Kiểm toán Chiết tính lại đơn giá dự thầu

diamondkvl

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
6/8/10
Bài viết
25
Điểm thành tích
3
Việc chào thầu của nhà thầu phải căn cứ hồ sơ mời thầu, trên cơ sở biện pháp thi công, định mức của nhà nước nếu lập định mức khác thì phải hợp lý và có cơ sở. Khi chấm thầu nếu thấy giá dự thầu khác thường, tổ chấm thầu có quyền yêu cầu nhà thầu làm rõ, giải trình nếu không hợp lý và có cơ sở thì tổ chấm thầu có quyền hiệu chỉnh sửa lỗi đưa về giá hợp lý. Nói như bạn traita0 thì nếu nhà thầu khi chào giá đưa các hệ số chi phí chung, thu nhập chịu thuế TT, TT phí khác lên cao, rồi áp giá vật liệu, nhân công máy thấp--> trúng thầu-->ký hợp đồng điều chỉnh giá-->thi công rồi tính bù giá theo giá tại thời điểm thi công thì ok à?.
Kiểm toán nhà nước thì có quyền cắt giảm chi phí nếu thấy bất hợp lý, không đúng quy định, trách nhiệm thì bên nào sai bên đó chịu.
Kiểm toán độc lập thì có quyền nêu ý kiến độc lập, khi phê duyệt quyết toán có thể căn cứ vào kết quả kiểm toán độc lập có thể không mà.
 
V

vandc78

Guest
Cho mình hỏi ngu một câu: Vậy tổ chức đấu thầu làm gì cho tốn kém bạn? Mình thấy toàn suy luận luật không chứ chưa thấy thiết phục lắm.
 

keepranXD

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
15/8/12
Bài viết
273
Điểm thành tích
63
Nơi ở
TP. Vinh
Cho mình hỏi ngu một câu: Vậy tổ chức đấu thầu làm gì cho tốn kém bạn? Mình thấy toàn suy luận luật không chứ chưa thấy thiết phục lắm.
Bạn này có vẻ hơi bức xúc, nhưng câu hỏi thì rất đúng. Nếu được tiếp cận với một số dự án có sử dụng vốn nước ngoài (WB chẳng hạn) mọi người sẽ thấy giá chào thầu được đưa ra rất đơn giản: = khối lượng mời thầu x đơn giá nhà thầu đề xuất, hết.
Ngoài ra việc chì chiết cái định mức, đơn giá,... phải tương hợp với định mức, đơn giá của Nhà nước là không có cơ sở. Nhà thầu được phép đưa ra mức giá cho từng công việc được mời thầu mà không cần giải thích gì thêm trừ trường hợp bên mời thầu bắt buộc. Nhưng kể cả khi bên mời thầu yêu cầu chiết tính đơn giá dự thầu (trong hồ sơ mời thầu), nhà thầu vẫn được toàn quyền quyết định định mức, đơn giá họ sử dụng. Chủ đầu tư chỉ được phép yêu cầu giải trình, làm rõ, mà không được đánh trượt thầu vì bất cứ lý do gì liên quan đến việc đề xuất định mức, đơn giá của Nhà thầu.
Việc kiểm tra lại định mức, đơn giá chào thầu cũng cần thiết, nên làm, nhưng phục vụ vào những mục đích khác, chứ chưa hẳn là để giảm trừ giá trị quyết toán của Nhà thầu.
 

