Hỏi cách tính chi phí dự phòng trong Tổng mức đầu tư của dự án

ghosttiger

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
12/2/09
Bài viết
45
Điểm thành tích
6
Chi phí dự phòng (GDP):
GDP= GDP1 + GDP2 (1.4)
Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh :
GDP1= (GXD + GTB + GBT, TĐC + GQLDA + GTV + GK) x Kps (1.5)
Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định theo công thức sau:
T
GDP2 = xichma (Vt - LVayt){[1 + (IXDCTbq +(-)delta Ixdct)]t - 1} (1.6)
t=1
Trong đó:
- T: độ dài thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình (năm);
- t: số thứ tự năm phân bổ vốn thực hiện dự án (t = 1¸T) ;
- Vt: vốn đầu tư dự kiến thực hiện trong năm thứ t;
- Lvayt: chi phí lãi vay của vốn đầu tư dự kiến thực hiện trong năm thứ t.
- Ixdctbq: mức độ trượt giá bình quân tính trên cơ sở bình quân các chỉ số giá xây dựng công trình theo loại công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất so với thời điểm tính toán (không tính đến những thời điểm có biến động bất thường về giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng);
delta Ixdct:mức dự báo biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế so với mức độ trượt giá bình quân năm đã tính.

Về Gdp1 thì không có vấn đề gì trong cách tính. Nhưng Gdp2:
T
GDP2 = xichma (Vt - LVayt){[1 + (IXDCTbq +(-)delta Ixdct)]t - 1} (1.6)​
t=1
Một công thức toán học trông rất là hoành tráng, rất khoa học tuy nhiên lại gây đau đầu cho các kỹ sư kinh tế xây dựng, nhất là cách tính Ixdctbq.
Giả sử có chỉ số giá xây dựng các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009 lần lượt là 120; 139; 144; 149; 175; 254; 228
Dự án thực hiện trong 3 năm 2010, 2011, 2012 với mức vốn phân bổ là 30 tỷ, 40 tỷ và 30 tỷ. Giả sử Lvay=0, công trình thiết kết ba bước, hãy tính chi phí dự phòng cho toàn bộ dự án.
Ta có Gdp1 = 10% x 100 = 10 tỷ.
Tính Ixdctbq:
Năm 2008 có biến động bất thường về giá nên không đưa vào tính toán:
Năm 2005; 2006; 2007; 2009
Chỉ số giá XD 144; 149; 175; 228
Chỉ số liên hoàn 1,04; 1,03; 1,17; 1,30
Ixdctbq 0,17
Ixdctbq bằng trung bình cộng của chỉ số liên hoàn của 3 năm 2006, 2007, 2009 trừ đi 1.
Như vậy:
Gdp2 cho năm thứ nhất: Gdp21= 30x[ (1+ 0.17) -1}] = 5.1 tỷ đồng
Gdp2 cho năm thứ 2: Gdp22= 40x[ (1+ 0.17)^2 -1}] = 14.756 tỷ đồng
Gdp2 cho năm thứ 3: Gdp23= 30x[ (1+ 0.17)^3 -1}] = 18.048 tỷ đồng
Vậy chi phí dự phòng cho toàn bộ dự án:
Gdp = Gdp1 + Gdp21 + Gdp22 + Gdp23 = 47.9 tỷ đồng
Nhận xét: Gdp quá lớn.
Thắc mắc : - delta Ixdct được lấy ở đâu ?
- Những năm thế nào gọi là năm có biến động về giá nhiên liệu, vật liệu, nhiên liệu ?
Đây là một vài ý kiến của em, mong các pro chỉ giáo. :)
 
Last edited by a moderator:

xuanvuong123

Thành viên năng động
Tham gia
28/7/09
Bài viết
54
Điểm thành tích
18
Dự phòng trượt giá

Chi phí dự phòng (GDP):

GDP= GDP1 + GDP2 (1.4)

Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh :

GDP1= (GXD + GTB + GBT, TĐC + GQLDA + GTV + GK) x Kps (1.5)

Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định theo công thức sau:
T
GDP2 = xichma (Vt - LVayt){[1 + (IXDCTbq +(-)delta Ixdct)]t - 1} (1.6)
t=1
Trong đó:
- T: độ dài thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình (năm);
- t: số thứ tự năm phân bổ vốn thực hiện dự án (t = 1¸T) ;
- Vt: vốn đầu tư dự kiến thực hiện trong năm thứ t;
- Lvayt: chi phí lãi vay của vốn đầu tư dự kiến thực hiện trong năm thứ t.
- Ixdctbq: mức độ trượt giá bình quân tính trên cơ sở bình quân các chỉ số giá xây dựng công trình theo loại công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất so với thời điểm tính toán (không tính đến những thời điểm có biến động bất thường về giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng);
delta Ixdct:mức dự báo biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế so với mức độ trượt giá bình quân năm đã tính.

