Một số khác biệt giữa việc điều chỉnh TMĐT theo quy định của NĐ 99 với NĐ 16 và các NĐ trước đó

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
1. Về tên gọi:
- Nghị định 16 gọi là Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình
- Nghị định 99 gọi là Điều chỉnh tổng mức đầu tư
Có gì khác biệt ? Cho dù có điều chỉnh các yếu tố kỹ thuật, quy mô dự án thậm chí mục tiêu đầu tư thì cuối cùng cũng dẫn đến vấn đề điều chỉnh về chi phí. Nên xét cho cùng điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình cuối cùng cũng là điều chỉnh TMĐT hay điều chỉnh chi phí.
2 Về nội dung:
- Đối với NĐ 16 có 4 trường hợp được điều chỉnh TMĐT:
a) Xuất hiện các yếu tố bất khả kháng do thiên tai như động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh;
b) Do biến động bất thường của giá nguyên vật liệu, do thay đổi tỷ giá hối đoái đối với phần vốn có sử dụng ngoại tệ hoặc do Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách mới có quy định được thay đổi mặt bằng giá đầu tư xây dựng công trình;
c) Do người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư thay đổi khi thấy xuất hiện những yếu tố mới đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn cho dự án;
d) Khi quy hoạch xây dựng đã được duyệt thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp đến dự án.
+ Đối với NĐ 99 chỉ có 3 trường hợp được điều chỉnh TMĐT:
a) Xuất hiện các yếu tố bất khả kháng: động đất, bão, lũ, lụt, lốc, súng thần, lở đất; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh và có tác động trực tiếp đến công trình xây dựng;
b) Khi quy hoạch đó phê duyệt được điều chỉnh có ảnh hưởng trực tiếp tới tổng mức đầu tư xây dựng công trình;
c) Do người quyết định đầu tư thay đổi, điều chỉnh quy mô công trình khi thấy xuất hiện các yếu tố mới đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn.
- Sở dĩ NĐ 99 loại bỏ một trường hợp được điều chỉnh TMĐT là vì:
+ Trường hợp biến động giá cả đã tính trong dự án rồi (tính theo chỉ số giá, biến động giá ở đây đã tính đến yếu tố trượt giá), lượng chi phí thiếu trong quá trình thực hiện sẽ sử dụng dự phòng bù đắp. Mặc dù ở NĐ 16 đã có quy định này, nhưng thói quen và suy nghĩ sử dụng dự phòng bù đắp lượng thiếu hụt cho chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí khác... là chưa có.
+ Đến NĐ 99 đã làm rõ hơn việc điều chỉnh TMĐT được điều chỉnh cả cơ cấu chi phí (Xây dựng, thiết bị, quản lý dự án, tư vấn, dự phòng...) và sử dụng chi phí dự phòng bù đắp thiếu hụt cho chi phí xây dựng, thiết bị, tư vấn hay chi phí quản lý dự án... Vấn đề này là khác hẳn so với tư tưởng trước đây (theo NĐ 52, 12, 07 không được điều chỉnh về cơ cấu).
>> Đối với trường hợp điều chỉnh các cơ cấu vốn mà không vượt TMĐT thì Chủ đầu tư tự điều chỉnh sau đó báo cáo người QĐ đầu tư (báo cáo để biết, đại để là: em báo cáo với anh là em có điều chỉnh cơ cấu vốn trong dự án để cho dự án hiệu quả hơn, phù hợp hơn...).
>> Đối với trường hợp điều chỉnh cơ cấu vốn mà vượt TMĐT thì phải báo cáo người QĐ đầu tư trước (Thưa anh! em điều chỉnh thế này bị vượt TMĐT, anh cho ý kiến, xin anh cho phép em điều chỉnh) sở dĩ phải xin ý kiến là vì còn xem xét là khi TMĐT điều chỉnh bị vượt rồi thì dự án có còn hiệu quả không ? Nếu không thì có thể dừng dự án mà chấp nhận thua thiệt những chi phí cho công việc đã làm còn hơn là tiếp tục đâm lao theo một dự án không hiệu quả).
+ Tư tưởng của NĐ 99 coi trọng việc sử dụng chi phí dự phòng bù đắp cho chi phí xây dựng, thiết bị... bởi dự phòng phí được tính điều chỉnh cho khối lượng phát sinh và điều chỉnh cho trượt giá. Thực hiện như trước đây thì hầu hết các dự án khi điều chỉnh đều vượt TMĐT.