traihungyen

Thành viên năng động
Tham gia
10/7/13
Bài viết
53
Điểm thành tích
18
Tôi thì lại có quan điểm khác. Tôi hoàn toàn nhất trí với cách hiểu và dẫn giải văn bản của bạn Son_vq121
Đơn giá hợp đồng là đơn giá hợp pháp thanh quyết toán cho nhà thầu. Việc điều chỉnh đơn giá hợp đồng phải phải tuân theo các quy định của hợp đồng về việc điều chỉnh đơn giá. Tuy hợp đồng là đơn giá điều chỉnh nhưng không phải là có thể tùy tiện đìeu chỉnh đơn giá hợp đồng mà NT và CDT đã ký kết. Nếu trong hợp đồng không quy định cụ thể về trườgn hợp điều chỉnh và cách thức điều chỉnh thì không có cơ sở để chiết tính lại đơn giá hđ đâu nhé. Như vậy là vi phạm luật.
Theo điều 18 - NĐ48 về hợp đồng xd thì :
4. Đối với hợp đồng trọn gói: thanh toán theo tỷ lệ phần trăm giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tương ứng với các giai đoạn thanh toán mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, khi thanh toán không đòi hỏi có xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết.
5. Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh: được thực hiện trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm, nếu có) được nghiệm thu và đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá đã điều chỉnh do trượt giá theo đúng các thỏa thuận trong hợp đồng.
Điều 36:điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng
1. Việc điều chỉnh giá hợp đồng chỉ áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian. Trong hợp đồng xây dựng các bên phải thỏa thuận cụ thể các trường hợp được điều chỉnh giá hợp đồng, trình tự, phạm vi, phương pháp và căn cứ điều chỉnh giá hợp đồng; phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng phải phù hợp với loại giá hợp đồng, tính chất công việc trong hợp đồng xây dựng.
2. Việc điều chỉnh giá hợp đồng được thực hiện thông qua việc điều chỉnh đơn giá, điều chỉnh khối lượng và được quy định như sau:
a) Trường hợp khối lượng công việc phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng hoặc khối lượng phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng thì các bên thống nhất xác định đơn giá mới theo nguyên tắc thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá cho khối lượng phát sinh;
b) Trường hợp khối lượng phát sinh nhỏ hơn hoặc bằng 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng thì áp dụng đơn giá trong hợp đồng, kể cả đơn giá đã được điều chỉnh theo thỏa thuận của hợp đồng (nếu có) để thanh toán;
c) Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và hợp đồng theo thời gian thì khi giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị do Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá theo quy định của Pháp lệnh giá có biến động bất thường hoặc khi nhà nước thay đổi chính sách về thuế, tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến giá hợp đồng thì được điều chỉnh đơn giá nếu được phép của cấp quyết định đầu tư và các bên có thỏa thuận trong hợp đồng;
d) Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, thì đơn giá trong hợp đồng được điều chỉnh theo phương pháp hướng dẫn tại khoản 3, 4 Điều này cho những khối lượng công việc mà tại thời điểm ký hợp đồng, bên giao thầu và bên nhận thầu cam kết sẽ điều chỉnh lại đơn giá do trượt giá sau một khoảng thời gian nhất định kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo "Điều 16. Thẩm tra quyết toán đối với dự án không kiểm toán báo cáo quyết toán " trong TT19-BTC
=> Như vậy, trong các trường hợp đìeu chỉnh đơn giá hợp đồng ở trên không hề có trường hợp nào quy định được chiết tính lại đơn giá hợp đồng vì không đúng cơ cấu đơn giá theo quy định của nhà nước cả. Kiểm toán chỉ có thể yêu cầu chiết tính lại đơn giá của dự toán gói thầu đã được CĐT duyệt chứ khôgn được chiết tính đơn giá dự thầu của nhà thầu. Nhà thầu có quyền bỏ giá thầu trên cơ sở cân nhắc được thua khi đấu thầu.
Chú ý: trong chuẩn mực 1000 mà bạn Sơn đã nêu ở trên thì phần bôi đỏ được hiểu đầy đủ là: Kiểm tra tính tuân thủ của CĐT trong việc áp dụng đơn giá trúng thầu để thanh toán cho nhà thầu. Ý là Ktra xem CĐT có thanh toán cho nhà thầu với đơn giá trúng thầu (đg hợp đồng) không hay là thanh toán với đơn giá khác không hợp lệ.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Vấn đề của bạn traihungyen và vấn đề của topic dường như không hợp nhau lắm. Vấn đề của chủ đề này là việc vận dụng, sử dụng định mức như thế nào.
Trích khoản 2 Điều 3 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
2. Lãng phí là việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên không hiệu quả. Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định.
Rõ ràng Định mức của nhà nước là 5,5% nhưng nhà thầu lại để 6,5%. CĐT không phát hiện ra vẫn ký hợp đồng. CĐT sẽ phải chịu trách nhiệm cho việc để xảy ra thất thoát, lãng phí. Nếu giá trị này đủ lớn, CĐT hoàn toàn có thể phải gia nhập đội hình juventus đấy.
Nói thêm 1 chút nữa
Quay lại với Ụ nổi của Vinalines, CĐT đã phải vào tù vì tội nâng giá để trục lợi. Thế nhưng bên bán hàng có bị xử lý gì đâu? Tiền của bên bán cũng có thu hồi được đâu? Còn kiểm toán, thanh tra cứ phải đúng quy định mà làm. CĐT không bảo vệ mình trước thì đương nhiên là tự chịu trách nhiệm
 

