Hỏi về khoản Thu nhập chịu thuế tính trước đối với quyết toán dự án do chủ đầu tư tự thực hiện.

tuananhxd6

Thành viên mới
Tham gia
26/8/09
Bài viết
3
Điểm thành tích
3
Tuổi
38
Xin chào các bạn trong diễn đàn, hiện nay mình đang làm quyết toán cho dự án công trình nhà thu nhập thấp. Dự án do công ty làm chủ đầu tư và giao cho các Đội xây lắp thực hiện, tức là hình thức tự thực hiện. Vốn thì do Chủ đầu tư tự vay vốn, tuy nhiên được hỗ trợ lãi suất khi vay theo quy định của nhà nước đối với dự án nhà thu nhập thấp. Quyết toán thì đã làm xong rồi và đang trong quá trình kiểm toán, tuy nhiên phát sinh một vấn đề mà có thể mình phải làm lại toàn bộ quyết toán do khoản thu nhập chịu thuế tính trước ( 5,5%) theo ý kiến của kiểm toán không được tính vào giá trị quyết toán của công trình, mình không rõ về vấn đề này nên xin hỏi các bạn như vậy có đúng không và có văn bản nào hướng dẫn về vấn đề này không?Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm.
 

vna

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
8/6/11
Bài viết
322
Điểm thành tích
63
Rõ ràng bạn nói đây là hình thức tự thực hiện vậy thì khoản lãi trước thuế của cty bạn tất nhiên là ko đk tính rồi.
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Chưa đồng ý với quan điểm của VNA

Xin hỏi thêm là dự án này có sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên hay không? Tức để áp dụng bắt buộc các quy định của pháp luật về quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình.

Như bạn trao đổi thì nhiều khả năng không bắt buộc áp dụng. Tuy nhiên, về bản chất, thu nhập chịu thuế tính trước là khoản lợi nhuận tính trước đối với nhà thầu. Tỷ lệ này áp dụng theo định mức tỷ lệ đối với từng loại công trình.

Vì áp dụng cơ chế tự thực hiện, việc giao khoán tỷ lệ này cho đội phụ thuộc vào quyết định của công ty bạn.

Trường hợp đội hạch toán độc lập thì cần thiết phải đưa khoản chi phí này vào. Tuy nhiên có thể thống nhất giảm tỷ lệ này xuống để giảm chi phí đầu tư công trình.

Trường hợp đội hạch toán phụ thuộc hoàn toàn, thì chi phí này vẫn phải được tính để có thể bù vào một phần lãi vay từ các tổ chức tín dụng, và được coi là chi phí lãi mà công ty bạn được hưởng từ hoạt động xây lắp (nếu có). Cần lưu ý nếu đơn vị bạn không áp dụng hình thức tự thực hiện mà ký với đơn vị khác thực hiện hợp đồng xây lắp thì đơn vị bạn vẫn phải chi khoản chi phí này.

Và cuối cùng, nếu dự án này sử dụng nhỏ hơn 30% vốn nhà nước, việc quyết định là ở công ty bạn. Công ty hoàn toàn có thể đưa tỷ lệ này bằng 0% hoặc đưa lên 1000% nếu muốn...
 
L

levinhxd

Guest
Theo mình, trước hết phải hiểu bản chất của việc sản xuất một công trình cũng giống như sản xuất 1 sản phẩm hàng hóa thông thường!
Sản xuất ra 1 sản phẩm có 2 mục đích:
- Để bản thân mình dùng (Tự cung tự cấp)
- Hoặc để bán (Giao thương)
Xét trường hợp để bán, tức sản phẩm đó được đưa ra thị trường (Có người bán, người mua). Khi đó người bán sẽ mong muốn có lợi nhuận. Người mua mong muốn sp giá rẻ nhưng chất lượng tốt, nhà nước đứng ở giữa sẽ thu thuế. Ở đây có 2 loại thuế, đánh vào người bán là Thuế TNDN và Đánh vào người mua là thuế GTGT.
Gọi là thu nhập chịu thuế tính trước bởi vì SP xây dựng SX sau khi bán, trúng thầu rồi mới SX, vậy để định trước khoản lợi nhuận, người ta áp một mức 5,5%.
Trường hợp tự thực hiện là mình làm cho mình, ko bán cho ai cũng ko mua của ai SP công trình đó. Vì thế ko thể có lợi nhuận, cũng ko thể có Thuế GTGT! (nguyên tắc thực thu thực chi, hạch toán vào sổ sách kế toán công ty). Sau này giả sử anh kinh doanh hoặc bán các sản phẩm của Công trình đó, Doanh thu bao nhiêu, Chi hết bao nhiêu thì còn lại đều là lợi nhuận trước thuế! Còn Thu nhập chịu thuế tính trước nói ở trên là của Nhà thầu, nếu trường hợp thuê 1 nhà thầu độc lập!
Đây là một trường hợp tự thực hiện của bên mình đã được Quyết toán:
bangquyettoantuthuchien.jpg
 

