Kinh nghiệm học Tiếng Anh

  • Khởi xướng Phugia
  • Ngày gửi
P

Phugia

Guest
Tôi muốn luyện tập tiếng Anh, nhất là trong lĩnh vực xây dựng. Các bạn cho lời khuyên phải làm như thế nào bây giờ (trình độ hiện tại : chứng chỉ A cách đây 15 năm và từ đó không động thêm tí nào cả)
 

DutoanGXD

SmartSoftware
Tham gia
7/7/07
Bài viết
830
Điểm thành tích
93
Theo kinh nghiệm của tôi, muốn luyện tập nâng cao trình độ tiếng Anh, quan trọng nhất là phải có môi trường.
Việc tạo ra môi trường cũng không khó, nếu bạn chưa có môi trường. Vấn đề là bạn có bố trí được thời gian và có ý chí hay không. Để tạo môi trường nghe nói, bạn có thể luyện phim nói tiếng Anh
xem ở đây http://www.dantri.com.vn/Sukien/2007/9/199012.vip
hoặc nghe các kênh truyền hình cáp, kỹ thuật số. Hoặc bạn chịu khó đi các quán bar, pub có nhiều người nước ngoài, làm quen và uống vài cốc bia với họ hàng tuần, etc... Nếu bạn đang làm dự án xây dựng mà có người nước ngoài nói tiếng Anh cùng làm việc thì càng hay, bạn phải tranh thủ tiếp xúc với họ thật nhiều. Để tạo môi trường cho việc đọc, viết, bạn cần phải đọc tài liệu tiếng Anh và chịu khó viết tóm tắt những điều bạn đọc được lại bằng tiếng Anh. Còn có nhiều cách khác hay hơn mà tôi chắc chắn rằng nhiều cao thủ tiếng Anh ở đây đã từng áp dụng và cũng muốn chia sẻ đấy.

Thứ đến là bạn phải tương tác với môi trường đó.
Tại sao tôi lại nhấn mạnh việc "phải tương tác với môi trường"?

Bạn có tin là rất nhiều sinh viên Việt Nam đang theo học ở một số nước sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính (tức là có môi trường xung quanh đấy), kể cả giữa lòng UK, nhưng vẫn không thể sử dụng thành thục tiếng Anh (đừng nói đến nói hoặc viết như người bản ngữ). Vấn đề cốt lõi là các bạn ấy sống trong môi trường nhưng không chịu tương tác với môi trường đấy. Các bạn đó vẫn đi học bình thường (không phải là dạng cccc đưa sang nước ngoài để phòng tránh nhiễm phải tệ nạn xã hội, hoặc để khoe mẽ với đời, hoặc do bố mẹ thừa tiền không biết tiêu vào đâu, để ở trong tủ nhiều quá sợ có hôm nào đó mở ra tiền rơi vào người gẫy xương lại tưởng quên không uống Anlene vàng :mad:, etc..). Nhưng đến lớp học thì không chịu thảo luận, lúc nào cũng nghĩ do mình kém nên ngại nói, viết lách thì lười paraphrase mà chỉ copy rồi "direct quote", phim ảnh thì download phim có phụ để tiếng Việt hoặc phim VN để xem, ăn uống thì đi nhà hàng hoặc siêu thị, có gì có sẵn chữ rồi, chỉ tay là xong, etc.. Cũng có những người không đến nỗi như thế, nhưng lại quan niệm sai lầm là, mình ở giữa lòng một đất nước nói tiếng Anh, đương nhiên dần dần tiếng Anh cũng nhiễm vào người, nên không cần học tiếng Anh nữa :confused:. Cho nên rất quan trọng là bạn phải tương tác với môi trường đó. Trong trường hợp bạn muốn cải thiện nghe nói, đương nhiên bạn phải nghe nhiều và tập nói theo, như trẻ con học nói vậy. Nếu có thời gian thì bạn học thuộc lòng các đoạn hội thoại trong các textbooks, hoặc đơn giản hơn là đưa hết các tapescripts vào một cái MP3 player, lúc nào rảnh thì "listen and repeat". Muốn cải thiện đọc viết, bắt buộc phải đọc và viết nhiều, không còn cách nào khác. Nếu có thời gian đến lớp học, gặp được các cô giáo nhiệt tình như Ms Queenbee, Ms Hugolina ở đây để họ sửa cho thì trên cả tuyệt vời. Hay bạn tham gia nhiệt tình vào box Câu lạc bộ tiếng Anh chuyên ngành của diễn đàn, cũng là một cách.
http://www.giaxaydung.vn/diendan/forumdisplay.php?f=99

