Nếu là Giám đốc BQL bạn sẽ tổ chức cơ cấu bộ máy của Ban quản lý dự án như thế nào ?

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
1. Nếu bây giờ được giao nhiệm vụ làm Giám đốc một Ban quản lý dự án và được chủ động đề xuất phương án tổ chức bộ máy hoạt động, bạn sẽ tổ chức Ban quản lý dự án như thế nào ?

Nếu chưa đủ khả năng giải quyết vấn đề trên, mời bạn thử giải quyết một trong những vấn đề sau (quan sát giúp bạn kinh nghiệm giải quyết vấn đề):

2. Bạn đã có thể kể ra cơ cấu một BQLDA mà bạn biết ? Theo bạn Ban quản lý đó làm việc hiệu quả ? Các dự án của Ban đó triển khai có tốt không ?

3. Nếu bạn làm ở một BQLDA đã bao giờ bạn thử đầu óc quan sát tổng quát để biết cơ cấu BQLDA gồm những phòng ban nào ? Số lượng người trong từng phòng ? Phó giám đốc ? Các lĩnh vực chuyên trách của các phòng ban, của phó giám đốc ? Người nào đó hoặc phòng ban nào đó làm việc không hiệu quả ?

Mời các chuyên gia giỏi chuyên môn thảo luận, tôi cá rằng bạn rất giỏi nhưng chưa bao giờ bạn có ý thức nghiêm túc hoặc chuyên nghiệp rằng bạn cần trang bị ngay từ khi còn là "lính" các kỹ năng quản lý phục vụ công việc nếu được đề bạt chức vụ quản lý.
 

boytongdat

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
11/1/08
Bài viết
130
Điểm thành tích
28
Tuổi
41
Cơ cấu BQLDA

Theo em được biết về cơ cấu của một BQLDA tối thiểu cũng phải đủ các bộ phận chức danh và phòng ban như sau:
Ở đây em đang xét 1 BQLDA có lập ra cho một công trình, dự án có quy mô.
BQLDA đại diện cho CĐT giải quyết một số vấn đề trong thẩm quyền như:
- Thay mặt CĐT thực hiện các công việc từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư-> quyết toán, hoàn thành công trình đưa dự án vào sử dụng. Giai đoạn sau này có thể không cần BQLDA chuyển trách khi công trình đã đưa vào khai thác sử dụng.
Công việc cụ thể thì em không thể kể hết ra đây được.
- Cơ cấu BQLDA gồm
+ 01 Giám đốc BQLDA thay mặt CĐT phụ trách các công việc chung.
+ 02 phó giám đốc dự án
01 phó giám đốc dự án phụ trách về tài chính.
01 phó giám đốc dự án phụ trách về kế hoạch, kỹ thuật, tổng hợp.
+ Tối thiểu có 03 phòng ban
01 phòng kỹ thuật (quản lý về kỹ thuật) phòng này có thể có thêm bộ phận kế hoạch để quản lý thêm về đấu thầu, khối lượng, dự toán, đơn giá, hợp đồng, thanh toán. Tối thiểu 05 cán bộ cả trưởng phòng.
01 phòng tổng hợp (quản lý chung về công tác văn thư, bảo vệ, nhà bếp ...). Có thể quản lý thêm về Hợp đồng, tối thiểu 05 người
01 phòng kế toán (quản lý chung về mảng tài chính), tối thiểu 03 người.
Số lượng cán bộ các phòng ban (tuỳ thuộc vào dự án, công trình quy mô như thế nào? và trình độ chuyên môn của cán bộ để cơ cấu cho hợp lý).

Việc một bộ phận phòng ban hay một cán bộ nào đó hoạt động không hiệu quả còn tuỳ thuộc vào sự phân công công việc cho phòng ban, cán bộ đó và cách họ giải quyết công việc do họ đảm nhận.

Trên đây là sơ qua vể cơ cấu tổ chức BQLDA mà em biết cũng như em có thể sử dụng nó vào mục đích quản lý.:D:D các Bác đừng cười em nhé!
 

icor

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
17/4/09
Bài viết
127
Điểm thành tích
18
Theo tôi thì muốn trở thành một nhà quản lý tốt trước tiên bạn phải có Chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực mà bạn tham gia quản lý. Việc quan sát, phân tích sẽ giúp bạn tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu nhưng theo quan điểm của riêng tôi thì như thế chưa đủ, Quản lý là một lĩnh vực rộng liên quan tới nhiều ngành, nhiều đối tượng và phải tuân theo những quy luật nhất định vì vậy để trở thành Nhà quản lý giỏi nhất thiết phải "học" quản lý. Quản lý vừa là một khoa học nhưng vừa là một nghệ thuật- Một nghề khó khăn.
 