tuananhxd6

Thành viên mới
Tham gia
26/8/09
Bài viết
3
Điểm thành tích
3
Tuổi
38
Xin hỏi thêm là dự án này có sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên hay không? Tức để áp dụng bắt buộc các quy định của pháp luật về quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình.

Như bạn trao đổi thì nhiều khả năng không bắt buộc áp dụng. Tuy nhiên, về bản chất, thu nhập chịu thuế tính trước là khoản lợi nhuận tính trước đối với nhà thầu. Tỷ lệ này áp dụng theo định mức tỷ lệ đối với từng loại công trình.

Vì áp dụng cơ chế tự thực hiện, việc giao khoán tỷ lệ này cho đội phụ thuộc vào quyết định của công ty bạn.

Trường hợp đội hạch toán độc lập thì cần thiết phải đưa khoản chi phí này vào. Tuy nhiên có thể thống nhất giảm tỷ lệ này xuống để giảm chi phí đầu tư công trình.

Trường hợp đội hạch toán phụ thuộc hoàn toàn, thì chi phí này vẫn phải được tính để có thể bù vào một phần lãi vay từ các tổ chức tín dụng, và được coi là chi phí lãi mà công ty bạn được hưởng từ hoạt động xây lắp (nếu có). Cần lưu ý nếu đơn vị bạn không áp dụng hình thức tự thực hiện mà ký với đơn vị khác thực hiện hợp đồng xây lắp thì đơn vị bạn vẫn phải chi khoản chi phí này.

Và cuối cùng, nếu dự án này sử dụng nhỏ hơn 30% vốn nhà nước, việc quyết định là ở công ty bạn. Công ty hoàn toàn có thể đưa tỷ lệ này bằng 0% hoặc đưa lên 1000% nếu muốn...
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến câu hỏi của mình, dự án của công ty mình là vốn 100% tự vay, nhà nước chỉ hỗ trợ ở các chi phí như tiền đất, được vay tại ngân hàng phát triển với lãi suất ưu đãi hoặc hỗ trợ lãi vay (50%) khi vay các ngân hàng khác, tuy nhiên công ty mình có chủ trương vẫn tuân theo luật như đối với dự án có sử dụng trên 30% vốn nhà nước. Mình không phải dân kế toán nên không rõ lắm về vấn đề hạch toán... nhưng có suy nghĩ thế này, cho dù là tự thực hiện đi nữa thì sau khi hoàn thành công trình, sẽ bán cho người dân, và giá bán nhà cho dân được hình thành trên giá quyết toán của công trình, nếu như không tính phần lợi nhuận định mức vào giá quyết toán thì công ty mình không có lãi sao? Ở đây theo chủ trương của địa phương thì lợi nhuận khi bán hàng cho dân được tính tối đa là 10,5% chi phí, như vậy có phải là phần thu nhập chịu thuế tính trước 5,5% cũng đã nằm trong 10,5% lãi đó không? Chỗ này hơi khó hiểu, các bạn thông cảm nhé:confused:
 

