Hướng dẫn tính toán khối lượng công việc và lập dự toán công trình dân dụng

hien9483

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
3/6/09
Bài viết
11
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
Cảm ơn bạn levinhxd vì đã cho mình biết cách xác định tương đối phần trăm công việc thủ công theo định mức và hao phí lao động, mình sẽ áp dụng cách này để tính.
Như vậy theo bạn có nghĩa rằng trong định mức những công việc đào đắp bằng máy đã bao gồm nhân công cho công tác thủ công rồi đúng không?
Mình thấy các dự toán mình gặp phải đều tính thêm từ (10-30)% khối lượng cho công tác đào đắp bằng thủ công (mà theo như bạn nói thì cái này là thừa) mà lẽ ra phần trăm khối lượng thủ công này đều phải thi công bằng máy hết.
Nói như vậy nhưng vẫn sợ bạn chưa hiểu ý mình. Mình ví dụ cụ thể thêm: Trong một hồ sơ quyết toán công trình có công việc đào đất móng cống tổng khối lượng đào là 100m3. Trong đó tư vấn xác định:
- Khối lượng đào thủ công chiếm 30% = 30m3 (áp dụng mã hiệu đào bằng thủ công là AB.11323)
- Khối lượng đào bằng máy chiểm 70% = 70m3 (áp dụng mã hiệu đào bằng máy là AB.25123).
Như vậy theo mình trong 100m3 đào trên sẽ có hai cách hiểu:
1./ Khối lượng đào bằng máy là 100m3 (AD định mức AB.25123) vì trong định mức này đã bao gồm nhân công thủ công cho những ví trí không đưa máy đến được. Và khi quyết toán thì khối lượng đào móng chỉ là đào bằng máy 100m3 (vì đào bằng thủ công có đơn giá cao hơn nhiều so với đào bằng máy)
2./ Khối lượng đào bằng thủ công sẽ là 6%x100m3 = 6m3 (như bạn xác định ở trên); khối lượng đào bằng máy sẽ là 94%x100m3 = 94m3. Và khi quyết toán sẽ phân làm 2 công việc
AB.11323: Đào bằng thủ công 6m3
AB.25123: Đào bằng máy 94m3.
Như vậy nhà thầu sẽ bị giảm trừ giá trị so với tư vẫn đã xác định dù hiểu theo cách 1 hay cách 2 nhưng nếu theo cách 1 sẽ bị giảm trừ nhiều hơn.
Mình đem ý kiến này thảo luận với những người bạn thì người bảo cách 1 đúng, người bảo cách 2 đúng (nên mình vẫn đang phân vân vấn đề này). Có người cho rằng không phải phân ra khối lượng đào thủ công vì trong định mức công việc bằng máy đã bao gồm công việc thủ công rồi. Người thì bảo vẫn tính những việc thủ công riêng vì nhân công trong định mức chỉ là nhân công theo máy).
Mong bạn nào biết làm rõ cho mình vấn đề này với nhé?
 

truongnguyenhud

Thành viên mới
Tham gia
3/3/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Tôi thấy đối với các vị trí không thể đào bằng máy mà bắt buộc phải đào bằng thủ công thì được tính 100% khối lượng đào thủ công. Đối với trường hợp này phải lập biện pháp thi công bổ sung được CĐT phê duyệt.
Còn trong công tác đào đất bằng máy sẽ không có % đào bằng thủ công, điều này đã được quy định rất rõ trong định mức và đơn giá
 

truongnguyenhud

Thành viên mới
Tham gia
3/3/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Mình có ý kiến như sau:
Về vấn đề nhân công trong công tác đào đắp cơ giới: Chắc chắn là đã có, mình có thể chứng minh điều đó qua đơn giá chi tiết được phân tích dưới đây cho 3 mã hiệu:

viduv.png

Vấn đề đặt ra là ta phải xác định xem trong 100m3 đó có bao nhiêu % khối lượng thực hiện bằng nhân công. Thực ra chúng ta có thể xác định bằng cách tương đối bằng cách đối chiếu xem với công tác đào đắp thủ công, 1m3 hết bao nhiêu công, đối chiếu với ĐM hao phí lao động của công tác đào đất cơ giới -> tính ra được khối lượng đào thủ công (m3)
Mục đích của việc tính ra được % KL thực hiện = thủ công này để nhằm chứng minh sự bất hợp lý trong thực tế thi công, hoặc như trường hợp của bạn đào đến 30% thủ công thì cần tra thêm mã đào thủ công hoặc điều chỉnh định mức cho phù hợp!

Cách tính tương đối:
- Mã hiệu AB.25123 (Đào móng = máy), 100m3 có 7,48 công
- Mã hiệu AB.11313 (Đào móng = thủ công), 1m3 hết 1,24 công
-> 7,48 công ở trên chỉ đào khoảng 7,48/1,24= 6 m3
-> Công tác đào = máy ở trên chỉ có khoảng 6/100=6% đào thủ công!
LeVinh thân! Tôi với Anh cùng công tác trong Tập đoàn HUD rất vui được trao đổi kiến thức ngành xây dựng cùng nhau.
Theo Tôi trong công tác đào bằng máy sẽ không có % đào bằng thủ công, điều này trong đơn giá và định mức đã quy định rõ. Còn việc cho nhà thầu được thanh quyết toán bao nhiêu % đào thủ công là do cơ chế mở của CĐT.
Thứ nhất: Đơn giá xây dựng công trình - Phần xây dựng là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tổng hợp bao gồm toàn bộ chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công, máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây dựng (kể cả chi phí cần thiết do yêu cầu kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thi công xây dựng liên tục, đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật).
Thứ hai: Trong công tác đào công trình bằng máy thành phần công việc bao gồm: Đào đổ đúng nơi quy định hoặc đổ lên phương tiện vận chuyển, hoàn thiện hố móng theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Thứ ba: Tôi xin được phân tích mâu thuẫn trong cách tính của Anh: Trong mã hiệu AB:25123 Đào móng công trình chiều rộng đào <=6m máy đào <=1,25m3 đất cấp 3, hao phí nhân công 3/7 là 7,48 công, hao phí máy thi công là 0,321 ca. Vì vậy nhân công ở đây là nhân công theo máy làm công tác sửa thủ công chứ không phải là nhân công lái máy, vì nếu là nhân công lái máy thì chỉ là 0,321 công tương ứng với hao phí ca máy và phải x1,062 (hệ số quy đổi lương nhóm I sang lương nhóm II)
Rất vui được AE đồng nghiệp đóng góp ý kiến cho bài viết này!
 

truongnguyenhud

Thành viên mới
Tham gia
3/3/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Mình đang phân vân 1 vấn đề này, bạn nào biết mong chỉ giáo giúp mình với nhé! Mình xin cảm ơn!
Trong công tác đào đắp đất bằng thủ công cho những chỗ mà không đưa máy vào được, thường thì tư vấn xác định phần đào đắp bằng thủ công chiếm 10%-30% tổng khối lượng đào đắp (cái này cũng chẳng có một văn bản nào quy định) mà có thể là do ước chừng và kinh nghiệm thực tế. Nhưng mình đọc trong đinh mức dự toán cho 1 công việc đào đắp bằng máy thì trong định mức đã có nhân công cho công việc thủ công. Vậy mình xin hỏi định mức nhân công này có phải là cho (10%-30%) tổng khối lượng đào đắp cho những vị trí mà máy không vào được hay không?
Nếu không phải thì định mức nhân công đó là nhân công của công việc gì? (vì trong đơn giá ca máy là đã bao gồm nhân công điều khiển máy)

