Hướng dẫn tính toán khối lượng công việc và lập dự toán công trình dân dụng

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
1. Yêu cầu chung:

Để tính toán, bóc tách khối lượng công việc xây dựng cơ bản cho công tác lập dự toán yêu cầu kỹ sư xây dựng phải nắm chắc:
  • Thành phần công việc thực và thành phần công việc quy định trong tập đơn giá, định mức...
  • Biện pháp tổ chức thi công của công trình nói chung và từng loại công việc
  • Các loại vật liệu cấu thành kết cấu hoặc hạng mục công trình
  • Phân loại vật liệu
  • Kích thước hình học của các loại kết cấu, hạng mục
  • Đơn vị đo cho từng công việc, từng kết cấu, hạng mục
2. Nội dung công việc tính toán, bóc tách khối lượng công trình
  • Nghiên cứu thiết kế công trình để nắm được cấu tạo chung và cấu tạo chi tiết của công trình, các yêu cầu về chất lượng, vật liệu, tổ chức thi công...
  • Phân tích, liệt kê các công việc thành phần để hoàn thành 1 cấu kiện, 1 hạng mục công trình...Trên cơ sở nghiên cứu thiết kế và tham khảo thành phần công việc trong tập đơn giá xây dựng cơ bản nơi xây dựng công trình
  • Chuẩn bị các bảng biểu cần thiết (tham khảo các dự toán đã có của công trình tương tự) để tính khối lượng.
  • Tiến hành tính toán khối lượng theo từng hạng mục, từng công việc và thành phần công việc.
3. Các tài liệu cần thiết
  • Tài liệu thiết kế tương ứng với từng giai đoạn của dự án: Báo cáo KTKT; Thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế BVTC
  • Tập đơn giá xây dựng cơ bản của địa phương xây dựng công trình
  • Bộ định mức xây dựng cơ bản do BXD ban hành.
  • Tài liệu, văn bản hướng dẫn đo bóc, tính toán khối lượng và lập dự toán của Nhà nước ban hành
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
4. Những sai sót khi tính toán, đo bóc tiên lượng và lập dự toán xây dựng công trình

a. Những sai sót khi tính toán, đo bóc tiên lượng:

  • Thừa thiếu khối lượng từ thiết kế đối với một số khối lượng được thống kê sẵn từ thiết kế. Ví dụ: Bảng thống kê thép, thống kê vật liệu điện, nước
  • Tính trùng lặp khối lượng xây lắp khi có phần giao nhau giữa các kết cấu như dầm, cột và sàn...
  • Phối hợp giữa các bản vẽ không tốt, không kĩ (BV mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt và các bản vẽ mô tả chi tiết kết cấu, bộ phận) dẫn đến việc tính toán bị thiếu sót, không đầy đủ.
  • Phân tích khối lượng không phù hợp với công nghệ thi công xây lắp, gộp chung khối lượng các kết cấu trong cùng 1 công tác không theo yêu cầu kỹ thuật
  • Bỏ sót các khối lượng công việc xây lắp mà thực tế phải thi công
  • Sai số khi thực hiện các phép tính nhân, chia, cộng, trừ
b. Những sai sót khi lập dự toán xây dựng công trình

b1. Sai sót khi áp dụng đơn giá và định mức dự toán xây dựng cơ bản
  • Sử dụng định mức, đơn giá không đúng với các yêu cầu kỹ thuật và biện pháp thi công được nêu rõ trong thiết kế: Vữa bê tông mác 100 thì dùng 200 và ngược lại hoặc thi công bằng máy và thi công bằng thủ công,...
  • Thiếu độ chính xác, sai lệch trong việc tạm tính hoặc khi áp dụng máy móc các dự toán tương tự do không có các định mức, đơn giá cho một số công tác xây lắp
  • Áp dụng thiếu các khoản mục chi phí được điều chỉnh trong đơn giá xây lắp do có sự khác biệt về điều kiện thi công
  • Sử dụng không đúng định mức tỷ lệ để tính chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước do xác định sai loại hình công trình xây dựng
b2. Sai sót khi áp dụng các chế độ chínhsách của Nhà nước
  • Không áp dụng các hướng dẫn điều chỉnh dự toán khi áp dụng các chế độ lương cho người lao động
  • Không áp dụng các khoản phụ cấp theo lương tối thiểu (phụ cấp khu vực, phụ cấp lưu động) đối với các công trình xây dựng ở những khu vực được hưởng khoản phụ cấp này
  • Không tính các phụ cấp tính theo lương cơ bản (lương phụ lễ tết, phụ cấp thu hút, không ổn định sản xuất) trong dự toán đối với một số công trình được Nhà nước cho phép
  • Sai phương thức tính toán các khoản phụ cấp nói trên
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
tính toán đo bóc khối lượng cần áp dụng theo trình tự thi công các hạng mục công trình, nhằm tránh sai sót các hạng mục công trình.