Tất nhiên thành công nhanh hay chóng là còn do ý chí, tư chất và khả năng đầu tư của từng cá nhân, nhất là bạn nói bạn đã có bằng A từ 15 năm trước (tôi chắc là bạn là a gentleman, và học giáo trình Streamlines Departures), mà không động thêm tí nào, có nghĩa là bạn không có thời gian đầu tư cho nó. But I'm sure you still remember some sentences in Unit 30, don't you? You may start with practicing with them first by saying them to your wife/gf everyday.
Tôi có thể recommend 2 websites học tiếng Anh khá chất lượng, nếu bạn có nhiều thời gian online, đó là:
http://www.bbc.co.uk/worldservice/learningenglish/index.shtml
và:
http://www.shiporsheep.com/
 
Last edited by a moderator:
P

Phugia

Guest
Cảm ơn Hamo. Đúng là tôi không có môi trường và dẫn đến có tương tác được gì đâu. bây, công việc hầu như chẳng bao giờ động tới một chữ tiếng Anh, họa may lắm thì đọc vài dòng thông báo trên máy tính mà thôi. Vào quán bar thì không biết uống rượu. Đến lớp bây giờ thì toàn học với mấy cháu ngượng quá (nhất là học động từ to go thì mấy cháu kết luận mình đọc như .. becgie), bây giờ có thời gian muốn học đọc thêm tài liệu nước ngoài thì không đọc được ... bí quá, có lẽ vẫn phải vác thân đi đến lớp ngoại ngữ học thôi... Rồi còn khó đến đâu mong mọi người giúp nhé

ấy, ấy. Xấu hổ quá mới chui vào hỏi ở diễn đàn trong, thế mà Hamo đưa ra phía ngoài.
 
Last edited by a moderator:

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
@Mr.Hamo: Có phải mấy câu sau không ạ? Tức là một chàng trai nói với cô gái hình như tên là Fiona:
I want you, I need you, I love you. Có lẽ đoạn này hay nhất giáo trình Streamline, TA sẽ không quên bao giờ:D.

@Mr.Phu gia: Bác có biết không có 2 từ Hello, OK cả thế giới đều biết. TA nghĩ nhiều về điều này, tại sao ? Đó là vì 2 từ này được nhắc đi nhắc lại, dùng đi dùng lại tự mọi người trở thành quen. Áp dụng "nguyên lý" này, TA học tiếng anh theo kiểu "trâu bò kéo" học đi học lại từ vựng, thấy câu nào hay thì nhắc lại và suy ngẫm nhiều về nó. Về số đếm thì đi trên đường Hà Nội rất nhiều ô tô, xe máy vừa đi, vừa chú ý đường vừa tập đọc tất cả các biển số (tự tạo ra môi trường như Mr Hamo nói đấy). Do đọc nhiều tự ngấm, khi làm bài tập ngữ pháp cứ đọc câu nào thấy không thuận mồm hay nghe trái tai hoặc thấy gờn gợn thì không tích vào, kết quả cũng khá khả quan. Biết nhiều từ vựng, kết hợp với chuyên môn khi đọc tài liệu chuyên ngành cứ "Nôm" diễn thế mà tự mình thấy hay:D.
Về tài liệu chuyên ngành, tốt nhất bác học từ chuyên ngành nhiều nhiều rồi cố gắng đọc, cố gắng hiểu, mỗi ngày một chút. Tự học là tốt nhất, trên diễn đàn có nhiều bài dịch song ngữ, bác cứ tham khảo dần dần. Bác sẽ không thấy ngay kết quả, nhưng rồi chợt một ngày đẹp trời bác sẽ thấy rằng ồ mình đọc được khá nhiều tài liệu chuyên ngành rồi. Nói thế bởi vì, cần căn cứ vào mục tiêu của bác, giờ có nhu cầu đọc tài liệu chuyên ngành nhiều chứ ít giao tiếp, nên nếu bác đến lớp học tiếng Anh giao tiếp với các "cháu" thì rồi không dùng bác cũng sẽ quên hết thôi.
Ms Queenbee, Ms Hugolina và nhiều thành viên khác cũng mong truyền tải lớp học tiếng Anh chuyên ngành cả trên diễn đàn và lớp học bên ngoài đấy. Bác cứ chú ý theo dõi nhé. Chúc bác thành công.
 
