Khảo sát địa chất công trình

  • Khởi xướng jupiter5268
  • Ngày gửi

huyhoangcmb

Thành viên mới
Tham gia
5/1/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Bạn cần nêu rõ mục đích khoan để phục vụ cho công tác thiết kế hạng mục gì, đây là số liệu đầu vào để phục vụ thiết kế nến rất quan trọng, nó không phụ thuộc vào chiều sâu khoan
Thông thường thì số mẫu lấy khoảng 2-3m lấy 1 mẫu, khi có sự thay đổi địa tầng <2 m cần lấy thêm mẫu. Như vậy số mẫu cần lấy là 18 mẫu, tương ứng với thí nghiệm SPT là 18
số mẫu thí nghiệm bằng khoảng 70% tổng số mẫu lấy trong đó thí nghiệm mẫu đất ba trục 1-2 mẫu phụ thuộc vào mục tiêu thiết kế cho công trình gì, còn lại thí nghiệm 9 chỉ tiêu.
Một vài ý kiến xin tham gia, ai hiểu biết hơn xin cho ý kiến
 
W

weblight

Guest
Đề cương khảo sát thiết kế

Trước hết đối với một công tác khảo sát địa chất, địa hình, thuỷ văn của một công trình nào đó để thực hiện người làm công tác này phải lập đề cương chi tiết, trong đó nêu rõ:
1/Mục đích khảo sát;
2) Phạm vi khảo sát;
3) Phương pháp khảo sát;
4) Khối lượng các loại công tác khảo sát dự kiến;
5) Tiêu chuẩn khảo sát được áp dụng;
6) Thời gian thực hiện khảo sát.
Người lập đề cương phải thị sát hiện trường, căn cứ các tài liệu về các công trình lân cận, ....để tính toán khối lượng cho hợp lý (trong đó có khối lượng khoan địa chất, các chỉ tiêu thí nghiệm, số lượng mẫu thí nghiệm lấy tại hiện trường, số mẫu thí nghiệm trong phòng,....) (tham khảo quy trình khảo sát địa chất 263-2000).

Sau khi đề cương đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản, khi đó mới có căn cứ để tiến hành thực hiện. Trong quá trình thực hiện, có thể có sai khác so với đề cương, đối với những sai khác này phải được chủ nhiệm khảo sát và đại diện chủ đầu tư chấp thuận bằng văn bản hiện trường. ví dụ: khi dự kiến khối lượng khoan là 100m, tuy nhiên khi khoan được 50m đã gặp đá cứng hoặc đất cứng có khả năng chịu lực thì chủ nhiệm khảo sát có thể cho dừng khoan và kết thúc lỗ khoan.

Gửi kèm mẫu đề cương khảo sát thiết kế công trình giao thông.
 

File đính kèm

  • De_cuong_KSTKKT-CTGT.doc
    177 KB · Đọc: 2.316
Last edited by a moderator:
H

hnlan

Guest
@weblight: Mình hỏi bạn 1 số vấn đề:
- Mình thấy tiêu chuẩn ko ghi bao nhiêu mét thì thí nghiệm cắt cánh 1 điểm. Ở file này bạn ghi là 2m/1 điểm, đó là do bạn tự quy định hay là gì?
- Số lượng mẫu lấy để thí nghiệm mình lấy đến 70%, bạn dùng là 50%. Bạn có biết ở đâu quy định không?
- Phần khoan địa chất bạn thiếu phần điều kiện dừng lỗ khoan.
- Phần khoan tường chắn, tiêu chuẩn còn quy định là trên mỗi đoạn tường chắn bố trí một mặt cắt địa chất, trên mc đó ngoài lỗ khoan tại tim tường thì khoan thêm 1 lỗ cách tim khoảng 3-5m để thể hiện được thế của lớp địa chất.
- Đối với tuyến thông thường không phải đất yếu, người ta thường khoan đến 7m, bạn khoan đến 5m.
- Mốc ĐC2 có thể tối đa là 350m/1 điểm. Bạn dùng 200m/1 điểm thì càng nhìn rõ thôi, nhưng mà sẽ nhiều quá nếu tuyến dài và dễ quan sát. Cái này chắc du di được.