Về Gdp1 thì không có vấn đề gì trong cách tính. Nhưng Gdp2:
T

GDP2 = xichma (Vt - LVayt){[1 + (IXDCTbq +(-)delta Ixdct)]t - 1} (1.6)​

t=1
Một công thức toán học trông rất là hoành tráng, rất khoa học tuy nhiên lại gây đau đầu cho các kỹ sư kinh tế xây dựng, nhất là cách tính Ixdctbq.
Giả sử có chỉ số giá xây dựng các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009 lần lượt là 120; 139; 144; 149; 175; 254; 228
Dự án thực hiện trong 3 năm 2010, 2011, 2012 với mức vốn phân bổ là 30 tỷ, 40 tỷ và 30 tỷ. Giả sử Lvay=0, công trình thiết kết ba bước, hãy tính chi phí dự phòng cho toàn bộ dự án.
Ta có Gdp1 = 10% x 100 = 10 tỷ.
Tính Ixdctbq:
Năm 2008 có biến động bất thường về giá nên không đưa vào tính toán:

Năm 2005; 2006; 2007; 2009

Chỉ số giá XD 144; 149; 175; 228

Chỉ số liên hoàn 1,04; 1,03; 1,17; 1,30

Ixdctbq 0,17

Ixdctbq bằng trung bình cộng của chỉ số liên hoàn của 3 năm 2006, 2007, 2009 trừ đi 1.
Như vậy:
Gdp2 cho năm thứ nhất: Gdp21= 30x[ (1+ 0.17) -1}] = 5.1 tỷ đồng
Gdp2 cho năm thứ 2: Gdp22= 40x[ (1+ 0.17)^2 -1}] = 14.756 tỷ đồng
Gdp2 cho năm thứ 3: Gdp23= 30x[ (1+ 0.17)^3 -1}] = 18.048 tỷ đồng
Vậy chi phí dự phòng cho toàn bộ dự án:
Gdp = Gdp1 + Gdp21 + Gdp22 + Gdp23 = 47.9 tỷ đồng
Nhận xét: Gdp quá lớn.
Thắc mắc : - delta Ixdct được lấy ở đâu ?
- Những năm thế nào gọi là năm có biến động về giá nhiên liệu, vật liệu, nhiên liệu ?
Đây là một vài ý kiến của em, mong các pro chỉ giáo. :)
Mình có một số ý kiến về cách tính dự phòng trượt giá của bạn như thế này:
1/ Chỉ số liên hoàn của năm 2009 = 1.30 là bạn tính sai vì: năm 2008 bạn cho là BĐ bất thường, nên bỏ qua đưa vào tính toán. nên khi bạn tính chỉ số giá liên hoàn của năm 2009 so với 2007 = 228/175 = 1.30 là sai (vì khoảng thời gian là 2 năm). Tính đúng theo mình phải là = (228/175)^(1/(2009-2007)) = 1.141 (vì đây là chỉ số liên hoàn 1 năm, ko phải chỉ số liên hoàn 2 năm)
2/ Theo tính toàn của mình thì:
Chỉ số liên hoàn: 1.036; 1.035; 1.174; 1.141

Ixdctbq = 0,0967
Ixdctbq bằng trung bình cộng của chỉ số liên hoàn của 3 năm 2006, 2007, 2009 trừ đi 1.
Như vậy:
Gdp2 cho năm thứ nhất: Gdp21= 30x[ (1+ 0.0967) -1}] = 2.8996 tỷ đồng
Gdp2 cho năm thứ 2: Gdp22= 40x[ (1+ 0.0967)^2 -1}] = 8.1060 tỷ đồng
Gdp2 cho năm thứ 3: Gdp23= 30x[ (1+ 0.0967)^3 -1}] = 9.5668 tỷ đồng
Vậy chi phí dự phòng cho toàn bộ dự án:
Gdp = Gdp1 + Gdp21 + Gdp22 + Gdp23 = 30.5724 tỷ đồng

Mọi ngừoi cho ý kiến thêm!
 
Last edited by a moderator:

ghosttiger

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
12/2/09
Bài viết
45
Điểm thành tích
6
Cảm ơn bác xuanvuong, em quên mất vấn đề này, chả trách Gdp cao đến thế. :">
Mong mọi người tiếp tục cho ý kiến.
 

faxtel22

Thành viên năng động
Tham gia
28/4/08
Bài viết
75
Điểm thành tích
8
Mình có một số ý kiến về cách tính dự phòng trượt giá của bạn như thế này:
1/ Chỉ số liên hoàn của năm 2009 = 1.30 là bạn tính sai vì: năm 2008 bạn cho là BĐ bất thường, nên bỏ qua đưa vào tính toán. nên khi bạn tính chỉ số giá liên hoàn của năm 2009 so với 2007 = 228/175 = 1.30 là sai (vì khoảng thời gian là 2 năm). Tính đúng theo mình phải là = (228/175)^(1/(2009-2007)) = 1.141 (vì đây là chỉ số liên hoàn 1 năm, ko phải chỉ số liên hoàn 2 năm)
2/ Theo tính toàn của mình thì:
Chỉ số liên hoàn: 1.036; 1.035; 1.174; 1.141

