Một số thắc mắc về nghiệm thu. Mong các bác giúp sức

  • Khởi xướng kieuhunglc
  • Ngày gửi
  • Tags Không có Sửa
K

kieuhunglc

Guest
Nghị định 209:
Điều 24. Nghiệm thu công việc xây dựng
3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
a) Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu;
b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu công việc của tổng thầu đối với nhà thầu phụ.
Điều 25. Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng
3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
a) Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu trong trường hợp nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện;
b) Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu đối với các nhà thầu phụ.
Điều 26. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa vào sử dụng
a) Phía chủ đầu tư:
- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình.
- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư;
b) Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình:
- Người đại diện theo pháp luật;
- Người phụ trách thi công trực tiếp.
c) Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình:
- Người đại diện theo pháp luật;
- Chủ nhiệm thiết kế.
Có vấn đề này em chưa hiểu mong các bác giải thích dùm:
1/ Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng có quyền và trách nhiệm các hơn Người giám sát thi công xây dựng công trình. Tuy nhiên, em thắc mắc là về chứng chỉ hành nghề có sự khác nhau giữa 2 người này ko?
Theo em hiểu là chứng chỉ thì như nhau (đều là chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng công trình), khác nhau ở chỗ phân công nhiệm vụ của Chủ đầu tư mà thui.
2/ Về chứng chỉ của người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình có cần phải có chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng ko?
Em thấy có vấn đề này: theo luật BQLDA có thể thuê giám sát thi công xây dựng công trình nếu ko đủ năng lực. Như vậy rõ ràng phát sinh quan hệ người phụ trách bộ phận giám sát (người đi thuê là BQLDA-ko đủ năng lực) và người giám sát xây dựng công trình (người được thuê). Như vậy, người phụ trách bộ phận giám sát xây dựng công trình có thể không cần chứng chỉ hành nghề giám sát.
3/ Trong nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa vào sử dụng (điều 26 - khoản 3) thì mỗi thành phần là đồng thời hay chỉ cần 1 trong 2 thui? (ví dụ về phía CĐT cần cả 2 cái gạch đầu dòng hay chỉ cần 1 gạch đầu dòng nêu trên +_+)
4/ Trong các BBNT về thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu có quân và tướng. Như vậy, rõ ràng phân trách nhiệm và nghĩa vụ thì tướng sẽ chịu trách nhiệm cao hơn. Vậy khi tướng ký mà quân chưa ký thì BBNT đó có giá trị pháp lý ko?
Mong các bác cho í kín. Em chân thành cảm ơn

 

Đinh Nguyễn Thu Thu

Thành viên mới
Tham gia
20/5/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
@ Bạn
Trả lời bạn câu 1 nhé:
Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng trong điều 25 ấy, hiểu nôm na ra là cán bộ tư vấn giám sát trưởng.
Còn Người giám sát thi công xây dựng công trình (trong điều 24) là TVGS viên, phụ trách riêng một bộ phận.
Chứng chỉ hành nghề thì chung mà thôi. Còn bố trí nhân sự và chức vụ của từng người thì tùy vào đơn vị TVGS xét về năng lực, kinh nghiệm ....của từng người. Nếu có thêm các bằng cấp, chứng chỉ khác, mình nghĩ là phụ, nhưng cần phải có, để phân biệt.
Câu 2: Thì BQLDA, hoặc CĐT không đủ năng lực, hoặc muốn khách quan thì mới thuê một đơn vị có đủ chức năng, năng lực để giám sát TCXD. Vì thế, đã thiếu năng lực rồi, thì người phụ trách kỹ thuật (kỹ thuật A) hoặc người phụ trách bộ phận giám sát, họ chưa có chứng chỉ hành nghề TVGS thì cũng chả sao. Nếu có, thì dâu còn gọi là thiếu năng lực? Đúng không bạn?
Câu 3:
Nên có 2 vị đại diện. 1 vị chức to nhất để đại diện theo pháp luật, vị còn lại đại diện cho chuyên môn công việc. Như thế là hợp tình hợp lý.
Câu 4. Theo tớ. Tướng ký mà quân chưa ký thì vẫn có giá trị pháp lý chứ. Nhưng khi khui ra, xét tội, nến quân chưa ký thì quân không bị trảm, đơn giản là họ chưa ký.
 
