Lại bàn về việc áp dụng NĐ 103 với các hạng mục, công trình điện tại các địa phương các tỉnh

van nho

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
10/5/10
Bài viết
34
Điểm thành tích
8
Tôi vẫn thấy một cái gì đó không thỏa đáng trong việc vận dụng VB 10521/BCT-TCNL để tính cho chi phí nhân công trong các thiết kế điện ĐZ & TBA vì các lẽ như sau:
- Trong một trả lời bạn đọc mới nhất cho bạn Phan Văn Đông "........quyết định điều chỉnh hay không điều chỉnh chi phí NC theo Nghị định số 103/2012/NĐ-CP thuộc thẩm quyền của địa phương. Đề nghị liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương để đề nghị hướng dẫn, trả lời". Nhưng tại các địa phương các tỉnh (theo tôi được biết) cũng có những văn bản, chủ trương chấp nhận mức lương vùng tối thiểu theo NĐ 103 (ví dụ vùng 4: 1.650.000đ/tháng). Như vậy, dù muốn hay không muốn các quy định mang tính pháp lý thống nhất trong một địa phương (một tỉnh) cũng đã có, cho nên nếu một sở Công thương của một tỉnh không thể phớt lờ VB pháp lý cao nhất của địa phương (cấp tỉnh) do vậy theo tôi nghĩ trong vai trò tham mưu cho cấp tỉnh, các Sở Công thương cần phải tham mưu cho cấp tỉnh ban hành những văn bản vận dụng phù hợp để dung hòa mức lương của NĐ 70 và VB 10521/BCT-TCNL phù hợp tính thực tiễn của địa phương của mình chứ. Đàng này cũng trong một lãnh thổ, địa phương mà lại có 02 mức lương khác nhau áp dụng cho cùng một đối tượng xây lắp (chưa kể công nhân ở ngành điện thuộc hệ nhân công thuộc nhóm 3 > nhóm 1 của ngành XD). Hỏi ai, thì cũng nhận được cái lắc đầu (đơn vị tư vấn, đơn vị thi công) và cả sự tranh cãi của 02 cấp QLNN thuộc 02 sở cũng không đi đến sự ngã ngũ, mạnh tư vấn thì tư vấn lập, mạnh cấp TT QLNN thẩm tra cắt.....(mạnh thi công la là không lời, mạnh cấp QLNN chuyên ngành nói làm đúng và có lời).
- Cái khổ ở đây chính là căn nguyên bộ đơn giá này được công bố của Bộ Công thương dựa trên đề nghị của EVN là cơ sở ban hành rộng rãi cho toàn xã hội, nhưng khi áp dụng riêng cho ngành mình thì EVN chấp nhận mức lương theo NĐ 70. Nhưng đó cũng chỉ là văn bản áp dụng trong nội bộ XDCB của EVN thôi, chứ đâu phải là văn bản áp dụng đại trà ra toàn xã hội (phải là bộ Công thương ban hành) hoặc theo thẩm quyền lãnh thổ là UBND tỉnh chứ không phải là các VB của cấp công ty điện lực hoặc sở ngành trực thuộc tỉnh. Vậy việc, tính toán để đưa ra một hệ số chung không ai có thể làm thay bộ Công thương được.
- Để dung hòa các vấn đề trên, tôi vận dụng như sau: " với nhân công tôi lấy hệ số lương của 02 NĐ 103 và NĐ 70 để tính phù hợp cho mức lương mà các tỉnh đã công bố" còn về giá ca máy "tôi lấy hoàn toàn theo giá ca máy của quy định VB 10521/BCT-TCNL". Vậy cách làm vận dụng này của tôi giải quyết được 02 vấn đề "mức lương theo NC mức lương của NĐ 103 và các văn bản của tỉnh" còn về ca máy thì thỏa mãn điều kiện giữ nguyên văn bản 10521 đã có mà bộ Công thương chưa cho phép hiệu chỉnh. Tuy về mặc thiệt thòi một ít về MTC nhưng cách làm này bên thi công lại hoàn toàn ủng hộ vì họ không thiệt thòi lớn. Các bạn nghĩ sao ? xin cho ý kiến, còn lên cấp QLNN chuyên ngành chỉnh sao tùy ở họ.
 