Cũng không hẵn là như thế bạn à; bạn có thể tham khảo thêm trong công văn 737/BXD-VP ngày 24/4/2008 của BXD V/v hướng dẫn đo bóc khối lượng công trình nhé!

Thân chào bạn!
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Học đi đôi với hành

Chúng ta sẽ tuần tự làm bài tập đo bóc tiên lượng và lập dự toán những phần chủ yếu của 1 công trình dân dụng.

LANG DU CA cố gắng đưa các bài tập lên để chúng ta cùng làm, trao đổi và thảo luận để đưa ra một tổng quan về cách xác định đầu việc, cách đo bóc khối lượng và cách lựa chọn định mức, đơn giá cho các đầu mục công việc.

LANG DU CA không muốn đưa ra những bài lý thuyết mà muốn đưa ra các bài tập thiết thực với hy vọng các bạn sẽ nhiệt tình tham gia đưa ra các bài giải dù đúng dù sai hay có thiếu sót và đưa ra các ý kiến của mình về bài tập. LANG DU CA nghĩ như thế này thì chúng ta mới giải quyết được vấn đề là cho ra một sản phẩm dự toán theo yêu cầu công việc.

Lý thuyết giúp chúng ta có cơ sở để làm việc, công việc thực tế sẽ bổ sung và giúp chúng ta hiểu sâu, hiểu sát hơn lý thuyết đã được học. Với vốn kiến thức đang sở hữu chúng ta hãy thực hiện phương châm "Học đi đôi với hành"
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Phần: Cọc khoan nhồi
Bài tập 1: Tính khối lượng và áp mã hiệu đơn giá cho các công việc của công tác thi công Cọc khoan nhồi

Yêu cầu đề bài:
  1. Đọc, hiểu bản vẽ và nêu câu hỏi thắc mắc về các nội dung của bản vẽ. (Bản vẽ được đính kèm dưới đây)
  2. Xác định tuần tự đầu việc theo biện pháp thi công của cọc khoan nhồi, đồng thời lựa chọn mã hiệu đơn giá tương ứng với các đầu việc.
  3. Diễn giải chi tiết cách đo bóc khối lượng lần lượt từng đầu việc và cho ra khối lượng tính toán.
  4. Chỉ tính toán khối lượng cho 1 cọc.
Hướng dẫn chung:
  • Biện pháp thi công của cọc khoan nhồi: không dùng ống vách, phương pháp khoan thổi rửa (phản tuần hoàn)
  • Áp dụng bất kỳ một bộ đơn giá XDCB của Tỉnh, Thành phố trên lãnh thổ Việt Nam:D để tìm mã hiệu đơn giá cho bài tập.
  • Bài giải có thể post trực tiếp vào Topic này hoặc có thể làm thành file word, excel đính kèm.
Xin mời các thành viên tham gia!
 

File đính kèm

  • Bai tap 1 - Ban ve Coc khoan nhoi.dwg
    356,4 KB · Đọc: 3.341

caysoi

Thành viên có triển vọng
Tham gia
23/10/08
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Đây là bài làm của em, em vẫn đang trong giai đoạn tu luyện ở cấp bé bé, mong anh chỉ giáo thật nghiêm giúp em với nhé x(
 

File đính kèm

  • BT1.xls
    49,5 KB · Đọc: 3.159
L

levinhxd

Guest
Ý kiến về file dự toán cọc khoan nhồi của bạn caysoi

Mình đã xem dự toán của bạn caysoi, về khối lượng tính thì mình chưa kiểm lại, tuy nhiên nhìn qua cũng thấy các đầu việc của bạn cơ bản còn thiếu rất nhiều!
Bạn chỉ mới có: Khoan, Đổ bentonite, Gia công lắp đặt thép, Đổ bê tông và thêm công tác đóng cọc ở cuối cùng mà mình chưa hiểu để làm gì?
Đọc bản vẽ của bác Lang Du Ca và thực tế thi công thì phần thi công cọc khoan nhồi sẽ có những đầu mục dự toán sau:

Công tác khoan:
- Khoan thổi rửa phản tuần hoàn lớp 1, 2, 3...
( Có thể lập đầu mục theo cấp đất hoặc đá, cấp I, II, III, IV)
- Sản xuất và lắp đặt ống vách (trong ví dụ của Bác Lang Du Ca không sử dụng ống vách cho thi công)
- Thổi rửa bằng dung dịch bentonite
- Xúc đất bằng máy xúc hoặc máy đào
- Vận chuyển đất ra khỏi vị trí thi công
Công tác bê tông cọc:
- Gia công lắp dựng thép cọc, d thép <18
- Gia công lắp dựng thép cọc, d thép >18
- Bê tông cọc khoan nhồi
- Sản xuất và vận chuyển bê tông (nếu là bê tông thương phẩm)
Công tác bê tông con kê:
- Ván khuôn con kê, ván khuôn đúc sẵn
- Bê tông con kê, bê tông đúc sẵn
- Lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn, đặt con kê
Công tác lắp đặt ống siêu âm:
- Lắp đặt cút thép nối bằng pp hàn
- Gia công và lắp đặt nút bịt ống siêu âm các loại
- Lắp đặt ống thép đen siêu âm các loại

Ý kiến của mình là vậy, mong mọi người góp ý thêm!
 
Last edited by a moderator:
N

namlhung

Guest
Tôi muốn hỏi mọi người: Khi tư vấn lập dự án tính thiếu khối lượng xây lắp, Tư vấn thẩm tra thiết kế dự toán cũng sai theo, Nhà thầu lập HSDT cũng không phát hiện ra. Hỏi trường hợp này CĐT có được xử phạt không và cách xử phạt như thế nào là đúng? nhờ mọi người chỉ dùm tôi gấp?

BQL diễn đàn: Bạn cần phải gõ chữ có dấu tiếng Việt, nếu không bài sẽ bị xoá!
 
Last edited by a moderator:

daodinhdung

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
21/4/09
Bài viết
246
Điểm thành tích
43
Tuổi
51
Toi muon hoi moi nguoi: Khi tu van lap du an tinh thieu khoi luong xay lap, Tu van tham tra Tke-du toan cung sai theo, Nha thau lap HSDT cung khong phat hien ra. Hoi truong hop nay CDT co duoc xu phat khong va cach xu phat the nao la dung? Nho moi nguoi chi gium toi gap?
Bạn xem lại nghị định 12/2009 NĐ-CP có quy định về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng, hướng dẫn thi hành luật xây dựng về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình.
 
L

levinhxd

Guest
Các bác cho em hỏi về cách lập dự toán của công trình vốn đầu tư nhà nuước và vốn đấu tư tư nhân khác nhau như thế nao?
Bạn đọc Nghị định 99-2007-NĐCP về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, Nghị định 12-2009-NĐCP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình phần Đối tượng áp dụng sẽ thấy: Các nghị định đó chỉ áp dụng cho công trình vốn ngân sách nhà nước, các công trình thuộc nguồn vốn khác khuyến khích áp dụng!
Các văn bản, định mức của Bộ XD sau "thời đại" Nghị định 99 cũng chỉ bắt buộc áp dụng cho Nguồn vốn Nhà nước, khuyến khích các công trình nguồn vồn khác áp dụng!
Điều đó có nghĩa Chủ đầu tư các nguồn vốn khác được tự quyền quyết định và tự chịu trách nhiệm trong việc Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình! Từ đây câu hỏi của bạn được trả lời: Dự toán vốn đầu tư tư nhân có quyền áp dụng hoặc không áp dụng định mức, đơn giá nhà nước!
Tuy nhiên đa phần hiện nay, các Chủ đầu tư vẫn áp dụng các chế độ chính sách, đơn giá Nhà nước và vận dụng linh động 1 số trường hợp riêng (phê duyệt riêng) nếu thấy cần thiết!
 
L

lybachtiensinh

Guest
bạn caysoi,Đóng cọc ống bê tông cốt thép trên cạn bằng máy đóng cọc, búa rung, đường kính cọc <=1000 mm làm gì vậy bạn?
 
