Không cần lập hồ sơ yêu cầu đối với trường hợp chỉ định thầu rút gọn theo Nghị định số 63/2014/NĐ-CP

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Điều 56. Quy trình chỉ định thầu rút gọn CÁC BẠN NÊN THỰC HIỆN NHƯ SAU (tham khảo trên Fb bác Timle nguyên cán bộ CGĐCLCTXD-BXD):


Bước 1: Thương thảo hợp đồng (nêu phạm vi công việc, giá hợp đồng, hình thức hợp đồng...)
Bước 2: Ra quyết định chỉ định thầu (căn cứ một phần Bước 1)
Bước 3: Ký kết hợp đồng

Đối với gói thầu xây lắp (giá gói thầu B1: Kiểm tra hồ sơ năng lực nhà thầu (nhà thầu gửi chủ đầu tư)
Bước 2: Gửi dự toán được duyệt và yêu cầu lập hồ sơ đề xuất giá (chỉ có giá, không có năng lực cần nêu rõ chủng loại vật tư, thiết bị đưa vào sử dụng cho gói thầu... để ra được giá đề xuất cho gói thầu) "Mục đích để khi thanh toán Kho Bạc không "vặn vẹo", khi trình quyết toán Phòng tài chính đỡ "đòi hỏi". Nếu chắc chắn có thể bỏ bước này"
Bước 3: Đàm phán, thương thảo hợp đồng
Bước 4: Ra quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu
Bước 5: Ký kết hợp đồng


Điều 56. Quy trình chỉ định thầu rút gọn
1. Đối với gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu, trừ gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước:
Chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu xác định và giao cho nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay gói thầu. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày giao thầu, các bên phải hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu bao gồm: Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng. Trên cơ sở kết quả thương thảo hợp đồng, chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu phê duyệt kết quả chỉ định thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu. Việc công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.

2. Đối với gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 của Nghị định này:
a) Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được chủ đầu tư xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng và các nội dung cần thiết khác;
b) Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên mời thầu và nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng;
c) Ký kết hợp đồng:
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, biên bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Quy trình chỉ định thầu rút gọn đã được hướng dẫn tương đối tại Điều 56 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ và bài viết dưới của AD Thế Anh.

Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện chỉ định thầu rút gọn vẫn vướng chỗ chưa biết hạn mức bao nhiêu là chỉ định thầu rút gọn. Theo Nghị định 85/2009/NĐ-CP thì dưới 500 trđ, vậy bây giờ giải thiết rằng vận dụng hạn mức này của NĐ 85 để thực hiện có hợp lý không?
Mời mọi người tiếp tục thảo luận!
 

ngoctu2109

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
14/10/08
Bài viết
89
Điểm thành tích
28
Theo e hiểu hướng dẫn của ND63/NĐ-CP thì các gói thầu đủ điều kiện chỉ định thầu thông thường cũng đủ điều kiện chỉ định thầu rút gọn (đối với gói thầu tư vấn là <500tr, gói thầu XL là <1 tỷ đồng) mà không đưa ra hạn mức cụ thể cho 2 hình thức chỉ định thầu này.

Do đó khi vận dụng thực hiện thì các đơn vị sẽ được phép áp dụng luôn hình thức chỉ định thầu rút gọn để giảm bớt thủ tục và tiết kiệm thời gian (giảm bớt được khâu lập HSYC, HSĐX, báo cáo đánh giá …).
 

tuansonvtk

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
6/8/14
Bài viết
29
Điểm thành tích
3
Em cũng đồng ý với cách hiểu của bác ngoctu2109. Theo Điều 54 Nghị định 63/2014/NĐ-CP về hạn mức chỉ định thầu thì với gói thầu trong hạn mức có thể áp dụng một trong hai hình thức. Khi vận dụng thực hiện thì người lập, người thẩm định và người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu để áp dụng hình thức chỉ định thầu thông thường hoặc chỉ định thầu rút gọn.
 

kodu_chi

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
4/7/10
Bài viết
17
Điểm thành tích
3
Theo e hiểu hướng dẫn của ND63/NĐ-CP thì các gói thầu đủ điều kiện chỉ định thầu thông thường cũng đủ điều kiện chỉ định thầu rút gọn (đối với gói thầu tư vấn là <500tr, gói thầu XL là <1 tỷ đồng) mà không đưa ra hạn mức cụ thể cho 2 hình thức chỉ định thầu này.