QS-Quantity Surveyor

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
10/1/09
Bài viết
121
Điểm thành tích
18
Tuổi
47
Vấn đề bác Thế Anh đưa ra là một vấn đề không phải là dễ, tuy nhiên theo quan điểm của tôi thì căn cứ trên vào kinh phí của dự án để tổ chức một bộ máy phù hợp đảm bảo tính hiệu quả của dự án.
Vơi một bộ máy như boytongdat đề ra thì theo tôi sản lượng phải đạt được từ 400 - 500tỷ/năm.
 
N

nguyễn trọng đô

Guest
Tổ chức của BQL dự án

Theo tôi, trước hết cơ cấu tổ chức của bất cứ cơ quan hay doanh nghiệp nào đều phải dựa trên cơ sở là quy định của pháp luật chuyên ngành cụ thể.
* Vấn đề cơ cấu và tổ chức của Ban QLDA được quy định rất nhiều trong các văn bản pháp luật, gần đây nhất là Nghị định 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ và thông tư số 03/TT-BXD của Bộ Xây dựng
* Theo quy định của các văn bản này, các thành viên trong BQL đều phải đáp ứng những điều kiện nhất định về, chuyên môn, trình độ, kinh nghiệm và trách nhiệm đối với công việc được giao
* Về tổ chức của BQL, theo tôi cơ cấu cần tổ chức như sau:
01 giám đốc(hoặc trưởng ban)có trình độ chuyên môn về GT, XD
03 phó giám đốc cụ thể:
- 01 phó giám đốc phụ trách kỹ thuật
- 01 phó giám đốc phụ trách tài chính - kế toán
- 01 phó giám đốc phụ trách pháp chế
Các phòng ban chuyên môn của BQl dựa theo các phó giám đốc để thành lập và quy định chức năng nhiệm vụ cụ thể.
* Về điều kiện để trở thành các phó giám đốc bắt buộc phải tốt nghiệm chuyên ngành:ví dụ: Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật phải trình độ đại học chính quy về khối kỹ thuật như: Đại học giao thông, Xây dựng, kiến trúc......
Phó giám đốc phụ trách tài chính phải có trình độ tốt nghiệp các khối kinh tế, thương mại, phải chính quy
Phó giám đóc phụ trách pháp chế phải tốt nghiệm đại học chính quy các chuyên ngành: Luật,.....
Rất mong các quan bác góp ý.
 

TrajCongTrjnh

Thành viên có triển vọng
Tham gia
25/5/09
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Nếu ở vị trí giám đốc BQLDA, cái này cũng tuỳ là ban quản lý dự án đó thực hiện những dự án thuộc nguồn vốn nào, nhưng tôi ví dụ về vốn NSNN. Ở cương vị một giám đốc rất khó trong vấn đề giao tiếp với các Sở, Ban, Ngành. Theo tôi thì cơ cấu tổ chức một bộ máy quản lý dự án tối thiểu cấn phải có như sau:
Bộ máy lãnh đạo cần 2 phó giám đốc:
+ Giám đốc về mặt tài chính: Tốt nghiệp ĐH tài chính phải có kinh nghiệm tối thiểu là 5 năm, và phải có kỹ năng giao tiếp tốt. ( Càng quan hệ tốt với các sở ban ngành thì dự án càng sớm được phê duyệt đưa vào thi công, và càng có khả năng nhận được nhiều dự án).
+ Giám đốc về mặt kỹ thuật: Tốt nghiệp ĐH GTVT, XD, KT có kinh nghiệm tối thiểu cũng 5 năm (mấy ông học trường kỹ thuật này thường giao tiếp ko được tốt lắm nhưng chuyên môn thì rất giỏi nếu đã có kinh nghiệm thi công cũng như trong lĩnh vực thiết kế và quản lý dự án)
Các phòng ban:
+ Phòng kế hoạch - kỹ thuật : Tối thiểu 10 người ( số lượng người bố trí cần phải xem số lượng dự án được CĐT giao để có thể cân đối cho phù hợp)
Cần tối thiểu 5 người chuyên làm công tác chuẩn bị đầu tư: 1 tổ trưởng 4 nv (làm tư khâu chuẩn bị dự án cho đến khâu Đấu thầu xong dự án)
Cấn tối thiểu 5 người chuyên làm công tác Thực hiện dự án: 1 tổ trưởng 4 nv ( Sau khi đấu thầu xong dự án thì chuyển sang bộ phận này làm tiếp cho đến bước quyết toán và hoàn công công trình): Cần những kỹ sư có chứng chỉ tư vấn giám sát
+ Phòng kế toán : tối thiểu 3 người
- Kế toán trưởng
- Thủ quỹ
- kế toán viên
+ Phòng giải phóng mặt bằng: tối thiểu 3 người
Chuyên phụ trách công tác giải phóng và đền bù mặt bằng
+ Phòng hành chính:Tối thiểu 2 người
- Văn thư lưu trữ
- Bảo vệ
 
