Hướng dẫn điều chỉnh các hệ số trong dự toán công trình

  • Khởi xướng levinhxd
  • Ngày gửi
Status
Không mở trả lời sau này.
L

levinhxd

Guest
Hướng dẫn điều chỉnh các hệ số trong dự toán công trình
Phần 1 - Hệ số trong đơn giá dự toán (thanh quyết toán)

Trong khi lập dự toán chúng ta gặp 1 số loại hệ số điều chỉnh ngay trong đơn giá dự toán, hệ số này nhiều khi do sử dụng phần mềm dự toán chạy sẵn trên máy tính mà người lập dự toán rất có thể sẽ quên đi!
Vậy đó là những hệ số gì? Sau đây tôi muốn và các bạn thử rà qua định mức để tìm đến những hệ số đó
1, Hệ số điều chỉnh đơn giá theo Cự ly vận chuyển
Trong Định mức dự toán 1776 đã nói rất rõ phần tính hao phí ca máy vận chuyển
dinhmucvanchuyen.jpg

Hình 1 – Trích định mức 1776, Thuyết minh chương II

Như vậy, tuỳ theo cự ly vận chuyển mà các đơn giá sẽ được nhân thêm các hệ số chính là cự ly L trong công thức trên. Rất nhiều người mới làm dự toán sẽ bị nhầm lẫn hoặc quên mất điều này;

2, Hệ số điều chỉnh do điều kiện thi công:
Cùng loại công tác, tuy nhiên khi điều kiện thi công khác nhau thì sẽ được điều chỉnh bằng hệ số trong định mức, và nghĩêm nhiên trong đơn giá cũng cần có các hệ số điều chỉnh này
Trong các ví dụ sau đây, tôi gạch đỏ các phần chú ý mà mọi người khi làm dự toán (nhất là làm dự toán bằng phần mềm có sẵn) thường quên mà không để ý:
Ví dụ 1:
hesodothi1.jpg

Hình 2- Trích định mức 1776, công tác đào đất đường ống
(Đơn giá dự toán được điều chỉnh với hệ số tương ứng kèm theo)


Ví dụ 2:

3hesonenduongmoi.jpg

Hình 3- Trích định mức 1776, công tác đắp bờ kênh mương, nền đường
(Đơn giá dự toán được điều chỉnh với hệ số tương ứng kèm theo)


Ví dụ 3:

1777dieuchinhdocao.jpg

Hình 4- Trích định mức 1777
Chương 2 - Lắp đặt các loại đường ống và phụ tùng
(Đơn giá dự toán được điều chỉnh với hệ số tương ứng kèm theo)
Ví dụ 4:

latdacamthach.jpg

Hình 5- Trích định mức 1776
Chương 8 – Công tác lát đá cẩm thạch, đá hoa cương nền sàn
(Đơn giá dự toán được điều chỉnh với hệ số tương ứng kèm theo)

3, Hệ số điều chỉnh do thực tế thi công
Thực tế thi công sẽ có những công tác sẽ không xảy ra như định mức, khi đó sẽ có những hệ số để tính giá trị cho những công tác này.
Ví dụ: Trong công tác đóng hoặc ép cọc, có những phần cọc nằm trên cos mặt đất tự nhiên do không thể đóng, ép tiếp (đạt độ chối). Khi đó, phần vật liệu cọc được tính, nhưng còn phần nhân công và hệ số máy thi công sẽ điều chỉnh theo hệ số 0,75

dinhmucdongcoc.jpg

Hình 5- Trích định mức 1776, Công tác đóng và ép cọc
(Đơn giá dự toán được điều chỉnh với hệ số tương ứng kèm theo)

Download: Phần 1: Hệ thống điều chỉnh đơn giá

(Còn tiếp)

