Kiểm toán Quyết toán vốn ĐTXD

emyeuanhkiemtoan

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
1/1/08
Bài viết
29
Điểm thành tích
6
Em xin giới thiệu dịch vụ kiểm toán đầu tư xây dựng của đơn vị em-một trong những công ty vinh dự được kiểm toán các công ty niêm yết, đã từng thực hiện những dự án lên tới 2000 tỷ đồng với phương châm: phục vụ tận tâm, hiệu quả, hợp tác. Giá phí theo qui định Nhà nước.
Nhân dịp Khai trương :beer::beer: trên diễn đàn xin giảm giá 5% phí đối với công trình đầu tiên mà các bác thực hiện với em. :beer:
 
A

anhtuanhaisu

Guest
Xin giới thiệu rõ hơn về Đơn vị kiểm toán của em.

Anh đang công tác cho một chủ đầu tư lớn, nghe em giới thiệu về kiểm toán quyết toán vốn đầu tư làm anh rất quan tâm. Xin vui lòng giới thiệu rõ hơn về Công ty của em và các hoạt động, các dự án từng kiểm toán qua, để anh có thể nắm bắt được và có hướng suy nghĩ khi tìm đơn vị kiểm toán giới thiệu cho Lãnh đạo.
Có ngại thì xin gửi riêng các thông tin về địa chỉ e-mail của anh, trong thông tin về cá nhân của anh trên diễn đàn.
Xin chân thành cám ơn em và chúc em mọi điều tốt đẹp.
Thân ái!
 
S

syphuc

Guest
Đề nghi giúp đỡ

"Trong quá trình kiểm toán, đơn vị tôi đang vướng một trường hợp như sau:
Khi quyết toán hồ sơ quyết toán XDCB hoàn thành, kiểm toán liệt kê tất cả các danh mục đơn giá được ghi ở phần mã hiệu là : TT, TB, Qx,y,z/năm.
Các ông ấy tách giá trị của các mã hiệu này = KL*VL+ KL*NC+KL*M không đưa thêm các hệ số như ( trực tiếp phí khác, chi phí chung, ....) cộng vào dự toán. Đơn vị tôi đã giải thích : nào là các hệ số là theo quy định để tính các chi phí quản lý, chi phí vận chuyển nội bộ, chi phí trả lương, lợi nhuận nhà thầu được hưởng ... Nhưng đơn vị kiểm toán không nghe. Bản thân tôi trước đây cũng làm ở một đơn vị kiểm toán độc lập tham gia làm kiểm toán một số công trình, lần đầu cũng tính như vậy bởi suy luận: Khi đã tính theo giá thông báo, giá thị trường... thì có nghĩa chủng loại vật liệu đó đã cấu thành sản phẩm hoàn chỉnh ... nên không tính hệ số, nhưng sau khi được các nhà thầu giải thích tôi thấy việc xuất toán các hệ số là bất hợp lý. Đến nay khi mình là người giải thích thì Kiểm toán lại cho là bất hợp lý và vẫn xuất toán các hệ số, tôi có hỏi ngược lại kiểm toán 1 câu: thế các anh mua cái cửa lắp vào công trình 1000 đồng anh quyết toán 1000 đồng thế tôi trả lương cho cái anh bảo vệ để bảo vệ đến khi bàn giao CT lấy ở đâu ra? Thế là các bác ấy nổi đình nổi đám nóng mặt hôm sau bóc hết chi tiết, cứ TT, TB, TB Qx,y... là xuất toán hết các hệ số. Các bác có bác nào có cao kiến về trường hợp này, hoặc có văn bản nào về vấn đề này giúp em với. Em là đại diện cho Chủ đầu tư, càng tiết kiệm thì càng tốt, nhưng không phải tiết kiệm vô lý kiểu này, mong các bác giúp đỡ."

Chào bạn,

Mình xin phép trích nguyên văn vấn đề của một thành viên và cả mình cũng đang thắc mắc. Nhờ bạn ra tay giúp bạn ấy, và tôi.

