Hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu

Kynam175

Thành viên năng động
Tham gia
10/5/08
Bài viết
71
Điểm thành tích
8
Tuổi
48
Với mức lương là 620.000đ, 580.000đ, và 540.000đ theo Thông tư 03/2008/TT- BXD và nếu theo HN thi sẽ là QĐ18 của UBND. Và khi áp dụng theo QĐ57/2008/QĐ- UB theo vùng thì Bộ xây dựng cũng có Thông tư 05/2009/TT-BXD.
Do đó phụ thuộc vào công trình của bạn ở địa phương nào và CĐT yêu cầu điều chỉnh theo BXD hay UBND sẽ có lựa chọn pháp lý phù hợp.
Chúc bạn thành công.
Cần phải nói thêm rằng " sẽ có lựa chọn pháp lý phù hợp "
Ví dụ cụ thể :
Công trình của bạn nằm trên địa bàn Hà nội nhưng lại có nguồn vốn ngân sách của trung ương quản lý không phải do UBND Thành phố Hà nội quản lý thì bản vẫn phải lấy theo thông tư 03/2008 và giờ là thông tư 05/2009. Ngược lại với nguồn vốn thuộc quản lý của UBND Thành phố Hà nội thì bạn lấy theo QĐ57/2008
 

boytongdat

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
11/1/08
Bài viết
130
Điểm thành tích
28
Tuổi
41
Anh KyNam ơi cho em hỏi.
Em có công trình "cung triển lãm quy hoạch Quốc gia" Chủ đầu tư là Bộ Xây dựng đấy, công trình ở Hà Nội. Sự điều chỉnh và duyệt dự toán vẫn tuân theo tính pháp lý của Hà Nội. Theo anh nói như vậy thì em không hiểu tại sao?
Theo em hiểu: Sở dĩ có sự khác nhau giữa các quyết định của các địa phương và các Thông tư của Bộ Xây dựng là do:
- Khi BXD lập nên các thông tư tính trên cơ sở cơ cấu của toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Khi UBND các địa phương lập tính trên cơ sở cơ cấu đặc trưng của vùng lãnh thổ mà UBND quản lý.
+ Về nhân công thì Thông tư và Quyết định là phù hợp (chỉ khác nhau ở cách làm tròn sau dấu phẩy thôi).
+ Về máy thi công do đặc thù cơ cấu các nhóm máy của các vùng miền khác nhau nên hai hệ số này xây dựng sẽ khác nhau. Ví như các công trình ở vùng sầu vùng xa thường là sử dụng máy làm đất nhiều, nhưng máy làm đất ở công trình thành phố có thể chiếm tỷ trọng ít hơn,...
Đấy là cách hiểu của em, mong anh và các bạn góp ý.
 

stock_pnt

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
2/1/08
Bài viết
28
Điểm thành tích
6
Việc áp dụng công thức tính tóan điều chỉnh thì đã rõ...
Còn đối tượng để được tính tóan điều chỉnh là khối lượng thực hiện các giai đoạn, các bác xác định thế nào ?

1.Theo tiến độ hồ sơ trúng thầu được duyệt (trong đó có bao gồm khối lượng kế hoạch được thực hiện theo thời gian)

2.Theo khối lượng được nghiệm thu thanh tóan từng giai đoạn

3.Theo khối lượng thực hiện thực tế (theo nhật ký thi công).