Tôi thấy đối với các vị trí không thể đào bằng máy mà bắt buộc phải đào bằng thủ công thì được tính 100% khối lượng đào thủ công. Đối với trường hợp này phải lập biện pháp thi công bổ sung được CĐT phê duyệt.
Còn trong công tác đào đất bằng máy sẽ không có % đào bằng thủ công, điều này đã được quy định rất rõ trong định mức và đơn giá
 

vietdung_tht

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
21/11/08
Bài viết
39
Điểm thành tích
8
Tuổi
37
Các khái niệm dễ gây nhầm lẫn trong khi bóc tách dự toán, các bạn có kinh xin đóng góp ý kiến

Trong quá trình bóc tách khối lượng dự toán mình hay vướng phải một số khái niệm dễ nhầm. Ví dụ phân biệt công tác trát trong và công tác trát ngoài, những vị trí nào là trát trong, trát ngoài, tại sao lại phân biệt như vậy? Hay bê tông dầm thì tính từ đáy dầm đến mép trên sàn hay mép dưới dầm, tại sao lại tính như vậy?
 
L

levinhxd

Guest
Thứ ba: Tôi xin được phân tích mâu thuẫn trong cách tính của Anh: Trong mã hiệu AB:25123 Đào móng công trình chiều rộng đào <=6m máy đào <=1,25m3 đất cấp 3, hao phí nhân công 3/7 là 7,48 công, hao phí máy thi công là 0,321 ca. Vì vậy nhân công ở đây là nhân công theo máy làm công tác sửa thủ công chứ không phải là nhân công lái máy, vì nếu là nhân công lái máy thì chỉ là 0,321 công tương ứng với hao phí ca máy và phải x1,062 (hệ số quy đổi lương nhóm I sang lương nhóm II)
Rất vui được AE đồng nghiệp đóng góp ý kiến cho bài viết này!
Xin cảm ơn sự trao đổi thân tình của anh
Nhưng anh đọc lại lần nữa xem, tôi ko nói nhân công này là nhân công lái máy, mà là nhân công đào sửa thủ công.

Theo Tôi trong công tác đào bằng máy sẽ không có % đào bằng thủ công, điều này trong đơn giá và định mức đã quy định rõ. Còn việc cho nhà thầu được thanh quyết toán bao nhiêu % đào thủ công là do cơ chế mở của CĐT.
Định mức và Đơn giá quy định ở chỗ nào, anh có thể nói rõ hơn được không ạ? Tôi chỉ đọc trong ĐM thấy có quy định ở phần thuyết minh:
"Trường hợp đào, đắpvv,....mà khối lượng do máy không làm được như đào rãnh dọc, đào xả khối lượng, đắp ép dư phải làm bằng thủ công (đào khoan đường, đào rãnh dọc, đào lấy đất đắp ép dư vv...) thì KL làm bằng thủ công áp dụng ĐM đào, đắp bằng thủ công tương ứng"-> cái này thì đúng quá rồi!

Nếu 100m3 đất mà yêu cầu đào bằng 100% là máy thì bạn có thể hiểu đó là công tác đào bằng máy 100% và sẽ có một lượng nhất định công nhân thủ công đi theo máy (đây là chỉ tiêu tổng hơp). trong thực tế thì không phải công tác nào chúng ta cũng có thể dùng bằng máy do cái điều kiện thi công của chúng ta nên chúng ta phải tiến hành bằng thủ công hoắc giải pháp khác thay thế. chính vì vậy khi lập dự toán cần chú ý tra định mức cho chính xác.