Last edited by a moderator:
T

Trần Duy Khoa

Guest
Hìhì, bác Phugia giống mình thế, chỉ có điều khác sô năm thôi. Năm nay 22 tuổi, có bằng Anh văn trình độ A năm học lớp 6( tức 3 tuổi), 9 năm nay học tập và làm việc cũng có một chút vốn Tiếng Anh để hiểu và làm việc( tuy nhiên, đi chuyên sâu vào quá nhiều lĩnh vực thi không thể kham nổi:D). Một nguyên tắc khi học Tiếng Anh là cố gắng kiếm nơi để thực hành những điều đã học, tuy nhiên, đa số các bạn chưa tìm được điều đấy. Hãy tập cho mình thói quen giao tiếp, hãy học tập từ chính những người xung quanh bạn,------> bạn sẽ thành công!!! Cần tránh những thói quen khi nói đùa, nó sẽ tạo cho bạn một ý nghĩ mà khi nhắc đến sẽ làm cho bạn nhớ như: no start where,... Cái này chính là mấu chốt sẽ tạo nên cách nghĩ trong tâm trí bạn, dẫn hướng bạn sai lầm trong khi thực hành Tiếng Anh. :beer:
 
B

Byucksan

Guest
Xin chào đại gia đình Giá xây dựng. Em là thành viên mới của diễn đàn. Rất muốn nhận được sự trợ giúp của các SMod, Mod, Admin diễn đàn để em có thể tham gia vào diễn đàn được hiệu quả hơn.

Về cách học Tiếng Anh, em xin chia sẻ một số ý kiến như sau:
- Đối với những người mới bắt tay vào học English, các bạn nên chú ý đầu tiên vào phần ngữ pháp, vì đây là căn bản của một ngôn ngữ. Sau khi đã có nền ngữ pháp cơ sở, bạn hãy kết hợp cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong quá trình học. Muốn học English được tốt, điều quan trọng là bạn hãy suy nghĩ bằng English, tránh trường hợp: muốn nói một câu nào đó, bạn suy nghĩ bằng tiếng Việt rồi dịch câu đó sang tiếng Anh. Đây là tình trạng mà hầu hết các bạn mới làm quen với English mắc phải.

-Đối với những người đã có nền English cơ sở, việc học một chuyên ngành nào đó không còn là chuyện khó khăn nữa. Và tất nhiên, bạn nên trang bị cho mình lượng kiến thức cần thiết về chuyên ngành bạn quan tâm (bằng tiếng Việt). Sau đó tra cứu tài liệu Tiếng Anh của chuyên ngành liên quan để dần dần tiếp thu các thuật ngữ, cụm từ thường sử dụng trong chuyên ngành của mình.

PS: Em mới chân ướt chân ráo bước vào lĩnh vực xây dựng - dịch thuật về xây dựng nên về mặt thuật ngữ xây dựng em còn rất kém. Mong được sự giúp đỡ của các anh chị trong diễn đàn.