Có rất nhiều mánh lới để tư lợi trong việc tính tóan bổ sung này, nhà thầu, chủ đầu tư có thể cộng tác để tính tóan.
 

toctien104

Thành viên có triển vọng
Tham gia
4/3/08
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
Hi! Các bác! Hôm nay em có một câu hỏi mong các bác chỉ giáo cho em ạ! Trong khi lam dự toán em đang gặp một vấn đề như sau: Công trình bọn em tham gia đấu thầu trong nội thành ( Hà nội). Việc vận chuyển đất thừa ra khỏi công trình thực tế thuê với giá là 70.000đ/m3( tính trung bình quãng đường vận chuyển từ công trình tới chỗ đổ là 8km). Khi làm giá dự thầu ( sử dụng ĐG 192/HN, ĐM24) bọn em sử dụng ôtô 10T, đất cấp 2, đơn giá dự toán là 839.405 đ nếu với quá trình vận chuyển như vậy so với đơn giá thực tế bọn em bỏ ra thì hơi thấp do đó bọn em tự điều chỉnh nhân với một hệ số k nhất định sao cho khi ra đơn giá dự thầu khoản 70.000đ /m3 là ok và đem đi dự thầu. Tuy nhiên, đấy là biết thế với nhau ở trong nội bộ công ty thôi, chứ như bây giờ khi CĐT thuê một đơn vị thẩm tra lại áp dụng đúng đơn giá của nhà nước 839.405 đ thì tự dưng chúng em bị trừ một khoản " kinh quá". Em được giao đi bảo vệ cái đơn giá này song vẫn chưa tìm ra câu trả lời cho xác đáng. Hic!!!.
Em có đọc TT06 ngày 15/4/2005 hướng dẫn về tính giá ca máy áp dụng cho loại ôtô 10T có thể tính toán như sau: Giá ca máy = CPNL+CPSC+CPKH+CPTL+CPK
Trong đó: CPNL = ĐMNL*Hệ số hao hụt nhiên liệu*Giá(dầu) = 56.7*1.05*10500 = 625.118đ
CPSC =KH*hệ số sữa chữa/(100*số ca năm) = 450*10^6*7.3/(100*260)=126.346đ( ở đây em giả định KH = 450*10^6 đ - chứ thực tế mình cũng chẳng rõ)
CPKH =KH.hê số KH* hệ số thu hồi/(100*số ca năm) =450*10^6*17*0.95/(100*260) =279.519 đ
CPTL =150.00đ (thự ra là = Bậc 2/4*ĐG)
CPK = KH*hệ số/(100*số ca năm) =450*10^6/(100*260) =103.846
Như vậy giá một ca máy =1.334.829 .
Tuy nhiên em thấy nó chưa ổn. Và thực tế không ổn thật vì trước đó bọn em nhân lên tận thành 1.678.810 đ cơ. Thế mới khó.
Cái thứ hai với con số tính toán của em như trên mới là giả định. Cũng chưa có căn cứa rõ ràng. Bên đó mà vặn mình mấy câu chắc cũng bó tay. com ngay.
Một điều nữa là đơn giá của bê tông bọn em dùng bê tông thương phẩm trong cái đơn giá chi tiết của máy móc ( mục máy thi công) có phân tích( ví dụ: AF.35115 phân tích máy: cần cẩu bánh xích 25T, Máy bơm tự hành 50m3/h, máy khác) Tuy nhiên 2 loại máy cần cẩu và máy bơm tự hành thì chẳng bao giừo đi cùng nhau cả, mà thực tế đúng là như vây - chỉ có dùng ô tô chuyển trộn và cần cẩu bánh xích 25T mà nếu em mà thay máy bơm tự hành bằng ô tô chuyển trộn thì chênh nhau quá : (1.994.830đ >< 917950đ) như vây thì bọn em hơi thiệt vì nếu dùng cái máy bơm tự hành giá dự thầu còn chấp nhận được chưa nếu dùng đơn giá ô tô chuyển trộn thì lại thấp quá -làm ko có lãi tí nào cả.
Giờ em cung chưa biết phải xử lý ra sao nữa! Mong các bác chỉ dân cho.
 
Last edited by a moderator:

boytongdat

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
11/1/08
Bài viết
130
Điểm thành tích
28
Tuổi
41
giá đấu thầu

1. Thứ nhất bạn đang thắc mắc về giá vận chuyển của bạn trong hồ sơ đấu thầu so với giá vận chuyển thực tế là 70.000đ/m3.