K

kieuhunglc

Guest
Về tính pháp lý của các BBNT

@ Bạn
Câu 2: Thì BQLDA, hoặc CĐT không đủ năng lực, hoặc muốn khách quan thì mới thuê một đơn vị có đủ chức năng, năng lực để giám sát TCXD. Vì thế, đã thiếu năng lực rồi, thì người phụ trách kỹ thuật (kỹ thuật A) hoặc người phụ trách bộ phận giám sát, họ chưa có chứng chỉ hành nghề TVGS thì cũng chả sao. Nếu có, thì dâu còn gọi là thiếu năng lực? Đúng không bạn?
==> Như vậy, người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình ko cần chứng chỉ hành nghề giám sát theo quy định của luật cũng được à ????? Nếu vậy, BBNT hoàn thành hạng mục công trình đưa vào sử dụng liệu có bảo đảm tính pháp lý ko ???
Mong các bác tiếp tục cho thêm ý kiến
 

lethanhgiang

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
29/3/09
Bài viết
22
Điểm thành tích
8
Tuổi
42
Mẫu biên bản nghiệm thu công việc và hoàn thành giai đoạn

đây là phần mền làm biên bản nghiệm thu công việc, và hàon thành giai đoạn, các ban thấy hợp lý thì sử dụng nhé.
 

File đính kèm

  • BB nghiem thu .xls
    136 KB · Đọc: 673

thang_shmily2005

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
29/11/07
Bài viết
20
Điểm thành tích
1
Xin chào bạn kieuhunglc
mình xin trả lời bạn như sau:
1/ người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng và người giám sát thi công xây dựng có thể:
+ Có chứng chỉ giống nhau, nhưng khác nhau ở vị trí, chức vụ phân công công tác khác nhau.
+ Có chứng chỉ khác nhau: ví dụ TVGS trưởng (có chứng chỉ hành nghề GS), TVGS viên có thể chỉ cần có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ GSTC XDCT.
2/ Người phụ trách bộ phận GSTC XDCT phải có chứng chỉ. ở đây bạn đã hiểu sai vấn đề chủ đầu tư đi thuê BQLDA ở đây chỉ giống như vị trí chủ quản đầu tư nên không bắt buộc phải có chứng chỉ, thực chất họ không phải là người phụ trách bộ phận GSTC XDCT.
3/ bắt buộc phải có cả 2 (nếu cả 2 bộ phận cùng tham gia).
4/ Về nguyên tắc pháp lý, những người có tên trong thành phần trong BBNT thì phải ký vào BBNT, nếu không ký sẽ không có giá trị pháp lý. nhưng trong thực tế nhiều đơn vị vẫn chấp nhận.
Xin các bạn khác cho ý kiến:">
 

nguyenminhluong_PMUTL

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
27/12/07
Bài viết
41
Điểm thành tích
6
4/ Về pháp lý,khi có tên cả ông to và ông nhỏ thì ông nhỏ có được ký đâu (cùng lắm là ký ruồi để cho ông to ký tên đóng dấu) Vì vạy đối với biên bản nghiệm thu ông to ký đóng dấu là ok. Nhưng thông thường ông to ký khi đã có ông nhỏ ký ruột hoặc ký ruồi rồi. Còn trường hợp bất khả kháng thì ông to ký tất (Vì ông to bao giờ cũng chịu trách nhiệm chính. Nhất là trong trường hợp: Do lương bổng kém, đang thi công ông nhỏ xin nghỉ việc rồi thì láy ai ra mà ký. Lúc đó ông to phải ký thôi)
 
