Hình thức quản lý dự án

nguyentrungtruc67

Thành viên mới
Tham gia
11/1/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
56
Chào BQT và ACE giaxaydung!
Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 quy định một số nội dung thi hành Luật Xây dựng năm 2014 về quản lý dự án đầu tư xây dựng; theo đó có 5 hình thức quản lý dự án như sau :
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực áp dụng đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án theo chuyên ngành sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án áp dụng đối với dự án sử dụng vốn nhà nước quy mô nhóm A có công trình cấp đặc biệt; có áp dụng công nghệ cao được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận bằng văn bản; dự án về quốc phòng, an ninh có yêu cầu bí mật nhà nước.
- Thuê tư vấn quản lý dự án đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác và dự án có tính chất đặc thù, đơn lẻ.
- Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện năng lực để quản lý thực hiện dự án cải tạo, sửa chữa quy mô nhỏ, dự án có sự tham gia của cộng đồng.
Như vây, so với Luật xây dựng cũ, Luật xây dựng mới đã bổ sung thêm hai hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng, đó là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực. Đồng thời, các hình thức quản lý dự án trên không chỉ áp dụng đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách, mà những dự án chuyên ngành sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách cũng phải vận hành theo cơ chế này. .....
Hiện nay, tôi đang công tác tại 1 TCT nhà nước, mong BQT và ACE giaxaydung đóng góp ý kiến xem hình thức quản lý dự án tại cơ quan tôi có đúng theo Luật Xây dựng không? tại sao?
CQ tôi hiện đang thực hiện 1 số dự án trọng điểm ngành (vốn nhà nước ngoài ngân sách) và dự án bất động sản (vốn hợp tác đầu tư). Chủ tịch Hội đồng thành viên (người có thẩm quyền quyết định đầu tư) thành lập : phòng Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) để lo các thủ tục về công tác chuẩn bị đầu tư , ..... cho đến khi có quyết định phê duyệt dự án. Phòng KH-ĐT sẽ bàn giao lại cho BQLDA để thực hiện các công việc đầu tư xây dựng khác đến khi nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Cần nói rõ thêm, phòng KH-ĐT và BQLDA ở đây chỉ là phòng ban tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc (không có tư cách pháp nhân đầy đủ) và các thành viên không đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật Xây dựng và Nghị định 59/2015/NĐ-CP.
Chân thành cảm ơn!
 

tungduongadb

Thành viên mới
Tham gia
26/8/10
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Chào BQT và ACE giaxaydung!
Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 quy định một số nội dung thi hành Luật Xây dựng năm 2014 về quản lý dự án đầu tư xây dựng; theo đó có 5 hình thức quản lý dự án như sau :
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực áp dụng đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án theo chuyên ngành sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án áp dụng đối với dự án sử dụng vốn nhà nước quy mô nhóm A có công trình cấp đặc biệt; có áp dụng công nghệ cao được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận bằng văn bản; dự án về quốc phòng, an ninh có yêu cầu bí mật nhà nước.
- Thuê tư vấn quản lý dự án đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác và dự án có tính chất đặc thù, đơn lẻ.
- Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện năng lực để quản lý thực hiện dự án cải tạo, sửa chữa quy mô nhỏ, dự án có sự tham gia của cộng đồng.
Như vây, so với Luật xây dựng cũ, Luật xây dựng mới đã bổ sung thêm hai hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng, đó là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực. Đồng thời, các hình thức quản lý dự án trên không chỉ áp dụng đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách, mà những dự án chuyên ngành sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách cũng phải vận hành theo cơ chế này. .....
Hiện nay, tôi đang công tác tại 1 TCT nhà nước, mong BQT và ACE giaxaydung đóng góp ý kiến xem hình thức quản lý dự án tại cơ quan tôi có đúng theo Luật Xây dựng không? tại sao?
CQ tôi hiện đang thực hiện 1 số dự án trọng điểm ngành (vốn nhà nước ngoài ngân sách) và dự án bất động sản (vốn hợp tác đầu tư). Chủ tịch Hội đồng thành viên (người có thẩm quyền quyết định đầu tư) thành lập : phòng Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) để lo các thủ tục về công tác chuẩn bị đầu tư , ..... cho đến khi có quyết định phê duyệt dự án. Phòng KH-ĐT sẽ bàn giao lại cho BQLDA để thực hiện các công việc đầu tư xây dựng khác đến khi nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Cần nói rõ thêm, phòng KH-ĐT và BQLDA ở đây chỉ là phòng ban tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc (không có tư cách pháp nhân đầy đủ) và các thành viên không đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật Xây dựng và Nghị định 59/2015/NĐ-CP.
Chân thành cảm ơn!
 

