (1,14 - 1,32).
Qua tham khảo Công văn của Bộ Giao thông Vận tải về việc áp dụng hệ số chuyển đổi từ đất rời được vận chuyển đến chân hiện trường xây lắp sang đất đắp nền đường đã được lu lèn K95, K98 cho một Dự án B đang thực hiện trong đó có nội dung: "đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu, thống nhất để Bộ GTVT ban hành cho áp dụng hệ số chuyển đổi từ đất rời được vận chuyển đến chân công trình: xây lắp sang đất đắp nền đường đã được lu lèn K95, K98 với hệ số là K 1,37 cho dự án ".
Xét thấy về địa điểm xây dựng và tính chất đất đắp của Dự án B đã được áp dụng với hạng mục San lấp mặt bằng Trường A có đặc điểm tương đồng. Để phục vụ cho việc lập, quản lý và điều chỉnh dự toán công trình, Trường A dự kiến tạm thời áp dụng hệ số chuyển đổi này là 1,35 = 1,1x1,23 (lm3 đầm chặt K90 cần 1,35m3 đất rời). Hệ số chính thức phục vụ cho việc thanh quyết toán của công trình sẽ được Chủ đầu tư cùng các tổ chức Tư vấn xác định cụ thể trong quá trình thi công. Trường A xin hỏi việc tạm thời áp dụng như vậy có được không và xin ý kiến hướng dẫn của Viện Kinh tế xây dựng - Bộ Xây dựng.
Rất mong nhận được sự hợp tác, giúp đỡ của Quý Viện để tạo điều kiện cho việc triển khai dự án được thuận lợi.
Xin trân trọng cảm ơn

Trả lời:


Ngày 16-8-2007 Bộ xây dựng có văn bản số 1776/BXD-VP về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình phần xây dựng. Theo hướng dẫn của văn bản này thì hệ số chuyển đổi bình quân từ đất đào sang đất đắp hệ số đầm nén K = 0,9 là 1,1 . Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4447:1987 Công tác đất - quy trình thi công và nghiệm thu quy định về hệ số chuyển thể tích từ đất nguyên thổ sang đất rời, tuỳ từng loại đất thì hệ số tơi xốp của đất có giá trị từ 1,14 - 1,32. Như vậy hệ số chuyển đổi từ đất rời sang đất đắp nằm trong khoảng từ 1,1 x 1,14 đến 1,1 x 1,32 tuỳ từng loại đất.

Trong quá trình thực hiện dự án, việc vận dụng hệ số chuyển đổi từ đất rời, tơi xốp sang đất đắp của các công trình tương tự để lập dự toán là phù hợp với quy định tại Nghị định số 112/2009/ND-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Việc thanh toán khối lượng hoàn thành sẽ căn cứ vào thí nghiệm thực tế tại hiện trường để xác định hệ số chuyển đổi từ đất rời, tơi xốp sang đất đắp."


MÌNH LÀ DÂN THIẾT KẾ NÊN CŨNG KHÔNG HIỂU RÕ LẮM VỀ ĐỊNH MỨC TÍNH TOÁN. CÁC CAO THỦ NÀO AM HIỂU XIN TRẢ LỜI CHO MÌNH 1 SỐ VẤN ĐỀ SAU:
1. NẾU CĂN CỨ THEO 1776 VÀ 4447:1987 THÌ: 1M3[ĐẤT ĐẮP K90]=1.1*(1.14÷1.32)[TRONG ĐÓ 1.14÷1.32 LÀ HỆ SỐ TƠI XỐP LẤY THEO 4447 TÙY THEO TỪNG LOẠI ĐẤT].
2. THAM KHẢO MỘT SỐ CÔNG TRÌNH THÌ TÍNH NHƯ SAU: 1M3[ĐẤT ĐẮP K90]=1.1*1.15 [TRONG ĐÓ 1.15 LÀ HỆ SỐ RƠI VÃI].
MÌNH KHÔNG BIẾT ĐÂU LÀ CON SỐ CHÍNH XÁC, VÌ THÈNG KU DỰ TOÁN CỨ CÃI MÌNH NÊN BỨC XÚC QUÁ, NẾU TRONG NÀY CÓ ĐỀ CẬP ĐẾN HỆ SỐ RƠI VÃI THÌ CĂN CỨ VÀO ĐÂU ĐỂ CHỌN HỆ SỐ RƠI VÃI NÀY.
NẾU NHƯ CÓ XÉT ĐẾN HỆ SỐ RƠI VÃI THÌ CÔNG THỨC TRONG VẾ 1 SẼ LÀ 1M3 [K90]=1.1*(1.14÷1.32)*HỆ SỐ RƠI VÃI
MONG CÁC CAO THỦ CHỈ GIÁO.
XIN ĐA TẠ!
 