Không phủ nhận ý kiến của các anh, tuy nhiên tóm lại cũng thấy 1 vấn đề rất rõ ràng: Thường đã đã đào đất hố móng công trình thì phải có máy và thủ công, vậy dù là nhân công "đi theo máy để sửa" thì vẫn là đào sửa bằng thủ công đấy thôi? và chẳng lẽ lại tách ra là: Nhân công chạy theo máy để sửa thủ công khác với Nhân Đào sửa móng thủ công.
Như vậy chỉ tiêu tổng hợp mà bạn nói ở trên thì dựa trên căn cứ nào? có hướng dẫn nào trong lập định mức hay không? Hay chỉ là phán đoán?
 

hien9483

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
3/6/09
Bài viết
11
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
Về vấn đề này có rất nhiều người chưa hiểu rõ, mình xin trình bầy ý kiến của mình các bạn tham khảo thêm nhé!
- Trước hết thì mình xin nói viêc chọn giải pháp công nghệ thế nào, phối hợp ra sao là do nhà thầu quyết định trong quá trình thi công mà có sự thay đổi hày điều chình thì phải được sự đồng ý của đơn vị tư vấn giám sát (chủ đầu tư).
- Trong ví dụ trên bạn cần phân biệt rõ ràng thế này nhé! công tác đào bằng máy thì luôn luôn tồn tại công việc mà máy không làm được như công tác sửa lại taly, nền đào v.v.. mà việc này phải làm bằng thủ công => Nên trong định mức luôn có tỉ lệ thủ công nhất định theo máy để làm nốt công việc này (không kể công nhân lái máy). Nếu 100m3 đất mà yêu cầu đào bằng 100% là máy thì bạn có thể hiểu đó là công tác đào bằng máy 100% và sẽ có một lượng nhất định công nhân thủ công đi theo máy (đây là chỉ tiêu tổng hơp). trong thực tế thì không phải công tác nào chúng ta cũng có thể dùng bằng máy do cái điều kiện thi công của chúng ta nên chúng ta phải tiến hành bằng thủ công hoắc giải pháp khác thay thế. chính vì vậy khi lập dự toán cần chú ý tra định mức cho chính xác.
- VD cụ thể Trong một hồ sơ quyết toán công trình có công việc đào đất móng cống tổng khối lượng đào là 100m3. Trong đó tư vấn xác định:
+ Khối lượng đào thủ công chiếm 30% = 30m3 (áp dụng mã hiệu đào bằng thủ công là AB.11323)
+ Khối lượng đào bằng máy chiểm 70% = 70m3 (áp dụng mã hiệu đào bằng máy là AB.25123)
=> theo mình đây là cách xắc định đúng!

Theo mình nghĩ thì tư vấn đang nhầm việc định mức cho công việc đào bằng máy chưa có nhân công thủ công. Vì nếu 30% đào bằng thủ công thì trong hồ sơ bản vẽ thiết kế tư vấn cũng phải làm rõ vấn đề này và trong hồ sơ biện pháp thi công của nhà thầu sẽ phải chứng minh được điều này (mà trong ví dụ mình đưa ra trong biện pháp thi công của nhà thầu và hồ sơ thiết kế đều không thể hiện điều này)
 

quandongban

Thành viên mới
Tham gia
19/1/10
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
69
Dự toán Công trình

Đọc những lời trình bày của các bạn mình thấy nhiều cái thú vị lắm vì làm lập dự toán khối lượng kinh phí có những cái nghệ thuật và những cái kỷ thuật phải theo phía chiều sâu mới hiểu rỏ , Còn công việc bóc dự toán tính khối lượng thì có những cái thực của đời thường mà đả là dân xây dựng phải hiểu rỏ ta là ai và công việc đó phải như thế nào có lẻ những cái thi vị đó xin nhường cho miếng cơm manh áo trả lời cụ thể hơn .
Mình tham gia để xem thử bây giờ các bạn đi đến đâu rồi và như thế nào trong cuộc sống đời thường này nhân tiện tặng các bạn một cách tính trọng lượng thép nhanh và hiệu quả nhất chứ mổi lần tra bảng lâu lắm ( Pi nhân Pi nhân với 6,2 là có kết quả ngay cho dù đó là loại thép có các loại đường kính gì ) chúc các bạn vui trẻ khỏe vươn lên
 