Ixdctbq = 0,0967
Ixdctbq bằng trung bình cộng của chỉ số liên hoàn của 3 năm 2006, 2007, 2009 trừ đi 1.
Như vậy:
Gdp2 cho năm thứ nhất: Gdp21= 30x[ (1+ 0.0967) -1}] = 2.8996 tỷ đồng
Gdp2 cho năm thứ 2: Gdp22= 40x[ (1+ 0.0967)^2 -1}] = 8.1060 tỷ đồng
Gdp2 cho năm thứ 3: Gdp23= 30x[ (1+ 0.0967)^3 -1}] = 9.5668 tỷ đồng
Vậy chi phí dự phòng cho toàn bộ dự án:
Gdp = Gdp1 + Gdp21 + Gdp22 + Gdp23 = 30.5724 tỷ đồng

Mọi ngừoi cho ý kiến thêm!
Bạn có thể giải thích thêm về cách qui đổi chỉ số liên hoàn 2 năm về 1 năm không? Mình chưa hiểu chỗ này.
Ngoài ra, tính bình quân chỉ số liên hoàn của các năm theo mình là tính bình quân nhân của 3 chỉ số liên hoàn.
 
P

phamconghanh

Guest
- Xác định delta Ixdct

[Quan trọng nhất là gải thích cách xác định hoặc kinh nghiệm để xác định - delta Ixdct thì không ai đề cập đến.
 

xuanvuong123

Thành viên năng động
Tham gia
28/7/09
Bài viết
54
Điểm thành tích
18
Dự phòng trượt giá

Bạn có thể giải thích thêm về cách qui đổi chỉ số liên hoàn 2 năm về 1 năm không? Mình chưa hiểu chỗ này.
Ngoài ra, tính bình quân chỉ số liên hoàn của các năm theo mình là tính bình quân nhân của 3 chỉ số liên hoàn.
1. Cách Quy đổi chỉ số giá liên hoàn 2 năm về 1 năm mình có trình bày ở bài khác rồi (copy lại):

Năm 2008 cho là năm có biến động giá bất thường, nên ko được sử dụng để tính toán, do đó khi tính chỉ số giá liên hoàn của năm 2009 thầy tính bằng CSGXD2009/CSGXD2008 = 90.94% theo e là không đúng.

Theo e khi tính CSGLH của 2009 ta phải giả sử CSGLH2008 = CSGLH2009.

Khi đó: CSGXD2009/CSGXD2007 = (CSGXD2009/CSGXD2008)*(CSGXD2008/CSGXD2007)=CSGLH2009*CSGLH2008=CSGLH2009^2
Vậy ta có: CSGLH2009= (CSGXD2009/CSGXD2007)^(1/2) = (231/175)^(1/2) = 114.9% (#90.94%).

Trong đó:
CSGLH: là chỉ số giá liên hoàn, CSGXD: là chỉ số giá xây dựng.

2. Còn về cách tính bình quân chỉ số giá liên hoàn: tính đúng thì là bình quân nhân. Nhưng trong ví dụ của QĐ 778 BXD ngày 20/8 tính theo bình quân cộng của các năm. Thường thì 2 cách tính không sai khác nhau về kết quả.
 

faxtel22

Thành viên năng động
Tham gia
28/4/08
Bài viết
75
Điểm thành tích
8
1. Cách Quy đổi chỉ số giá liên hoàn 2 năm về 1 năm mình có trình bày ở bài khác rồi (copy lại):

Năm 2008 cho là năm có biến động giá bất thường, nên ko được sử dụng để tính toán, do đó khi tính chỉ số giá liên hoàn của năm 2009 thầy tính bằng CSGXD2009/CSGXD2008 = 90.94% theo e là không đúng.

Theo e khi tính CSGLH của 2009 ta phải giả sử CSGLH2008 = CSGLH2009.

Khi đó: CSGXD2009/CSGXD2007 = (CSGXD2009/CSGXD2008)*(CSGXD2008/CSGXD2007)=CSGLH2009*CSGLH2008=CSGLH2009^2
Vậy ta có: CSGLH2009= (CSGXD2009/CSGXD2007)^(1/2) = (231/175)^(1/2) = 114.9% (#90.94%).

Trong đó:
CSGLH: là chỉ số giá liên hoàn, CSGXD: là chỉ số giá xây dựng.

2. Còn về cách tính bình quân chỉ số giá liên hoàn: tính đúng thì là bình quân nhân. Nhưng trong ví dụ của QĐ 778 BXD ngày 20/8 tính theo bình quân cộng của các năm. Thường thì 2 cách tính không sai khác nhau về kết quả.
Cho mình hỏi thêm.
Bạn giả định CSGLH2008=CSGLH2009 là vì sao. nếu lấy bằng CSGLH2007 có được không?
 