khanhloihp

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
7/12/10
Bài viết
32
Điểm thành tích
8
Tuổi
40
Em lại quan điểm thế này, việc của Chủ đầu tư gồm 2 nội dung chính:
1. Lập dự toán, giá thầu theo đúng quy định của nhà nước trước thời điểm mời thầu.
2. Lựa chọn Nhà thầu có năng lực, đáp ứng kỹ thuật và giá đánh giá thấp nhất với giá trúng thầu không vượt giá gói thầu hay dự toán gói thầu. Trong khi xét thầu nếu có đơn giá bất thường gây bất lợi cho Chủ đầu tư thì đã yêu cầu làm rõ từ khi đó.
Vậy, khi nhà thầu trúng thầu và giá hợp đồng đã được ký kết, nhỏ hơn giá dự toán được lập theo đúng đơn giá, thì làm gì có thất thoát hay trục lợi gì ở đây.
Việc kiểm tra thì cứ kiểm tra, còn việc tác động vào đơn giá hợp đồng, cần thông qua Nhà thầu chứ không phải cứ muốn là hạ. Chiết tính giá thầu có văn bản nào yêu cầu phải lập theo đúng chế độ Nhà nước tại thời điểm lập HSDT không các bác?
Mời các bác đưa ra ý kiến.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Em lại quan điểm thế này, việc của Chủ đầu tư gồm 2 nội dung chính:
1. Lập dự toán, giá thầu theo đúng quy định của nhà nước trước thời điểm mời thầu.
2. Lựa chọn Nhà thầu có năng lực, đáp ứng kỹ thuật và giá đánh giá thấp nhất với giá trúng thầu không vượt giá gói thầu hay dự toán gói thầu. Trong khi xét thầu nếu có đơn giá bất thường gây bất lợi cho Chủ đầu tư thì đã yêu cầu làm rõ từ khi đó.
Vậy, khi nhà thầu trúng thầu và giá hợp đồng đã được ký kết, nhỏ hơn giá dự toán được lập theo đúng đơn giá, thì làm gì có thất thoát hay trục lợi gì ở đây.
Việc kiểm tra thì cứ kiểm tra, còn việc tác động vào đơn giá hợp đồng, cần thông qua Nhà thầu chứ không phải cứ muốn là hạ. Chiết tính giá thầu có văn bản nào yêu cầu phải lập theo đúng chế độ Nhà nước tại thời điểm lập HSDT không các bác?
Mời các bác đưa ra ý kiến.
bạn chưa xem hết tình huống của chủ đề thì phải. Vấn đề ngay ở chỗ CĐT không làm rõ đơn giá bất thường (quan liêu). Giờ hoặc là CĐT tự bảo vệ mình, hoặc là chấp nhận thanh toán rồi tự thú trước bình minh. Còn kiểm toán phát hiện áp sai định mức thanh toán (theo hướng tăng lên) gây bất lợi cho CĐT thì phải báo cáo cho CĐT biết, đây là nhiệm vụ kiểm toán.
Có nhiều bạn cứ nói kiểm toán không được thế này, thế kia mà không cần biết vai trò của kiểm toán là gì.
Mấu chốt lớn nhất trong vai trò kiểm toán là phải độc lập, trung thực, khách quan. Kiểm toán có quyền bảo lưu ý kiến, việc xử lý ý kiến của kiểm toán thế nào thì phải do CĐT và nhà thầu thực hiện. Chấp nhận sửa theo ý kiến hoặc không chấp nhận sửa cùng được, vấn đề hậu quả sau đó các bên tự chịu trách nhiệm
 