D

daiholy

Guest
Không phủ nhận ý kiến của các anh, tuy nhiên tóm lại cũng thấy 1 vấn đề rất rõ ràng: Thường đã đã đào đất hố móng công trình thì phải có máy và thủ công, vậy dù là nhân công "đi theo máy để sửa" thì vẫn là đào sửa bằng thủ công đấy thôi? và chẳng lẽ lại tách ra là: Nhân công chạy theo máy để sửa thủ công khác với Nhân Đào sửa móng thủ công.
Anh Vinh nói rất đúng!
Cái này thì chỉ suy luận là thấy rồi! Trong công tác đào bao giờ cũng phải có thủ công! Đơn giản vì Máy nó không bao giờ đào được một cái ô Vuông! Phải chừa khoảng 10cm dưới cùng để nhân công đào và sữa hố móng trong trường hợp áp định mức đào bằng máy!
Còn văn bản thì theo tôi Bây giờ chỉ có văn bản 737 và QD788/2010/BXD thôi! Tuy nhiên cũng là văn bản hướng dẫn, không bắt buộc áp dụng 100%. Muốn làm tốt công tác này thì đòi phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản nhất! Sự Kinh nghiệm, Linh hoạt, ...
Vài lời đóng góp Chúc mọi người sức khoẻ!!!
 
X

xuantien18

Guest
Mình đã xem dự toán của bạn caysoi, về khối lượng tính thì mình chưa kiểm lại, tuy nhiên nhìn qua cũng thấy các đầu việc của bạn cơ bản còn thiếu rất nhiều!
Bạn chỉ mới có: Khoan, Đổ bentonite, Gia công lắp đặt thép, Đổ bê tông và thêm công tác đóng cọc ở cuối cùng mà mình chưa hiểu để làm gì?
Đọc bản vẽ của bác Lang Du Ca và thực tế thi công thì phần thi công cọc khoan nhồi sẽ có những đầu mục dự toán sau:

Công tác khoan:
- Khoan thổi rửa phản tuần hoàn lớp 1, 2, 3...
( Có thể lập đầu mục theo cấp đất hoặc đá, cấp I, II, III, IV)
- Sản xuất và lắp đặt ống vách (trong ví dụ của Bác Lang Du Ca không sử dụng ống vách cho thi công)
- Thổi rửa bằng dung dịch bentonite
- Xúc đất bằng máy xúc hoặc máy đào
- Vận chuyển đất ra khỏi vị trí thi công
Công tác bê tông cọc:
- Gia công lắp dựng thép cọc, d thép <18
- Gia công lắp dựng thép cọc, d thép >18
- Bê tông cọc khoan nhồi
- Sản xuất và vận chuyển bê tông (nếu là bê tông thương phẩm)
Công tác bê tông con kê:
- Ván khuôn con kê, ván khuôn đúc sẵn
- Bê tông con kê, bê tông đúc sẵn
- Lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn, đặt con kê
Công tác lắp đặt ống siêu âm:
- Lắp đặt cút thép nối bằng pp hàn
- Gia công và lắp đặt nút bịt ống siêu âm các loại
- Lắp đặt ống thép đen siêu âm các loại

Ý kiến của mình là vậy, mong mọi người góp ý thêm!
Em xin có thêm ý kiến nữa.Trong công tác cọc nhồi, nếu như sử dụng ống vách thì có thêm công tác nhổ ống vách sau khi đổ bê tông.Thứ hai là công tác bơm dung dịch benonite và vận chuyển mùn ben ra khỏi công trường. Thứ ba là nếu tính lượng ben thu hồi và dùng lại không thì phải tính.Ví dụ lượng thu hồi tính bằng 30% KL ben.Mong mọi người có thêm ý kiến đóng góp
 