- Nếu giá gói thầu được duyệt theo định mức đơn giá nhà nước (như thế khi bạn tham gia đấu thầu) công ty bạn có trúng thầu không khi mà theo bạn "giá bạn đưa ra luôn luôn cao ngất ngưởng".

- Nếu công ty bạn trúng thầu trên cơ sở giá bạn đưa ra (thì không có lý do nào để CĐT) cắt đi của bạn (bạn dùng định mức đơn giá của công ty bạn để tham gia đấu thầu).

Do đó bạn phải nói rõ tình huống thì mọi người cụ thể của mình như thế nào thì mọi người mới có thể chỉ rõ cụ thể cho bạn.

2. Về việc thi công bê tông cọc nhồi, tường vây barrette của bạn sở dĩ có thêm cần cẩu bánh xích 25T và máy bơm bê tông 50m3/h (nếu vữa BT được sản xuất qua dây chuyền trạm trộn tại hiện trường). Nhưng thực tế bạn đã đi mua BT thương phẩm chỉ cần ô tô chuyển trộn và trong giá đấu thầu của bạn là giá BT của nhà sản xuất và chi phí cho ô tô chuyển trộn đã có trong giá BT, chứ không phải do mình trộn tại hiện trường và đương nhiên "không có mã BT sản xuất qua dây chuyền trạm trộn tại hiện trường".

Nếu căn cứ để lập giá dự thầu là ĐM, đơn giá HN thì những gì là quy định thì mình thực hiện. Bạn có gì mà phải phân vân.
 

toctien104

Thành viên có triển vọng
Tham gia
4/3/08
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
Cảm ơn bác vì những ý kiến bác đưa ra. Công trình này chúng em đã trúng thầu rồi. Đang thi công, đây là vấn đề mà em đang mắc phải khi thanh toán với chủ đầu tư. Cái khó ở đây là chúng em lập dự toán trên định mức đơn giá của Nhà nước (khổ cái là lúc đấu thầu bao giờ cũng gửi theo cái gọi là " cơ sở tính toán". Nên giờ em đi bảo vệ mới khó. Còn như bác nói CĐT không có cơ sở nào để cắt của mình đi thì không đúng đâu ạ. Bởi vì lại còn căn cử điều khoản hợp đồng giữa hai bên nữa.( em nghĩ có lẽ nói đây là đơn giá dựa trên thực tế và kinh nghiệm của Nhà thầu hay hơn chăng?)
Cái thứ hai bác nói đơn giá của bê tông thương phẩm đã bao gồm đơn giá vận chuyển của ô tô chuyển trộn) thì không đúng đâu ạ. Bởi vì theo em được biết báo giá bê tông tươi không bao gồm đơn giá vận chuyển đâu bác ạ.( điều này cũng đúng thôi bởi vì đơn vị sản xuất đâu có biết công trình ở vị trí nào mà báo giá để bao gồm cả quãng đường vận chuyển cơ chứ) Chưa kể chi phí của một ca bơm (hoặc đơn giá bê tông bơm được tính theo 1m3 bơm tất nhiên căn cứ theo chiều cao).
Còn điều em phân vân là là làm sao tính các khoản chi phí (VL, NC, MTC) trong mục bê tông này sao cho hợp lý vì nếu em dùng nguyên máy móc phân tích ra từ bê tông trộn tại hiên trường ấy (bao gồm cần cẩu 25T, máy bơm tự hành, máy khác...) thì giá bê tông sau thuế khoản 1.4 -1.5triệu ( mác 350) mới tạm ổn thôi bác ạ!
 
Last edited by a moderator:

boytongdat

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
11/1/08
Bài viết
130
Điểm thành tích
28
Tuổi
41
1. Bạn đã theo đơn giá, định mức nhà nước như thế sẽ không có cái gì để bảo vệ bạn cả. Nếu nói đây là giai đoạn thanh toán, thì hợp đồng đã quy định rõ là "hình thức hợp đồng". Và pháp lý cao nhất là thực hiện theo hợp đồng đúng không? Và một khi hợp đồng đã không bảo vệ bạn thì botay.com thôi bạn ạ.