tuananhxd6

Thành viên mới
Tham gia
26/8/09
Bài viết
3
Điểm thành tích
3
Tuổi
38
Theo mình, trước hết phải hiểu bản chất của việc sản xuất một công trình cũng giống như sản xuất 1 sản phẩm hàng hóa thông thường!
Sản xuất ra 1 sản phẩm có 2 mục đích:
- Để bản thân mình dùng (Tự cung tự cấp)
- Hoặc để bán (Giao thương)
Xét trường hợp để bán, tức sản phẩm đó được đưa ra thị trường (Có người bán, người mua). Khi đó người bán sẽ mong muốn có lợi nhuận. Người mua mong muốn sp giá rẻ nhưng chất lượng tốt, nhà nước đứng ở giữa sẽ thu thuế. Ở đây có 2 loại thuế, đánh vào người bán là Thuế TNDN và Đánh vào người mua là thuế GTGT.
Gọi là thu nhập chịu thuế tính trước bởi vì SP xây dựng SX sau khi bán, trúng thầu rồi mới SX, vậy để định trước khoản lợi nhuận, người ta áp một mức 5,5%.
Trường hợp tự thực hiện là mình làm cho mình, ko bán cho ai cũng ko mua của ai SP công trình đó. Vì thế ko thể có lợi nhuận, cũng ko thể có Thuế GTGT! (nguyên tắc thực thu thực chi, hạch toán vào sổ sách kế toán công ty). Sau này giả sử anh kinh doanh hoặc bán các sản phẩm của Công trình đó, Doanh thu bao nhiêu, Chi hết bao nhiêu thì còn lại đều là lợi nhuận trước thuế! Còn Thu nhập chịu thuế tính trước nói ở trên là của Nhà thầu, nếu trường hợp thuê 1 nhà thầu độc lập!
Đây là một trường hợp tự thực hiện của bên mình đã được Quyết toán:
bangquyettoantuthuchien.jpg
Dự án của công ty mình sau khi hoàn thành sẽ được bán cho người dân mà, có phải để sử dụng đâu. Thế cho nên mình mới thấy khó hiểu ở chỗ này. Vì khi đã có mua bán thì phải có lợi nhuận đúng không bạn?
 
L

levinhxd

Guest
Dự án của công ty mình sau khi hoàn thành sẽ được bán cho người dân mà, có phải để sử dụng đâu. Thế cho nên mình mới thấy khó hiểu ở chỗ này. Vì khi đã có mua bán thì phải có lợi nhuận đúng không bạn?
Xét đến việc bán lại cho người dân là ở khía cạnh khác rồi! Đang xét đến sản phẩm là công trình đó bạn!
Chủ đầu tư có 2 phương án: 1 là tự sản xuất ra công trình đó, hai là đi mua của 1 đơn vị khác (nhà thầu). Ta đang xét đến việc đó!
Còn bán lại cho dân là sang phương án kinh doanh, tức đầu ra rồi! Lúc đó lợi nhuận hạch toán cho cả dự án, ko phải đang nói đến hạch toán cho gói thầu (công trình đang nói đến TNCTTT)!
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Ở đây theo chủ trương của địa phương thì lợi nhuận khi bán hàng cho dân được tính tối đa là 10,5% chi phí, như vậy có phải là phần thu nhập chịu thuế tính trước 5,5% cũng đã nằm trong 10,5% lãi đó không? Chỗ này hơi khó hiểu, các bạn thông cảm nhé:confused:
Đồng ý với quan điểm của levinhxd về giá sản phẩm, giá vốn hàng bán, chi phí và lợi nhuận.

Tùy trường hợp cụ thể mà chủ đầu tư xác định các khoản chi phí cho phù hợp. Trường hợp của bạn, đương nhiên là chủ đầu tư hoàn toàn quyết định về các khoản chi phí. Tuy nhiên, có chủ trương của địa phương thì lợi nhuận khi bán hàng cho dân được tính tối đa là 10,5% chi phí, vậy chi phí này được hiểu là toàn bộ các khoản phát sinh hợp pháp hình thành từ quá trình chuẩn bị dự án đến khi kết thúc việc cung cấp sản phẩm hàng hóa. Và đương nhiên nếu xác định trước khoản lãi ở mức như trên trên thì phần thu nhập chịu thuế tính trước ở đây không được tính trước vào chi phí.

@tuananhxd6: Với trường hợp như dự án của bạn, chủ đầu tư tại sao không tăng giá vốn hàng bán bằng cách thuê đơn vị khác có tư cách pháp nhân thực hiện nhỉ? :D
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Các tương tác: naat

vna

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
8/6/11
Bài viết
322
Điểm thành tích
63
theo mình thì tự thực hiện thì cđt "dễ xoay" hơn chứ
 