Cảm ơn bạn nhiều

--------------------------------------------------------------------------------
 

emyeuanhkiemtoan

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
1/1/08
Bài viết
29
Điểm thành tích
6
Anh đang công tác cho một chủ đầu tư lớn, nghe em giới thiệu về kiểm toán quyết toán vốn đầu tư làm anh rất quan tâm. Xin vui lòng giới thiệu rõ hơn về Công ty của em và các hoạt động, các dự án từng kiểm toán qua, để anh có thể nắm bắt được và có hướng suy nghĩ khi tìm đơn vị kiểm toán giới thiệu cho Lãnh đạo.
Có ngại thì xin gửi riêng các thông tin về địa chỉ e-mail của anh, trong thông tin về cá nhân của anh trên diễn đàn.
Xin chân thành cám ơn em và chúc em mọi điều tốt đẹp.
Thân ái!
Cảm ơn anhtuanhaisu đã quan tâm đến dịch vụ của công ty em. Về lĩnh vực hoạt động thì bọn em cung cấp tất cả các dịch vụ liên quan đến kế toán và kiểm toán: kiểm toán BCTC, kiểm toán thông tin tài chính, tư vấn tài chính, tư vấn thuế...kiểm toán Đầu tư xây dựng, tư vấn quyết toán ĐTXD. Dự án lớn thì có Nhà máy giấy Thanh Hóa-TMĐT 1600 tỷ ... Còn để có các thông tin một cách chính xác để giới thiệu cho Lãnh đạo bên anh thì có lẽ anh em mình phải gặp nhau làm quen thì mới đảm bảo. Có j anh cứ mail cho em theo địa chỉ: luuquangtuan.audit@gmail.com. Trân trọng!
 

emyeuanhkiemtoan

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
1/1/08
Bài viết
29
Điểm thành tích
6
"Trong quá trình kiểm toán, đơn vị tôi đang vướng một trường hợp như sau:
Khi quyết toán hồ sơ quyết toán XDCB hoàn thành, kiểm toán liệt kê tất cả các danh mục đơn giá được ghi ở phần mã hiệu là : TT, TB, Qx,y,z/năm.
Các ông ấy tách giá trị của các mã hiệu này = KL*VL+ KL*NC+KL*M không đưa thêm các hệ số như ( trực tiếp phí khác, chi phí chung, ....) cộng vào dự toán. ...
--------------------------------------------------------------------------------
Gửi bạn syphuc,
Vấn đề này rất rõ ràng, theo các thông tư hướng dẫn lập dự toán của Bộ XD đã phân rõ phần chi phí trực tiếp gồm:VL,NC,M và phần các chi phí có thể gọi là gián tiếp: chi phí chung, lãi định mức, thuế, lán trại ...
Việc phân loại vật liệu để tính chi phí trực tiếp theo Thông tư 17/2000/TT-BXD, theo đó thì tất cả các loại vật liệu cấu thành nên chi phí trực tiếp sẽ là cơ sở để tính chi phí gián tiếp. Do đó, việc không chi phí gián tiếp cho các vật liệu TT,TB ... là ko có cơ sở pháp lý (chắc chắn ko thể tồn tại 1 văn bản nào hướng dẫn tính như vậy)

Cái vướng khi quyết toán các công việc ko có đơn giá không phải là chi phí gián tiếp mà là ở phần NC và M của chi phí trực tiếp. Vì bạn sẽ rất khó chứng minh hao phí NC,M cho các công việc này. Nếu họ có cắt phần chi phí gián tiếp của NC, M thì còn có thể có chút ít cơ sở vì NC , M của các công việc này thường lấy theo giá trị thường-là giá khoán gọn

Còn như ví dụ bạn nêu có phần cửa thì sao ko áp dụng đơn giá XDCB mà lại ghi TT nhỉ.
Trân trọng!
 

hongcong

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
4/2/08
Bài viết
23
Điểm thành tích
6
Tuổi
46
Gửi bạn syphuc,
Vấn đề này rất rõ ràng, theo các thông tư hướng dẫn lập dự toán của Bộ XD đã phân rõ phần chi phí trực tiếp gồm:VL,NC,M và phần các chi phí có thể gọi là gián tiếp: chi phí chung, lãi định mức, thuế, lán trại ...
Việc phân loại vật liệu để tính chi phí trực tiếp theo Thông tư 17/2000/TT-BXD, theo đó thì tất cả các loại vật liệu cấu thành nên chi phí trực tiếp sẽ là cơ sở để tính chi phí gián tiếp. Do đó, việc không chi phí gián tiếp cho các vật liệu TT,TB ... là ko có cơ sở pháp lý (chắc chắn ko thể tồn tại 1 văn bản nào hướng dẫn tính như vậy)

Cái vướng khi quyết toán các công việc ko có đơn giá không phải là chi phí gián tiếp mà là ở phần NC và M của chi phí trực tiếp. Vì bạn sẽ rất khó chứng minh hao phí NC,M cho các công việc này. Nếu họ có cắt phần chi phí gián tiếp của NC, M thì còn có thể có chút ít cơ sở vì NC , M của các công việc này thường lấy theo giá trị thường-là giá khoán gọn

Còn như ví dụ bạn nêu có phần cửa thì sao ko áp dụng đơn giá XDCB mà lại ghi TT nhỉ.
Trân trọng!