2. Nếu công trình ở Hà Nội thì nhà thầu chào giá bê tông "chi phí vữa" đã bao gồm cả giá bơm bê tông (theo mình được biết là như vậy) đối với công tác bê tông của bạn trong trường hợp này.

Hai bên đã thống nhất mã định mức đơn giá và Hao phí máy là (cẩu 25Tấn và máy bơm tự hành 50m3/h) cứ như thế mà thanh toán. Nếu bạn muốn hợp lý về các loại (VL, NC, MTC)

+ Theo định mức, đơn giá quy định (gồm mã Sản xuất, mã Bê tông) cho công tác của bạn.
+ Góc độ Công ty để hợp lý: Cái giá mà bạn chào thầu, công ty của bạn có làm được không, nếu làm được và có lãi thì nó hợp lý. Hoặc với cả gói thầu này làm được và có lãi là hợp lý. Có thể có công tác không đủ chi phí, có công tác lại thừa chi phí bù lại cho nhau.

+ Bạn không thể cái gì cũng đòi quyền lợi cho Nhà thầu, trong khi CĐT cũng phải có quyền lợi.
 

vuhoangx1

Thành viên mới
Tham gia
21/8/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Cần lưu ý rằng các văn bản này mang tính chất xử lý tình huống sốt giá trong thời gian diễn ra tăng giá vượt tầm kiểm soát. Khi tình hình trở lại bình thường thì lại thực hiện như thông thường.
Trong văn bản nào mà bác Thế Anh nói có đề cập về vấn đề này ko?
 

thaoluan69

Thành viên mới
Tham gia
12/8/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
43
Thế Anh có mẫu Báo cáo kết quả thẩm định tổng dự toán điều chỉnh nào do bù giá vật liệu theo thông tư 09 không cho mình xin để tham khảo với.
 

dieuanha4

Thành viên có triển vọng
Tham gia
21/12/07
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
Thông tư số 09 có công thức VL = Gvl x P x K. Trong đó:
- Gvl : Là chi phí vật liệu trực tiếp trong hợp đồng hoặc dự toán, cái này rõ ràng rồi.
- K : Hệ số tăng giá VLXD, cái này cũng oke, cứ lấy trong công bố của Bộ XD là được.
Cái bây giờ chúng tôi đang còn chưa thống nhất là tỷ trọng P:
- Theo tôi, P = Pi/Po , trong đó:
* Po: lấy từ bảng tổng hợp chi phí vật tư trực tiếp và bằng tổng KL của các VT trong bảng phân tích vật tư nhân với đơn giá của chính nó tại thời điểm lập dự toán
* Pi : Cũng lấy tương tự như trên nhưng loại bỏ các loại vật liệu không được điều chỉnh giá.

- Người khác lại bảo: P = Pi/Gvl ; sau đó tính như sau: VL = Gvl x Pi/Gvl x K
Vậy xin hỏi bác Thế Anh và các bác khác là trong 2 cách xác định tỷ trọng P ở trên, cách nào là đúng?
Mong các bác nhiệt tình chỉ bảo, xin trân trọng cảm ơn

Em đọc lại TT09 thấy nói rất rõ:
Gvl: tổng chi phí vật liệu trực tiếp
P: tỷ trọng chi phí VL bị tăng giá trong chi phí vật liệu trực tiếp.
Vậy thì, về bản chất, Po=Gvl, đúng hông bác?
Em đang nghiên cứu một cái hồ sơ mời thầu, có cái công thức điều chỉnh giá cũng hao hao thế này bác ạ.
 

hungtd1506

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
25/8/08
Bài viết
18
Điểm thành tích
3
các cấu kiện dạng bán thành phẩm cấu tạo lên từ các loại vật liệu trên cũng nằm trong diện được diều chỉnh