L

levinhxd

Guest
theo mình thì tự thực hiện thì cđt "dễ xoay" hơn chứ
Không hẳn đâu bác?
Tự thực hiện nếu hạch toán ko cẩn thận là dễ vi phạm PL lắm, LV dẫn chứng vài trường hợp mà chúng ta có thể mắc phải:
- Các đội XL mua cọc nhưng sau đó lại lỡ quyết toán theo kiểu SX cọc (theo dự toán đúc cọc và các VL rời)=> Sai vì thực ra đội ký mua cọc nhưng vẫn phải qua Công ty, hạch toán mua cọc. Vậy làm gì hạch toán sản xuất cọc nữa?
- Các Đội ký HĐ thực hiện một số gói thầu phụ như Cửa, Ốp Lát đá v.... trong đó giá đã bao gồm cả nhân công, máy lắp đặt. Đến lúc quyết toán CĐT vẫn duyệt cho đội theo đơn giá NN, tức có nhân công, máy và chiết tính ra giá sẽ cao hơn giá trong HĐ đã ký => Sai vì thực thanh thực chi! Đầu vào bao nhiêu thì cho vào QT bấy nhiêu
- Duyệt giá Q toán 1 giá nhưng giá các Đội ký HĐ 1 giá khác
Nói chung rất cần sự cẩn thận khi Tự thực hiện ko sẽ có hiện tượng trống đánh xuôi kèn thổi ngược!
 
  • Like
Các tương tác: naat

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
theo mình thì tự thực hiện thì cđt "dễ xoay" hơn chứ
Lúc chiều nay định "phản pháo" bài của VNA theo hướng của levinhxd. Nhưng đúng đúng như VNA đã trao đổi, nếu xét toàn diện, có lẽ tự thực hiện sẽ dễ "xoay" hơn so với thuê đơn vị khác thực hiện, tất nhiên cũng tùy trường hợp cụ thể. Cứ nghĩ kỹ mà xem, bóng trong chân mình đá kiểu gì thì đá.

Có lẽ ta đi xa quá vấn đề chuyên môn nhỉ? Cảm ơn Vinh và VNA về việc chia sẻ bài viết, rất sâu và hay. Cảm phục!
 

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Theo mình, trước hết phải hiểu bản chất của việc sản xuất một công trình cũng giống như sản xuất 1 sản phẩm hàng hóa thông thường!
Sản xuất ra 1 sản phẩm có 2 mục đích:
- Để bản thân mình dùng (Tự cung tự cấp)
- Hoặc để bán (Giao thương)
Xét trường hợp để bán, tức sản phẩm đó được đưa ra thị trường (Có người bán, người mua). Khi đó người bán sẽ mong muốn có lợi nhuận. Người mua mong muốn sp giá rẻ nhưng chất lượng tốt, nhà nước đứng ở giữa sẽ thu thuế. Ở đây có 2 loại thuế, đánh vào người bán là Thuế TNDN và Đánh vào người mua là thuế GTGT.
Gọi là thu nhập chịu thuế tính trước bởi vì SP xây dựng SX sau khi bán, trúng thầu rồi mới SX, vậy để định trước khoản lợi nhuận, người ta áp một mức 5,5%.
Trường hợp tự thực hiện là mình làm cho mình, ko bán cho ai cũng ko mua của ai SP công trình đó. Vì thế ko thể có lợi nhuận, cũng ko thể có Thuế GTGT! (nguyên tắc thực thu thực chi, hạch toán vào sổ sách kế toán công ty). Sau này giả sử anh kinh doanh hoặc bán các sản phẩm của Công trình đó, Doanh thu bao nhiêu, Chi hết bao nhiêu thì còn lại đều là lợi nhuận trước thuế! Còn Thu nhập chịu thuế tính trước nói ở trên là của Nhà thầu, nếu trường hợp thuê 1 nhà thầu độc lập!
Rất cảm ơn bác Levinhxd về bài phân tích rất hay và chi tiết.
Vậy, tóm lại ý kiến của bên kiểm toán là đúng: Dự án theo hình thức tự thực hiện (không bán, và không mua) thì sẽ không có thu nhập chịu thuế tính trước (5,5%) trong giá trị quyết toán công trình.
 