Tiện thể, nếu bạn có file nào viết về phương pháp luận cho công tác khảo sát và thiết kế của công trình cầu đường thì share cho mình với. Mình đang viết nhưng chưa định hình rõ. Cảm ơn nhiều.
 
Last edited by a moderator:
L

lamkivic

Guest
cần xem TT05/BXD

Các bác cho em hỏi về định mức chi phí khảo sát trong lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, lập dự án đầu tư cho các dạng công trình? Xin cảm ơn các bac nhé!

cái này bạn cần xem thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của bộ xây dựng và văn bản số 1751 ngày 14/8/2007 của BXD công bố định mức chi phí quản lý dự án đầu tư và tư vấn xây dựng. Còn định mức khảo sát thì từng tỉnh đã có riêng.
 
W

weblight

Guest
@weblight: Mình hỏi bạn 1 số vấn đề:
- Mình thấy tiêu chuẩn ko ghi bao nhiêu mét thì thí nghiệm cắt cánh 1 điểm. Ở file này bạn ghi là 2m/1 điểm, đó là do bạn tự quy định hay là gì?
Dạo này mình bận quá nên cũng ít có thời gian vào diễn đàn, về các câu hỏi của bạn mình xin trả lời như sau:
- Tất cả các đề cương khảo sát đều có mục căn cứ các quy trình khảo sát, trong quy trình không quy định cụ thể một giá trị cứng (const), mà quy định KL hạng mục công việc nằm trong một phạm vi nào đó, tùy thuộc vào quy mô, điều kiện tự nhiên, địa chất,....
- Người lập đề cương sẽ đề xuất các phương án nằm trong phạm vi quy định của đề cương và trình cấp có thẩm quyền quyết định (là các quyết định duyệt).
- Đề cương được duyệt là đường bao khối lượng cho công tác khảo sát, là căn cứ để phục vụ công tác khảo sát, tuy nhiên trong quá trình khảo sát thực tế trên hiện trường có những điều kiện thay đổi, nhất là đối với công tác khảo sát địa chất công trình. Khi gặp phải những trường hợp đặc biệt, phải có ý kiến của chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm dự án và đại diện chủ đầu tư lập thành văn bản tại hiện trường.

- Về một số câu hỏi cụ thể của bạn, mình trả lời như sau:
Tại mục 6.9 quy trình thí nghiệm cắt cánh hiện trường 22TCN 355 -06,
Cụ thể: " 6.9. thực hiện thí nghiệm cắt cánh hiện trường với cự ly các điểm cắt không nhỏ hơn 1m, ghi chú: khoảng cách các điểm có thể thay đổi theo sự chấp thuận của kỹ sư chịu trách nhiệm trong công tác khảo sát địa chất kỹ thuật"
Như vậy, mình lấy 2m/ 1 điểm là phù hợp với quy trình và được người có thẩm quyền chấp thuận.
 
Last edited by a moderator:
W

weblight

Guest
@weblight: Mình hỏi bạn 1 số vấn đề:
1/ Mình thấy tiêu chuẩn ko ghi bao nhiêu mét thì thí nghiệm cắt cánh 1 điểm. Ở file này bạn ghi là 2m/1 điểm, đó là do bạn tự quy định hay là gì?
2/ Số lượng mẫu lấy để thí nghiệm mình lấy đến 70%, bạn dùng là 50%. Bạn có biết ở đâu quy định không?
3/ Phần khoan địa chất bạn thiếu phần điều kiện dừng lỗ khoan.
4/ Phần khoan tường chắn, tiêu chuẩn còn quy định là trên mỗi đoạn tường chắn bố trí một mặt cắt địa chất, trên mc đó ngoài lỗ khoan tại tim tường thì khoan thêm 1 lỗ cách tim khoảng 3-5m để thể hiện được thế của lớp địa chất.
5/ Đối với tuyến thông thường không phải đất yếu, người ta thường khoan đến 7m, bạn khoan đến 5m.
6/ Mốc ĐC2 có thể tối đa là 350m/1 điểm. Bạn dùng 200m/1 điểm thì càng nhìn rõ thôi, nhưng mà sẽ nhiều quá nếu tuyến dài và dễ quan sát. Cái này chắc du di được.