Tin61

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
18/4/14
Bài viết
11
Điểm thành tích
3
Tôi đã có câu trả lời của Sở Công thương trả lời như sau:Việc điều chỉnh chi phí nhân công của bộ đơn giá xây dựng công trình tỉnh Bình Định theo nội dung Văn bản số 327/UBND-KTN ngày 22 tháng 01 năm 2014 của UBND tỉnh gồm các phần: xây dựng, lắp đặt, khảo sát, sửa chữa, dịch vụ công ích đô thị, thí nghiệm, không áp dụng cho phần xây lắp chuyên ngành đường dây tải điện và trạm biến áp. Đối với các công trình xây lắp chuyên ngành điện, dự toán xây dựng công trình được áp dụng theo định mức và đơn giá nhân công chuyên ngành trong các bộ đơn giá xây dựng cơ bản chuyên ngành điện có hệ số điều chỉnh chi phí nhân công do Bộ Công Thương ban hành: Kết quả tính toán mức lương nhân công bậc thợ 2/7(mức thấp nhất) là 4.125.815 đồng/tháng; lương nhân công bậc thợ 3,5/7 (mức trung bình)là 5.193.251 đồng/tháng ( phù hợp với Bảng khảo sát giá nhân công trên thị trường tỉnh Bình Định do Sở Xây dựng cung cấp ngày 17/01/2014) và đảm bảo cao hơn mức lương mới vùng IV là 1.900.000đ/tháng được áp dụng từ ngày 01/01/2014 theo Nghị định số 182/2013/NĐ-CP. Nhưng tôi lại có một thắc mắc cũng đang hỏi Sở công thương (chờ trả lời) nhu sau:
Trong một đơn giá của dự toán một công trình điện có 03 yếu tố chính
1. Vật liệu xây lắp: Tính pháp lý của nó chủ yếu dựa vào các báo giá thị trường và giá công bố của các tỉnh, thành.
2. Nhân công: Tính pháp lý nền dựa vào các công bố giá nhân công theo vùng của từng địa phương và bị chi phối bởi các văn bản bộ, ngành và chính phủ,…
3. Máy Thi công: bị chi phối dựa vào lương nhân công vận hành máy, nhiên liệu, năng lượng (điện) khấu hao thiết bị, các phụ cấp và khác…
Việc giải quyết chỉ một yếu tố là giá nhân công đảm bảo phù hợp với các văn bản bộ, ngành (mức lương tối thiểu vùng theo NĐ 103/CP hoặc NĐ 182/2013/CP,…) chỉ mới giải quyết có một phần trong bộ đơn giá 7606 của Bộ Công thương ban hành mà thôi. Việc tính toán giá ca máy cho phù hợp với các Nghị định (103/CP trước dây và 182/2013/CP hiện nay) trong khi giá thị trường về nhiên liệu (xăng dầu), năng lượng (điện) hiện nay đã thay đổi theo thời gian khá lớn (tính từ lúc VB 10521/BCT-TCNL có hiệu lực năm 2011 đến nay là 2014) không biết hệ số ca máy k của văn bản trên còn phù hợp hay không (nếu lấy hệ số k của 10521/BCT*giá năng lượng << giá thị trường hiện nay: trong khi đó theo thuyết minh của ĐG 7606 có nêu chi phí ca máy thi công được điều chỉnh với đơn giá ca máy của tỉnh khi lập dự toán)?
 

Tin61

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
18/4/14
Bài viết
11
Điểm thành tích
3
Kỳ lạ nhỉ, câu hỏi khó của bạn van nho thì sở công thương trả lời liền, mà mình chỉ đệm thêm về thắc mắc giá ca máy (nếu không phải nói rằng dễ: chỉ cần sử dụng các phần mềm tính dự toán đã có hoặc tính lại giá ca máy của địa phương ban hành rồi lấy bình quân) thì lần này họ im bặt luôn ? chờ hoài chẳng hiểu ra sao cả, không có hướng dẫn (của sở địa phương) thì giá ca máy này làm sao đây cho đúng định hướng của các CQ QLNN? có lẽ phải lấy luôn hệ số của Bộ Công thương luôn mất, dù biết rằng tính hợp lý của nó chưa chuẩn lắm (Bộ công thương cũng chẳng hề quan tâm gì đến chuyện này ?)
 

tienpidi

Thành viên mới
Tham gia
27/4/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Sau nghị định 70/2011/NĐ-CP đã liên tục có thêm 02 nghị định nữa là nghị định 103/2012 và nghị định 182/2013 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng nhưng khi lập dự toán chủ đầu tư vẫn bắt áp dụng theo công văn số 10521/BCT-TCNL ngày 14/11/2011 (hướng dẫn điều chỉnh dự toán xd theo LTT quy định tại NĐ 79/2011.