  • Like
Các tương tác: naat

dodungktxd

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/6/10
Bài viết
243
Điểm thành tích
28
Dự án của công ty mình sau khi hoàn thành sẽ được bán cho người dân mà, có phải để sử dụng đâu. Thế cho nên mình mới thấy khó hiểu ở chỗ này. Vì khi đã có mua bán thì phải có lợi nhuận đúng không bạn?
Ý kiến của Levinh là chuẩn đó. Như vậy tóm lại là:
- Nếu Thuê nhà thầu đó thực hiện thì Thu nhập chịu thuế tính trước được tính cho nhà thầu, khi đó nó trở thành một phần chi phí thực hiện dự án.
- Nếu Chủ đầu tư tự thực hiện dự án thì Thu nhập chịu thuế tính trước này không được tính vào chi phí thực hiện dự án do đó khi Quyết toán không được tính chi phí này. Đối với dự án không phục vụ mục đích kinh doanh thì rõ ràng rồi, còn đối với các dự án kinh doanh (ví dụ xây dựng để bán) thì nó nằm trong lợi nhuận chung của toàn dự án.
 

vietlinh49kt3

Thành viên mới
Tham gia
17/1/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
3
Tuổi
37
Theo mình, trước hết phải hiểu bản chất của việc sản xuất một công trình cũng giống như sản xuất 1 sản phẩm hàng hóa thông thường!
Sản xuất ra 1 sản phẩm có 2 mục đích:
- Để bản thân mình dùng (Tự cung tự cấp)
- Hoặc để bán (Giao thương)
Xét trường hợp để bán, tức sản phẩm đó được đưa ra thị trường (Có người bán, người mua). Khi đó người bán sẽ mong muốn có lợi nhuận. Người mua mong muốn sp giá rẻ nhưng chất lượng tốt, nhà nước đứng ở giữa sẽ thu thuế. Ở đây có 2 loại thuế, đánh vào người bán là Thuế TNDN và Đánh vào người mua là thuế GTGT.
Gọi là thu nhập chịu thuế tính trước bởi vì SP xây dựng SX sau khi bán, trúng thầu rồi mới SX, vậy để định trước khoản lợi nhuận, người ta áp một mức 5,5%.
Trường hợp tự thực hiện là mình làm cho mình, ko bán cho ai cũng ko mua của ai SP công trình đó. Vì thế ko thể có lợi nhuận, cũng ko thể có Thuế GTGT! (nguyên tắc thực thu thực chi, hạch toán vào sổ sách kế toán công ty). Sau này giả sử anh kinh doanh hoặc bán các sản phẩm của Công trình đó, Doanh thu bao nhiêu, Chi hết bao nhiêu thì còn lại đều là lợi nhuận trước thuế! Còn Thu nhập chịu thuế tính trước nói ở trên là của Nhà thầu, nếu trường hợp thuê 1 nhà thầu độc lập!
Đây là một trường hợp tự thực hiện của bên mình đã được Quyết toán:
bangquyettoantuthuchien.jpg

Em cũng đồng ý với ý kiến của Bác Levinhxd. Trường hợp như thế này em đã gặp rồi. Em xin bổ sung thêm 1 ý nữa để khẳng định cho ý kiến của Bác Levinhxd là:
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 (Tài sản cố định hữu hình) kèm theo quyết định số 149/2011/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 thì: tại mục số 18 nói rõ: "Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế là giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng, hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạy thử. Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng (+) các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Trong các trường hợp trên, mọi khoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá của các tài sản đó. Các chi phí không hợp lý, như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình".
Vì vậy nếu:
- Sản phẩm sản xuất ra để bản thân mình dùng sẽ được coi là TSCĐ hữu hình của mình nên không được tính khoản TNCTTT (5,5%) vào giá trị quyết toán.
- Sản phẩm sản xuất ra để bán thì sẽ không phải là TSCĐ của mình vậy sẽ được tính khoản TNCTTT (5,5%) vào giá trị quyết toán.
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
39
Lúc chiều nay định "phản pháo" bài của VNA theo hướng của levinhxd. Nhưng đúng đúng như VNA đã trao đổi, nếu xét toàn diện, có lẽ tự thực hiện sẽ dễ "xoay" hơn so với thuê đơn vị khác thực hiện, tất nhiên cũng tùy trường hợp cụ thể. Cứ nghĩ kỹ mà xem, bóng trong chân mình đá kiểu gì thì đá.

Có lẽ ta đi xa quá vấn đề chuyên môn nhỉ? Cảm ơn Vinh và VNA về việc chia sẻ bài viết, rất sâu và hay. Cảm phục!