Phần 2:Hệ số điều chỉnh nhân công
 
Last edited by a moderator:
L

levinhxd

Guest
Phần 2: Điều chỉnh chi phí nhân công
A, Tổng quan:
Điều chỉnh chi phí nhân công thông qua các hệ số điều chỉnh, và có thể có các hệ số điều chỉnh sau đây:
-Điều chỉnh do thay đổi mức lương tối thiểu;
-Điều chỉnh theo phụ cấp khu vực
-Điều chỉnh nhóm nhân công (từ nhóm I sang nhóm II, III)

vidudieuchinhnhancong1.jpg

Hình 1: Một bảng tổng hợp kinh phí, trong đó:
-Hệ số điều chỉnh nhân công theo lương tối thiểu: 4,32
-Hệ số điều chỉnh nhân công theo phụ cấp khu vực: 1+0,2/2,493
-Hệ số điều chỉnh nhân công theo nhóm công việc: 1,066 (từ nhóm I sang nhóm II)

B, Hướng dẫn cụ thể:
1, Điều chỉnh theo mức lương tối thiểu:
Mỗi tỉnh, TP đều ban hành Đơn giá riêng, trong đó có một cơ sở quan trọng để xây dựng nên đơn giá chính là Mức lương tối thiểu. Mức lương này được quy định bởi các nghị định về tiền lương của Chính phủ, trên cơ sở Bảng lương A.I.8 (bảng lương mới nhất còn hiệu lực) được Chính Phủ ban hành kèm theo nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 4/12/2005 và các quy định về phụ cấp kèm theo, các tỉnh xây dựng được bảng lương nhân công. Bảng lương này cùng với Bảng giá ca máy là cơ sở để xây dựng nên 1 đơn giá dựa trên nền Định mức của Bộ xây dựng.
Ngoài các bộ đơn giá của Tỉnh, thành phố còn có các bộ đơn giá của 1 số Bộ, hoặc Cơ quan, Ban ngành vv…ban hành.
Hệ số điều chỉnh nhân công sẽ theo 1 trong số các cơ sở sau:
-Thông tư hướng dẫn điều chỉnh dự toán của các Bộ ( Bộ xây dựng, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PT Nông Thôn vv…). Phổ biến nhất là thông tư của Bộ xây dựng
-Văn bản hướng dẫn của từng tỉnh thành;
-Văn bản hướng dẫn của các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty vv…
-Văn bản hướng dẫn của Chủ đầu tư;
Các văn bản này tuỳ theo từng công trình, từng địa phương mà người lập dự toán có thể tìm kiếm và áp dụng. Với các văn bản của Trung ương thì rất phổ biến trên mạng, trong Kho công cụ tư liệu của diễn đàn Giá xây dựng cũng khá đầy đủ.
Tôi chỉ xin được thống kê sơ qua 1 số thông tư phổ biến (được áp dụng nhiều nhất) của Bộ xây dựng trong 4 năm vừa qua:
-Thông tư 16/2005/TT-BXD: Điều chỉnh dự toán lên mức lương TT 350.000 đ/tháng

dclen350k162005.jpg

Hình 2 – Trích bảng điều chỉnh hệ số chi phí xây dựng thông tư 16/2005

-Thông tư 07/2006/TT-BXD: Điều chỉnh dự toán lên mức lương TT 450.000 đ/tháng

dclen450k072006.jpg

Hình 3 – Trích bảng điều chỉnh hệ số chi phí xây dựng thông tư 07/2006


-Thông tư 03/2008/TT-BXD: Điều chỉnh dự toán từ mức lương TT 450.000 lên mức lương TT 540.000 ; 580.000 và 620.000 đ/tháng

dclen540580620k032008.jpg

Hình 4 – Trích bảng điều chỉnh hệ số chi phí xây dựng thông tư 03/2008

-Thông tư 05/2009/TT-BXD: Điều chỉnh dự toán từ mức lương TT 450.000 lên mức lương TT 650.000 ; 690.000; 740.000 và 800.000 đ/tháng

dclen4muc052009.jpg

Hình 5 – Trích bảng điều chỉnh hệ số chi phí xây dựng thông tư 05/2009

Có thể thấy, chung quy lại, hệ số điều chỉnh nhân công chính là hệ số được tính theo công thức sau đây:
congthucphobien.jpg
 