K

kieuhunglc

Guest
Xin chào bạn kieuhunglc
mình xin trả lời bạn như sau:
1/ người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng và người giám sát thi công xây dựng có thể:
+ Có chứng chỉ giống nhau, nhưng khác nhau ở vị trí, chức vụ phân công công tác khác nhau.
+ Có chứng chỉ khác nhau: ví dụ TVGS trưởng (có chứng chỉ hành nghề GS), TVGS viên có thể chỉ cần có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ GSTC XDCT.
Theo em TVGS vẫn phải có chứng chỉ hành nghề giám sát chớ. TVGS có thể chỉ cần có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ GSTCXDCT trong trường hợp:
Theo quy định tại Số 12/2005/QĐ-BXD - Điều 6. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình
2. Đối với cá nhân hoạt động giám sát thi công xây dựng công trình tại vùng sâu vùng xa, riêng về trình độ chuyên môn cho phép chấp thuận văn bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp. Chứng chỉ này chỉ có giá trị hoạt động hành nghề tại vùng sâu, vùng xa đối với các công trình cấp IV theo Nghị định quản lý chất lượng công trình xây dựng số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ
3. Trường hợp cá nhân đã có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư hoặc kỹ sư khi đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình chỉ cần có thêm chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định tại khoản 1 Điều này.

2/ Người phụ trách bộ phận GSTC XDCT phải có chứng chỉ. ở đây bạn đã hiểu sai vấn đề chủ đầu tư đi thuê BQLDA ở đây chỉ giống như vị trí chủ quản đầu tư nên không bắt buộc phải có chứng chỉ, thực chất họ không phải là người phụ trách bộ phận GSTC XDCT.

Em thấy cách lý giải này chưa thuyết phục lắm vì: BQLDA do ko đủ năng lực nên phải đi thuê GSXDCT. Như vậy, BQLDA sẽ đóng vai trò là người phụ trách giám sát xdct
 

thang_shmily2005

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
29/11/07
Bài viết
20
Điểm thành tích
1
Bạn tham khảo thêm nghị định 16/2005/NĐ-CP, nghị định 12/2009/NĐ-CP
- Điều 35: Các hình thức quản lý dự án, ở đây cũng nói rõ ràng về việc khi chủ đầu tư không đủ năng lực đi thuê 1 tổ chức tư vấn khác. như vậy, ở đây CĐT chỉ đóng vai trò giám sát quản lý, không phải là trực tiếp.
- Điều 52: Điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề GSTC XDCT (với điều kiện này mà hiểu như cách của bạn thì chẳng bao giờ người giám sát được cấp chứng chỉ hành nghề cả. trừ trường hợp những người đã làm công tác GS trước khi có nghị định này:)))
- Điều 62: Điều kiện năng lực tổ chức TVGS (bạn xem thêm nhé)
Thânx(
 
Last edited by a moderator:
N

nguoilamduong

Guest
@ Bạn
Câu 2: Thì BQLDA, hoặc CĐT không đủ năng lực, hoặc muốn khách quan thì mới thuê một đơn vị có đủ chức năng, năng lực để giám sát TCXD. Vì thế, đã thiếu năng lực rồi, thì người phụ trách kỹ thuật (kỹ thuật A) hoặc người phụ trách bộ phận giám sát, họ chưa có chứng chỉ hành nghề TVGS thì cũng chả sao. Nếu có, thì dâu còn gọi là thiếu năng lực? Đúng không bạn?
==> Như vậy, người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình ko cần chứng chỉ hành nghề giám sát theo quy định của luật cũng được à ????? Nếu vậy, BBNT hoàn thành hạng mục công trình đưa vào sử dụng liệu có bảo đảm tính pháp lý ko ???
Mong các bác tiếp tục cho thêm ý kiến
Nếu CĐT di thuê TVGS thì người phụ trách bộ phận giám sát ở đây là Trường TVGS mà mình đi thuê chứ ko phải là người của CĐT đâu bạn ạ!
Về phía Nhà thầu thì người ký đc đóng dấu trong BBản (tướng) là người đại diện về phía pháp luật cao nhất nên quân có ký hay ko cũng ko quan trọng. Vì là tướng nên rất nhiều việc vì vậy mới cần có quân kiểm tra và lập BBản rồi ký nháy để cho tương ký mà thôi!
 