L

lybachtiensinh

Guest
mong anh langduca gửi nhiều bài làm để tụi em học hỏi thêm kinh nghiệm. Anh có thể gửi 1 bản vẽ cùng với bản dự toán chính xác các só liệu để tụi em được tham khảo không ah. Chẳng hạn bảng dự toán một cống nhỏ. Cảm ơn anh
 
D

dtkienbs

Guest
vừa nhìn thấy cái thông tư 04/2010/TT-BXD không biết cái chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước có đúng như vậy không, mình thấy một bản khác không thay đổi các hệ số đó, ai có bản dấu đỏ của bộ xây dựng thì chụp post cho mình xem nhé, thank, mình có một câu hỏi nữa theo các bạn thì công bố giá lập dự toán và giá thông báo của nhà sản xuất thì lấy theo cái nào hợp lý hơn
 
L

levinhxd

Guest
vừa nhìn thấy cái thông tư 04/2010/TT-BXD không biết cái chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước có đúng như vậy không, mình thấy một bản khác không thay đổi các hệ số đó, ai có bản dấu đỏ của bộ xây dựng thì chụp post cho mình xem nhé, thank, mình có một câu hỏi nữa theo các bạn thì công bố giá lập dự toán và giá thông báo của nhà sản xuất thì lấy theo cái nào hợp lý hơn

Bạn có thể tải bản gốc tại đây:
http://giaxaydung.vn/diendan/bo-xay-dung/39340-thong-tu-so-04-2010-tt-bxd-huong-dan-lap-va-quan-ly-chi-phi-dau-tu-xay-dung-cong-trinh.html

Về giá áp trong dự toán:
- Nếu dự toán thiết kế thì Công bố giá sẽ là căn cứ hợp lý nhất
- Nếu là dự toán thi công, lập phù hợp với dự trù của nhà thầu, thì nên chọn giá sát giá thực tế!
Ví dụ: Nếu giá thép trong CBG chỉ là 12000đ, nhưng giá trên thị trường là 14500đ. Khi đó dự toán thiết kế người ta vẫn lấy giá 12000đ, nhưng nếu là nhà thầu lập dự toán thi công thì sẽ lấy mức 14500đ!
 
D

dtkienbs

Guest
các bạn cho mình hỏi, nếu khi lập dự toán sửa chữa một công trình, có những phần phải làm mới, như sản xuất lắp đặt thép (mã hiệu AI) thì tính như thế nào, mình thường chia ra 2 file một file dùng đơn giá sửa chữa, một file dùng đơn giá xây dựng+lắp đặt, như vậy có đúng không.
 

hanh1982

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
17/12/07
Bài viết
87
Điểm thành tích
8
Tuổi
41
Bạn có thể tải bản gốc tại đây:
http://giaxaydung.vn/diendan/bo-xay-dung/39340-thong-tu-so-04-2010-tt-bxd-huong-dan-lap-va-quan-ly-chi-phi-dau-tu-xay-dung-cong-trinh.html

Về giá áp trong dự toán:
- Nếu dự toán thiết kế thì Công bố giá sẽ là căn cứ hợp lý nhất
- Nếu là dự toán thi công, lập phù hợp với dự trù của nhà thầu, thì nên chọn giá sát giá thực tế!
Ví dụ: Nếu giá thép trong CBG chỉ là 12000đ, nhưng giá trên thị trường là 14500đ. Khi đó dự toán thiết kế người ta vẫn lấy giá 12000đ, nhưng nếu là nhà thầu lập dự toán thi công thì sẽ lấy mức 14500đ!
Theo mình thì trong dự toán thiết kế, giá vật liệu lấy theo CBG đúng là hợp lý nhất. Tuy nhiên, thường thì giá thép trong CBG thấp hơn giá thực tế nhiều, giá thép trong CBG là 12.000 mà thực tế là 14.500 với các công trình nhỏ có thể không ảnh hưởng nhiều, nhưng với các chung cư cao tầng thì giá thành công trình có sự chênh lệch lớn. Thế nên trong trường hợp này mình thường lấy theo giá thực tế. Mong cả nhà góp ý thêm!
 

quangnguyen79

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
15/10/08
Bài viết
15
Điểm thành tích
3
Cho mình hỏi một chút

Chào các anh em trong diễn đàn. Mình là một thành viên mới. Muốn hỏi các bác một vài điều mong các bác bỏ chút thời gian chỉ giáo cho tôi với