Xin hỏi bác TA là điều chỉnh đối với toàn bộ cấu kiện bán thành phẩm hay chỉ riêng phần vật liệu đầu vào (không có NC và MTC tạo thành cấu kiện)????
VD: Cống BTCT là dạng bán thành phẩm, thì :
+TH1: chỉ được điều chỉnh các vật liệu cát, đá, xi măng.... cấu thành, hay là
+TH2: điều chỉnh cho cả VL+NC+M cấu thành Cống.
Và nếu điều chỉnh theo TH1 thì có nghĩa là phải bóc tách phần khối lượng vật liệu đầu vào, vậy căn cứ vào thiết kế Cống BTCT của nhà cung cấp có đủ căn cứ ko?
 
M

maithanhan9

Guest
Các ban cho tôi biết cách gia hạn hợp đồng, ai là người quyết định

Tôi đang làm QLDA cho một số công trình. Tuy nhiên vì lý do thiên nhiên nên công trình bị chậm không thể bàn giao đúng kế hoạch. Tôi muốn các bạn giúp tôi cách gia hạn hợp đồng cho công trình: trình tự ra sao, ai là người quyết định. Việc gia hạn hợp đồng có được điều chỉnh giá không.
Thanks!
 
X

xuantien18

Guest
Đọc xong bài của bác DOIMOI mới thấy bác đã rất cụ thể và có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện TT09=D> . Còn lại, một vài điểm nhỏ nhỏ, em xin có một số ý kiến để bàn như sau:

1. Vẫn cứ phải chuyển hình thức hợp đồng (đã lỡ thực hiện theo hình thức trọn gói và đơn giá cố định) song song với việc lập dự toán chi phí xây dựng bổ sung. Việc điều chỉnh dự toán chi phí xây dựng bổ sung còn liên quan đến việc bổ sung tổng mức đầu tư (nếu có) do đó vẫn phải điều chỉnh luôn với khối lượng chưa thực hiện.:D

Việc lập dự toán chi phí xây dựng bổ sung có thể được tiến hành rất nhanh chóng bằng các biện pháp mà TT09, VB 1551 và các văn bản khác do cấp tỉnh hay SXD đã hướng dẫn. Nên trong khi chờ các thủ tục điều chỉnh (kiểm soát khối lượng thi công thực tế, kiểm tra chứng từ, hóa đơn đầu vào v.v...) mới có khoản là Tạm thanh toán 80-90% giá trị chênh lệch giá của khối lượng đã thực hiện và tạm ứng theo mức tạm ứng của hợp đồng với khối lượng chưa thực hiện để tránh thiệt hại cho nhà thầu cũng như ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án.

Rõ ràng là TT09 đã có tinh thần rõ ràng và đã lường được nhiều vấn đề có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện. Hix...:D

2. Cách xác định hệ số điều chỉnh đơn giá. Bác thật tuyệt vời vì cách của bác giải quyết được nhiều khúc mắc, nhất là đối với các hợp đồng không có lập đơn giá chi tiết.

Nhưng theo em:
a) Với hợp đồng có đơn giá cố định, Kđc = Gdt lập mới/Gdt duyệt sẽ khó và chính xác là không thể triển khai thực hiện với một số tỉnh khi duyệt dự toán bằng cách dùng đơn giá do địa phương ban hành và có bảng chênh lệch vật tư. Phương án này chỉ áp dụng với cách lập lại đơn giá chi tiết và áp dụng Kđc với từng đơn giá. Khá phức tạp. Bác nghiên cứu xem còn phương án nào hay không?
b) Với hợp đồng có đơn giá trọn gói: Ghđ mới = Ghđ cũ x Tvl x (1+ Kđc)

Tvl: tỷ trọng vật liệu trong dự toán được duyệt của CĐT

Nhờ các bác xem lại xem: Tvl x (1+ Kđc) có thể sẽ <1. Và do đó Ghđ mới < Ghđ cũ.