sang10888

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
7/7/09
Bài viết
13
Điểm thành tích
3
Website
www.giaxaydung.vn
Em đang làm quyết toán công trình. Tất cả các hồ sơ và khối lượng quyết toán đã phù hợp. Đùng một cái CĐT thành lập một ban thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm sai khác vơi bản vẽ hoàn công ở một số vị trí. Vậy các bác cho emhỏi em se quyết toán theo giá trị nào? Dựa vào thí nghiệm thì theo cơ sở nào?
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
Kết quả thí nghiệm là cơ sở để Chủ đầu tư chấp nhận nghiệm thu hay không chấp nhận nghiệm thu đối với công việc/hạng mục xây dựng.
Do công trình của bạn đã được nghiệm thu - đang quyết toán, nay kiểm tra mới phát hiện nhà thầu thi công không đúng thiết kế thì chủ đầu tư phải căn cứ kết quả kiểm tra đó để kết luận và thống nhất cách xử lý:
- hoặc không chấp nhận kết quả nghiệm thu trước đó, nhà thầu bỏ chi phí làm lại đúng thiết kế sau đó mới thanh toán cho nhà thầu theo thiết kế.
- hoặc chấp nhận nghiệm thu và thanh toán cho nhà thầu theo kết quả kiểm tra thực tế. Nếu đã quyết toán thì phải xuất toán.
 

thang_shmily2005

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
29/11/07
Bài viết
20
Điểm thành tích
1
Em đang làm quyết toán công trình. Tất cả các hồ sơ và khối lượng quyết toán đã phù hợp. Đùng một cái CĐT thành lập một ban thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm sai khác vơi bản vẽ hoàn công ở một số vị trí. Vậy các bác cho emhỏi em se quyết toán theo giá trị nào? Dựa vào thí nghiệm thì theo cơ sở nào?
Vấn đề bạn hỏi có 2 trường hợp xảy ra:
- Trường hợp 1: Nếu kết quả thí nghiệm kiểm tra của CĐT sai khác trong giới hạn cho phép (sai sót nhỏ, không làm ảnh hưởng đến giá trị quyết toán) thì vẫn thanh toán theo đúng kết quả hoàn công
- Trường hợp 2: Nếu kết quả thí nghiệm kiểm tra của CĐT sai khác lớn so với hoàn công thì quyết toán theo kết quả đó (trường hợp kết quả giảm đi, nhà thầu còn phải chịu toàn bộ chi phí cho việc thí nghiệm đó).
 

nguyenminhluong_PMUTL

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
27/12/07
Bài viết
41
Điểm thành tích
6
Kết quả thí nghiệm là cơ sở để Chủ đầu tư chấp nhận nghiệm thu hay không chấp nhận nghiệm thu đối với công việc/hạng mục xây dựng.
Do công trình của bạn đã được nghiệm thu - đang quyết toán, nay kiểm tra mới phát hiện nhà thầu thi công không đúng thiết kế thì chủ đầu tư phải căn cứ kết quả kiểm tra đó để kết luận và thống nhất cách xử lý:
- hoặc không chấp nhận kết quả nghiệm thu trước đó, nhà thầu bỏ chi phí làm lại đúng thiết kế sau đó mới thanh toán cho nhà thầu theo thiết kế.
- hoặc chấp nhận nghiệm thu và thanh toán cho nhà thầu theo kết quả kiểm tra thực tế. Nếu đã quyết toán thì phải xuất toán.

Hoàn toàn nhất trí với ý kiến của bạn. Vấn đề này tuỳ chủ đầu tư quyết định :))
 

mucdichcuatoi

Thành viên năng động
Tham gia
11/9/07
Bài viết
55
Điểm thành tích
8
Tuổi
51
Kết quả thí nghiệm là cơ sở để Chủ đầu tư chấp nhận nghiệm thu hay không chấp nhận nghiệm thu đối với công việc/hạng mục xây dựng.
Do công trình của bạn đã được nghiệm thu - đang quyết toán, nay kiểm tra mới phát hiện nhà thầu thi công không đúng thiết kế thì chủ đầu tư phải căn cứ kết quả kiểm tra đó để kết luận và thống nhất cách xử lý:
- hoặc không chấp nhận kết quả nghiệm thu trước đó, nhà thầu bỏ chi phí làm lại đúng thiết kế sau đó mới thanh toán cho nhà thầu theo thiết kế.
- hoặc chấp nhận nghiệm thu và thanh toán cho nhà thầu theo kết quả kiểm tra thực tế. Nếu đã quyết toán thì phải xuất toán.