Em thì ý kiến lại khác bác ạ, hình thức nào cũng có tính hai mặt của nó, lợi mặt này cho bản thân vì dễ xoay nhưng bất cấp mặt khác vì chịu phải giới hạn khung pháp lý. Vừa đá bóng, vừa thổi còi, vừa phòng thủ tốt thì sẽ có lúc tự đốt lưới nhà thôi. Ý kiến của Levinh về hình thức tự thực hiên em cho rằng rất hợp lý, đồng ý với ý kiến của vietlinh49kt3 về TNCTT khi chủ đầu tư tự chế tạo sản phầm, tự sử dụng sản phầm thì không được tính theo đúng mục số 3 trong 26 chuẩn mực kế toán.=D>
 
Last edited by a moderator:

ducminhpham

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
17/11/08
Bài viết
164
Điểm thành tích
28
- Sản phẩm sản xuất ra để bán thì sẽ không phải là TSCĐ của mình vậy sẽ được tính khoản TNCTTT (5,5%) vào giá trị quyết toán (2).

Ý kiến chủ quan thì đã hiểu theo phân tích của Bác Lê Vinh và các bác khác, Riêng câu (2) này liệu có khớp với tình huống này không anh em nhỉ?
Vì trong tình huống này, sản phẩm là để bán.
 
L

levinhxd

Guest
Ý kiến chủ quan thì đã hiểu theo phân tích của Bác Lê Vinh và các bác khác, Riêng câu (2) này liệu có khớp với tình huống này không anh em nhỉ?
Vì trong tình huống này, sản phẩm là để bán.

Bạn đọc kỹ lại từng mục thảo luận ở trên thì sẽ thấy: sản phẩm ở đây đang nhắc đến là công trình, một trong những sản phẩm đầu vào mà Chủ đầu tư phải mua. Trường hợp ta đang xét là ko đi mua mà tự làm lấy. Còn cái để bán ( sản phẩm bạn đang hiểu) là đầu ra của dự án (căn hộ, văn phòng vv...)
 

ducminhpham

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
17/11/08
Bài viết
164
Điểm thành tích
28
Bạn đọc kỹ lại từng mục thảo luận ở trên thì sẽ thấy: sản phẩm ở đây đang nhắc đến là công trình, một trong những sản phẩm đầu vào mà Chủ đầu tư phải mua. Trường hợp ta đang xét là ko đi mua mà tự làm lấy. Còn cái để bán ( sản phẩm bạn đang hiểu) là đầu ra của dự án (căn hộ, văn phòng vv...)
Phân tích của Bác, tôi nghĩ là đã hiểu. Bác đã tách riêng ra 2 vấn đề rất rõ ràng. Để tính ra chi phí công trình (B). Việc bán nhà sẽ là việc sau (A). A-(B+B1+Bi ...) sẽ là lợi nhuận sau thuế. (Cái này địa phương đưa ra khung là 10,5%; 5,5% sẽ nằm gọn ở trong đó mà không đưa vào trong quyết toán giá trị xây dựng công trình; trường hợp đi thuê nhà thầu khác thi công thì nhà thầu đó được hưởng 5,5% là lẽ đương nhiên).

Mình chỉ thắc mắc câu
quote_icon.png
Gửi bởi vietlinh49kt3
- Sản phẩm sản xuất ra để bán thì sẽ không phải là TSCĐ của mình vậy sẽ được tính khoản TNCTTT (5,5%) vào giá trị quyết toán (2).
Thấy nó không ăn ý với ý trên.
 
Last edited by a moderator:

dodungktxd

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/6/10
Bài viết
243
Điểm thành tích
28
Phân tích của Bác, tôi nghĩ là đã hiểu. Bác đã tách riêng ra 2 vấn đề rất rõ ràng. Để tính ra chi phí công trình (B). Việc bán nhà sẽ là việc sau (A). A-(B+B1+Bi ...) sẽ là lợi nhuận sau thuế. (Cái này địa phương đưa ra khung là 10,5%; 5,5% sẽ nằm gọn ở trong đó mà không đưa vào trong quyết toán giá trị xây dựng công trình; trường hợp đi thuê nhà thầu khác thi công thì nhà thầu đó được hưởng 5,5% là lẽ đương nhiên).