khanhsvxd

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
8/10/09
Bài viết
20
Điểm thành tích
3
Tuổi
35
Xin được góp ý với bạn một số ý kiến sau:
1. Theo mình nghĩ: Để phân biệt công tác trát trong và trát ngoài thì bạn phải xác định phương pháp thi công ngay từ đầu. Thường trát ngoài là những tường biên, và phải bắt giáo ngoài để thi công. Việc thi công công tác trát ngoài có chi phí cao hơn trát trong vì các lý do: an toàn, chi phí dàn giáo thi công, khó thi công hơn so với trát trong=> Đơn giá trát ngoài cao hơn.
2. Việc phân biệt Bê tông dầm tính từ đáy dầm trên hay dưới đều được. Miễn sao cách tính của bạn vận dụng được cho 1 số công tác khác. Và mình thường tính chiều cao dầm đếp mép đướianf, và tính BT sàn tràn qua dầm.
 

nguyendinhmta

Thành viên mới
Tham gia
28/11/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
tính khối lượng đào đắp kênh mương trong lập dự toán phần đường

Mọi người ơi cho mình hỏi thăm. Mình đang phải bóc dự toán cho 1 tuyến đường dài khoảng 5km, trong dự toán này có 1 công việc là tính toán khối lượng đào đắp và gia cố ao mương. Trong bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công trên dọc tuyến có thể hiện vị trí của các ao mương này nhưng các tham số về chiều dài, chiều rộng và chiều sâu của các con mương đó mình k thấy thể hiện. Vậy mình phải làm sao để tính được nó bây giờ. Nếu có bạn nào hiểu rõ về phần dự toán của đường thì chỉ giùm mình nha, nếu có thể thì gửi câu trả lời vào mail của mình theo địa chỉ: Nguyendinhmta2004.2010@gmail.com ; Cảm ơn mọi người nhiều.
 

xq039

Thành viên mới
Tham gia
20/8/10
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Xin chào tất cả các thành viên. Xin chúc năm mới thật nhiều niềm vui, may mắn, HP, thành đạt!
Về vấn đề thảo luận này mình xin có ý kiến như sau:
- Nếu xét trên cơ sở lý thuyết và định mức nhà nước ban hành thì không có một công tác nào mà có Tổng KL(100%)= %KL bằng thủ công + (%) KL bằng máy cả.
- Nếu xét về thực tế khi các nhà thầu thi công gặp các công tác như đào đắp Taluy chẳng hạn hoặc gặp địa hình khó khăn phức tạp mà máy thi công thực tế chỉ làm được 1 phần nào đó về Kl theo định mức của dự toán đã lập thì nhà thầu sẽ lỗ. Được sự nhất trí giữa nhà thầu thi công với TVGS, BQLDA, CĐT công trình về cách tính toán khối luợng trong quá trình làm quyết toán hoàn công và phải dự trên thực tế Kl thi công thì củng có thể tách thành %KL bằng thủ công + %Kl bằng máy và có biên bản nghiệm thu khối lương thực hiện kèm theo được các bên ký đóng dấu.
 

nguyenluu21

Thành viên mới
Tham gia
31/1/12
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
xin hỏi kích thước của dá chẻ để lót móng là bao nhiêu là chuẩn> và xin hỏi cách tính 1m2 thì cần bao nhiêu viên đá chẻ?xin cảm ơn
 

vanthien01x3c

Thành viên có triển vọng
Tham gia
8/8/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
3
Tính diện tích và thể tích các hình đơn giản

Mình nghĩ cái này cần cho acác bạn khi tính toán khối và lập dự toán
 

File đính kèm

  • TINH DIEN TICH VA THE TICH CAC HINH.rar
    215,2 KB · Đọc: 1.227

nguyenyen_62

Thành viên mới
Tham gia
29/1/13
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Cho em hỏi. Nếu như mình làm dự toán công trình với các số liệu về đơn giá VT-NC- M đã có và phải trình lên CĐT các số liệu trên thì chúng ta sẽ kiếm lợi nhuận từ đâu?Thank!
 