Công trình dù đã được nghiệm thu nhưng chưa làm thủ tục thanh toán mà bị thanh tra phát hiện không đúng thiết kế thì chắc chắn phải làm lại phần công việc đó, không có chuyện cho thanh toán theo thực tế; Còn ai đã ký nghiệm thu thì phải chịu trách nhiệm theo đúng các quy định hiện hành.
 

tr hoan

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
22/11/07
Bài viết
150
Điểm thành tích
18
Sai

Công trình dù đã được nghiệm thu nhưng chưa làm thủ tục thanh toán mà bị thanh tra phát hiện không đúng thiết kế thì chắc chắn phải làm lại phần công việc đó, không có chuyện cho thanh toán theo thực tế; Còn ai đã ký nghiệm thu thì phải chịu trách nhiệm theo đúng các quy định hiện hành.

Tại sao lại sai thiết kế được, nếu bị phát hiện sai thiết kế thì theo mình nhưng người tham gia thi công phải chịu trách nhiệm chứ Chủ đầu tư quyết định gì? Có mà ra quyết định xử phạt hoặc cho thôi việc luôn vì có thể trình độ đừng nói là hạn chế mà là kém không đảm đương được công việc do Chủ đầu tư giao thì có.
Tất cả không nên dấu dốt chỉ sợ không chịu tìm hiểu và giấu giếm điều kém cỏi của mình thành ra "hạn chế" chứ không có gì hạn chế ở sự kém cỏi dốt dâu.:cool:
 

sang10888

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
7/7/09
Bài viết
13
Điểm thành tích
3
Website
www.giaxaydung.vn
Vấn đề là việc thí nghiệm chưa đủ cơ sở để xác nhận khối lượng công việc đó. Nó chi mới xác nhận được một vài điểm cục bộ. Thí dụ như một tuyến đường mới chỉ kiểm tra được một vài điểm chưa thể kết luận ngay được cả tuyến đường. Theo tiêu chuẩn số điểm thí nghiệm thí nghiệm vẫn chưa đủ để kết luận cho cả một công trình. Vậy thì chúng ta trừ như thế nào?
 

thang_shmily2005

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
29/11/07
Bài viết
20
Điểm thành tích
1
Nghiệm thu

Chào các bạn!
Mình xin có ý kiến thế này:
1. Khi công trình đã thi công xong, đánh giá chất lượng công trình đương nhiên phải sử dụng đến công tác thí nghiệm kiểm định (ở đây tôi muốn nói đến chất lượng công việc thi công, không xét đến hồ sơ)
2. Kết quả thí nghiệm, kiểm định là cơ sở để quyết định việc thực hiện tiếp theo
- Nếu sai khác so với thiết kế mà không ảnh hưởng đến chất lượng công trình,... thì sẽ thanh quyết toán khối lượng theo thực tế.
- Ngược lại, đương nhiên nhà thầu sẽ phải khắc phục, làm lại bằng chi phí của mình (theo quy định).
3. Việc thí nghiệm kiểm định để làm căn cứ tính khối lượng theo đúng quy định và thoả thuận, sau đó tính kết quả trung bình. toàn bộ chi phí kiểm tra này nhà thầu sẽ phải chịu toàn bộ - trừ vào giá trị quyết toán (nếu thi công sai thiết kế).
 
H

Hữu Diên

Guest
Thanh toán như thế nảo?

Bạn sang10888 thân mến!Như bạn nói, CĐT thành lập ban thí nghiệm và kết quả thí nghiệm có một số điểm không đúng với hồ sơ thanh quyết toán mà bạn đã chuẩn bị thì: Phải lấy kết quả thí nghiệm do CĐT đã kiểm tra để thanh quyết toán thôi bạn ạ! Việc thanh toán bao nhiêu hay phải làm lại thì phải dựa váo kết quả đạt được bao nhiêu % so với quy định yêu cầu, thông thường việc thanh toán chỉ chấp nhận công việc đạt từ 90% chất lương quy định trở lên!Ban sang 10888! Theo thông lệ tất cả các bản ta thường quen là thanh toán chỉ là tạm thanh toán thôi, mà đã là tạm thì nó chưa phải là cuối cùng!
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top