keepranXD

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
15/8/12
Bài viết
273
Điểm thành tích
63
Nơi ở
TP. Vinh
Ý kiến của bạn khanhloihp về cơ bản là đúng. Tuy nhiên, trong trường hợp cần phát hiện sai phạm, ngay lập tức các vấn đề bất thường sẽ được lưu ý đầu tiên. Nếu đề xuất định mức 6.5% hau thậm chí 650%, tùy nhà thầu khi dự thầu, nhưng sau này loay xoay loay xoay dùng nó để bù giá các kiểu thì không bao giờ được.
Hoặc giả trường hợp công trình có giá trị một công tác nào đó khá lớn (10 tỷ/100 tỷ của gói thầu chẳng hạn), khi mời thầu Chủ đầu tư biết trước công tác này sẽ có phát sinh khối lượng đến tầm 18%, hình thức hợp đồng được duyệt là đơn giá cố định, anh ta phím cho Nhà thầu báo giá công tác đó thật cao (bao gồm cả việc tăng hệ số định mức, tăng giá ca máy, nhân công,...) để sau này khi thanh toán được hưởng lợi từ việc phát sinh này. Khi thanh tra, kiểm toán nếu phát hiện và nêu được vấn đề định mức bất thường, đơn giá bất thường này ra thì đây là một vấn đề đắt giá đấy, không phải vu vơ đâu!

Hai trường hợp như thế để thấy rằng: Việc kiểm tra lại định mức, đơn giá chào thầu cũng cần thiết, nên làm, nhưng có thể là phục vụ vào những mục đích khác, chứ chưa hẳn là để giảm trừ giá trị quyết toán của Nhà thầu.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Có 1 điểm là tôi đã trích dẫn Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí rất rõ ràng mà các bạn không chịu để ý. Mua vật liệu, trả chi phí nhân công, máy (đơn giá) cao thì không ai nói được gì vì theo thị trường (chiêu bài chuyển giá của DN FDI). Thế nhưng sai định mức (tăng) thì quy tội được ngay là lãng phí. Còn ít hơn định mức thì lại được vì đó là tiết kiệm. Quy định 5,5% mà để 6,5% thì chắc chắn bị xử lý.
 