Last edited by a moderator:
L

levinhxd

Guest
Phần 2: Điều chỉnh chi phí nhân công (tiếp theo)
2, Điều chỉnh theo phụ cấp lương:
Đơn giá nhân công trong Bộ đơn giá mà các tỉnh, thành phố ban hành thông thường đã được tính đến các khoản phụ cấp cơ bản như phụ cấp lưu động, khoán trực tiếp, lương phụ, không ổn định sản xuất vv….Còn một số khoản phụ cấp khác như Phụ cấp khu vực, Phụ cấp độc hại, Phụ cấp làm đêm vv… trong đơn giá các tỉnh, Tp chưa tính đến vì đặc thù địa lý cũng như đặc điểm các công trình là khác nhau.
Để tính hệ số điều chỉnh phụ cấp chưa được tính trong đơn giá, hiện nhiều đơn vị lập dự toán vẫn sử dụng công thức tính Chi phí nhân công có trong Thông tư 09/2000/TT-BXD ngày 17/07/2000 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

congthuctinhhesophucap.jpg

Hình 6 – Trích TT 09/2000/TT-BXD
Phần bôi vàng là phần hướng dẫn tính chi phí nhân công
Giải thích các thành phần trong công thức:
F1 : Các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương tối thiểu mà
chưa được tính hoặc chưa đủ trong đơn giá xây dựng.
F2 : Các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương cấp bậc mà
chưa được tính hoặc chưa đủ trong đơn giá xây dựng.
h1n : Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu của các nhóm lương thứ n
h2n : Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương cấp bậc của các nhóm lương thứ n.
Lưu ý: Các hệ số h1n và h2n được quy định rõ trong TT 09/2000 tuy nhiên đến nay không còn đúng với các chế độ chính sách để áp dụng. Có một số tỉnh thành đã ra văn bản quy định về các hệ số này, ví dụ, với Quảng Ninh là:
Với hệ số h1n:
- Nhóm I : h1.1 = 3,266
- Nhóm II : h1.2 = 3,463
- Nhóm III : h1.3 = 3,823
Với hệ số h2n:
-Nhóm I : h2.1 = 1,342
- Nhóm II : h2.2 = 1,337
- Nhóm III : h2.3 = 1,330
(Theo văn bản số 490/SXD-KT của Sở xây dựng Quảng Ninh ngày 21/05/2007)
Vậy hiện nay các hệ số h1n và h2n được tính như thế nào?
*Hệ số h1n:
Theo một số thành viên có uy tín trên diễn đàn Giá xây dựng, hệ số này được tính theo công thức như sau:
H1n = (1+ Lương phụ + chi phí khoán +không ổn định sản xuất)*Hs+Phụ cấp lưu động
Trong đó:
+Hs: Hệ số lương công nhân bậc 3,5/7 theo bảng lương A.I.8 (nhóm I: 2,355, nhóm II: 2,510, nhóm III: 2,785)
+ Phụ cấp lưu động : 20% Ltt
+ Các khoản lương phụ: 4% Lcb
+ Khoán TT vào lương: 12% Lcb
+ Không ổn định sản xuất : 10% Lcb
Theo đó, ta có:
Hệ số h.1.1 là : 1,26*(Hệ số lương bậc 3,5 nhóm I)+ 0,2 = 3,167
Hệ số h.1.2 là : 1,26*(Hệ số lương bậc 3,5 nhóm II)+ 0,2 = 3,363.
Hệ số h.1.3 là : 1,26*(Hệ số lương bậc 3,5 nhóm III)+ 0,2 = 3,709
Các bạn có thể tham khảo cách tính hệ số này, cùng với chứng minh công thức là đúng của thành viên hantuky Tại đây. Một số chủ đầu tư cũng đã áp dụng các hệ số như cách tính ở trên vào các công trình của mình để tính hệ số phụ cấp khu vực (Ví dụ: Nhà máy xi măng Sông Thao – Phú Thọ)
*h2n: Hiện nay hầu hết không còn được tính, vì các tỉnh, thành phố đã tính đơn giá theo bậc lương công nhân.