Đây là vấn đề mà tôi đã hỏi, khi bạn làm KT bạn hỏi tôi: 1/ Cơ sở đâu để tính, còn khi tôi hỏi lại Bạn: 2/ Cơ sở đâu để trừ, câu trả lời 1 rất đơn giản: , nhưng câu hỏi 2/ hơi khó biết là kết quả sẽ đến đâu. Còn về NC và máy tính theo TT hơi không hợp lý: Nói như bạn gần như đến 70% dự toán phần điện nước sẽ không được tính chi phí gián tiếp của NC và máy (bạn có thể xem lại một vài dự toán XDCB về phần điện nước có nhiều dự toán phải đến 70% là TT).
Ví dụ nhé: Tôi thuê SX, lắp đặt 1 cái biển quảng cáo NC = 1000 đồng, bạn bảo đây là đơn giá khoán gọn, không tính các chi phí khác, thế tôi hỏi lại: người ta đến lắp xong tôi giả 1000 đồng, sau khi cơ quan thuế vào tính: Thu nhập chịu thuế tính trước của chúng tôi phần này là 1000*5.5% = 5,5 đồng, ông ấy thu tôi 28%*5,5 đồng tôi, nhà thầu lấy ở đâu ra để trả đây, trong khi CDT hoặc kiểm toán không tính chi phí trực tiếp khác, không tính chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước cho tôi. Nếu tôi tính 1.500 đồng thì các bác ấy lại hỏi: Giá thị trường có 1000 tại sao ông đưa vào 1.500 đồng, hết cách giải thích. Mặt khác: Giá thị trường không thể là giá khoán gọn được. từ TT có rất nhiều cách hiểu: thị trường, thực tế, thỏa thuận ... Tôi khoán lắp biển QC 1000 đồng, tôi phải bỏ ra 1000 đồng để trả đó là giá khoán gọn giữa tôi và người lắp đặt, nhưng chủ đầu tư phải trả cho tôi: 1000*1.015*1.055*1.06*1.1 đồng thì mới đúng với quy định. Các bác KT vào cắt đi trả lại tôi 1000 đồng, tôi hỏi thế tôi ăn bằng gì lấy sức đi thuê người ta, lương của tôi đâu để tôi về nuôi con? .... Tóm lại rất bức xúc bạn ạ.
Tôi cũng như Syphuc muốn hỏi là có văn bản nào hoặc câu trả lời phù hợp để tránh việc xuất toán các hệ số một cách vô lý như trên. Còn về cửa: Chỉ có mã hiệu lắp cửa không có mã hiệu có giá cửa, ta không thể đưa giá TT của cửa vào mã hiệu chỉ dành cho công tác lắp cửa, nên người ta thường phân thành các phần trong dự toán: Mã hiệu: TT ... Cửa đi ... mã hiệu : AH.... Lắp cửa; mã hiệu: TT: lắp khóa cửa ... Cơ quan tôi đại diện cho chủ đầu tư tôi đã có bài viết " Xuất toán các hệ số" ở phần khác có bác nào có thể giúp tôi gỡ rối trường hợp này không?
 