binhkt8x

Thành viên mới
Tham gia
24/12/14
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Các bác cho e hỏi chút. Công ty e khai thác khoáng sản, trong thời gian khai thác có sử dụng máy xúc đào đường vào mỏ. Kích thước chiều dài đường gồm:
Đường 1: Dài 570m, rộng 7m, cao Taluy trung bình 5m (1 bên)
Đường 2: Dài 400m, Rộng 7m, cao taluy 4m ( 1 bên )
Đường 3: Dài 1,5km, rộng 10m, Cao taluy 4m (2 bên )
Đường 4: Dài 400m, rộng 7m, cao 2m (1 bên )
Các bác cho e xin khối lượng bóc tách cụ thể với ạ. Thank các bác.
 

trungbs2005

Thành viên mới
Tham gia
6/10/14
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
mình vừa ra trường đếm từng ngày mà nghe mấy anh trả lời nhiều mà kết quả cho câu hỏi trên vẫn ko rõ ràng xíu nào
anh truongnguyenhud nói "hao phí nhân công 3/7 là 7,48 công, hao phí máy thi công là 0,321 ca" thì nhẩm
1 ca máy 8h=3x0.321ca-> 1 máy đào 1 ngày cần 7.48x3=22 công nhân đi theo sửa đất ( tính cho cr7 đi đào đất)
nói rõ thêm(i think) 22 nhân công này đào thủ công (~10cm) lớp đất tới cao độ thiết kế nền móng( máy không được phép đào tới cao độ tk nền, chừa lại 1 khoảng tầm 10~20cm gì đó đào thủ công)
giả sử móng rộng 5m, đào sâu 1m, =>thì 100m3 máy đào đi khoảng cách tầm 20m.=> 1 nhân công đào 1ngay đào sâu 10cm với diện tích đào 5m2(tương ứng=0.5m3/nhân công/ngay)
nghĩ comment cho vui nhưng thấy hợp lí.
nếu 22 nhân công mà cầm cuốc theo 1 cái máy đào đa năng(đầm, san, đào, ủi...) thì messi về việt nam đá rồi
TÓM LẠI TRẢ LỜI CHO CHÚ hien9483: ĐỊNH MỨC TÍNH CHO PHẦN THI CÔNG MÁY(đã bao gồm nhân công sửa hoàn thiện công việc đào máy cho tới cao độ tk,ko bao gồm diện tích máy không thể thi công)
PHẦN MÁY KO THI CÔNG ĐƯỢC THÌ TÍNH CHO PHẦN THI CÔNG BẰNG NHÂN CÔNG.
tới đây mà còn hỏi nữa thì thánh rồi
 

1001134

Thành viên có triển vọng
Tham gia
12/1/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
Tuổi
41
Mình muốn hỏi các cao nhân về vấn đề định mức và đơn giá áp dụng cho công tác kéo rải dây dân điện cho các chung cư cao tầng! Mình đang ở Hà Nội nên mình tạm lấy định mức 1777 và đơn giá 5479 làm tiêu chuẩn!

Trong định mức và đơn giá thì đầu việc BA.16.... được áp dụng cho công tác kéo rải dây dẫn điện các loại từ 1 đến 4 lõi, đường kính dây 1 lõi lớn nhất là 25mm2, đường kính dây 4 lõi lớn nhất là 3,5 mm2; nhưng thực tế đối với các công trình cao tầng và các công trình quy mô lớn, các loại dây dẫn điện 1 lõi đều có đường kính >25 mm2, các loại dây 4 lõi đều có đk > 3,5 mm2. Như vậy khi áp dụng định mức và đơn giá này có phản ánh đúng tính chất công việc không? Tại sao? Nếu không phản ánh đúng tính chất công việc thì có phương án nào thay thế để lập dự toán cho công tác kéo rải dây dẫn điện có đường kính lớn không?
 

Ky_VKTXD

Thành viên có triển vọng
Tham gia
17/6/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
3
Các nhà bác cho hỏi trọng lượng 01 bộ nhà khung Tiệp 15x60m là bi nhiêu nhỉ ?
Cảm ơn đã giả nhời !
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top