keepranXD

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
15/8/12
Bài viết
273
Điểm thành tích
63
Nơi ở
TP. Vinh
Hình như việc thực hành tiết kiệm mà anh naat nói đã được cụ thể hóa trong quá trình lập, phê duyệt dự toán và giá gói thầu rồi chứ.
Còn khi đưa gói thầu ra mời thầu thì phải tuân theo quy tắc của kinh tế thị trường mới phù hợp, và lúc này quản lý của Nhà nước sẽ tuân theo thuyết Bàn tay vô hình, giá dự thầu chỉ cần thấp hơn giá gói thầu là được. Áp đặt định mức Nhà nước chưa hẳn đã đúng trong trường hợp này.
Ngoài ra, không một hồ sơ mời thầu nào yêu cầu nhà thầu phải lập theo định mức, đơn giá nhà nước công bố cả. Phải tôn trọng luật chơi do mình đặt ra chứ!!!
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Hình như việc thực hành tiết kiệm mà anh naat nói đã được cụ thể hóa trong quá trình lập, phê duyệt dự toán và giá gói thầu rồi chứ.
Còn khi đưa gói thầu ra mời thầu thì phải tuân theo quy tắc của kinh tế thị trường mới phù hợp, và lúc này quản lý của Nhà nước sẽ tuân theo thuyết Bàn tay vô hình, giá dự thầu chỉ cần thấp hơn giá gói thầu là được. Áp đặt định mức Nhà nước chưa hẳn đã đúng trong trường hợp này.
Ngoài ra, không một hồ sơ mời thầu nào yêu cầu nhà thầu phải lập theo định mức, đơn giá nhà nước công bố cả. Phải tôn trọng luật chơi do mình đặt ra chứ!!!
Làm thế thì các bác làm sao phải đi đá cho Juvetus? hãy nhớ giá là do thị trường, định mức là có sự kiểm soát. Bạn giảm định mức nhưng lại tăng giá thì còn bảo tại thị trường, chứ tăng định mức thì chắc chắn là cố ý làm trái các quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bao năm nay cocacola, các DN FDI chơi bài chuyển giá mãi mà ta không học được tí kinh nghiệm nào. Cứ rúc đầu thay đổi ĐM để rồi lúc bị bắt lại bảo em không biết
Luật đấu thầu cho phép nhà thầu được áp dụng ĐM nội bộ, nhưng ĐM ấy thế nào thì phải xem tiếp các quy định. ĐM nội bộ mà lại cao hơn ĐM nhà nước khi thi công các công trình dự án NN thì chắc chắn bị phạm vào 2 Luật là Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật phòng chống tham nhũng
 

maika2008

Thành viên có triển vọng
Tham gia
12/9/08
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
Làm thế thì các bác làm sao phải đi đá cho Juvetus? hãy nhớ giá là do thị trường, định mức là có sự kiểm soát. Bạn giảm định mức nhưng lại tăng giá thì còn bảo tại thị trường, chứ tăng định mức thì chắc chắn là cố ý làm trái các quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bao năm nay cocacola, các DN FDI chơi bài chuyển giá mãi mà ta không học được tí kinh nghiệm nào. Cứ rúc đầu thay đổi ĐM để rồi lúc bị bắt lại bảo em không biết
Luật đấu thầu cho phép nhà thầu được áp dụng ĐM nội bộ, nhưng ĐM ấy thế nào thì phải xem tiếp các quy định. ĐM nội bộ mà lại cao hơn ĐM nhà nước khi thi công các công trình dự án NN thì chắc chắn bị phạm vào 2 Luật là Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật phòng chống tham nhũng
"ĐM nội bộ mà lại cao hơn ĐM nhà nước khi thi công các công trình dự án NN thì chắc chắn bị phạm vào 2 Luật...": bác quan niệm thế này thì nhiều trường hợp khó mà xử lý được.
Thí dụ có công tác lắp đặt ĐM nhà nước là hai ông công nhân 7/7 và 1 ca cẩu. Nhà thầu lại dùng 2 ca cẩu và 1 ông công nhân 6/7 dẫn đến đơn giá cho công việc này cao hơn đơn giá theo đm NN. Tuy nhiên giá chào thầu vẫn thấp hơn giá gói thầu.
Trong trường hợp này có coi là đơn giá bất thường không? có cần yêu cầu nhà thầu làm đúng đm NN không?
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
"ĐM nội bộ mà lại cao hơn ĐM nhà nước khi thi công các công trình dự án NN thì chắc chắn bị phạm vào 2 Luật...": bác quan niệm thế này thì nhiều trường hợp khó mà xử lý được.
Thí dụ có công tác lắp đặt ĐM nhà nước là hai ông công nhân 7/7 và 1 ca cẩu. Nhà thầu lại dùng 2 ca cẩu và 1 ông công nhân 6/7 dẫn đến đơn giá cho công việc này cao hơn đơn giá theo đm NN. Tuy nhiên giá chào thầu vẫn thấp hơn giá gói thầu.
Trong trường hợp này có coi là đơn giá bất thường không? có cần yêu cầu nhà thầu làm đúng đm NN không?
cái ĐM tôi nói nó phải thể hiện bằng hồ sơ trong hợp đồng, còn biện pháp thi công thì không phải. có nghĩa là khi nó thể hiện vào hợp đồng, CĐT chấp thuận ĐM đó thì CĐT phải chịu trách nhiệm
Trích khoản 3 điều 35 Luật phòng chống tham nhũng
3. Người cho phép sử dụng vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn phải bồi thường phần giá trị mà mình cho phép sử dụng vượt quá; người sử dụng vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn có trách nhiệm liên đới bồi thường phần giá trị được sử dụng vượt quá.
 