dodungktxd

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/6/10
Bài viết
243
Điểm thành tích
28
Cho mình hỏi thêm.
Bạn giả định CSGLH2008=CSGLH2009 là vì sao. nếu lấy bằng CSGLH2007 có được không?
Chào cả nhà. Thông tư số 04/2010 ra đời mình thấy các bạn đã trao đổi rất sôi nổi và hữu ích về tính “mới” của nó. Mình làm bên tư vấn. Đa số các dự án mình làm đều có thời gian thực hiện dự án < 2năm hoặc Chủ đầu tư “bảo” thực hiện trong 2 năm nên việc tính chi phí dự phòng rất đơn giản, nên chưa bao giờ mình phải tính dự phòng cho yếu tố trượt giá. Về vấn đề này TT05 đã đề cập tới, và tới bây giờ có TT04 đề cập một cách cụ thể hơn, rõ ràng hơn. Mình muốn trao đổi cùng mọi người, mong các bạn cho ý kiến.
Nguyên tắc tính (theo mình hiểu): Quy đổi Vốn đầu tư sẽ thực hiện ở thời điểm tương lai về thời điểm hiện tại. Mức chênh giữa Vốn đầu tư đã quy đổi về thời điểm hiện tại này với mức Vốn đầu tư nếu thực hiện công việc đó ở thời điểm hiện tại chính là Dự phòng phí cho yếu tố trượt giá. (không biết có đúng không, các bạn cho ý kiến nhé).
Công thức tính:

T​
GDP2 = ∑ (Vt - Lvayt) x {[1 + (Ixdctbq ±ΔIxdcb)]^t - 1}​
t=1
Các ký hiệu công thức chắc mọi người đã rõ, hoặc có thể tham khảo TT04.
Bàn luận:
1. (Vt-Lvay): là Vốn đầu tư dự kiến thực hiện ở năm t
2. (Vt - Lvayt) x [1 + (Ixdctbq ±ΔIxdcb)]^t : Vốn đầu tư ở năm t được quy đổi về thời điểm hiện tại
3. Vậy (Ixdctbq ±ΔIxdcb): tỷ lệ trượt giá. Hay chính là hệ số trượt giá để mình quy đổi Vốn ở thời điểm t về thời điểm hiện tại.
4. Vấn đề ở đây là cần hiểu bản chất củaIxdctbq và cách xác định nó.
(Ixdctbq ±ΔIxdcb) về bản chất giống hệt chỉ tiêu “r” trong phân tích hiệu quả tài chính của dự án để quy đổi. Nhưng về nội dung thì nó là hệ số quy đổi Vốn đầu tư. ΔIxdcb thì ta không xét tới. Ta chỉ quan tâm tới Ixdctbq. Nếu thực hiện ở năm (n) thì Vốn bỏ là A, nếu thực hiện năm (n+1) thì sẽ là B. Gọi Kn là chỉ số giá xây dựng công trình năm n vậy:

Ixdct(n+1) = (B-A)/A = (Kn+1 – Kn)/Kn​

Công thức trên mình nghĩ các bạn chứng minh được. Từ đó ta tính được Ixdctbq của 3 năm trước năm lập dự án hoặc 3 năm bạn chọn theo công thức:

Ixdctbq = [Ixdct(-3) + Ixdct(-2) + Ixdct(-1)]/3​

Vậy Ixdcbq là tỷ lệ tăng bình quân của chỉ số giá xây dựng công trình.
Trong TT04/2010 có hướng dẫn: “[FONT=&quot]I[/FONT][FONT=&quot]xdctbq[/FONT][FONT=&quot]: [/FONT]Mức độ trượt giá bình quân tính trên cơ sở bình quân các chỉ số giá xây dựng công trình theo loại công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất so với thời điểm tính toán (không tính đến những thời điểm có biến động bất thường về giá cả nguyên liệu, nhiêu liệu và vật liệu xây dựng”
Như vậy có rõ ràng lắm không, mình thấy rất nhiều người lấy Ixdctbq là chỉ số giá bình quân của 3 năm gần nhất. Và khi mình thẩm tra thì mình không đồng ý với quan điểm này vì như vậy Ixdctbq không mang đúng nghĩa là hệ số triết khấu vốn đầu tư.
Các bạn xem kỹ bài này mình đã viết khá lâu rùi. Vấn đề cốt lõi là bản chất của dự phòng phí là quy đổi vốn đầu tư về thời điểm tính toán.
Chúc các bạn thành công!
 

xuanvuong123

Thành viên năng động
Tham gia
28/7/09
Bài viết
54
Điểm thành tích
18
Dự phòng trượt giá

Cho mình hỏi thêm.
Bạn giả định CSGLH2008=CSGLH2009 là vì sao. nếu lấy bằng CSGLH2007 có được không?

Trong trường hợp này: vì năm 2008 là năm có biến động bất thường về giá, nên ta không tính đến năm 2008 để đưa vào tính toán.
Vì thế, khi tính CSGLH2009 (khi biết CSGXD2007 và CSGXD2009) thì ta phải giả sử: năm 2008 và năm 2009 biến động về giá là như nhau (vì ta đang cần tính bình quân chỉ số giá các năm mà). Còn năm 2007 đã tính được CSGLH2007 rồi thì cần gì phải giả sử nữa.
 