Chúc mọi người học tiếng Anh ngày một tốt hơn. Chúc diễn đàn luôn phát triển.
 
S

Skinhead

Guest
Mình mới đọc được cái này, cũng khá hay trong việc học TA. Nhiều người chắc đã biết nhưng cứ Post lên để các bạn chưa biết tham khảo. )(

Học tiếng Anh với Google

Bài viết dưới đây tham khảo từ Trung tâm ngôn ngữ thuộc Đại học Stanford viết về cách sử dụng Google để nâng cao khả năng viết tiếng Anh.

Tự biên tập khi học viết: Viết là một kỹ năng rất khó đòi hỏi sự kiên trì và luyện tập thường xuyên. Sau khi hoàn thành một bài viết, bạn muốn biết bạn mắc lỗi ngữ pháp hay cách chọn từ ở đâu. Cách thứ nhất, bạn gửi đến thầy cô giáo hướng dẫn của mình, như thế ai đó đã làm giúp bạn chỉnh sửa lại bài viết rồi. Một lựa chọn khác, khi bạn phải tự mình biên tập lại, hãy nhớ đến Google như một người bạn luôn sát cánh bên bạn đấy!

Ví dụ, giả sử rằng khi bạn vừa hoàn thành xong bài viết, trong đó có một câu mà bạn cảm thấy chưa chắc chắn: “In the first part I discuss the Einstein’s theory.” (Trong phần đầu tiên, tôi bàn về thuyết Einstein)

Bây giờ chúng ta băn khoăn không biết có phải là:

1- “in first part” hay là “in a first part” hay “in the first part”?
2- “I discuss” hay “I will discuss”?
3- “the Einstein’s theory” hay “Einstein’s theory”

Chúng ta sẽ thử kiểm tra qua Google nhé!

“in first part” – 52.000
“in a first part” – 114.000
“in the first part” – 1.210.000

Các con số kết quả tìm được đều rất lớn chứng tỏ việc sử dụng phổ biến những cụm từ này khi viết. Tuy nhiên, trong số đó “in the first part” rõ ràng có mức phổ biến lớn hơn rất nhiều hai trường hợp còn lại.

Thêm nữa, để giúp bạn tự tin hơn về quyết định có chọn cách viết “in the first part” hay không, hãy click chuột vào phiên bản “cached” trong trang kết quả tìm được. Khi đó, bạn có thể xác nhận thêm rằng nguồn tài liệu đó từ đâu đến, và cụ thể hơn là cụm từ bạn tìm kiếm sẽ được tô đậm trong trang đó. Như thế, bạn sẽ có cơ sở để tin tưởng rằng cách dùng như vậy là hợp lý và chính xác nhất.

Trong trường hợp thứ hai, câu hỏi được đặt ra là bạn nên dùng thì tương lai “will” hay không?

“I discuss” – 1.240.000
“I will discuss” – 1.060.000

Ồ, trong trường hợp này, thật khó để nói. Vậy ta phải làm sao? Bạn có thể tìm kiếm kết qủa cho cả cụm từ:

“In the first part I discuss” – 3.530
“In the first part I will discuss” – 6.090

Dựa vào kết quả bổ sung này, các bạn có thể tin tưởng hơn với cách dùng thứ hai vì lượng kết quả tìm được gần gấp đôi.

Đến trường hợp thứ 3: Bạn có nên dùng chữ mạo từ “the” hay không?

“the Einstein’s theory” – 1.960
“Einstein’s theory” – 475.000

Dựa vào sự chênh lệch qúa lớn này, bạn có thể tự tin rằng cách viết thứ hai là chính xác. Đồng thời, từ đây, bạn cũng có thể rút ra một quy luật chung cho những cấu trúc tương tự

Lý giải kết quả tìm được:




Google Translate, một trong những công cụ trực tuyến hỗ trợ chuyển đổi ngôn ngữ có độ chính xác cao

Một điều thú vị là nếu bạn thử tìm qua Google với những từ và cấu trúc câu mà theo các cuốn sách ngữ pháp tiếng Anh cơ bản thì “là sai ngữ pháp”, thế nhưng Google vẫn tìm thấy.