traihungyen

Thành viên năng động
Tham gia
10/7/13
Bài viết
53
Điểm thành tích
18
Vấn đề của bạn traihungyen và vấn đề của topic dường như không hợp nhau lắm. Vấn đề của chủ đề này là việc vận dụng, sử dụng định mức như thế nào.
Trích khoản 2 Điều 3 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
2. Lãng phí là việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên không hiệu quả. Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định.
Rõ ràng Định mức của nhà nước là 5,5% nhưng nhà thầu lại để 6,5%. CĐT không phát hiện ra vẫn ký hợp đồng. CĐT sẽ phải chịu trách nhiệm cho việc để xảy ra thất thoát, lãng phí. Nếu giá trị này đủ lớn, CĐT hoàn toàn có thể phải gia nhập đội hình juventus đấy.
Nói thêm 1 chút nữa
Quay lại với Ụ nổi của Vinalines, CĐT đã phải vào tù vì tội nâng giá để trục lợi. Thế nhưng bên bán hàng có bị xử lý gì đâu? Tiền của bên bán cũng có thu hồi được đâu? Còn kiểm toán, thanh tra cứ phải đúng quy định mà làm. CĐT không bảo vệ mình trước thì đương nhiên là tự chịu trách nhiệm
Bác Naat nói vậy là chưa hiểu ý tôi rồi. Ý tôi là kiểm toán có quyền chiết tính đơn giá gói thầu do chủ đầu tư phê duyệt sai chế độ quy định của nhà nước gây thất thóat lãng phí cho NSNN như bạn nói. Khi đó CĐT phải chịu trách nhiệm chứ không liên quan gì đến nhà thầu cả. Còn chủ topic nói đây là chiết tính đơn giá trúng thầu của nhà thầu cơ mà. Cái này Kiểm toán không thể tùy tiện đâu nhé.
 

tranvandung_61

Thành viên mới
Tham gia
28/5/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
3
Tuổi
62

CHÍNH PHỦ
________
Số: 112/2009/NĐ-CP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________________________
Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2009



NGHỊ ĐỊNH
Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
_______

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 27. Quyền và trách nhiệm của nhà thầu xây dựng
1. Quyết định định mức, đơn giá và các chi phí khác có liên quan đến giá dự thầu khi tham gia đấu thầu.
2. Trong giai đoạn thi công xây dựng được thay đổi các biện pháp thi công sau khi đã được chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư chấp thuận nhằm đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng, an toàn lao động trên cơ sở giá trị trong hợp đồng đã ký kết.
3. Được đề xuất và thỏa thuận với chủ đầu tư về các định mức, đơn giá cho các công việc phát sinh trong quá trình xây dựng công trình.
4. Được chủ động sử dụng các khoản chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện trường, trực tiếp phí khác cho các công việc phục vụ thi công.
5. Được quyền yêu cầu thanh toán các khoản lãi vay do chậm thanh toán; được bồi thường về những thiệt hại do việc chậm bàn giao mặt bằng và các thiệt hại khác không do lỗi của nhà thầu.
6. Nhà thầu chịu trách nhiệm bồi thường cho chủ đầu tư và các bên có liên quan những thiệt hại gây ra do lỗi của nhà thầu (nếu có) trong việc thi công chậm tiến độ quy định.
7. Các quyền và trách nhiệm khác liên quan đến quản lý chi phí theo quy định hiện hành của pháp luật.
 