L

levinhxd

Guest
Một chủ đề thú vị, Không dám mơ làm giám đốc ban, nhưng em xin đưa ra 2 ví dụ thực tế về Ban QLDA mà em biết (sát sườn công việc mà).

Ví dụ 1:
Ban QLDA của 2 dự án khu đô thị mới
Thông tin sơ bộ về hai dự án: 1 dự án thực hiện từ năm 2002 đến 2005 có tổng mức đầu tư khoảng 2000 tỷ đồng; dự án 2 thực hiện từ năm 2003 đến 2006 có tổng mức đầu tư khoảng 1500 tỷ đồng (xin không tiết lộ tên BQLDA và 2 khu đô thị)
Ghi chú: Cán bộ BQL có chức năng giám sát (không thuê tư vấn giám sát)
Cơ cấu:
-Giám đốc Ban: 01 người, trình độ đại học, tuổi: >45
-Phó giám đốc: 02, trình độ đại học, tuổi >40
-Các phòng:
+ Phòng giải phóng mặt bằng: 03 người (về sau gộp vào phòng quản lý dự án)
+ Phòng quản lý dự án: 15 người
+ Phòng quy hoạch: 4 người
+ Phòng tài chính kế toán: 03 người
-Tổ phục vụ, bảo vệ: 03 người

Ví dụ 2: Ban QLDA của 2 dự án có Tổng mức đầu tư lần lượt là 250 tỷ và 150 tỷ đồng
Ghi chú: Ban QLDA không có chức năng tư vấn giám sát (Phải thuê đơn vị độc lập)
Cơ cấu:
-Trưởng Ban: 01 người, trình độ đại học, tuổi >45
-Phó trưởng ban: 01 người, trình độ đại học, tuổi >35
-Các cán bộ ban:
+ 02 kiến trúc sư
+ 02 kỹ sư kinh tế xây dựng
+ 04 kỹ sư xây dựng
-Tổ phục vụ, bảo vệ, kế toán: 3 người

EM lập bảng so sánh sơ bộ để mọi người dễ hình dung:

sosanhqlda.jpg

 

chuminh2212

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
23/8/08
Bài viết
218
Điểm thành tích
28
Em có ý kiến về tổ chức BQL dự án như sau:
Việc thành lập một BQL làm việc có hiệu quả chịu ảnh hưởng từ các yếu tố:
Chất lượng _ Chi phí _ Tiến độ
+ Phải đảm bảo chất lượng tốt:D: ở đây là những con người tham gia vào hoạt động của BQL dự án, với những dự án do nhà nước quản lý thì vấn đề này được quy định trong NĐ 12/2009 về điều kiện năng lực của giám đốc quản lý dự án.
+ Chi phí : chi phí luôn luôn là 1 vấn đề đau đầu với các nhà kinh doanh, ở đây chi phí cho BQL dự án đã được tính toán trong TMĐT của dự án. Ta không thể thuê quá nhiều nhân lực phục vụ cho dự án, lúc này chi phí sẽ bị đẩy lên.
+ Tiến độ: BQL phải thực hiện các công việc của mình theo đúng tiến độ chung của dự án.
thân,
 

lethanhgiang

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
29/3/09
Bài viết
22
Điểm thành tích
8
Tuổi
42
1. Nếu bây giờ được giao nhiệm vụ làm Giám đốc một Ban quản lý dự án và được chủ động đề xuất phương án tổ chức bộ máy hoạt động, bạn sẽ tổ chức Ban quản lý dự án như thế nào ?