Ví dụ tìm “I be happy” (cấu trúc câu đúng là “I am happy”) bạn có thể sẽ ngạc nhiên vì số lượng kết qủa là 155.000 lượt. Trong đó, những kết qủa liệt kê lên đầu tiên sẽ là “Will I be happy”, “How can I be happy”, “Should I be happy” và những cấu trúc tương tự. Có thể chúng là những trường hợp mà cách sử dụng “I be happy” được chấp nhận, nhưng bạn không có đủ thời gian để lướt qua hàng trăm trang web để tìm ra đâu là cách sử dụng đúng.

Để tránh trường hợp này, bạn có thể thêm vào một từ, hoặc một cụm từ để “bắt” cụm từ bạn đang kiểm tra trở thành phần đầu tiên của một câu. Bạn thêm vào cụm từ “I said” nhé rồi tìm kiếm cả cụm từ: (sau đó, bạn có thể tự mình kiểm tra bằng cách thêm cụm từ khác, ví dụ “I know” chẳng hạn)

“I said I be happy” – 2
“I said I am happy” – 516

Sự chênh lệch lớn này sẽ giúp bạn có quyết định lựa chọn của mình.

Còn trong trường hợp nhầm lẫn giữa danh từ đếm được và danh từ không đếm được thì sao? Đây là điểm khá thú vị. Lấy ví dụ với từ “equipment”. Đây là một danh từ không đếm được nên dạng số nhiều của nó “equipments” là không hợp lý. Thế nhưng khi bạn thử tìm trên Google thì kết quả như sau:

“equipment” – 542.000.000
“equipments” – 14.000.000

14.000.000 kết qủa cho “equipments”! Đó cũng là một con số rất lớn! Tuy nhiên nếu bạn vào phần “Cached” sẽ thấy 4 kết qủa đầu tiên là những trang web từ Trung Quốc, Đài Loan và Ấn Độ, kết qủa thứ 5 là từ Canada. Như thế ta có thể suy đoán rằng “equipments” có lẽ được chấp nhận trong tiếng Anh của người Ấn. Nhưng nếu bạn là người học Anh ngữ của người Anh hay người Mỹ thì đừng dùng như vậy nhé!

Ngoài ra, Google còn giúp chúng ta nhiều chức năng ngôn ngữ khác như tra từ điển; giúp những dịch giả chuyên nghiệp kiểm tra và sáng tạo ra những khái niệm tương đương giữa hai nền văn hóa khác nhau qua việc tìm kiếm bằng hình ảnh và nhiều chức năng khác nữa.

Và để kết thúc bài viết này, tôi cũng xin nhắc lại một lần nữa Google không thể giúp bạn làm được tất cả. Tính chính xác về ngôn ngữ của Google chỉ là tương đối. Bạn vẫn cần phải kết hợp với những cuốn sách giáo khoa Anh ngữ chính thống. Chúc các bạn thành công trong qúa trình học tiếng Anh của mình.
:beer:
 
S

Skinhead

Guest
Hoặc bạn chịu khó đi các quán bar, pub có nhiều người nước ngoài, làm quen và uống vài cốc bia với họ hàng tuần, etc...
Hì hì cách này của anh Hamo em rất khoái và cũng đã thử :mad:. Nhưng được một tuần thì...hết "đạn" :beat:. Và phải quay về những phương pháp cổ truyền !!! Hic,hic phải cố gắng cày cuốc thôi, hi vọng nhanh chóng khấm khá hơn một chút, tha hồ mà lựa chọn !
:beer:
 
D

daosuongmu

Guest
Chúng ta sẽ thử kiểm tra qua Google nhé!