Last edited by a moderator:

chucongan83

Thành viên mới
Tham gia
7/10/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Các bác ơi cho em hỏi tí: Em thấy các Bác đang bàn về hệ số nở rời của đất đào đắp.

NHƯNG VẤN ĐỀ EM MUỐN HỎI LÀ ĐỐI VỚI ĐÁ MÀ QUY ĐỊNH NỔ RA ĐƯỜNG KÍNH VIÊN ĐÁ d<0.3M
THÌ HỆ SỐ NỞ RỜI KHI NỔ MÌN PHÁ 1M3 ĐÁ LIỀN LÀ BAO NHIÊU?

Đây là vấn đề thực tế mà bên em đang mắc phải không biết giải quyết ra sao. Các bác có biết có tài liệu tiêu chuẩn nào đó quy định về hệ số nở rời của đá không các bác. có thì các bác cho em xin với.

làm ơn các bác gửi vào địa chỉ này cho em với nhé: chucongan83@gmail.com

Rất cảm ơn các bác, em mong sớm nhất nhân được trả lời giúp đỡ từ các bác
 

thutn

Thành viên mới
Tham gia
28/5/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
41
các sư phụ ơi có ai biết đất cấp II thì hệ số lu lèn cao nhất là đến k bao nhiêu không? và có VBPL nào quy định nó: chỉ em với
 

pachiot10

Thành viên năng động
Tham gia
12/10/09
Bài viết
68
Điểm thành tích
8
Tuổi
42
hệ số lu lèn trong định mức có nói đến, bạn mở ra xem lại nhé
 

haiconthanlancon

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
8/9/08
Bài viết
29
Điểm thành tích
8
Tuổi
35
đây là bài trả lời của VIỆN KINH TẾ XÂY DỰNG - BỘ XÂY DỰNG
http://www.xaydung.gov.vn/site/ttkt/faq?cmd=print&qId=9453
mình xin in nguyên văn như sau:
"Câu hỏi của bạn Trường A Tại hòm thư truonga@gmail.com hỏi :
Dự án đầu tư xây dựng mới Trường A tại Hà nội do Trường A làm chủ đầu tư, đang trong quá trình triển khai, trong đó có hạng mục San lấp mặt bằng vật liệu đất đắp với độ chặt yêu cầu 0.9
Theo định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng (ban hành kèm theo công văn số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng) có quy định về hệ số chuyển đổi bình quân từ đất đào sang đất đắp K90 là 1,1. Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy trình thi công và nghiệm thu quy định về hệ số chuyển thể tích từ đất nguyên thổ sang đất rời - Hệ số tơi xốp của đất tại Phụ lục 3, tuỳ từng loại đất có giá trị trong khoảng 1,14 - 1,32. Như vậy hệ số chuyển đổi từ trạng thái đất rời sang đất đầm chặt K90 phải bằng 1,1 x (1,14 - 1,32).
Qua tham khảo Công văn của Bộ Giao thông Vận tải về việc áp dụng hệ số chuyển đổi từ đất rời được vận chuyển đến chân hiện trường xây lắp sang đất đắp nền đường đã được lu lèn K95, K98 cho một Dự án B đang thực hiện trong đó có nội dung: "đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu, thống nhất để Bộ GTVT ban hành cho áp dụng hệ số chuyển đổi từ đất rời được vận chuyển đến chân công trình: xây lắp sang đất đắp nền đường đã được lu lèn K95, K98 với hệ số là K 1,37 cho dự án ".
Xét thấy về địa điểm xây dựng và tính chất đất đắp của Dự án B đã được áp dụng với hạng mục San lấp mặt bằng Trường A có đặc điểm tương đồng. Để phục vụ cho việc lập, quản lý và điều chỉnh dự toán công trình, Trường A dự kiến tạm thời áp dụng hệ số chuyển đổi này là 1,35 = 1,1x1,23 (lm3 đầm chặt K90 cần 1,35m3 đất rời). Hệ số chính thức phục vụ cho việc thanh quyết toán của công trình sẽ được Chủ đầu tư cùng các tổ chức Tư vấn xác định cụ thể trong quá trình thi công. Trường A xin hỏi việc tạm thời áp dụng như vậy có được không và xin ý kiến hướng dẫn của Viện Kinh tế xây dựng - Bộ Xây dựng.
Rất mong nhận được sự hợp tác, giúp đỡ của Quý Viện để tạo điều kiện cho việc triển khai dự án được thuận lợi.
Xin trân trọng cảm ơn

Trả lời:


Ngày 16-8-2007 Bộ xây dựng có văn bản số 1776/BXD-VP về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình phần xây dựng. Theo hướng dẫn của văn bản này thì hệ số chuyển đổi bình quân từ đất đào sang đất đắp hệ số đầm nén K = 0,9 là 1,1 . Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4447:1987 Công tác đất - quy trình thi công và nghiệm thu quy định về hệ số chuyển thể tích từ đất nguyên thổ sang đất rời, tuỳ từng loại đất thì hệ số tơi xốp của đất có giá trị từ 1,14 - 1,32. Như vậy hệ số chuyển đổi từ đất rời sang đất đắp nằm trong khoảng từ 1,1 x 1,14 đến 1,1 x 1,32 tuỳ từng loại đất.