2- Số lượng mẫu TN lấy, tỷ lệ lấy để TN tùy thuộc vào nhiều yếu tố tuy nhiên phải cung cấp đầy đủ số liệu để phục vụ công tác thiết kế. (nếu địa chất đồng bằng, các tầng lớp đất đá tương đối dày và ổn định không có sự thay đổi nhiều thì có thể lấy TN ít hơn. Ví dụ: chiều dày tầng đất 5m, bạn lấy 2m/mẫu TN thì bạn có 2 mẫu thí nghiệm, tuy nhiên chỉ cần TN 1 mẫu để xác định được các chỉ tiêu của nền đất)
3- Đây là đề cương đã được duyệt của một dự án, mình thấy có thể load để mọi người cùng tham khảo. điều kiện dừng khoan có quy định cụ thể trong quy trình khảo sát 263-2000
4- Khoan tường chắn, ở bước TKKT mới quy định cụ thể tại mục B.7, QT263-2000.
5- Theo QT263-2000, Chương 9, mục 9.3.đối với nền đường thông thường quy định 2 TH:
a/ đối với nền đường đào: Llk=5m; 2km/1lk (tại khu vực có địa chất phức tạp, có thể khoảng cách này ngắn hơn)
b/ đối với nền đường đắp: Llk=5-7m; 1km/tối thiểu 1lk (tại khu vực có địa chất phức tạp, có thể khoảng cách này ngắn hơn)
Đối với công trình của mình, đề xuất 5m/1lk nền đường thông thường là phù hợp.
6- Mốc ĐC2, theo QT263-2000; chiều dài cạnh 0.08-0.35 (km), chiều dài tốt nhất là từ 200-250m/điểm.
Đối với CT của mình, trong đề cương tính trung bình khoảng 200m/điểm, còn trong thực tế có đoạn có thể bố trí dày hơn, hoặc thưa hơn tùy thuộc điều kiện địa hình như: đường thẳng hay đường cong, có nhiều nhà cửa hay chỉ đồng ruộng, ....
 
Last edited by a moderator:
H

hnlan

Guest
@weblight: Cho mình hỏi thêm chút nữa.
Về cái TN cắt cánh, mình có 1 số file của khảo sát tính toán số liệu của TN cắt cánh thấy là không thí nghiệm đến hết chiều sâu lỗ khoan, theo kinh nghiệm của bạn thì thế nào? ví dụ 1 lỗ khoan 40m thì TN cắt cánh đến độ sâu nào là được? Mình biết là TN cắt cánh chỉ làm ở địa chất đất yếu, đất bùn. Như vậy thì đến lớp địa chất cứng chắc chắn không thí nghiệm được. Tuy nhiên khi viết đề cương thì kinh nghiệm của bạn là tính KL thí nghiệm đến độ sâu nào nếu không biết trước sơ bộ các tầng địa chất?
Về việc quy trình không cho số liệu fix , mình đồng ý vì còn du di trong quá trình thực tế khảo sát. Tuy nhiên mình thấy không cho 1 khoảng giá trị kinh nghiệm thì cũng hơi khó cho Tư vấn khi đi bảo vệ đề cương.
 
Last edited by a moderator:

hoangthuong01

Thành viên có triển vọng
Tham gia
31/3/09
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
help me!!!!!!!!!
Cứu em với, bác nào có đơn giá đo vẽ địa hình tuyến đường dây thì post lên cho em với. chuyên nghành truyền tải điện các bác nhé!!!
 

quocthai75

Thành viên có triển vọng
Tham gia
9/8/08
Bài viết
8
Điểm thành tích
1
có cơ sở nào để xác định khối lượng các chỉ tiêu thí nghiệm địa chất không các bác nhỉ (số lượng các chỉ tiêu thí nghiệm ảnh hưởng trực tiếp đến dự toán, thế mà e ko thấy văn bản nào hướng dẫn cách xác định khối lượng cần thiết cả)
 