“in first part” – 52.000
“in a first part” – 114.000
“in the first part” – 1.210.000

Các con số kết quả tìm được đều rất lớn chứng tỏ việc sử dụng phổ biến những cụm từ này khi viết. Tuy nhiên, trong số đó “in the first part” rõ ràng có mức phổ biến lớn hơn rất nhiều hai trường hợp còn lại.

@Mr.Skinhead: Em đã thử làm theo cách của anh. Nhưng cả ba trường hợp trên đều ra 46.100. Không biết có phải do lỗi mạng ở nhà hay do vào sai cách. Em vào google.com rồi gõ từ vào và thấy hiện kết quả tìm kiếm ngay ở đầu trang google. Có phải anh tra theo cách đấy không ạ? Hay là google translate có cách tra khác.
 
S

Skinhead

Guest
@Mr.Skinhead: Em đã thử làm theo cách của anh. Nhưng cả ba trường hợp trên đều ra 46.100. Không biết có phải do lỗi mạng ở nhà hay do vào sai cách. Em vào google.com rồi gõ từ vào và thấy hiện kết quả tìm kiếm ngay ở đầu trang google. Có phải anh tra theo cách đấy không ạ? Hay là google translate có cách tra khác.
Các bạn có thể dùng công cụ tìm kiến nâng cao với lựa chọn có cụm từ chính xác. Hoặc đơn giản hơn là cho cụm từ cần tra vào trong ngoặc kép ví dụ "in first part" rồi ấn Enter là okie ngay.
 
D

daosuongmu

Guest
Những kinh nghiệm của kỳ tài ngoại ngữ

Lara Lomubus là một nhà phiên dịch nữ nổi tiếng của Hungari. Trải qua nhiều năm mày mò học tập, bà đã thông hiểu hơn mười thứ tiếng như: Anh, Pháp, Nga, Hán, Nhật, Tây Ban Nha, ý, Ba Lan, ... được tôn xưng là kỳ tài ngoại ngữ. Vì để hồi đáp lại những bức thư thỉnh nguyện thập phương, bà đã khái quát kinh nghiệm phong phú của bản thân - nó sẽ rất có ích cho những người muốn học tốt ngoại ngữ.


1- Kiên trì học tập từng ngày, chỉ giành ra 10 phút cũng được. Buổi sáng là thời gian tốt nhất.

Căn cứ vào đặc điểm trí nhớ của con người trong điều kiện tổng thời lượng tương đồng, hiệu quả học nhiều lần trong thời gian ngắn luôn tốt hơn học một lần trong thời gian dài. Nếu cách 3 ngày học 30 phút từ mới, không bằng mỗi ngày học và củng cố trong 10 phút. Sáng sớm khi vừa ngủ dậy não chúng ta chưa bị những tin tức hỗn tạp xâm nhập, khi học không bị tác động của tin tức hỗn hợp, tương tự như vậy, trước khi ngủ mà hoc tập, do sau đó không bị tác đông của tin tức nên hiệu quả tương đối tốt.

2- Khi học đã chán nên thay đổi phương pháp và hình thức học.

Thường xuyên sử dụng một phươn pháp rất dễ khiến cho chúng ta cảm thấy đơn điệu nhàm chán và mệt mỏi, những người có nghị lực cũng không ngoại lệ. Nếu thường xuyên thay đổi phương thức học chẳng hạn như chuyển đổi từ đọc qua nghe từ viết qua hội thoai, xem băng hình... như thế sẽ khiến cho người học có cảm nhận mới mẻ, dễ dàng tiếp thu tri thức.

3- Không thoát ly ngữ cảnh.

Đối với thanh thiếu niên, trí nhớ mang tính máy móc tương đối cao, đối với người trưởng thành, trí nhớ mang tính lý giải cao. Chỉ có những vấn đề đã được hiểu mới có thể cảm thụ một cách sâu sắc, mới ghi nhớ được. Liên hệ với ngữ cảnh chính là nhấn mạnh phương pháp hiệu quả của sự ghi nhớ mang tính lý giải.