Dòng chữ đỏ trên là chưa thật sự chính xác. Phải là tỷ trọng vật liệu được điều chỉnh giá so với tổng giá trị vật liệu của gói thầu. Lại có thêm Kđc ở đây nữa thì khủng khiếp quá. Và liệu Kđc ở đây chỉ có thể tính cho từng đơn giá thôi!

Còn vấn đề khác nữa cần các bác giúp đỡ. Trong các loại vật liệu được điều chỉnh giá, nhiều CĐT không điều chỉnh giá với cây chống với lý do không nằm trong danh mục. Họ quan điểm là dùng cây chống bằng tre thì không phải là gỗ các loại theo TT09.:D Đúng hay sai hả bác!

Rất may là các hợp đồng của em đều có đơn giá chi tiết khá cụ thể và kỹ lưỡng. Đồng thời, Files giá của em đều dùng hàm Vlookup, Filter giữa các sheet nên quá trình điều chỉnh giá được thực hiện khá thuận lợi! Cảm ơn TT09!:D
Mình nghĩ đưa tỷ trọng vật liệu vào đây làm gì nhỉ? Nó là chỉ tiêu kỹ thuật, ảnh hưởng gì tới chỉ tiêu kinh tế.Càng quá phức tạp hóa thì càng khó
 

ToDuong

Thành viên mới
Tham gia
18/12/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Dự án của mình khởi công năm 2008 theo hợp đồng kết thúc vào tháng 04/2010, là dự án được điều chỉnh thông tư 03.05.09. Tuy nhiên do nhiều yếu tố nên chậm tiến độ. Chủ đầu tư có yêu cầu tách khối lượng chậm xem những khối lượng nào do lỗi của nhà thầu, những khối lượng nào do lỗi của chủ đầu tư. Với những khối lượng do lỗi mặt bằng của chủ đầu tư thì tiếp tục cho điều chỉnh, vậy xin hỏi những lỗi do chậm tiến độ của nhà thầu sau khi thi công xong có được điều chỉnh TT03.TT05.TT09 không, và thời điểm chọn giá điều chỉnh lấy theo thời điểm nào, theo thời điểm hoàn thành hay theo thời điểm kết thúc hợp đông 04/2010. Thanks!
 

NNVP

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/7/10
Bài viết
280
Điểm thành tích
43
Dự án của mình khởi công năm 2008 theo hợp đồng kết thúc vào tháng 04/2010, là dự án được điều chỉnh thông tư 03.05.09. Tuy nhiên do nhiều yếu tố nên chậm tiến độ. Chủ đầu tư có yêu cầu tách khối lượng chậm xem những khối lượng nào do lỗi của nhà thầu, những khối lượng nào do lỗi của chủ đầu tư. Với những khối lượng do lỗi mặt bằng của chủ đầu tư thì tiếp tục cho điều chỉnh, vậy xin hỏi những lỗi do chậm tiến độ của nhà thầu sau khi thi công xong có được điều chỉnh TT03.TT05.TT09 không, và thời điểm chọn giá điều chỉnh lấy theo thời điểm nào, theo thời điểm hoàn thành hay theo thời điểm kết thúc hợp đông 04/2010. Thanks!

Ở công trình mình, đối với khối lượng chậm do lỗi của nhà thầu thi không được điều chỉnh giá. Trừ trường hợp trong khoảng thời gian thi công khối lượng công việc đó theo khoản thời gian đã thoả thuân trong Tổng tíên độ mà có dự biến động tăng đột biến của giá nguyên vật liệu (giá vật liệu tăng không nằm trong sự kiểm soát của CĐT và các bên) thì sẽ được điều chỉnh. Tuy nhiên phần khối lượng này sẽ được điều chỉnh trong khoảng thời gian thi công theo tiến độ đã thoả thuận.
 