tungduongadb

Thành viên mới
Tham gia
26/8/10
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Gửi bạn Trungtruc67 về bài viết của Bạn mình có mấy ý kiến sau:
Nghị định 59 đã nói rất rõ:
1. Đối với dự án sử dụng vốn Ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài Ngân sách, hình thức tổ chức quản lý dự án áp dụng là: Ban QLDA đầu tư XD chuyên ngành, Ban QLDA đầu tư XD theo khu vực. Và người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức quản lý dự án -------> Vậy CTHĐTV bên bạn Thành lập Ban QLDA là đúng luật.
2. Mục 3 điều 17 Nghị định 59:
Ban QLDA chuyên nghành, ban QLDA khu vực có tư cách pháp nhân đầy đủ, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng TM theo quy định,.......chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về hoạt động của mình,..... ----------> Vậy Ban QLDA bên bạn chỉ mang tính chất tham mưu là trái luật
3. Điều 18 NĐ 59: Về quy mô tổ chức: Ban QLDA gồm tối thiểu: Ban giám đốc, và các bộ phận trực thuộc. Giám đốc Ban QLDA phải có đủ năng lực theo điều 54 NĐ 59, các cá nhân thuộc các phòng ban phải có đủ chuyên môn đào tạo, có chứng chỉ hành nghề theo quy định ------> Vậy các thành viên Ban QLDA bên bạn ko đủ điều kiện năng lực là trái luật.
Trên đây là mấy ý kiến của mình, rất mong nhận được ý kiến các thành viên khác!!!
Trân trọng!
 

phuongnamxd1989

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
9/12/13
Bài viết
12
Điểm thành tích
1
Tuổi
35
Nơi ở
Hà Nội
Chào BQT và ACE giaxaydung!
Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 quy định một số nội dung thi hành Luật Xây dựng năm 2014 về quản lý dự án đầu tư xây dựng; theo đó có 5 hình thức quản lý dự án như sau :
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực áp dụng đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án theo chuyên ngành sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án áp dụng đối với dự án sử dụng vốn nhà nước quy mô nhóm A có công trình cấp đặc biệt; có áp dụng công nghệ cao được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận bằng văn bản; dự án về quốc phòng, an ninh có yêu cầu bí mật nhà nước.
- Thuê tư vấn quản lý dự án đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác và dự án có tính chất đặc thù, đơn lẻ.
- Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện năng lực để quản lý thực hiện dự án cải tạo, sửa chữa quy mô nhỏ, dự án có sự tham gia của cộng đồng.
Như vây, so với Luật xây dựng cũ, Luật xây dựng mới đã bổ sung thêm hai hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng, đó là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực. Đồng thời, các hình thức quản lý dự án trên không chỉ áp dụng đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách, mà những dự án chuyên ngành sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách cũng phải vận hành theo cơ chế này. .....
Hiện nay, tôi đang công tác tại 1 TCT nhà nước, mong BQT và ACE giaxaydung đóng góp ý kiến xem hình thức quản lý dự án tại cơ quan tôi có đúng theo Luật Xây dựng không? tại sao?
CQ tôi hiện đang thực hiện 1 số dự án trọng điểm ngành (vốn nhà nước ngoài ngân sách) và dự án bất động sản (vốn hợp tác đầu tư). Chủ tịch Hội đồng thành viên (người có thẩm quyền quyết định đầu tư) thành lập : phòng Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) để lo các thủ tục về công tác chuẩn bị đầu tư , ..... cho đến khi có quyết định phê duyệt dự án. Phòng KH-ĐT sẽ bàn giao lại cho BQLDA để thực hiện các công việc đầu tư xây dựng khác đến khi nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Cần nói rõ thêm, phòng KH-ĐT và BQLDA ở đây chỉ là phòng ban tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc (không có tư cách pháp nhân đầy đủ) và các thành viên không đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật Xây dựng và Nghị định 59/2015/NĐ-CP.
Chân thành cảm ơn!
Chào anh. Về hình thức QLDA thì bên anh hoàn toàn có thể tự thành lập BQLDA. Nhưng theo như anh nói thì BQLDA này không có tư cách pháp nhân đầy đủ. Anh có thể làm rõ hơn vấn đề này ko? về Năng lực có đảm bảo không? về thành phần có đảm bảo không? về số lượng có đảm bảo không? Nếu không đảm bảo những điều này thì BQLDA không thể thực hiện các hoạt động liên quan đến đầu tư xd công trình được. Như vậy việc thành lập BQLDA như vậy là không được. Đơn giản là anh đủ năng lực thì anh làm không đủ thì anh phải đi thuê.
 