Mình chỉ thắc mắc câu
quote_icon.png
Gửi bởi vietlinh49kt3
- Sản phẩm sản xuất ra để bán thì sẽ không phải là TSCĐ của mình vậy sẽ được tính khoản TNCTTT (5,5%) vào giá trị quyết toán (2).
Thấy nó không ăn ý với ý trên.
- Quan điểm của vietlinh49kt3 mình thấy không phù hợp ở 2 vấn đề:
+ Thứ nhất: Bạn dựa vào TSCĐ để kết luận chi phí đó có được quyết toán hay không là không phù hợp.
+ Thứ hai: Sản phẩm mình sản xuất ra để bán thì sẽ được tính khoản TNCTTT vào giá trị quyết toán là không đúng
Mình phân tích kỹ nhé.
1. Trường hợp 1: Chủ đầu tư thuê nhà thầu thực hiện
- Giả sử chi phí xây dựng công trình là A và A = A1+A2. Trong đó:
+ A1 là chi phí cần thiết để xây dựng công trình (không bao gồm lợi nhuận trước thuế)
+ A2 là lợi nhuận trước thuế hay thường gọi là Thu nhập chịu thuế tính trước.
- Chủ đầu tư không phải là người sử dụng sản phầm, mà tiếp tục dùng nó để bán. Giả sử Chủ đầu tư mất một khoản chi phí là B để thực hiện các công tác quản lý và công tác khác (maketting, bán hàng ...) và bán sản phẩm thu được doanh thu là C. Vậy lợi nhuận trước thuế chủ đầu tư thu được là L1 = C-A-B = C-A1-A2-B. Vậy:
L1+A2 = C-A1-B
2. Trường hợp 2: Chủ đầu tư tự thực hiện
- Giả sử chi phí xây dựng công trình là A và A = A1 Trong đó A1 là chi phí cần thiết để xây dựng công trình (không bao gồm lợi nhuận trước thuế)
- Chủ đầu tư không phải là người sử dụng sản phầm, mà tiếp tục dùng nó để bán. Giả sử Chủ đầu tư mất một khoản chi phí là B để thực hiện các công tác quản lý và công tác khác (maketting, bán hàng ...) và bán sản phẩm thu được doanh thu là C. Vậy lợi nhuận trước thuế chủ đầu tư thu được là L2 = C-A-B = C-A1-B. Vậy:
L2 = C-A1-B
Qua việc phân tích 2 trường hợp trên thì ta thấy: L2 = L1+A2
Như vậy thì thu nhập chịu thuế tính trước trong trường hợp chủ đầu tư tự thực hiện sẽ không được tính vào chi phí quyết toán công trình xây dựng mà nó sẽ được tính vào phần lợi nhuận chung của toàn dự án.
- Sản phẩm sản xuất ra để bản thân mình dùng sẽ được coi là TSCĐ hữu hình của mình nên không được tính khoản TNCTTT (5,5%) vào giá trị quyết toán.
- Sản phẩm sản xuất ra để bán thì sẽ không phải là TSCĐ của mình vậy sẽ được tính khoản TNCTTT (5,5%) vào giá trị quyết toán.

Bạn dựa vào cách tính hoặc sự hình thành của TSCĐ để giải thích việc tính xác định chi phí được quyết toán là không đúng. Các bạn xem Thông tư 19/2011/TT-BTC thì sẽ thấy ngay:
- Tài sản hình thành qua đầu tư bao gồm Tài sản cố định, tài sản lưu động. Vậy những tài sản lưu động được hình thành qua quá trình đầu tư thì không được quyết toán chi phí của nó à ? (vì theo quan điểm của bạn nó không phải là TSCĐ).
- Chi phí đầu tư thiệt hại (thiên tai, dịch bệnh, thay đổi hoặc hủy bỏ theo quyết định ...) không được tính vào tài sản hình thành qua đầu tư vậy nó cũng không được tính chi phí quyết toán à?
.......................................................................v.v.v
 
Last edited by a moderator:

mrpda87

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/6/11
Bài viết
230
Điểm thành tích
43
Tuổi
36
Nơi ở
Việt Trì - Phú Thọ
http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1973955/1973293?m_action=4&p_id=2834
Em tìm được cái này, các bác vào tham khảo nhé.Theo như trả lời của bộ tài chính thì có thể không tính thu nhập chịu thuế tính trước để tiết kiệm cho ngân sách.Dở cái là phần sau lại thêm câu này:"Để yên tâm và bảo đảm tính pháp lý cao trong triển khai và kiểm tóan, thanh quyết tóan sau này, đơn vị cần có văn bản xin hướng dẫn của Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính (Vụ Đầu tư)".Các bác cho ý kiến thêm.
 
Last edited by a moderator:

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top