Last edited by a moderator:

Huongly1111

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/6/09
Bài viết
294
Điểm thành tích
28
Tuổi
36
Mình có một số ý kiến về cách tính dự phòng trượt giá của bạn như thế này:
1/ Chỉ số liên hoàn của năm 2009 = 1.30 là bạn tính sai vì: năm 2008 bạn cho là BĐ bất thường, nên bỏ qua đưa vào tính toán. nên khi bạn tính chỉ số giá liên hoàn của năm 2009 so với 2007 = 228/175 = 1.30 là sai (vì khoảng thời gian là 2 năm). Tính đúng theo mình phải là = (228/175)^(1/(2009-2007)) = 1.141 (vì đây là chỉ số liên hoàn 1 năm, ko phải chỉ số liên hoàn 2 năm)
2/ Theo tính toàn của mình thì:
Chỉ số liên hoàn: 1.036; 1.035; 1.174; 1.141

Ixdctbq = 0,0967
Ixdctbq bằng trung bình cộng của chỉ số liên hoàn của 3 năm 2006, 2007, 2009 trừ đi 1.
Như vậy:
Gdp2 cho năm thứ nhất: Gdp21= 30x[ (1+ 0.0967) -1}] = 2.8996 tỷ đồng
Gdp2 cho năm thứ 2: Gdp22= 40x[ (1+ 0.0967)^2 -1}] = 8.1060 tỷ đồng
Gdp2 cho năm thứ 3: Gdp23= 30x[ (1+ 0.0967)^3 -1}] = 9.5668 tỷ đồng
Vậy chi phí dự phòng cho toàn bộ dự án:
Gdp = Gdp1 + Gdp21 + Gdp22 + Gdp23 = 30.5724 tỷ đồng

Mọi ngừoi cho ý kiến thêm!
Em thấy nếu lấy chỉ số năm 2008= năm 2009 thì mình vẫn tính năm 2008 vào như những năm khác:
năm: 2005 2006 2007 2008 2009
CSXD:144 149 175 288 288
CSLH: 1.035 1.174 1.303 1
Ixdctbq = 0,128 thì đúng hơn chứ ạ?
 

xuanvuong123

Thành viên năng động
Tham gia
28/7/09
Bài viết
54
Điểm thành tích
18
Dự phòng trượt giá

Em thấy nếu lấy chỉ số năm 2008= năm 2009 thì mình vẫn tính năm 2008 vào như những năm khác:
năm: 2005 2006 2007 2008 2009
CSXD:144 149 175 288 288
CSLH: 1.035 1.174 1.303 1
Ixdctbq = 0,128 thì đúng hơn chứ ạ?
Bạn nhầm rồi, khi tính mình phải giả sử CSGLH2008=CSGLH2009 (đây là chỉ số giá liên hoàn, không phải là chỉ số giá xây dựng).
(Lý do giả sử = nhau mình trình bày ở bài trước rồi).
Chỉ số giá liên hoàn thể hiện mức độ biến động giá của năm sau so với năm trước. Còn chỉ số giá xây dựng là chỉ số giá của năm đó so với 1 năm được lấy làm gốc (trong công bố tại QĐ số 410/QĐ-BXD năm 2000 được lấy làm gốc).
 

thanguong

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
8/1/08
Bài viết
130
Điểm thành tích
28
hỏi về dự phòng phí

xin mọi người tư vấn là có khi nào tính dự phòng phí có thể bỏ qua Gdp do trượt giá ko nhỉ (gói thầu có tiến độ khoảng 2-3 tháng), căn cứ pháp lý nào????
 

nmchinh2210

Thành viên mới
Tham gia
4/12/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Một số ý kiến trao đổi:

Chi phí dự phòng (GDP):
GDP= GDP1 + GDP2 (1.4)
Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh :
GDP1= (GXD + GTB + GBT, TĐC + GQLDA + GTV + GK) x Kps (1.5)
Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định theo công thức sau:
T
GDP2 = xichma (Vt - LVayt){[1 + (IXDCTbq +(-)delta Ixdct)]t - 1} (1.6)
t=1
Trong đó:
- T: độ dài thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình (năm);
- t: số thứ tự năm phân bổ vốn thực hiện dự án (t = 1¸T) ;
- Vt: vốn đầu tư dự kiến thực hiện trong năm thứ t;
- Lvayt: chi phí lãi vay của vốn đầu tư dự kiến thực hiện trong năm thứ t.
- Ixdctbq: mức độ trượt giá bình quân tính trên cơ sở bình quân các chỉ số giá xây dựng công trình theo loại công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất so với thời điểm tính toán (không tính đến những thời điểm có biến động bất thường về giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng);
delta Ixdct:mức dự báo biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế so với mức độ trượt giá bình quân năm đã tính.