4- Cố gắng dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, chẳng hạn như quảng cáo, câu chữ gặp ngẫu nhiên.

Dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, có lợi cho việc mở rộng tri thức nâng cao khả năng phản ứng nhanh, khiến cho bản thân có thể nhanh chóng lấy từ câu, cú pháp từ trung khu đại não, phát hiện thấy không đủ thì lập tức bổ sung.

5- Chỉ có những cái đã được thầy giáo sửa chữa mới đáng ghi nhớ kỹ, nghĩa là cần phải ghi nhớ nhưng cái đã được khẳng định là đúng.

Học ngoại ngữ, không chỉ nắm bắt những kiến thức đúng trong giáo trình, mà còn phải thông qua giáo trình phản diện để học được cách tránh phạm lỗi. Cho nên ngoài việc học tập những kiến thức đã được thầy giáo hiệu chỉnh ra, còn phải xem thêm một số sách giảng giải về lỗi thường gặp.

6- Học ngoại ngữ, cần phải phối hợp từ nhiều phương diện:

Đọc báo, tạp chí, sác tham khảo, nghe đài, xem băng, tham dự các buổi đàm thoạt.

7- Phải mạnh dạn tập nói, không sợ sai.

Cần phải nhờ người khác sửa lỗi, không sợ xấu hổ, không nhụt chí.

8- Thường xuyên viết và học thuộc những mô hình câu thường dùng.

Học ngoại ngữ không nên "vơ đũa cả nắm", nên nắm những điểm cốt lõi. Nhìn từ kết cấu của ngoại ngữ, nắm được những cấu trúc câu thường dùng là rất quan trọng. Trong câu thường có từ, ngữ pháp cú pháp và tập quán.

9- Cần phải tự tin kiên định mục đích đã định, sự kiên nhẫn sẽ tạo ra nghị lực phi thường và tài năng học ngoại ngữ.

Một nhà tư tưởng Mỹ từng nói: "Tự tin là bí quyết quan trọng đầu tiên của sự thắng lợi" Nếu bạn không tin là bản thân sẽ học tốt ngoại ngữ, thì chắc chắn bạn không bao giờ học giỏi được, và tốt nhất là từ bỏ, khi bắt đầu học ngoại ngữ thì phải tin tưởng bản thân có nghị lực, tin rằng sẽ ghi nhớ được và nhất định sẽ thành công...
 

ngxtrung

Thành viên mới
Tham gia
2/2/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
kinh nghiệm học TA (luyện nghe)

Xin chia sẻ một kinh nghiệm nho nhỏ mà tôi nghĩ nhiều người cũng đã thực hiện: Đó là các kênh truyền hình cáp của nước ngoài, nhất là một số kênh thường có thoại như Starworld, Australianetwork, CNN, BBC, CCTV9 (nếu là phóng viên thì nói quá nhanh). Một kênh mà nhiều người lớn hầu như không để ý là kênh CN (cartoonnetwork), nhưng thực tế là luyện nghe TA ở kênh này cũng rất thú vị (lời thoại không nhanh lắm, ngữ điệu nói, ngữ cảnh gắn liền với sinh hoạt...). Có một cách nữa để bổ sung vốn từ vựng đó là theo dõi các tiêu đề của tin, các dòng tin vắn chạy dưới màn hình trong các chương trình thời sự của CNN, BBC. Các tin này thường gắn liền với thông tin thời sự hằng ngày mà ta đã biết qua báo, đài tiếng Việt nên rất dễ luận, dễ nhớ. Kênh CCTV9 là kênh quốc tế của Trung Quốc, phát thanh viên nói tương đối chậm, dễ nghe.
Một điều tiện lợi nhất của việc luyện nghe này là ta có thể thực hiện được ở rất nhiều thời điểm và trong khi đang làm các việc khác (như lúc chuẩn bị bữa tối, dọn nhà ...).
Các bác nào đang bắt đầu học, đang học thử áp dụng xem sao!
 
Last edited by a moderator:

Top