H

hnlan

Guest
@quocthai: Khối lượng chỉ tiêu thí nghiệm thì phải xem trong tiêu chuẩn thí nghiệm chứ không phải văn bản dự toán quy định đâu. Cụ thể bạn định hỏi KL chỉ tiêu thí nghiệm nào? Ví dụ chỉ tiêu thí nghiệm mẫu nguyên dạng 9 hay 17 chỉ tiêu thiì phải xem Chủ đầu tư họ duyệt cho bao nhiêu. Mình cũng đã đi nghiệm thu hồ sơ địa chất ở Ban HCM 1 lần, thí nghiệm thì rất nhiều chỉ tiêu nhưng họ xem lại trong đề cương không có, hoặc không thấy cần thiết là họ cắt thôi. Thông thường mình chỉ thí nghiệm 9 chỉ tiêu.
 

quocthai75

Thành viên có triển vọng
Tham gia
9/8/08
Bài viết
8
Điểm thành tích
1
@quocthai: Khối lượng chỉ tiêu thí nghiệm thì phải xem trong tiêu chuẩn thí nghiệm chứ không phải văn bản dự toán quy định đâu. Cụ thể bạn định hỏi KL chỉ tiêu thí nghiệm nào? Ví dụ chỉ tiêu thí nghiệm mẫu nguyên dạng 9 hay 17 chỉ tiêu thiì phải xem Chủ đầu tư họ duyệt cho bao nhiêu. Mình cũng đã đi nghiệm thu hồ sơ địa chất ở Ban HCM 1 lần, thí nghiệm thì rất nhiều chỉ tiêu nhưng họ xem lại trong đề cương không có, hoặc không thấy cần thiết là họ cắt thôi. Thông thường mình chỉ thí nghiệm 9 chỉ tiêu.
thank bác, e là KTS, ko phải dân KSĐC nên gà mờ vụ này quá
ý của e là làm thế nào để biết 9, hay 11 chỉ tiêu là đủ (cho dự án hỗn hợp nhà cao tầng và thấp tầng), em đang bị giao kt một đề cương khảo sát thấy ghi là thí nghiệm 19 chỉ tiêu???????, đơn giá của 9 và 19 chỉ tiêu thì khác nhau hoàn toàn
bác nói "xem trong tiêu chuẩn thí nghiệm", nó có quy định cụ thể trong trường hợp của e là khảo sát địa chất bước TKBVTC cho khối nhà cao trên 16 tầng và dưới 7 tầng thì phải thí nghiệm bao nhiêu chỉ tiêu không bác nhỉ.
bác có thể cho e xin tên đầy đủ của tiêu chuẩn thí nghiệm không
cảm ơn bác nhiều
 
T

toilatruong30

Guest
hoi

em đang cần tìm tài liệu về "khảo sát địa hình, địa chất xây dựng cầu - đưòng" pác nào có thì post cho em nha.Em xin cam on!
post cho em theo đia chỉ:nguyenxuantruongcd07@gmail.com

em xin cam on
 
M

maitheha

Guest
Hi all.
Các bài viết của các thành viên đã cho bạn biết khoan địa chất nó quan trọng thế nào trong việc lập dự án.đó là những bài viết rất hữu ích. nhân tiện đây mình giới thiệu qua về đội khoan Hồng Hà Linh. chuyên khoan khảo sát điạ chất, khoan giếng công nghiệp, ép cọp, ép cừ,.... các bác có nhu cầu liên hệ với mình nhé.hotline:0912.045.628.
Xin trân trọng cảm ơn.
 

caohongniem75

Thành viên mới
Tham gia
29/10/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Tuổi
48
mình cần tìm các tiêu chuẩn về khảo sát địa hình và địa chất công trình kè. Anh em nào có chỉ giúp với. Cám ơn nhiều!
 