Xét một ví dụ: trước đây giá trị thiết bị qua đấu thầu giảm giá, thì phần giảm giá này được coi là vốn tiết kiệm không sử dụng cho việc khác. Làm theo cách này thì có thể tiết kiệm (có hiệu quả cho từng hạng mục chi phí nào đó trong cơ cấu TMĐT) nhưng tổng thể dự án chưa chắc đã hiệu quả. Việc xác định và điều chỉnh TMĐT theo NĐ52 chưa tính đến yếu tố thời gian trong dự án, yếu tố tiến độ bố trí vốn (để xác định trượt giá) lại càng chưa được tính đến. Các dự án thực hiện 1, 2 năm và dự án thực hiện lớn hơn 2 năm (5 năm chẳng hạn) bị đánh đồng, trong khi mọi người đều biết rõ rằng yếu tố trượt giá là thực tế (một dẫn chứng đơn giản: những dự án lớn lập cách đây vài năm giá thép tầm 4.000đ/kg, hiện nay khoảng 11.000đ/kg vậy việc trượt giá là gần 200% chứ không chỉ là là 7 hay 8%).
Theo tư tưởng NĐ 99 hiện nay giá trị tiết kiệm do đấu thầu mua thiết bị có thể sử dụng đầu tư vào xây dựng, để công trình tốt hơn, bền vững hơn. Như vậy việc sử dụng các phần vốn khác nhau sẽ linh hoạt hơn, tạo điều kiện làm tăng hiệu quả của tổng thể dự án.
Tức là trước đây có thể xảy ra trường hợp chi phí xây dựng thiếu, chi phí thiết bị thừa cũng không thế lấy chi phí ở phần nọ bù sang phần kia, nhưng NĐ 99 cho phép làm điều này. Các quy định của NĐ 99 cũng gắn sát với đối tượng là công trình hơn (các yếu tố phải có tác động trực tiếp đến công trình xây dựng).

Các bạn xem thêm quy định về điều chỉnh TMĐT trong NĐ 16 quy định ở Điều 13. NĐ 99 quy định ở điều 7 và điều 36.
TA mong ước được cấp chứng chỉ Kỹ sư định giá khoá 1:D và muốn thực sự biết việc, làm được việc nên sẽ tập trung thảo luận nhiều với mọi người để tích luỹ và ôn luyện kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi sát hạch của mình. Có thể còn nhiều thiếu sót (do bị tình trạng ếch ngồi đáy giếng) mời bạn muốn làm đồng môn khoá 1 với TA tham gia nhiệt tình.
P/S: Xin đừng trích dẫn bài viết vì TA còn đang hoàn thiện nó.
 
Last edited by a moderator:
Y

ylangylang2004

Guest
Trao đổi thêm với "Nguyentheanh" về đề tài này:
- Đối với dự án trên 2 năm, ngoài chi phí dự phòng do KL phát sinh 5% còn tính thêm dự phòng cho yếu tố trượt giá tính theo chỉ số giá xây dựng. Phần này coi tạm ổn.
- Đối với dự án có thời gian thực hiện < 2 năm dự phòng được tính 10% (NĐ 16 cho phép từ 10-15%). Mình thường làm công trình giao thông và thấy rằng chỉ số giá xây dựng ở nhóm ngành này khá cao (cầu thép ~11%, Hầm ~13%, cầu BTCT ~10%...). Nếu công trình làm trong phạm vi 2 năm thì riêng phần dự phòng cho riêng yếu tố trượt giá cũng đã vượt quá tổng dự phòng (có tính đến phân bổ vốn theo từng năm). Liệu có ổn không?
Rất mong mọi người trao đổi thêm!
 
M

mrchinhsach

Guest
Trao đổi về 99/CP

Căn cứ điều chỉnh dự án ở Nghị định 16/CP đã được sửa đổi, bổ sung ở Nghị định 112/CP theo hướng gần gắn với 99/CP bây giờ. Tôi nghĩ rằng trong điều kiện quản lý việc chi tiêu công bằng luật pháp như bây giờ, việc mỗi chủ thể hiểu được vị trí, vai trò của mình là rất quan trọng. Những thứ chúng ta bàn luận, giúp đỡ nhau...xét đến cùng là để làm cho đất nước quy củ hơn, đẹp đẽ hơn và văn minh hơn. Diễn đàn đi theo hướng vậy có đúng không các đồng nghiệp ?)()(
 

dieuanha4

Thành viên có triển vọng
Tham gia
21/12/07
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
Phù, hì hục làm dự toán, lập tổng mức và điều chỉnh tổng mức cũng khá nhiều dự án rồi mà bây giờ mới đọc được bài phân tích này. Cám ơn bạn nguyentheanh nhé, và vẫn đang đợi bài hoàn chỉnh của bạn đấy :beer:
 

Top