Nếu chưa đủ khả năng giải quyết vấn đề trên, mời bạn thử giải quyết một trong những vấn đề sau (quan sát giúp bạn kinh nghiệm giải quyết vấn đề):

2. Bạn đã có thể kể ra cơ cấu một BQLDA mà bạn biết ? Theo bạn Ban quản lý đó làm việc hiệu quả ? Các dự án của Ban đó triển khai có tốt không ?

3. Nếu bạn làm ở một BQLDA đã bao giờ bạn thử đầu óc quan sát tổng quát để biết cơ cấu BQLDA gồm những phòng ban nào ? Số lượng người trong từng phòng ? Phó giám đốc ? Các lĩnh vực chuyên trách của các phòng ban, của phó giám đốc ? Người nào đó hoặc phòng ban nào đó làm việc không hiệu quả ?

Mời các chuyên gia giỏi chuyên môn thảo luận, tôi cá rằng bạn rất giỏi nhưng chưa bao giờ bạn có ý thức nghiêm túc hoặc chuyên nghiệp rằng bạn cần trang bị ngay từ khi còn là "lính" các kỹ năng quản lý phục vụ công việc nếu được đề bạt chức vụ quản lý.
Theo tôi thì tuy theo từng điều kiện công việc của các dự án mà mình mới có thể đưa ra 1 sơ đồ hoạt động cho 1 BQL.
Tôi thấy có rất nhiều các dự án BQL của họ rất đơn giản nhưng làm việc hiệu quả họ chỉ cần những cán bộ chủ chốt có đầy đủ năng lực và kinh nghiệm để kiểm tra, còn các phần việc như TVGS, TVMT, họ thuê hết, Tôi thấy làm như thế sẽ hiệu quả hơn nhiều và trách nhiệm của BQL sẽ giảm đi khi khép các thủ tục hồ sơ cũng đơn giản hơn nhiều. mà có thể giảm được các chi phí
 

onthesun

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
24/1/08
Bài viết
40
Điểm thành tích
8
Tuổi
36
Theo tôi thì tuy theo từng điều kiện công việc của các dự án mà mình mới có thể đưa ra 1 sơ đồ hoạt động cho 1 BQL.
Tôi thấy có rất nhiều các dự án BQL của họ rất đơn giản nhưng làm việc hiệu quả họ chỉ cần những cán bộ chủ chốt có đầy đủ năng lực và kinh nghiệm để kiểm tra, còn các phần việc như TVGS, TVMT, họ thuê hết, Tôi thấy làm như thế sẽ hiệu quả hơn nhiều và trách nhiệm của BQL sẽ giảm đi khi khép các thủ tục hồ sơ cũng đơn giản hơn nhiều. mà có thể giảm được các chi phí

Làm việc thế này thì thiếu chuyên nghiệp chỉ mang tính amateur thôi.
Đã là BQLDA thì fải có quy cũ 1 tý làm việc theo team vẫn hay hơn.
Theo em khung sườn chính cho 1 BQLDA gốm:
+ Trưởng Ban: Phụ trách tổng thể.
+ Phó Ban1: Phụ trách Kỹ thuật, tiến độ chất lượng công trình.
+ Phó Ban 2: Phụ trách Kinh tế, vốn và giải ngân.
_ Phòng Kỹ Thuật: Tuỳ vào quy mô công trình mà yêu cầu số lượng.
_ Phòng giải phóng mặt bằng:
_ Phòng Kế toán tài chính.
_ Tạp vụ và văn thư lưu trữ.
Mình ko đề cập chuyện tuổi tác vì thế giới ngày 1 phẳng, trình độ ngày càng cao ranh giới giữa tuổi tác và kinh nghiệm ngày càng mong manh. Ngoài 30 là làm tốt rồi. Không cần fải nhiều quá lại quan liêu bao cấp... :))
 