Đã hơn 3 năm trôi qua các bác cho em hỏi đã có văn bản nào thay thế cho công văn số 10521/BCT-TCNL chưa ạ?
 

family@

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
26/8/09
Bài viết
23
Điểm thành tích
3
Sau nghị định 70/2011/NĐ-CP đã liên tục có thêm 02 nghị định nữa là nghị định 103/2012 và nghị định 182/2013 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng nhưng khi lập dự toán chủ đầu tư vẫn bắt áp dụng theo công văn số 10521/BCT-TCNL ngày 14/11/2011 (hướng dẫn điều chỉnh dự toán xd theo LTT quy định tại NĐ 79/2011.

Đã hơn 3 năm trôi qua các bác cho em hỏi đã có văn bản nào thay thế cho công văn số 10521/BCT-TCNL chưa ạ?

Bộ xây dựng đã có văn bản hướng dẫn: Giao quyền cho địa phương, ở tỉnh nào thì tỉnh ấy xem xét và hướng dẫn điều chỉnh dự toán cho phù hợp với địa phương mình. Còn những công trình có nguồn vốn đặc thù (như vốn EVN) thì phải làm theo hướng dẫn của EVN.
Đã có nghị định 103/2014 thay thế cho nghị định 182/2013 rồi bạn nhé.
 

van nho

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
10/5/10
Bài viết
34
Điểm thành tích
8
Bạn family@ ơi, nếu nói về ""nguồn vốn đặc thù (như vốn EVN) thì phải làm theo hướng dẫn của EVN" là chưa chính xác bạn ạ. Vì đây là sự hướng dẫn thống nhất áp dụng cho toàn xã hội thông qua một cơ quan thẩm quyền (theo quy định) ban hành, chứ không thể EVN tự mình định đoạt mà không cần thông qua hoặc trái với quy định chung. Ngoài ra, ngoài xã hội nguồn vốn đầu tư không thuộc nguồn vốn của EVN (như nguồn vốn của địa phương hoặc bộ ngành khác) nhưng đó lại là công trình cấp điện của hạng mục thuộc công trình nào đó thì theo bạn nếu không tuân thủ các văn bản hướng dẫn của Bộ CT thì sẽ áp dụng theo văn bản nào ? trong khi đó đơn giá theo quy định hiện hành lại do Bộ Công thương công bố.
 

family@

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
26/8/09
Bài viết
23
Điểm thành tích
3
Bạn family@ ơi, nếu nói về ""nguồn vốn đặc thù (như vốn EVN) thì phải làm theo hướng dẫn của EVN" là chưa chính xác bạn ạ. Vì đây là sự hướng dẫn thống nhất áp dụng cho toàn xã hội thông qua một cơ quan thẩm quyền (theo quy định) ban hành, chứ không thể EVN tự mình định đoạt mà không cần thông qua hoặc trái với quy định chung. Ngoài ra, ngoài xã hội nguồn vốn đầu tư không thuộc nguồn vốn của EVN (như nguồn vốn của địa phương hoặc bộ ngành khác) nhưng đó lại là công trình cấp điện của hạng mục thuộc công trình nào đó thì theo bạn nếu không tuân thủ các văn bản hướng dẫn của Bộ CT thì sẽ áp dụng theo văn bản nào ? trong khi đó đơn giá theo quy định hiện hành lại do Bộ Công thương công bố.

Vâng, cảm ơn bạn! Nhưng điều mình muốn nói ở đây là những công trình EVN bỏ vốn đầu tư (như ĐZ & TBA) thì khi lập TMDT, DT phải theo các văn bản hướng dẫn của EVN (đương nhiên các văn bản đó có dựa trên các văn bản, quyết định của BCT, BXD..., nhưng có một số nội dung hẹp hơn), còn những công trình khác (vd như cũng xây dựng ĐZ & TBA) nhưng vốn ngoài ngành thì vẫn áp dụng theo hướng dẫn của cơ quan cao nhất rồi (BCT, BXD, SXD, UBND tỉnh nơi công trình được xây dựng...)
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top