nguyentrungtruc67

Thành viên mới
Tham gia
11/1/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
56
Chào anh. Về hình thức QLDA thì bên anh hoàn toàn có thể tự thành lập BQLDA. Nhưng theo như anh nói thì BQLDA này không có tư cách pháp nhân đầy đủ. Anh có thể làm rõ hơn vấn đề này ko? về Năng lực có đảm bảo không? về thành phần có đảm bảo không? về số lượng có đảm bảo không? Nếu không đảm bảo những điều này thì BQLDA không thể thực hiện các hoạt động liên quan đến đầu tư xd công trình được. Như vậy việc thành lập BQLDA như vậy là không được. Đơn giản là anh đủ năng lực thì anh làm không đủ thì anh phải đi thuê.
Rất cảm ơn các bạn!
việc tôi lo ngại nhất ở đây là :
- Trình tự đầu tư XD (điều 6 NĐ59) : công việc BQLDA bắt đầu từ giai đoạn (GĐ) chuẩn bị dự án ... GĐ kết thúc XD đưa công trình vào khia thác sử dụng. Tuy nhiên, CQ tôi lại tách làm 2 GĐ giao cho 2 phòng ban khác nhau chịu trách nhiệm và tham mưu cho Ban TGĐ (tất cả các đầu mục CV liên quan đến DA đều giao cho các đơn vị TV thực hiện).
- Về năng lực của BQLDA ko đáp ứng theo điều 18, điều 54 - NĐ59 (Trưởng ban ko có trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành XD, ko có chứng chỉ hành nghề; về cơ cấu cán bộ KT cũng ko đáp ứng NĐ59).
Theo quan điểm của tôi thì việc thành lập 2 phòng ban riêng để thực hiện chức năng tham mưu như trên là ko đúng Luật XD, cụ thể trường hợp CQ tôi ko đủ năng lực để thành lập BQLDA chuyên ngành, BALDA khu vực (điều 18 - NĐ59) thì phải thuê TV QLDA ĐTXD (điều 20- NĐ59) ngay từ khi bắt đầu GĐ chuẩn bị dự án.
Mong BQT và các ACE đóng góp thêm. Thân!
 

andrea179

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
9/10/09
Bài viết
36
Điểm thành tích
18
Tuổi
43
Theo mình để thành lập Ban QLDA có tư cách pháp nhân là rất phức tạp, cụ thể:

Điều 84, Bộ Luật Dân sự 2005 là: Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau: Được thành lập hợp pháp; Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Theo Luật Doanh nghiệp thì chỉ có 4 loại hình có tư cách pháp nhân là Công ty TNHH MTV, HTV, Cổ phần và Hợp Doanh.

Như vậy muốn lập Ban QLDA có tư cách pháp nhân cần có thời gian nhất định (để đăng ký kinh doanh một trong các loại hình theo quy định của Luật DN, con người chỗ công tác, giao tài sản độc lập) nhưng BXD lại không hướng dẫn xử lý chuyển tiếp các dự án dở dang thì các Ban QLDA cũ không có tư cách pháp nhân có được làm tiếp hay không.

Bên Công ty mình cũng đang vướng vấn đề này.

Ai có cao kiến gì xin chỉ giúp

Chân thành cảm ơn.
 

Top