lethanhgiang

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
29/3/09
Bài viết
22
Điểm thành tích
8
Tuổi
42
Làm việc thế này thì thiếu chuyên nghiệp chỉ mang tính amateur thôi.
Đã là BQLDA thì fải có quy cũ 1 tý làm việc theo team vẫn hay hơn.
Theo em khung sườn chính cho 1 BQLDA gốm:
+ Trưởng Ban: Phụ trách tổng thể.
+ Phó Ban1: Phụ trách Kỹ thuật, tiến độ chất lượng công trình.
+ Phó Ban 2: Phụ trách Kinh tế, vốn và giải ngân.
_ Phòng Kỹ Thuật: Tuỳ vào quy mô công trình mà yêu cầu số lượng.
_ Phòng giải phóng mặt bằng:
_ Phòng Kế toán tài chính.
_ Tạp vụ và văn thư lưu trữ.
Mình ko đề cập chuyện tuổi tác vì thế giới ngày 1 phẳng, trình độ ngày càng cao ranh giới giữa tuổi tác và kinh nghiệm ngày càng mong manh. Ngoài 30 là làm tốt rồi. Không cần fải nhiều quá lại quan liêu bao cấp... :))
Bạn nói vậy nếu BQL đó chỉ làm việc trong vong <1 năm liệu có huy động đựơc con người đủ năng lực làm cho BQL đó ko?.
- Chi phí thành lập, khi thanh tra thì lấy người đâu để giải trình.
 

rockaruouaem

Thành viên năng động
Tham gia
5/9/08
Bài viết
56
Điểm thành tích
8
Theo em việc quan trọng nhất phải tính toán được nguồn thu của BQL và số lượng người bố trí phải phù hợp với nguồn thu.
Giả sử kế hoạch 1 năm ban quản lý sẽ quản lý các công trình có tổng giá trị xây lắp là 100 tỷ. => BQL sẽ thu về được khoảng 2.062%100 = 2.062 tỷ.

Ước lượng tiền lương sẽ trả là 30% trong tổng thu => Số lương phải trả là: 30*2.062 = 618.6 triệu.
Lương bình quân 1 người nhận được trong một năm là 60 triệu => số lượng nhân lực cần có là: 618.6/60 = 10 người.
Bố trí cơ cấu Ban là:
a) Với mức lương 5.000.000 đồng 1 tháng .
Lương bình quân 1 người nhận được trong một năm là 60 triệu => số lượng nhân lực cần có là: 618.6/60 = 10 người.
- 1 giám đốc. (1)
- 1 phó giám đốc. (1)
- 1 Phòng tổng hợp bao gồm:1 kế toán viên kiêm phụ trách văn thư , 1 kế toán trưởng kiêm phụ trách hành chính. (2)
- 1 phòng kế hoạch - kỹ thuật: 1 kỹ sư khối lượng chuyên trách việc thanh quyết toán. 4 kỹ sư hiện trường + 1 trưởng phòng phụ trách chung kiêm luôn công tác hiện trường. (6)
Có thể ban đầu sẽ là như vậy, tùy theo tình hình thực tế mà em sẽ điều chỉnh cho phù hợp.
b) Với mức lương 4.000.000 đồng 1 tháng . => tổng số người: 13 người => bổ sung cho phòng KHKT 3 người = 9 người
c) Với mức lương 3.000.000 đồng 1 tháng . => tổng số người: 17 người => bổ sung cho phòng tổng hợp 1 người = 3 người; chia thành 2 phòng KHKT mỗi phòng 6 người (tổng 12 người)
Đó là ý kiến của em! :D.
Em củng xin hỏi mấy bác luôn nếu theo ước tính của em thì 70% tiền còn lại = 1.443 tỷ này dùng để làm gì? (em không phải là danh kế toán nên hơi búi cái khoản ni)
 
Last edited by a moderator:

Hoàng Linh

Thành viên năng động
Tham gia
25/9/08
Bài viết
70
Điểm thành tích
8
Theo em việc quan trọng nhất phải tính toán được nguồn thu của BQL và số lượng người bố trí phải phù hợp với nguồn thu.
.......
Đó là ý kiến của em! :D.
Em củng xin hỏi mấy bác luôn nếu theo ước tính của em thì 70% tiền còn lại = 1.443 tỷ này dùng để làm gì? (em không phải là danh kế toán nên hơi búi cái khoản ni)
Theo tôi thì bạn thiên nhiều về nguồn tiền để chi trả lương cho BQLDA quá, không hẳn là như vậy, vì chi phí QLDA gồm nhiều loại chi phí khác nữa (như bạn hỏi 1.443 tỷ còn lại dùng để làm gì? đó) bao gồm: Ngoài chi phí tiền lương ra, còn có các khoản phụ cấp tiền lương, các khoản BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, hội nghị, hội thảo, công tác phí, thuê nhà ở, nhà văn phòng làm việc, phương tiện đi lại, và nhiều loại chi phí khác nữa(!). Vì vậy để tổ chức thành lập một BQLDA, bạn cần phải xem xét về quy mô của dự án, nhiệm vụ của BQLDA do CĐT giao...có nghĩa là cần xem xét về khối lượng cần phải hoàn thành của BQLDA trong một đời dự án để bố trí đủ người cần thiết để làm việc, từ đó thì bạn sẽ tổ chức được một BQLDA cần các chức danh, phòng ban bộ phận như thế nào để đảm bảo công việc trôi chảy, không bị chồng chéo và trách nhiệm cá nhân rõ ràng. Mong được nghe tiếp ý kiến của mọi người về đề tài này.
 