Do đó khi vận dụng thực hiện thì các đơn vị sẽ được phép áp dụng luôn hình thức chỉ định thầu rút gọn để giảm bớt thủ tục và tiết kiệm thời gian (giảm bớt được khâu lập HSYC, HSĐX, báo cáo đánh giá …).
Em cũng nghĩ như bác :) Hạn mức chỉ định thầu thông thường cũng là hạn mức chỉ định thầu rút gọn. (Nghị định hiện không rõ ràng cho lắm) nhưng đang băn khoăn đối với gói Rà phá bom mìn.
 

viettuan7

Thành viên mới
Tham gia
2/12/13
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
36
- Giá gói thầu tư vấn giám sát 878 triệu vậy theo NĐ63 có phải lập hồ sơ mời thầu đấu thầu không, hay lập hồ sơ yêu cầu. Em đọc không rõ lắm, các bác giú với.
 
L

ltc_ccdc

Guest
Mình thấy đúng là Nghị định 63/NĐ-CP hiện nay không nói tới hạn mức áp dụng chỉ định thầu rút gọn (không hiểu là bị sót hay có thể áp dụng tùy chọn). Tuy nhiên, Nghị định thế này nếu áp dụng Chỉ định thầu rút gọn (với vốn NSNN) sau này các bác thanh tra, kiểm toán NN vào vặn vẹo khó giải thích được tại sao không áp dụng thông thường mà lại áp dụng rút gọn (góc độ cơ quan duyệt KHĐT nhé).
 

tunghd

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
16/10/09
Bài viết
17
Điểm thành tích
3
Giá gói thầu TVGS>500tr phải thực hiện lập HSMT, đấu thầu LCNT theo quy định của NĐ63
 
Last edited by a moderator:

baoquoc004

Thành viên mới
Tham gia
9/9/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
48
em cũng nghĩ là nếu giá gói thầu nằm trong hạn mức chỉ định thầu thì được chỉ định thầu rút gọn. nhưng đặc câu hỏi ngược lại thì khi nào thì phải thực hiện chỉ định thầu thông thường vẫn còn mơ hồ nhờ các anh chỉ giúp sở cứ
em xin hỏi đối với các gói chỉ định thầu rút gọn ( xây lắp, mua sắm, tư vấn) có cần phải thẩm định không hay chỉ thương thảo hợp đồng xong là ra quyết định phê duyệt, đồng thời ra quyết định xong thì ký hợp đồng luôn hay phải có văn bản thông báo trúng thầu.
 

luonggiavanhoc

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
20/6/08
Bài viết
16
Điểm thành tích
3
" Theo e hiểu hướng dẫn của ND63/NĐ-CP thì các gói thầu đủ điều kiện chỉ định thầu thông thường cũng đủ điều kiện chỉ định thầu rút gọn (đối với gói thầu tư vấn là <500tr, gói thầu XL là <1 tỷ đồng) mà không đưa ra hạn mức cụ thể cho 2 hình thức chỉ định thầu này.

Do đó khi vận dụng thực hiện thì các đơn vị sẽ được phép áp dụng luôn hình thức chỉ định thầu rút gọn để giảm bớt thủ tục và tiết kiệm thời gian (giảm bớt được khâu lập HSYC, HSĐX, báo cáo đánh giá …)."
Bạn Ngoctu2109 trả lời chính xác vấn đề này.
 

luonggiavanhoc

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
20/6/08
Bài viết
16
Điểm thành tích
3
Mọi người cho mình hỏi khi áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gon đối với gói thầu xây lắp theo Nghị định 63/2013 thì có cần điều kiện về năng lực kinh nghiệm của nhà thầu không nhi?.
Nếu yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu thì mấy công ty mới thành lập thì làm sao có đủ năng lực kinh nghiệm để tham gia được nhỉ?
 

Top