Về Gdp1 thì không có vấn đề gì trong cách tính. Nhưng Gdp2:
T
GDP2 = xichma (Vt - LVayt){[1 + (IXDCTbq +(-)delta Ixdct)]t - 1} (1.6)​
t=1
Một công thức toán học trông rất là hoành tráng, rất khoa học tuy nhiên lại gây đau đầu cho các kỹ sư kinh tế xây dựng, nhất là cách tính Ixdctbq.
Giả sử có chỉ số giá xây dựng các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009 lần lượt là 120; 139; 144; 149; 175; 254; 228
Dự án thực hiện trong 3 năm 2010, 2011, 2012 với mức vốn phân bổ là 30 tỷ, 40 tỷ và 30 tỷ. Giả sử Lvay=0, công trình thiết kết ba bước, hãy tính chi phí dự phòng cho toàn bộ dự án.
Ta có Gdp1 = 10% x 100 = 10 tỷ.
Tính Ixdctbq:
Năm 2008 có biến động bất thường về giá nên không đưa vào tính toán:
Năm 2005; 2006; 2007; 2009
Chỉ số giá XD 144; 149; 175; 228
Chỉ số liên hoàn 1,04; 1,03; 1,17; 1,30
Ixdctbq 0,17
Ixdctbq bằng trung bình cộng của chỉ số liên hoàn của 3 năm 2006, 2007, 2009 trừ đi 1.
Như vậy:
Gdp2 cho năm thứ nhất: Gdp21= 30x[ (1+ 0.17) -1}] = 5.1 tỷ đồng
Gdp2 cho năm thứ 2: Gdp22= 40x[ (1+ 0.17)^2 -1}] = 14.756 tỷ đồng
Gdp2 cho năm thứ 3: Gdp23= 30x[ (1+ 0.17)^3 -1}] = 18.048 tỷ đồng
Vậy chi phí dự phòng cho toàn bộ dự án:
Gdp = Gdp1 + Gdp21 + Gdp22 + Gdp23 = 47.9 tỷ đồng
Nhận xét: Gdp quá lớn.
Thắc mắc : - delta Ixdct được lấy ở đâu ?
- Những năm thế nào gọi là năm có biến động về giá nhiên liệu, vật liệu, nhiên liệu ?
Đây là một vài ý kiến của em, mong các pro chỉ giáo. :)
------------------------------------------------------------------------
* 2 xu hướng tính dự phòng trượt giá: Tính theo trung bình nhân và trung bình cộng. Cùng nhau bổ xung kiến thức, mình thấy mấy vấn đề sau:
(Nhìn vào cách tính ở đây mình thấy Ibq khá thấp)

- Nếu dùng quan điểm này tính nội suy ở năm có biến động giá như trên (năm 2008) thì hoàn toàn chỉ dựa vào 2 năm kề cận! Ko xét đến số liệu (thống kê Ixd - ngẫu nhiên) của các năm xung quanh thời điểm đó (2006, 2007,...). Như vậy ảnh hưởng lớn đến Ibq.

- Sau khi tính nội suy tbn, thực chất là giả định giá trị CSLH bằng nhau giữa các năm của 2 năm chặn đầu, chặn cuối. Vậy:
Ibq = (Ilh_2006/2005 + Ilh_2007/2006 + 2(Ilh_2007/2008 = Ilh_2008/2007))/4
Hoặc:
Ibq = (Ilh_2007/2006 + 2(Ilh_2009/2008 = Ilh_2008/2007))/3

- Quan điểm trung bình nhân không đúng khi tính Ibq vì bất đt:
(1+a1)*(1+a2)*...*(1+an) > (1 + a_trung bình cộng)^n > (1 + a_trung bình nhân)^n (khi ai >0)

- Với dữ liệu thống kê Ixd hàng năm, khi dùng hàm forecast tính Ixd 2008 và từ đó tính ra Ibq thì nó xấp xỉ với Ibq của quan điểm trung bình cộng!

* Sở dĩ Ibq cao (dự phòng cao) là vì:
- Khi xét thời điểm là các năm thì những năm nào là năm có biến động giá. Thực chất đây là vấn đề nan giải, vấn đề sẽ rõ ràng nếu như mặt bằng giá cả bình ổn sau 1 thời gian. Ở đây, năm 2008 có biến động giá, và nó là đỉnh của biến động giá (còn 2005-2006?), và xét trên trục thời gian là các năm thì năm 2009 là vị trí gần với "đỉnh" này, còn 2007 ở xa hơn!
- Nếu xét theo tháng, quý,.. nếu vào các thời điểm ngắn 2009, đầu 2010 thì Ibq, DP sẽ giảm hơn vì Ixd khá ổn định. Nhưng thực chất, lẽ ra phải lấy bình quân của > 3 thời điểm_khi dùng số liệu "ngắn" để tính toán cho thời gian dài!
- D_ixdbq: Thực khó mà xem xét yếu tố này! Nó chính là yếu tố đánh giá, điều chỉnh giá trị cao, thấp DP. Có thể là 1 văn bản mới sắp ban hành, 1 khu đô thị khánh thành,...!???
- Tại sao lại phải cố ép nhỏ CPDP trong tình hình bất ổn giá! Nên chăng đưa DP vào giá hợp đồng!?

Dẫu sao có được công thức và số liệu như vậy là sự cố gắng rất tốt! Mọi người hãy cùng hoàn thiện công thức xem sao!?
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Nhờ các chuyên gia góp ý dùm

Tôi đã làm một bảng tính Excel để tính dự phòng cho yếu tố trượt giá đăng trên diễn đàn. Sau đó đã đưa luôn bảng tính vào phần mềm Dự toán GXD để các bạn tiện sử dụng.
Còn hiện tại đã đưa vào bảng tính Excel để xác định chi phí dự phòng trong Tổng mức đầu tư xây dựng. Mời các bạn xem video giới thiệu rất mong được các đồng nghiệp xem thử và góp ý để các kỹ sư GXD hoàn thiện hơn:
Chân thành cảm ơn.
 

nmchinh2210

Thành viên mới
Tham gia
4/12/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Ibq, D_Ibqxdct, Dự phòng phí quá cao!