W

weblight

Guest
số lượng các chỉ tiêu thí nghiệm

có cơ sở nào để xác định khối lượng các chỉ tiêu thí nghiệm địa chất không các bác nhỉ (số lượng các chỉ tiêu thí nghiệm ảnh hưởng trực tiếp đến dự toán, thế mà e ko thấy văn bản nào hướng dẫn cách xác định khối lượng cần thiết cả)

Số lượng các chỉ tiêu thí nghiệm: mục đích để phục vụ công tác thiết kế công trình, thông thường đối với công trình đường, các mẫu thí nghiệm chỉ cần thí nghiệm 9 chỉ tiêu là đủ: P%; W%, ; W; WT %; WP %; 0; C(kG/cm2); k; a(cm2/kG), hàm l­ượng hữu cá (nếu có) và tính toán các chỉ tiêu dẫn suất khác.
 
W

weblight

Guest
thí nghiệm cắt cánh hiện trường

@weblight: Cho mình hỏi thêm chút nữa.
Về cái TN cắt cánh, mình có 1 số file của khảo sát tính toán số liệu của TN cắt cánh thấy là không thí nghiệm đến hết chiều sâu lỗ khoan, theo kinh nghiệm của bạn thì thế nào? ví dụ 1 lỗ khoan 40m thì TN cắt cánh đến độ sâu nào là được? Mình biết là TN cắt cánh chỉ làm ở địa chất đất yếu, đất bùn. Như vậy thì đến lớp địa chất cứng chắc chắn không thí nghiệm được. Tuy nhiên khi viết đề cương thì kinh nghiệm của bạn là tính KL thí nghiệm đến độ sâu nào nếu không biết trước sơ bộ các tầng địa chất?
Về việc quy trình không cho số liệu fix , mình đồng ý vì còn du di trong quá trình thực tế khảo sát. Tuy nhiên mình thấy không cho 1 khoảng giá trị kinh nghiệm thì cũng hơi khó cho Tư vấn khi đi bảo vệ đề cương.

Khối lượng khoan địa chất là khối lượng ẩn dấu, nên trong đề cương nào cũng có câu: khối lượng là tạm tính, căn cứ vào điều kiện thực tế hiện trường để nghiệm thu chi tiết từng lỗ khoan một.
Trong các đề cương, cắt cánh hiện trường (nhằm xác định sức chống cắt của đất yếu, khối lượng các thí nghiệm này thông thường 2m/ điểm (theo mục 6.9: thực hiện thí nghiệm cắt cánh với cự ly các điểm không nhỏ hơn 1m, khoảng cách này có thể thay đổi theo sự chấp thuận của kỹ sư chịu trách nhiệm).
Như vậy, nếu chưa hết chiều sâu tầng đất yếu thì vẫn tiến hành khoan và thí nghiệm bình thường đến khi kết thúc khoan theo một trong các điều kiện kết thúc lỗ khoan.
Số lượng, chiều sâu lỗ khoan là dự kiến, nên ta vấn tiến hành khoan địa chất công trình bình thường, khi phát hiện là đất yếu mới khoanh vùng và tiến hành khoan (QT262-2000)
 

File đính kèm

  • qt_tn_cat_canh_hien_truong.zip
    68,1 KB · Đọc: 949
Last edited by a moderator:

chuhai

Thành viên mới
Tham gia
11/9/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
co bác nào có tiêu chuẩn, quy chuẩn phân cấp đá trong khảo sát cho minh xin voi
 
W

weblight

Guest
co bác nào có tiêu chuẩn, quy chuẩn phân cấp đá trong khảo sát cho minh xin voi

Đối với mỗi công tác khảo sát có bảng phân cấp riêng (bạn xem phụ lục phân cấp đất đá sau các đơn giá khảo sát, hoặc định mức khảo sát).
 

phamtatdat_dn

Thành viên có triển vọng
Tham gia
15/9/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
Tôi có lập NVKS cho một công trình GT, giai đoạn lập Dự án. NVKS được lập có sự phối hợp của CĐT và theo các điều kiện thực tế của Dự án.
 

ngocthanh8184

Thành viên mới
Tham gia
13/10/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
43
anh chị trên diễn đàn ai có file mẫu dự toán mô tả địa chất hố móng công trình thủy điện không? cho mình xin để tham khảo với, mình đang cần file để lập dự toán, cảm ơn các anh chị trước nhé!
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top