K

kythuat.gpi

Guest
Đây là vấn đề mà tôi đã hỏi, khi bạn làm KT bạn hỏi tôi: 1/ Cơ sở đâu để tính, còn khi tôi hỏi lại Bạn: 2/ Cơ sở đâu để trừ, câu trả lời 1 rất đơn giản: , nhưng câu hỏi 2/ hơi khó biết là kết quả sẽ đến đâu. Còn về NC và máy tính theo TT hơi không hợp lý: Nói như bạn gần như đến 70% dự toán phần điện nước sẽ không được tính chi phí gián tiếp của NC và máy (bạn có thể xem lại một vài dự toán XDCB về phần điện nước có nhiều dự toán phải đến 70% là TT).
Ví dụ nhé: Tôi thuê SX, lắp đặt 1 cái biển quảng cáo NC = 1000 đồng, bạn bảo đây là đơn giá khoán gọn, không tính các chi phí khác, thế tôi hỏi lại: người ta đến lắp xong tôi giả 1000 đồng, sau khi cơ quan thuế vào tính: Thu nhập chịu thuế tính trước của chúng tôi phần này là 1000*5.5% = 5,5 đồng, ông ấy thu tôi 28%*5,5 đồng tôi, nhà thầu lấy ở đâu ra để trả đây, trong khi CDT hoặc kiểm toán không tính chi phí trực tiếp khác, không tính chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước cho tôi. Nếu tôi tính 1.500 đồng thì các bác ấy lại hỏi: Giá thị trường có 1000 tại sao ông đưa vào 1.500 đồng, hết cách giải thích. Mặt khác: Giá thị trường không thể là giá khoán gọn được. từ TT có rất nhiều cách hiểu: thị trường, thực tế, thỏa thuận ... Tôi khoán lắp biển QC 1000 đồng, tôi phải bỏ ra 1000 đồng để trả đó là giá khoán gọn giữa tôi và người lắp đặt, nhưng chủ đầu tư phải trả cho tôi: 1000*1.015*1.055*1.06*1.1 đồng thì mới đúng với quy định. Các bác KT vào cắt đi trả lại tôi 1000 đồng, tôi hỏi thế tôi ăn bằng gì lấy sức đi thuê người ta, lương của tôi đâu để tôi về nuôi con? .... Tóm lại rất bức xúc bạn ạ.
Tôi cũng như Syphuc muốn hỏi là có văn bản nào hoặc câu trả lời phù hợp để tránh việc xuất toán các hệ số một cách vô lý như trên. Còn về cửa: Chỉ có mã hiệu lắp cửa không có mã hiệu có giá cửa, ta không thể đưa giá TT của cửa vào mã hiệu chỉ dành cho công tác lắp cửa, nên người ta thường phân thành các phần trong dự toán: Mã hiệu: TT ... Cửa đi ... mã hiệu : AH.... Lắp cửa; mã hiệu: TT: lắp khóa cửa ... Cơ quan tôi đại diện cho chủ đầu tư tôi đã có bài viết " Xuất toán các hệ số" ở phần khác có bác nào có thể giúp tôi gỡ rối trường hợp này không?

Cái vấn đề này luôn gặp ở Kho bạc và kiểm toán, rất vô lý đối với các Nhà thầu mà vẫn tồn tại trong bao nhiêu năm qua. Tôi đã gặp trường hợp trúng thầu 2 ctr với gói XD và lắp đặt thiết bị trong năm 2002-2004, khi quyết toán cũng bị doạ cắt các đuôi y như bạn đó. Nhưng tôi cãi được, có lẽ do tôi "cùn gỉ" quá. VD hạng mục Cung cấp và lắp đặt thang máy, tôi cũng cãi như bạn, tôi cãi rằng: tôi phải mất công đi giao dịch hợp đồng, liên lạc bằng ĐT, fax, đi lại, tạm ứng tiền, nhận hàng, trông nom, cung cấp nguồn điện lắp đặt, điện chiếu sáng thi công, ... và còn cán bộ theo dõi quá trình họ lắp đặt nữa, vv và vv... thì ai trả cho tôi, cộng thêm tôi là Nhà thầu, tôi trúng thầu và tôi thực hiện thì tôi phải có lãi chứ? Bởi tôi là Nhà thầu cơ mà, các anh chị nên áp dụng nguyên tắc này với các CĐT, họ là cơ quan hành chính sự nghiệp, họ ăn lương của ngân sách NN, họ ko được có lãi mà họ vẫn phải làm, còn tôi ko có lãi tôi ko làm. Chày cối mất bao nhiêu th/gian cuối cùng cũng OK về khoản này, nhưng 1 số cái khác cũng bị cắt gọt đôi chút, nhưng giá trị ít thôi, ko đáng kể gì so với tổng quyết toán Ctr.
 

Kynam175

Thành viên năng động
Tham gia
10/5/08
Bài viết
71
Điểm thành tích
8
Tuổi
48
Quyết toán công trình

Tôi đang thi công công trình ở dạng : Đấu thầu trọn gói nhưng được điều chỉnh lại theo thông tư nhà nước thành Hợp đồng theo đơn giá.
Tôi muốn hỏi mọi người xem ai có thể tư vấn cho tôi trường hợp như sau :
Một công việc mã TT ( Tạm hiểu là Thị trường ) giá là 1000 đồng khi dự thầu.
Sau khi được điều chỉnh hợp đồng thì giá thị trường khí đấy cao hơn và có 3 cơ sở về giá là :
- Giá thông báo địa phương hàng tháng
- Giá thông báo Nhà sản xuất.
- Giá theo Hoá đơn VAT.
Tôi muốn hỏi trong 3 cơ sở trên thì thứ tự áp dụng được xếp như thế nào?
VD cụ thể càng tốt! Giúp mình với.
Xin cám ơn trước!
 

Top