Các căn cứ để tính hệ số phụ cấp theo công thức trên:
-Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước;
-Thông tư 09/2000/TT-BXD về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (Đã hết hiệu lực nhưng chúng ta vẫn thường sử dụng công thức hệ số điều chỉnh nhân công trong thông tư này) và đã được nhiều đơn vị, cơ quan có thẩm quyền chấp nhận;
-Thông tư số 03/2005/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động thương binh và xã hội ngày 05/01/2005 về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc;
-Thông tư số 04/2005/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động thương binh và xã hội ngày 05/01/2005 về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm;
-Thông tư số 05/2005/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động thương binh và xã hội ngày 05/01/2005 về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động;
-Thông tư số 05/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chế độ phụ cấp trách nhiệm ;
-Thông tư số 06/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chế độ phụ cấp lưu động ;
-Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chế độ phụ cấp độc hại;
-Thông tư số 08/2005/TT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ;
-Thông tư số 09/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chế độ phụ cấp trách nhiệm ;
-Thông tư số 10/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chế độ phụ cấp thu hút ;
-Thông tư liên tịch số Số: 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Uỷ ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực ;
(Tất cả các văn bản này được levinhxd tổng hợp và post kèm dưới đây)

Ví dụ: Tính hệ số phụ cấp khu vực cho 1 công trình đường giao thông tại xã Tân Hợp, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, cách làm như sau:
-Tra thông tư 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT Phần Phụ cấp khu vực của tỉnh Nghệ An: xã Tân Hợp, Huỵên Tân kỳ có F1n = 0,2;
-Công trình giao thông là công trình nhóm II, h1n = 3,463;
-Hệ số F2n không tính đến do đơn giá Nghệ An đã tính đủ lương nhân công theo cấp bậc
-Áp dụng công thức trên: Hđcnc nhóm II = 1+ F1n/h1n = 1+ 0,2/3,363= 1,059

Tải tại đây Quy định chế độ tiền lương + Phụ cấp
 
Last edited by a moderator:
L

levinhxd

Guest
Phần 2: Điều chỉnh chi phí nhân công (tiếp theo)
3, Điều chỉnh theo nhóm công việc:
Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính Phủ quy định phân nhóm lương cơ bản trong Xây dựng cơ bản:
a) Nhóm I:
- Mộc, nề, sắt;
- Lắp ghép cấu kiện; thí nghiệm hiện trường;
- Sơn vôi và cắt lắp kính;
- Bê tông;
- Duy tu, bảo dưỡng đường băng sân bay;
- Sửa chữa cơ khí tại hiện trường;
- Công việc thủ công khác.
b) Nhóm II:
- Vận hành các loại máy xây dựng;
- Khảo sát, đo đạc xây dựng;
- Lắp đặt máy móc, thiết bị, đường ống;
- Bảo dưỡng máy thi công;
- Xây dựng đường giao thông;
- Lắp đặt turbine có công suất  25 Mw;
- Gác chắn đường ngang, gác chắn cầu chung thuộc ngành đường sắt;
- Quản lý, sửa chữa thường xuyên đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa;
- Tuần đường, tuần cầu, tuần hầm đường sắt, đường bộ;
- Kéo phà, lắp cầu phao thủ công.
c) Nhóm III:
- Xây lắp đường dây điện cao thế;
- Xây lắp thiết bị trạm biến áp;
- Xây lắp cầu;
- Xây lắp công trình thuỷ;
- Xây dựng đường băng sân bay;
- Công nhân địa vật lý;
- Lắp đặt turbine có công suất  = 25 Mw;
- Xây dựng công trình ngầm;
- Xây dựng công trình ngoài biển;
- Xây dựng công trình thuỷ điện, công trình đầu mối thuỷ lợi;
- Đại tu, làm mới đường sắt.