* Vì cũng đang phải thẩm tra & phải có quyết định về dự phòng theo TT04, tôi có một số ý kiến ntn:

- Quá trình phân bổ vốn chỉ cần thể hiện theo tỷ lệ %!
- Nếu xét tới biến động giá thì không dùng hàm Average được nữa. Mà theo em thì phải là dạng trung bình cộng có trọng số, hay khác đi là trung bình (diện tích/chiều dài số liệu) sau khi đã loại bớt đi giá trị ko hợp lý trong khối dữ liệu đó (thí dụ giá trị X,Y=0). Vậy ta sẽ sử dụng hàm gì?

* Vấn đề chung: Itb & CPDP quá cao! Một số câu hỏi trong công thức tính Dự phòng của TT04 ?

- Yêu cầu DP trong TMĐT thì tính theo quãng thời gian bằng năm đồng thời dự phòng KL là 10%, còn tính trong DT thì quãng thời gian xem xét là tháng, quý đồng thời dự phòng KL là 5%. Ngoài ra điều kiện khống chế của 2 công thức này là: TMĐT ko bị thay đổi xấu (bằng nhau thì hoàn hảo)!
Nếu làm tốt bước 1 thì 5% dư kia sẽ phổ biến ? Liệu nó chịu ảnh hưởng mạnh của sự phân bổ tiến độ trong bước 2 ?

- Xét DP trượt giá trong TMĐT, ta tính theo quãng thời gian là năm, nhưng thời điểm tính năm đầu (0%DP) có thể là đầu năm, giữa năm, cuối năm; sự rải vốn trong năm có thể ko đồng đều; đồng thời thời điểm kết thúc dự án cũng vậy! Với cách tính của công thức thì thời điểm rải vốn vào cuối năm!? (CPDP cao quá - khó duyệt!)

Vấn đề này ít bị ảnh hưởng khi tính DP ở bước 2 theo quý, theo tháng! (CPDP sẽ cụ thể & hợp lý hơn!)

- Một số hướng xem xét điều chỉnh Ibq (lẽ ra D_Ixdbq phải bổ sung điều chỉnh này):

Lấy 1 VD: Công trình 4 năm, năm thứ 1 là thời điểm tính (lập tại quý 2). Tính theo TT04 thì Ixdbq = 17,1%.
Phân bổ vốn như sau:
Năm 1: Vốn 4,47 % (theo quý là: 1,17% - 1,05% - 0,61% - 1,63%)
Năm 2: Vốn 25,85% (theo quý là: 3,93% - 3,63% - 6,93% - 11,36%)
Năm 3: Vốn 45,48% (theo quý là: 12,35% - 12,35% - 11,82% - 8,95%)
Năm 4: Vốn 24,21% (theo quý là: 7,91% - 7,13% - 6,14% - 3,04%)
Nếu tính DP trượt giá theo cách tính thông thường: 36%

+ Coi như vốn ở các năm tính toán tập trung vào giữa năm:
Khi đó tại các năm thứ i, I_trượt giá phải là: (1+Ibq)^(i-0,5)-1
Tính ra DP trượt giá: 26%

+ Coi như trong 1 năm vốn rải đều, tính lại Ibq của năm là I'bq sau đó điều chỉnh Ibq (khi quan niệm vốn ở cuối năm tính toán). Quá trình tính I'bq không phụ thuộc vào vốn của năm mà chỉ phụ thuộc vào Ibq.
Quá trình này tạm lấy: I_bq_quý = (1+Ibq_năm)^(1/4)-1.
Tính ra:
I'bq = 10,49% và DP trượt giá: 21,2%.

+ Khi điều chỉnh bằng tháng (tương tự như quý):
I'bq = 9,05% và DP trượt giá: 19,8%.

Các công thức điều chỉnh này còn khá đơn giản nhưng nó xem xét đến sự phân bổ vốn trong năm khi tính DP trong TMĐT!

Kiến thức thực còn nhỏ bé. Chân thành cảm ơn sự góp ý của các đồng nghiệp!
 

lethu89

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
25/3/11
Bài viết
19
Điểm thành tích
3
Tuổi
34
các bác cho em hỏi, ví dụ bây giờ em đang lập dự toán là tháng 11 năm 2011, dự án của em dự định thực hiện trong vòng 18 tháng nhưng đến tháng 1 năm 2012 thì công trình mới khởi công, vậy thì em tính chi phí dự phòng từ năm nào, năm 2011 hay năm 2012. nếu tính từ năm 2012 thì do năm 2011 chưa có chỉ số giá xây dựng vậy khi lập dự toán em phải lấy chỉ số giá của năm 2007,2009,2010để tính cho năm 2012 ạ,
 

NNVP

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/7/10
Bài viết
280
Điểm thành tích
43
các bác cho em hỏi, ví dụ bây giờ em đang lập dự toán là tháng 11 năm 2011, dự án của em dự định thực hiện trong vòng 18 tháng nhưng đến tháng 1 năm 2012 thì công trình mới khởi công, vậy thì em tính chi phí dự phòng từ năm nào, năm 2011 hay năm 2012. nếu tính từ năm 2012 thì do năm 2011 chưa có chỉ số giá xây dựng vậy khi lập dự toán em phải lấy chỉ số giá của năm 2007,2009,2010để tính cho năm 2012 ạ,

Theo mình dự án như bạn nói thì chi phí dự phòng vẫn tính từ thời điểm lập dự toán bạn ạ. Thực tế dự án của bạn đã được khởi công ngay từ lúc bạn lập dự toán rồi đó. Dự án có khởi công thì bạn mới triển khai các bước tiếp theo (TK, lựa chọn nhà thầu ...).
Còn cái khới công như bạn miêu tả thì đó có thể là lúc bắt đầu triển khai phần của chi phí xây dựng ,thiết bị ...
 