rockaruouaem

Thành viên năng động
Tham gia
5/9/08
Bài viết
56
Điểm thành tích
8
Tất nhiên là phải xét nhiều yếu tố. tuy nhiên em nghĩ nếu làm việc gì thì hiệu quả kinh tế phải được đặt lên làm đầu. Mác nói đố hề sai: Kinh tế - Chính trị - Văn hóa - Xã hội.
Nếu được làm Giám đốc ban QLDA thì tất nhiên là phải tính toán kỹ hơn hơn về bài toán kinh tế rồi. Bài toán mà em đưa ra còn thiếu Chi phí giám sát mà Ban QLDA được hưởng, ở huyện em thì Ban QLDA tự giám sát luôn. Và chi phí giám sát thì khá lớn.
Khối lượng công việc có thể ước từ tổng dự toán chi phí xây dựng ước tính cho 1 năm=> số lượng công trình phải quản lý + Những công việc sẽ thực hiện mà.... túm lại. để triển khai tốt việc QLDA lường trước được các yếu tố và các chi phí chịu ảnh hường, từ đó đưa ra 1 kế hoạch chi tiết. Trong quá trình thực hiện sẽ căn cứ vào tình hình thực tế để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.
Em chưa bao giờ được làm ban QLDA nào cả, nên có lẽ đó chỉ là suy nghĩ nếu đc... nhưng em tin mình sẽ làm tốt.
Một trong những chi phí em nghĩ là củng rất quan trọng đó là chi phí "chạy dự án" he!he!. Nếu là 1 ban QLDA thành lập làm việc lâu dài cho chủ đầu tư (trực thuộc huyện chẳng hạn) thì việc chạy dự án có lẽ là một trong những yếu tố quyết định cho ... nhiều sự... tiếc là.... hu!hu!
 

bohung

Thành viên mới
Tham gia
31/10/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Giám đốc QLDA tương lai

"* Về điều kiện để trở thành các phó giám đốc bắt buộc phải tốt nghiệm chuyên ngành:ví dụ: Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật phải trình độ đại học chính quy về khối kỹ thuật như: Đại học giao thông, Xây dựng, kiến trúc......
Phó giám đốc phụ trách tài chính phải có trình độ tốt nghiệp các khối kinh tế, thương mại, phải chính quy
Phó giám đóc phụ trách pháp chế phải tốt nghiệm đại học chính quy các chuyên ngành: Luật,....."

khắt khe quá, như thế lại phải kiểm chứng lại như thế nào mới là chính quy đây??? Nếu được học dưới mái trường XHCN thì là chính quy, vậy đi du học hoặc đã công tác, nghiên cứu cùng lĩnh vực ở nước ngoài (thuộc khối tư bản) là không chính quy rồi :) Nếu chính quy là công lập thì dân lập là người ngoại đạo. Nhưng giáo viên đại học tại dân lập lại phần lớn là các giảng viên đáng kính biên chế thuộc các trường đại học công lập chính quy mờ !!!:cool:
 
E

Echxanhdihoc

Guest
Nửa đêm em chả có việc gì làm nên em đang cơ cấu thử một Ban, tư duy của em sẽ có 2 vấn đề:

- Thứ nhất, là Ban QLDA thành lập đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Pháp luật hiện hành (hiện hành dư lào thì em chịu, các bác chịu khó tra cứu giúp em nhé: Ví dụ căn cứ quy mô các dự án phải theo dõi, lĩnh vực ngành của dự án, thời gian thực hiện...), triển khai cụ thể thì phải trả lời được câu hỏi:

+ Mục tiêu, nhiệm vụ kỳ vọng thành lập Ban: Ban QLDA thành lập chỉ để quản lý 01 dự án hay xử lý một vài dự án thuộc lĩnh vực, hay Ban QLDA thường trực giúp việc Chủ đầu tư? Trả lời xong câu này thì giải tiếp bài toán nhánh. Căn cứ nhiệm vụ của Ban mà fix người. Việc gì khó quá thì thuê. Việc gì dễ quá mà mất thời gian làm một cách ngớ ngẩn cũng thuê.