Hiện nay đa phần đơn giá xây dựng cơ bản của các Tỉnh, TP đều tính đơn giá nhân công với nhóm I, còn các công trình thuộc Nhóm II và Nhóm III thì có các hệ số điều chỉnh cụ thể quy định tại Thuyết minh đầu mỗi đơn giá
Ví dụ đối với Đơn giá TP Hà Nội:

trichdongia192hn.jpg

Hình 7 – Trích thuyết minh đơn giá 56-2008 (cũ là Đơn giá 192-2006) –
Ban hành bởi UBND TP Hà Nội
Các Tỉnh, TP có thể có hệ số điều chỉnh mức lương từ nhóm I sang Nhóm II và Nhóm III khác nhau vì các khoản phụ cấp được tính đến trong đơn giá của mỗi tỉnh, TP có thể khác nhau

Tải xuống Phần 2

(còn nữa)


Tiếp theo: Phần 3- Hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công và các hệ số khác
 
Last edited by a moderator:
L

levinhxd

Guest
Phần 3: Hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công và hệ số khác

A - Điều chỉnh chi phí máy thi công
Khi xây dựng Đơn giá thì các Tỉnh thành phố cần xây dựng kèm trước đó 1 Quyển Đơn giá ca máy (bảng giá ca máy), Đơn giá này được xây dựng trên cơ sở Thông tư 07/2007/TT-BXD về hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựngcông trình, Thông tư này thay thế TT 06/2005/TT-BXD nhưng gần như không có gì thay đổi khác biệt, và phần phụ lục của Thông tư 06-2005 vẫn được áp dụng để xây dựng Đơn giá ca máy!

1, Điều chỉnh chi phí máy thi công do thay đổi mức lương tối thiểu
Chúng ta biết rằng đơn giá ca máy tất nhiên phải có phần chi phí tiền lương thợ điều khiển trong đó (lái máy), chính vì vậy khi mức lương tối thiểu quy định của Chính phủ có sự thay đổi thì Chi phí máy thi công có sự thay đổi theo bằng một hệ số gọi là Hệ số điều chỉnh MTC theo mức lương tối thiểu.
Hệ số điều chỉnh này luôn được quy định kèm theo các thông tư điều chỉnh dự toán đã được nhắc trong phần Hệ số điều chỉnh chi phí nhân công ở trên.

dclen4muc052009.jpg

Hình 1 - Điều chỉnh chi phí máy thi công theo TT 05/2009/TT-BXD (KđcMTC)

2, Điều chỉnh chi phí máy thi công do điều kiện thi công khó khăn
Trong Thông tư 07/2007/TT-BXD không còn nhắc đến hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công do điều kiện thi công khó khăn nữa. Tuy nhiên, đa phần Bảng giá ca máy các địa phương đều có chèn thêm câu sau:
“ Bảng giá ca máy và thiết bị thi công này áp dụng đối với các loại máy và thiết bị đang được sử dụng để thi công các công trình có điều kiện làm việc bình thường. Trong trường hợp máy và thiết bị thi công làm việc trong điều kiện ở vùng nước mặn, nước lợ, vùng núi thì giá ca máy trong bảng giá này được điều chỉnh với hệ số 1,055”
Các bạn hãy để ý phần chữ gạch chân và bôi đậm ở trên. Ở trong những vùng thi công như thế thì sẽ được điều chỉnh chi phí máy thi công, chúng ta có thể hiểu đối với vùng nước mặn và nước lợ thì máy sẽ dễ bị hao mòn vật lý nhanh hơn, khả năng phải sửa chữa nhiều hơn; còn với vùng núi, việc vận chuyển máy đến nơi thi công là rất khó khăn, thời gian vận chuyển lâu, nếu có hỏng hóc thì việc sửa chữa cũng không hề dễ dàng… Đó là một vài nguyên nhân cơ bản để những vùng thi công có điều kịên như trên cần có một hệ số điều chỉnh chi phí máy! Hiện nay, việc phân biệt đâu là vùng được hưởng hệ số 1,055 cũng không rõ ràng, nhất là đôi với địa bàn thuộc “vùng núi”, ở Việt Nam có rất nhiều đồi núi, nhưng để xác định vùng núi nào thực sự khó khăn cho máy móc thi công cũng chưa có căn cứ cụ thể.

vidudieuchinhnhancong1.jpg

Hình 2: Một công trình đường giao thông tại Tam Đảo – Vĩnh Phúc
được điều chỉnh với hệ số 1,055