Nguyenmien

Thành viên mới
Tham gia
20/10/09
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
Việc điều chỉnh giá hợp đồng theo thông tư 09/2008/TT-BXD. Đối với hợp đồng trọn gói thì giá cả thay đổi (tăng hoặc giảm) trước ngày thông tư này có hiệu lực được điều chỉnh như thế nào?
 

crayfish

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
26/5/08
Bài viết
11
Điểm thành tích
1
Em đang làm trượt giá cho công trinh thực hiện từ năm 2010 đến nay vẫn còn đang thực hiện,từ ngày 1/1/2011 có điều chỉnh lương cơ bản nên khi làm trượt giá thì em điều chỉnh luôn hệ số NC và CM theo hương dẫn của tỉnh nhưng CDT lại không đồng ý, họ chỉ chịu điều chỉnh giá VL thôi.Như vậy có đúng hay không?
 

haphan001

Thành viên mới
Tham gia
18/5/11
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
45
T ôi đang c ó v ấn đ ề v ư ớng m ắc trong vi ệc th ực hi ện đi ều ch ỉnh gi á h ợp đ ồng đ ề ngh ị m ọi ng ư ời gi úp đ ỡ:
- V ề ph ần t ính b ù gi á ch ênh l ệch c ủa nguy ên v ật li ệu m ình kh ông c ó ý ki ến g ì kh ác.
- Ch ỉ th ắc m ắc v ề ph ần đu ôi v í d ụ nh ư:
+ c ác chi ph í v ật li ệu, m áy kh ác trong đ ơn gi á c ó đ ư ợc t ính kh ông
+ hay ph ần chi ph í chung v à l ợi nhu ận sau thu ế c ó đi ều ch ỉnh kh ông
V ì nh ững chi ph í n ày đ ư ợc hi ểu l à c ố đ ịnh trong khi ch ào th ầu khi kh ối l ư ợng kh ông thay đ ổi, c ũng gi ống nh ư nh ững chi ph í t ính theo t ỷ l ệ %. N ếu t ính c ả c ác đu ôi chi ph í n ày trong đi ều ch ỉnh m ình th ấy thi ệt cho ng ân s ách qu á, m à nh à th ầu l ại đ ư ợc h ư ởng l ợi qu á.
R ất mong ý ki ến gi ải đ áp c ủa di ễn đ àn
 

consokhong

Thành viên có triển vọng
Tham gia
20/3/10
Bài viết
7
Điểm thành tích
3
Tuổi
37
Tôi đang làm QLDA cho một số công trình. Tuy nhiên vì lý do thiên nhiên nên công trình bị chậm không thể bàn giao đúng kế hoạch. Tôi muốn các bạn giúp tôi cách gia hạn hợp đồng cho công trình: trình tự ra sao, ai là người quyết định. Việc gia hạn hợp đồng có được điều chỉnh giá không.
Thanks!
Bạn làm thư xin ra hạn hợp đồng nêu những điều kiện khách quan mà công trình không bàn giao đúng kế hoạch. Người quyết định có được ra hạn không là chủ đầu tư. Và với việc ra hạn hợp đồng thì những công việc nằm ngoài thời gian hợp đồng đã ký vẫn được điều chỉnh bổ sung bình thường
 

doanthinh18

Thành viên mới
Tham gia
7/12/10
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Em đang gặp một công trình với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh.
Hợp đồng được ký 1ty3, quyết toán 1ty6 do chênh lệch đơn giá vật liệu của giá thông báo so với đơn giá dự thầu.
Vậy em hỏi: - có cần phải ký phụ lục hợp đồng cho phần chênh lệch giữa giá trị quyết toán và hợp dồng hay ko?
- Có cần phê duyệt dự toán bổ sung cho phần chênh lệch đấy ko vì giá trị đề nghị quyết toán đã vượt 300tr so với dự toán được duyệt và lớn hơn giá trị dự phòng.
Căn cứ vào các cơ sở pháp lý nào để thực hiện
Mong mọi người chỉ giúp.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top