NNVP

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/7/10
Bài viết
280
Điểm thành tích
43
Đọc ý kiến của bạn mình chợt nhớ tới dự án của mình có một điều tương tự như thế này. Mong các đồng nghiệp cùng cho ý kiến nhé.
- Dự án của mình được lập từ năm 2005, triển khai khởi công xây dựng năm 2006. Tới nay vẫn chưa hoàn thành, TDT đã được duyệt năm 2007. Dự kiến tiến độ thi công kết thúc vào cuối năm 2013 theo Tổng tiến độ hiệu chỉnh.
- Quá trình xây dựng kéo dài , tuy nhiên tới nay mới chỉ một số hạng mục hoàn thành và được quyết toán. Còn phần lớn hạng mục đang quá trình thi công tiếp. Một số hạng mục chuẩn bị thi công.
- Sau khi dự án được chuyển tiếp từ Nghị định 16 sang nghị định 12 quản lý chi phí theo nghị định 99, thì hiện tại Chủ đầu tư quyết định thống nhất quản lý chi phí theo các dự toán chi tiết được lập từ các BVTC của các hạng mục. Mặt bằng gia tính toán trong các dự toán chi tiết, CĐT đã thống nhất với các bên vẫn lấy theo mặt bằng giá của quý IV năm 2006 và để hiển thị được giá trị thực của từng hạng mục thì các dự toán được bổ sung các chi phí dự phòng.
- Vậy theo các đồng nghiệp thành phần chi phí dự phòng trong các dự toán chi tiết nên xác định như thế nào để thể hiện đúng giá trị thực của công trình tới thời điểm lập dự toán.
- Rất mong các đồng nghiệp cho mình ý kiến nhé.!
 

NNVP

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/7/10
Bài viết
280
Điểm thành tích
43
Về mặt lý thuyết mình dự kiến sẽ thực hiện bài toán như thế này mong mọi người có ý kiến nhé:
1- Tính toán dự phòng do yếu tố phát sinh khối lượng. Gdp1
2- Quy đổi mặt bằng giá từ thời điểm năm 2006 tới thời điểm lập dự toán, theo phương pháp bù giá. Gdp2.
3- Tính toán dự phòng do yếu tố trượt giá theo thông tư 05/2007/TT-BXD hoặc thông tư 04/2010/TT-BXD
Chi phí dự phòng = Gdp1+Gdp2+Gdp3
 

NNVP

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/7/10
Bài viết
280
Điểm thành tích
43
TA đã làm một bảng tính Excel để tính dự phòng cho yếu tố trượt giá ở chủ đề sau, rất mong được các đồng nghiệp xem thử và góp ý để TA hoàn thiện:

http://giaxaydung.vn/diendan/excel-...eu-truot-gia-cung-du-toan-gxd.html#post173115

Chân thành cảm ơn.

- Bài tính của anh thế anh về tính toán chi phí dự phòng cho yếu tố trựơt giá theo thông tư 04/2010/TT-BXD theo tôi như vậy là rất phù hợp với hướng dẫn rồi.
- Qua thực tế tính toán, lập rồi thanh toán, quyết toán cho một số hạng mục công trình mà mình đã làm thì mình thấy thế này. Trước đây khi chưa có nghị định 99, thông tư 05 thì việc lập và quản lý chi phí theo nghị định số 16/2005 và thông tư 04/2005. Đối với một số công trình hạng mục công trình mình đã trực tiếp thi công, qua quá trình thi công kéo dài do tính chất công trình và của dự án có công trình kéo dài tới 3 - 4 năm. Sau khi quyết toán công trình mình thấy rằng giá trị thực của công trình thường tăng lên 30% - 40%. Với chi phí dự phòng như trước đây thường tính bằng 10%.
- Như vậy nếu ta xem xét lại cách xác định chi phí dự phòng theo hướng dẫn tại thông tư 04/2010/TT-BXD thì giá trị riêng cho phần chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá so với các thành phần chi phí của dự toán thì tới 60% - 75% có dư.
- Nhìn kết cấu dự toán của một dự án với chi phí dự phòng cao như vậy ta thường đặt câu hỏi liệu dự án đầu tư như thế có hiệu quả không? Giá trị dự toán như vậy có phản ánh giá trị thực của công trình? Mức phân bổ vốn cho một dự án xây dựng cơ bản của một nhà đầu tư liệu có hợp lý không?
- Qua quá trình làm mình tự đặt câu hỏi như trên, rất mong các đồng nghiệp quan tâm chia sẻ.
- Chân thành cảm ơn!
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top