+ Người ra Quyết định thành lập Ban QLDA. Cái này quan trọng, sẽ quyết định cơ cấu tổ chức - chế độ tiền lương - thưởng của Ban QLDA.=D>
Nói chung là cứ theo quy định hiện hành. Thông tư này có đá Luật nọ hóc quá thì mới phải lo, chứ không thì cứ đúng quy định mà ke ra số lượng - ngành nghề.:D

- Thứ hai, là ngoài các chức danh chuyên môn đảm bảo quy định hiện hành, Cán bộ nhân viên tại Ban còn phải đảm nhận một vài "quan hệ" với các đơn vị cấp trên mà mình hay làm việc nữa. Cái này chả luật lá nào quy định, nhưng em nghĩ quan trọng.:p

- Thứ ba, dạo này các bác toàn trộn thóc mí gạo cho chúng em nhặt, mà lại chả bảo nhặt riêng thóc mí gạo xong rồi làm gì. Thế là thế nào nhỉ?:))

- Thứ tư, khi nào có đề bài cụ thể hơn, thì em sẽ giải cách khác. Chứ đề bài mơ hồ thế em cũng chỉ giải được thế thôi.
 
E

Echxanhdihoc

Guest
Hé hé, trả lời xong quay lại đọc đề bài mí thấy thiếu:p
Bài trên em trả lời cho mục 1 nhé. :D
Mục 2 em khất, giờ này buồn ngủ roài không nhớ. Với cả trong mấy ban em theo dõi em chả ưng ban nào cả. Em hơi khó tính, nên sợ rằng không công bằng:)).
Mục 3 thì em chả phấn đấu làm Giám đốc Ban, cho nên em không hứng thú. He he
 

thongtindiaoc

Thành viên mới
Tham gia
16/11/09
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Hic mấy bác sao không oánh lên thành cái sơ đồ cho nó trực quan ạ ! Em đang rất cần cái nầy :">
 

hieu killer

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
20/6/08
Bài viết
41
Điểm thành tích
8
Tuổi
40
Đọc chủ đề này hay quá nên tôi xin mạnh dạn có một số ý kiến như sau:
Cơ cấu của một ban quản lý dự án thì cần phân rõ ra, ban quản lý dự án chỉ phụ trách 1 dự án hoặc ban quản lý dự án quản lý đồng nhiều nhiều dự án cụ thể. Tôi phân thành 2 trường hợp và sắp xếp nhân lực cho từng trường hợp như sau:
TH1: Ban quản lý dự án 1 dự án (tiểu ban dự án)
Thành phần cơ bản gồm 7 người (thực tế còn tùy thuộc vào quy mô dự án)
- 1 giám đốc ban
- 2 kỹ sư XD
- 2 kiến trúc sư
- 1 kỹ sư ME
- 1 kỹ sư KTXD.
TH2: Ban quản lý của các dự án: (quản lý nhiều dự án một lúc)
- 1 giám đốc các dự án.
- Phòng Quản lý thiết kế: phụ trách công tác quản lý thiết kế, gồm 5 người: 2 kiến trúc sư, 2 kỹ sư XD, 1 kỹ sư ME
- Phòng Kinh tế đầu tư: Phụ trách lo các thủ tục đầu tư, tính toán hiệu quả đầu tư, gồm 3 người: 1 kỹ sư KTXD, 1 kỹ sư XD, 1 cử nhân luật.
- Phòng Kinh tế - kế hoạch: Phụ trách công tác lựa chọn nhà thầu, chấm thầu, hợp đồng, thanh quyết toán, gồm 5 kỹ sư KTXD.
- Phòng kiểm soát: Soát xét toàn bộ quá trình quản lý DA.
- Phòng GPMB: phụ trách GPMB gồm 3 kỹ sư XD.
- Phòng Tổ chức-hành chính
- Phòng kế toán
- Ngoài ra là các tiểu ban dự án.
Trên thực tế nhân lực còn phụ trách vào quy mô dự án, nhưng về cơ bản các phòng ban là như trên.
 

Top