Bác nào có tài liệu hướng dẫn lập dự toán phần đường giao thông không. Lập dự toán bên nhà thì tôi cũng đã tạm ổn nhưng bên phần đường giao thông khi lập xong còn phải làm thêm cái phần tổng hợp gì gì đó nữa mà tôi chưa hiểu lắm. Phần tổng hợp này bên nhà không có.
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Tôi đang cần thông tư 06/2007 bác nào có post lên cho mình với. Thanks!
Bạn vào link sau đây để tải tài liệu. Bạn lưu ý sử dụng chức năng tìm kiếm được tích hợp trên diễn đàn để tìm kiếm tài liệu trước khi post bài nhé. Chúc bạn tìm được nhiều điều hữu ích từ diễn đàn của chúng ta. Thân.
 

hien9483

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
3/6/09
Bài viết
11
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
Khối lượng đào đắp thủ công

Mình đang phân vân 1 vấn đề này, bạn nào biết mong chỉ giáo giúp mình với nhé! Mình xin cảm ơn!
Trong công tác đào đắp đất bằng thủ công cho những chỗ mà không đưa máy vào được, thường thì tư vấn xác định phần đào đắp bằng thủ công chiếm 10%-30% tổng khối lượng đào đắp (cái này cũng chẳng có một văn bản nào quy định) mà có thể là do ước chừng và kinh nghiệm thực tế. Nhưng mình đọc trong đinh mức dự toán cho 1 công việc đào đắp bằng máy thì trong định mức đã có nhân công cho công việc thủ công. Vậy mình xin hỏi định mức nhân công này có phải là cho (10%-30%) tổng khối lượng đào đắp cho những vị trí mà máy không vào được hay không?
Nếu không phải thì định mức nhân công đó là nhân công của công việc gì? (vì trong đơn giá ca máy là đã bao gồm nhân công điều khiển máy)
 
L

levinhxd

Guest
Mình đang phân vân 1 vấn đề này, bạn nào biết mong chỉ giáo giúp mình với nhé! Mình xin cảm ơn!
Trong công tác đào đắp đất bằng thủ công cho những chỗ mà không đưa máy vào được, thường thì tư vấn xác định phần đào đắp bằng thủ công chiếm 10%-30% tổng khối lượng đào đắp (cái này cũng chẳng có một văn bản nào quy định) mà có thể là do ước chừng và kinh nghiệm thực tế. Nhưng mình đọc trong đinh mức dự toán cho 1 công việc đào đắp bằng máy thì trong định mức đã có nhân công cho công việc thủ công. Vậy mình xin hỏi định mức nhân công này có phải là cho (10%-30%) tổng khối lượng đào đắp cho những vị trí mà máy không vào được hay không?
Nếu không phải thì định mức nhân công đó là nhân công của công việc gì? (vì trong đơn giá ca máy là đã bao gồm nhân công điều khiển máy)

Mình có ý kiến như sau:
Về vấn đề nhân công trong công tác đào đắp cơ giới: Chắc chắn là đã có, mình có thể chứng minh điều đó qua đơn giá chi tiết được phân tích dưới đây cho 3 mã hiệu:

viduv.png

Vấn đề đặt ra là ta phải xác định xem trong 100m3 đó có bao nhiêu % khối lượng thực hiện bằng nhân công. Thực ra chúng ta có thể xác định bằng cách tương đối bằng cách đối chiếu xem với công tác đào đắp thủ công, 1m3 hết bao nhiêu công, đối chiếu với ĐM hao phí lao động của công tác đào đất cơ giới -> tính ra được khối lượng đào thủ công (m3)
Mục đích của việc tính ra được % KL thực hiện = thủ công này để nhằm chứng minh sự bất hợp lý trong thực tế thi công, hoặc như trường hợp của bạn đào đến 30% thủ công thì cần tra thêm mã đào thủ công hoặc điều chỉnh định mức cho phù hợp!

Cách tính tương đối:
- Mã hiệu AB.25123 (Đào móng = máy), 100m3 có 7,48 công
- Mã hiệu AB.11313 (Đào móng = thủ công), 1m3 hết 1,24 công
-> 7,48 công ở trên chỉ đào khoảng 7,48/1,24= 6 m3
-> Công tác đào = máy ở trên chỉ có khoảng 6/100=6% đào thủ công!
 
Last edited by a moderator:

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top