3, Điều chỉnh chi phí máy thi công do thay đổi giá nhiên liệu, năng lượng
Chúng ta biết rằng nhiên liệu năng lượng chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí 1 ca máy, chính vì vậy, việc nhiên liệu và năng lượng (điezel, dầu, điện vv…) hiện nay luôn có sự biến động sẽ gây cho Nhà thầu rất nhiều khó khăn.
Một ví dụ cụ thể như sau: Đầu năm 2008, Thông tư 03-2008 của BXD hướng dẫn điều chỉnh dự toán ra đời, khi đó hệ số điều chỉnh MTC đã bao gồm chi phí nhiên liệu năng lượng tính tại thời điểm tháng 1-2008, tuy nhiên đến tháng 7-2008 giá xăng dầu đã tăng so với thời điểm đầu năm 2008 trung bình 6.000 đồng. Như vậy là một thiệt thòi lớn cho các nhà thầu trong việc thi công.
Hiện nay có một số tỉnh đã hướng dẫn việc điều chỉnh chi phí máy thi công do thay đổi giá nhiên liệu, năng lượng (ví dụ như TP Hà Nội), tuy nhiên việc điều chỉnh này phải bằng bảng tính và có giá trị cụ thể, không điều chỉnh bằng hệ số nên tôi sẽ không đề cập đến ở đây nữa.

B - Điều chỉnh chi phí chung
Chi phí chung được tính theo tỷ lệ phần trăm trên chi phí trực tiếp hoặc chi phí nhân công (Quy định tại thông tư 05/2007/TT-BXD về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình).
Trong Thông tư này còn quy định:
“ Đối với các công trình xây dựng tại vùng núi, biên giới, hải đảo thì định mức tỷ lệ chi phí chung sẽ được điều chỉnh với hệ số từ 1,05 đến 1,1 do chủ đầu tư quyết định tuỳ điều kiện cụ thể của từng công trình”
Đây cũng là một hệ số rất đáng quan tâm khi các Nhà thầu thi công tại các địa bàn vùng núi, biên giới hay hải đảo!

Tải xuống Phần 3

The End
 
Last edited by a moderator:
L

levinhxd

Guest
Thân gửi các bạn ebook kèm theo
Tên ebook: Ebook hướng dẫn điều chỉnh hệ số dự toán
Nội dung:
- Hướng dẫn điều chỉnh hệ số dự toán
- Hướng dẫn điều chỉnh hệ số nhân công
- Hướng dẫn điều chỉnh hệ số máy thi công và các hệ số khác
- Tập hợp các link file bổ ích trong lập dự toán công trình

Tải Ebook dieu chinh he so du toan
 
Last edited by a moderator:
L

levinhxd

Guest
Last edited by a moderator:

chimchich

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
4/9/08
Bài viết
11
Điểm thành tích
1
Tt 05/2009

Bác ơi em thấy bác chú thích "TT05/2009: Điều chỉnh nhân công từ 540.000 lên 650.000..." (phần 2: Điều chỉnh chi phí nhân công) thì hình như chưa chính xác. Phải là điều chỉnh nhân công từ 450.000 lên các mức 650.000... chứ bác nhẩy.
 
L

levinhxd

Guest
Bác ơi em thấy bác chú thích "TT05/2009: Điều chỉnh nhân công từ 540.000 lên 650.000..." (phần 2: Điều chỉnh chi phí nhân công) thì hình như chưa chính xác. Phải là điều chỉnh nhân công từ 450.000 lên các mức 650.000... chứ bác nhẩy.

Xin cảm ơn bạn chim chich, chỗ đó đúng là sai sót như bạn nói, mình xin hiệu chỉnh lại " Điều chỉnh chi phí nhân công từ mức lương 450.000đ/tháng lên 650.000 đ/tháng...."!
 
  • Like
Các tương tác: voxa

lionhy

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
17/10/11
Bài viết
26
Điểm thành tích
3
Tuổi
46
Tinh hệ số điều chỉnh nhân công trong ca may

Cả nhà cho mình hỏi cách tính lương ngày của công nhân lái xe theo Bảng lương B.12 trong NĐ 205. Minh lấy lương tháng chia cho 26 ngày nhưng lại không trùng với phần mềm dự toán.Xin cảm ơn!
 
Status
Không mở trả lời sau này.

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top