Trong quá trình thực hiện dự án, việc vận dụng hệ số chuyển đổi từ đất rời, tơi xốp sang đất đắp của các công trình tương tự để lập dự toán là phù hợp với quy định tại Nghị định số 112/2009/ND-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Việc thanh toán khối lượng hoàn thành sẽ căn cứ vào thí nghiệm thực tế tại hiện trường để xác định hệ số chuyển đổi từ đất rời, tơi xốp sang đất đắp."


MÌNH LÀ DÂN THIẾT KẾ NÊN CŨNG KHÔNG HIỂU RÕ LẮM VỀ ĐỊNH MỨC TÍNH TOÁN. CÁC CAO THỦ NÀO AM HIỂU XIN TRẢ LỜI CHO MÌNH 1 SỐ VẤN ĐỀ SAU:
1. NẾU CĂN CỨ THEO 1776 VÀ 4447:1987 THÌ: 1M3[ĐẤT ĐẮP K90]=1.1*(1.14÷1.32)[TRONG ĐÓ 1.14÷1.32 LÀ HỆ SỐ TƠI XỐP LẤY THEO 4447 TÙY THEO TỪNG LOẠI ĐẤT].
2. THAM KHẢO MỘT SỐ CÔNG TRÌNH THÌ TÍNH NHƯ SAU: 1M3[ĐẤT ĐẮP K90]=1.1*1.15 [TRONG ĐÓ 1.15 LÀ HỆ SỐ RƠI VÃI].
MÌNH KHÔNG BIẾT ĐÂU LÀ CON SỐ CHÍNH XÁC, VÌ THÈNG KU DỰ TOÁN CỨ CÃI MÌNH NÊN BỨC XÚC QUÁ, NẾU TRONG NÀY CÓ ĐỀ CẬP ĐẾN HỆ SỐ RƠI VÃI THÌ CĂN CỨ VÀO ĐÂU ĐỂ CHỌN HỆ SỐ RƠI VÃI NÀY.
NẾU NHƯ CÓ XÉT ĐẾN HỆ SỐ RƠI VÃI THÌ CÔNG THỨC TRONG VẾ 1 SẼ LÀ 1M3 [K90]=1.1*(1.14÷1.32)*HỆ SỐ RƠI VÃI
MONG CÁC CAO THỦ CHỈ GIÁO.
XIN ĐA TẠ!
Theo mình tìm hiểu thì không có cái hệ số nào là hệ số rơi vãi cả, chỉ có hệ số hao hụt trong khâu vận chuyển thôi, nhưng nó cũng k thể đến 1,15 ( 15%) được. theo mình biết chỉ có 1% thôi mà. bạn xem lại định mức 1784 - hao hụt vật liệu trong khâu trung chuyển.mong mọi người thêm ý kiến
 

thuylinhqlda

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
16/6/08
Bài viết
21
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
Công trình công ty mình làm cũng đang gặp pải trường hợp này. Trong quá trình làm dự toán mìnhcũngchỉtính hệ số theo đúngđịng mức 1776 thôi. Nhưng giờ khi làm thực tế mới thấy như vậy là bị thiệt rồi và cái thiệt đó chính là cái hệ số từ đất rời sang đất đắp đúng không hay là hao hụt trong khâu vậnchuyển, mìnhvẫn thấy hơi mơ hồ trong các định nghĩa này
 

ducminhpham

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
17/11/08
Bài viết
164
Điểm thành tích
28
http://www.giaxaydung.vn/diendan/f96/cong-tac-dao-dap-nen-duong-113367.html đây là địa chỉ cũng vừa thảo luận xong.
Các vấn đề đã được bác lêvinh phân tích, ví dụ rất rõ ràng rồi. Bạn đọc lại thử xem. Mình nhắc lại gọn thế này:
Đất đào --> đắp: hệ số tra ở thuyết minh Công bố dm1776, chương 2. (đất K95, hs=1,13)
Đất vận chuyển: tcvn 4447-1987: (đất pha =1,14)
 

Top