thechuong.kt

Thành viên mới
Tham gia
15/9/12
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Mình cũng làm kiểm toán XD, theo mình thì kiểm toán chiết tính lại và thấy như thế là QT của bạn sai đấy. Vì định mức % là chi phí tối đa mà bạn được hưởng rồi, nếu bạn muốn làm cao hơn thi phải lập dự toán và được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trong trường hợp này chắc không được đâu)
 

vacnvh

Thành viên mới
Tham gia
25/3/14
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Thực ra mình đặt câu hỏi này là muốn hỏi xem, khi đơn giá dự thầu đã được chủ đầu tư và nhà thầu ký xác nhận thì kiểm toán độc lập có quyền chiết tính lại đơn giá đó không, nếu đơn giá dự thầu chưa áp dụng đúng các thông tư nghị định hiện hành, có nhiều người nói rằng kiểm toán ko có quyền chiết tính lại kết cấu đơn giá đó nhưng mình chưa đọc thấy văn bản nào quy định vậy, Mình đang nói về các quy định chứ chưa nói về chuyện abc gì đó.

Nếu đơn giá dự thầu có sai sót, ví dụ như Công tác đắp đất tận dụng mà vẫn tính cả vật tư thì kiểm toán có quyền chiết tính lại, giảm trừ phần vật tư thừa trong đơn giá dự thầu.
 

vnc

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
19/7/08
Bài viết
21
Điểm thành tích
3
Tuổi
44
Mọi người cứ bàn cãi nhiều quá. Tôi chỉ hỏi nếu trong đấu thầu k có đơn giá chiết tính thì hỏi các ông triết lại kiểu gi?
 

tunghd

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
16/10/09
Bài viết
17
Điểm thành tích
3
Mọi người cứ bàn cãi nhiều quá. Tôi chỉ hỏi nếu trong đấu thầu k có đơn giá chiết tính thì hỏi các ông triết lại kiểu gi?
Vấn đề ở đây là tùy theo yêu cầu của HSMT, chủ đầu tư bắt buộc phải chiết tính đơn giá chi tiết :D ... Tuy nhiên nhiều trường hợp CĐT không kiểm tra nội dung này.
Theo mình: Trong HSDT có quyền đề xuất giá vật liệu tùy ý (theo đề xuất của nhà thầu); còn định mức thì phải theo quy định của nhà nước (bạn để ý trang đầu tiên của phần giá đề xuất trog HSDT bao giờ cũng có các căn cứ để lập đơn giá đề xuất). Miễn sao giá dự thầu <= giá gói thầu.
Trường hợp áp dụng định mức đơn giá khác phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm tra (cái này thì khó hơn lên trời).
Vì vậy với các đơn giá áp định mức không phù hơp thì Thanh tra, kiểm toán áp lại theo định mức của Nhà nước là hoàn toàn phù hợp
 

fr9fr9

Thành viên mới
Tham gia
19/11/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Nhất trí với anh thangcola113 trừ việc anh trích Điều 29 Quyết định 03/2012/QĐ-KTNN để tham khảo. Như phần Quy định chung của Quyết định này thì rõ ràng cái quy trình ban hành theo Quyết định 03/2012/QĐ-KTNN là dành cho các cuộc kiểm toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản do Kiểm toán Nhà nước thực hiện.
Về kết luận: "Ngoài hợp đồng trọn gói, Kiểm toán độc lập được chiết tính lại đơn giá (trúng thầu hoặc chỉ định thầu) của các hợp đồng còn lại", tôi cũng chưa nhất trí. Khi chủ Đầu tư và nhà thầu áp dụng hình thức hợp đồng theo đơn giá cố định, tức là Chủ đầu tư và Nhà thầu đã có đủ cơ sở để xác định đơn giá. Trong trường hợp này, theo tôi Kiểm toán viên cũng không kiểm tra lại đơn giá từng đầu mục công tác. Nó được tôi hiểu như là "một nửa của hợp đồng trọn gói". :D
Quyết định này áp dụng cho đối tượng là Kiểm toán nhà nước thôi.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top